Giới thiệu sơ lược về luật so sánh - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Cũng như pháp luật của các nước khác, pháp luật Canada cũng quy định rằng kết hôn là ý chí tự nguyện của hai bên, không có bất kỳ sự ép buộc hay cưỡng ép nào. Để hôn nhân được hợp pháp tại Canada, cả hai người phải tuân theo các quy định của việc kết hôn và cả hai phải tự nguyện đồng ý kết hôn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2.1. Quy định về thủ tục đăng ký kết hôn của pháp luật Canada
2.1.1. Chủ thể thực hiện hành vi kết hôn
Cũng như pháp luật của các nước khác, pháp luật Canada cũng quy định rằng kết hôn là ý chí tự nguyện
của hai bên, không có bất kỳ sự ép buộc hay cưỡng ép nào. Để hôn nhân được hợp pháp tại Canada, cả
hai người phải tuân theo các quy định của việc kết hôn và cả hai phải tự nguyện đồng ý kết hôn. Việc ép
buộc trong hôn nhân ở Canada cũng như việc tổ chức, giúp đỡ hoặc tham gia lễ cưới nếu bản thân biết
rằng một trong hai bên không muốn và đang bị ép buộc kết hôn là vi phạm luật hình sự. Đối với người kết
hôn, pháp luật Canada quy định một số điều kiện đối với chủ thể này như sau:
Thứ nhất, về độ tuổi của chủ thể, tại mục 2.2 của Đạo luật Hôn nhân dân sự, pháp luật Canada đã nói rõ
quan điểm rằng không một ai dưới 16 tuổi có thể thực hiện việc kết hôn, điều này nói lên rằng độ tuổi tối
thiểu được phép kết hôn là 16 tuổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng người dưới tuổi thành niên
được phép tự do kết hôn, ở pháp luật của mỗi tỉnh bang, họ quy định rằng với những người từ độ tuổi 16
đến 18 tuổi, để có thể kết hôn cần có văn bản thể hiện sự cho phép của cha mẹ hoặc của người giám hộ
hợp pháp hoặc của Tòa án. Ngoài ra, quy định về độ tuổi có sự khác nhau ở các tỉnh và vùng lãnh thổ
khác nhau. Ví dụ: Tại tỉnh bang British Columbia, độ tuổi thành niên là 19 tuổi, những người từ độ tuổi
này trở lên được phép tự do kết hôn, với những người dưới 19 tuổi khi kết hôn cần có sự cho phép như đã
nói ở trên và đối với người dưới 16 tuổi, họ chỉ được cho phép kết hôn trong trường hợp được Tòa án tối
cao cho phép vì đã chứng minh được rằng việc kết hôn là phù hợp và vì lợi ích của các bên1. Trong khi
đó, quy định của Đạo luật hôn nhân của tỉnh bang Alberta, độ tuổi cho phép kết hôn là 18 tuổi, với những
người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, họ chỉ được phép kết hôn khi có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp2.
Thứ hai, về năng lực tinh thần, đương nhiên khi tham gia vào bất kỳ mối quan hệ dân sự nào trên thế giới
nói chung và tại Canada nói riêng, đều phải đảm bảo được rằng chủ thể tham gia vào quan hệ phải minh
mẫn và sáng suốt. “Một người chỉ có thể tham gia ký vào giấy tờ hôn nhân khi họ có khả năng hiểu được
bản chất của giấy tờ đó cũng như các nghĩa vụ và trách nhiệm phát sinh từ nó” 3. Ví dụ tại Điều 7 ĐLHN
tỉnh bang Ontario quy định về người thiếu năng lực tinh thần, không ai được cấp giấy phép hoặc tổ chức
hôn lễ cho người không có khả năng tinh thần để kết hôn vì lý do chịu ảnh hưởng của bia rượu hoặc ma
túy hoặc vì lý do nào khác.
1 Theo Điềều 28, 29, Chươ ng 282 Đạ o luậ t Hôn nhân củ a tỉ nh bang Britsh Columbia.
2 Theo Điềều 17, 18, 19, Ch ng M-5 Đ ươ o lu ạ t Hôn nhân c ậ a t ủ nh bang Alberta. ỉ 3 Trích t bài ki ừ m tra pháp lý v ể
ềề khả năng kềết hôn đượ c quy đị nh trong vụ Ross-Scot v. Groves Estate, 2014 BCSC 435 t i đo ạ n 177. ạ
Thứ ba, về huyết thống, để kết hôn hợp pháp, yếu tố tiếp theo cần đáp ứng là hai người không cùng huyết
thống với nhau. ĐLHN (Mức độ bị cấm) của Canada quy định rõ điều khoản về nghiêm cấm kết hôn giữa
những người có quan hệ trực hệ bao gồm quan hệ huyết thống hoặc nhận con nuôi và giữa anh chị em
ruột (bao gồm cùng cha mẹ và cùng cha hoặc mẹ) hoặc anh chị em trong mối quan hệ được nhận nuôi.
Những mối quan hệ nêu trên đều nằm trong điều khoản ở mức độ bị cấm của pháp luật Canada.
Thứ tư, về giới tính, hôn nhân là mối quan hệ được thiết lập bởi hai người tự do, điều này nói lên rằng
không phân biệt nam hay nữ, đó có thể là cặp đôi nam nữ hay cặp đôi nam nam hay cặp đôi nữ nữ. Ngay
tại lời mở đầu của ĐLHN, pháp luật Canada đã ghi rõ rằng mọi Tòa án tại các tỉnh và vùng lãnh thổ công
nhận quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử trong hôn nhân dân sự của các cặp khác giới hay các cặp
đồng giới. Vấn đề này càng được nhấn mạnh trong Điều 3.1 của Đạo luật rằng không một cá nhân, tổ
chức nào bị tước đoạt lợi ích hay phải chịu bất kỳ nghĩa vụ hoặc hình phạt nào chỉ vì họ thực hiện hôn
nhân giữa những người cùng giới tính. Hôn nhân cũng sẽ không bị vô hiệu chỉ vì lý do vợ hoặc chồng là người đồng giới.
Thứ năm, về tình trạng hôn nhân, việc một người đã kết hôn, mà lại đăng ký kết hôn với 1 người khác nữa
tức là bản thân có nhiều hơn một người vợ/chồng là trái luật ở Canada. Điều 2.3 của Đạo luật Hôn nhân
Canada quy định rằng không ai có thể thực hiện việc ký kết một cuộc kết hôn mới cho đến khi hôn nhân
trước đó đã được hủy bỏ bởi cái chế hoặc việc ly hôn hoặc bị tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của Tòa án.
Có thể hiểu rằng, nếu muốn thực hiện việc tái hôn, thì họ cần phải đưa ra được bằng chứng thỏa đáng cho
việc đã ly hôn với đối phương hoặc bằng chứng cho sự qua đời của người đó trước khi lấy được giấy đăng
ký kết hôn. Đối với trường hợp cá nhân đã ly hôn bên ngoài Canada, thì sẽ cần chứng minh rằng việc ly
hôn đó là hợp pháp ở quốc gia đó.
Cuối cùng, về quốc tịch, tại Canada vẫn cho phép thường trú nhân, người mang visa du lịch hoặc visa du
học kết hôn tại nước của họ, nhưng hai bên cần có những bằng chứng xác định mình độc thân trước đó và
chứng minh cho cơ quan có thẩm quyền mối quan hệ này là sự thật, việc xác minh trên cần thực hiện, để
đề phòng trường hợp kết hôn giả nhằm mục đích ở lại Canada bất hợp pháp hay bất kỳ mục đích nào
khác. Hầu hết, các cuộc hôn nhân hợp pháp được thực hiện bên ngoài Canada vẫn được công nhận là hợp
pháp, nếu cá nhân đã kết hôn ở một quốc gia khác và hôn lễ đó phải tuân theo các quy tắc của quốc gia
nơi mà cá nhân đó kết hôn. Nhưng để là một cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý ở Canada, cá nhân cũng
phải tuân theo các quy tắc được đề ra về những người được phép kết hôn theo luật pháp Canada.
2.2.2. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn
a. Hồ sơ đăng ký kết hôn
Tại Canada, có hai lựa chọn khi quyết định kết hôn, đó là kết hôn theo nghi lễ tôn giáo hoặc kết hôn dân
sự. Từ đó, dẫn đến hai loại hình thức đăng ký xin giấy phép kết hôn đó là giấy thông báo kết hôn ở nhà
thờ (sau đây gọi là Banns) hoặc giấy phép kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp (marriage license). Cả
hai hình thức này đều phải được chủ thể kết hôn thực hiện trước khi tổ chức lễ cưới. Sự khác nhau cơ bản
của hai hình thức này đó là: -
Banns được xem là một “món quà” từ nhà thờ cho cặp đôi sắp trở thành vợ chồng. Canada là một
quốc gia đa tôn giáo, bao gồm nhiều tín ngưỡng và phong tục, vậy nên việc kết hôn theo nghi
thức tôn giáo truyền thống là một việc xảy ra vô cùng phổ biến tại đây. Đối với những hôn lễ diễn
ra trong nhà thờ, nhà thờ Hồi giáo hoặc giáo đường Do Thái thì việc xin giấy phép kết hôn tại cơ
quan có thẩm quyền là không cần thiết. Lúc này, Banns sẽ là giấy tờ thay thế cho giấy phép kết hôn. -
Giấy phép kết hôn là một loại giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp với mục đích cho
phép đôi nam nữ đăng ký kết hôn. Ở Canada việc xin giấy phép kết hôn là một bước quan trọng
cần thực hiện trước khi tổ chức hôn lễ
Cụ thể chi tiết từng hình thức như sau:
Thứ nhất, quy định về Banns, hình thức này chỉ được áp dụng khi cả hai người đều là kết hôn lần đầu.
Trong trường hợp, một trong hai chủ thể kết hôn đã từng kết hôn trước đó thì việc áp dụng hình thức này
là không hợp pháp, buộc phải thay thế bằng hình thức đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Khi
chọn hình thức kết hôn tại nhà thờ, chủ thể có quyền bỏ qua việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm
quyền (bao gồm cả phí đăng ký) và họ sẽ kết hôn thông qua sự công bố hôn nhân tại nhà thờ. Người có
thẩm quyền cấp Banns là người chủ trì hôn lễ tại nhà thờ, đó có thể là mục sư hay cố đạo. Tùy thuộc vào
mỗi nhà thờ mà quy định về các điều kiện để được cấp Banns và các thông tin trong biểu mẫu sẽ khác
nhau. Sau khi Banns được công bố, người chủ trì đó sẽ gửi Banns tới cơ quan quản lý của tỉnh để đăng
ký kết hôn chính thức với cơ quan nhà nước.
Thứ hai, về quy định đăng ký xin giấy phépkết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, có hai cách là đăng ký trực
tuyến hoặc đăng ký trực tiếp tại tòa thị chính.
Khi đăng ký xin phép kết hôn, chủ thể kết hôn cần phải chuẩn bị mẫu đơn đăng ký xin giấy phép kết hôn
và 2 loại giấy tờ tùy thân (ID) được Chính phủ cấp trong đó phải có một loại giấy tờ có kèm hình ảnh cá
nhân của chủ thể. Đối với mẫu đơn đăng ký, chủ thể kết hôn có thể lấy từ các văn phòng thư ký của thành
phố, thị trấn hoặc có thể tải xuống mẫu đơn đăng ký từ trang web của Cục thống kê dân số tỉnh bang
(Department of Vital Statistic). Đối với hai loại giấy tờ tuy thân, nó phải là giấy tờ hợp pháp, phải là bản
gốc, trên giấy phải có đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh và hai thông tin này trên hai loại giấy tờ cung
cấp phải trùng khớp với nhau. Giấy tờ này có thể đến từu bất kỳ quốc gia nào, miễn là do Chính phủ của
quốc gia đó cấp. Nếu ID không bằng tiếng Anh thì cần có một văn bản dịch từ một dịch giả và đã được
chứng nhận. Danh sách các loại giấy tờ tùy thân được chính phủ Canada cho phép bao gồm: - Giấy khai sinh -
Thẻ căn cước công dân Canada - Hộ chiếu - Bằng lái xe -
Thẻ căn cước của tỉnh Ontario (Purple Photo ID Card) -
Giấy chứng nhận quốc tịch Canada (Thẻ công dân Canada) -
Giấy thông hành của người tị nạn do Chính phủ Canada cấp (Canadian Government Refugee Travel Document) -
Thẻ xanh Hoa Kỳ (United States Green Card) - Thẻ thường trú -
Một số giấy tờ khác được Chính phủ cho phép
Ngoài ra, còn một số giấy tờ cần thiết khác như giấy xác nhận ly hôn trong trường hợp một trong hai vợ
chồng đã từng kết hôn.
b. Thủ tục đăng ký xin giấy phép kết hôn
Để có được giấy phép kết hôn, người có yêu cầu đăng ký kết hôn cần trực tiếp đến Tòa thị chính (City
Hall) hoặc Trung tâm dân sự (Civic Centre) hoặc văn phòng thư ký thành phố (City Clerk’s Office) hoặc
Cục thống kê dân số tùy thuộc vào quy định của mỗi tỉnh bang nơi diễn ra hôn lễ.
Tại đây, họ cần xuất trình mẫu đơn đăng ký và các giấy tờ có liên quan theo yêu cầu của văn phòng. Vì
khi đăng ký, cặp đôi cần phải ký kết các văn bản pháp lý nên trong trường hợp cả hai người đều không
đọc được hay không hiểu tiếng Anh thì họ có thể mời phiên dịch viên đi cùng. Đương nhiên kèm theo đó
phải cung cấp các thông tin cần thiết của phiên dịch viên, điều kiện theo pháp luật quy định đó là họ phải
trên 18 tuổi và thông thạo cả tiếng Anh và ngôn ngữ cần dịch. Khi nhân viên ở nơi đăng ký cấp giấy phép
kết hôn thông thạo ngôn ngữ khác, thì nhân viên đó có thể là người phiên dịch và cấp giấy phép kết hôn.
Tuy nhiên cặp đôi đăng ký kết hôn không được phiên dịch cho nhau.
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu các
thông tin và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ xuất trình.
Chi phí xin giấy phép kết hôn giao động trên dưới 100 đô la Canada, tùy thuộc vào mỗi tỉnh bang mà quy
định về chi phí này khác nhau. Ví dụ, tại Ontario chi phí cho giấy phép kết hôn là $150, $100 là giá ở
Manitoba và ở Toronto thì chi phí là $160. Thông thường, giấy phép kết hôn có thời hạn là 3 tháng kể từ
ngày đăng ký giấy phép đối với đa số các tỉnh tại Canada, trừ tỉnh Newfoundland và Labrador quy định thời hạn là 30 ngày.
c. Nhận giấy chứng nhận kết hôn
Tại Canada, Giấy phép kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn không giống nhau. Giấy phép là điều kiện
cần thiết để có thể kết hôn hợp pháp. Giấy chứng nhận kết hôn là hồ sơ pháp lý của một cuộc hôn nhân,
nó liệt kê ngày và địa điểm của hôn nhân và tên của vợ chồng. Giấy phép kết hôn là giấy tờ phải có trước
khi tổ chức lễ cười còn giấy chứng nhận sẽ được cấp sau khi hôn lễ được diễn ra.
Điều kiện để tổ chức hôn lễ tại Canada bao gồm giấy phép kết hôn như đã phân tích ở phần trước, một cá
nhân có thẩm quyền quyền tổ chức, điều hành hôn lễ và hai nhân chứng. Cá nhân có thẩm quyền tổ chức
hôn lễ là người được Chính phủ cấp phép và chấp thuận. Cá nhân có thể chọn tổ chức lễ kết hôn trong
một nghi lễ tôn giáo hoặc nếu không tổ chức nghi lễ kết hôn theo tôn giáo thì sẽ tổ chức theo nghi thức
dân sự và sẽ được cử hành bởi một thẩm phán, thư ký thành phố hoặc người mà được cấp phép thực hiện hôn lễ.
Sau khi được cấp giấy phép kết hôn, cặp đôi có thể tổ chức hôn lễ tại địa điểm mà mình mong muốn trong
tiểu bang nơi mình đăng ký giấy phép. Sau khi tổ chức xong hôn lễ, cặp đôi có thể yêu cầu cấp Giấy
chứng nhân kết hôn tại Văn phòng Tổng cục đăng ký tại tỉnh bang đó hoặc có thể làm điều đó thông qua
trực tuyến trên trang web dịch vụ của tỉnh bang.
Giấy chứng nhận kết hôn sẽ là tài liệu dùng để: -
Là bằng chứng pháp lý cho việc đã kết hôn -
Nộp đơn xin trợ cấp xã hội -
Giải quyết bất động sản - Đổi họ -
Là biên bản Lễ trọng hóa hôn nhân (A Record of Solemnization of Marriage) khác với GCNKH
2.2.3. Một số vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn.
Thứ nhất, đối với hôn nhân diễn ra ở ngoài Canada nhưng với mục đích nhập cư vào Canada, một cuộc
hôn nhân diễn ra ở nước ngoài phải có giá trị cả theo luật của khu vực tài phán nơi nó diễn ra và theo luật
liên bang Canada để được coi là hợp pháp cho mục đích nhập cư. Một cuộc hôn nhân được công nhận
hợp pháp theo luật pháp của nơi nó xảy ra thường đều được công nhận ở Canada, nhưng người nộp đơn
có nghĩa vụ chứng minh cuộc hôn nhân của họ là hợp pháp. Hôn nhân được thực hiện tại các đại sứ quán
hoặc lãnh sự quán phải đáp ứng các yêu cầu của nước sở tại nơi đặt cơ quan đại diện. Một cơ quan đại
diện ngoại giao hoặc một cơ quan lãnh sự được coi là nằm trong lãnh thổ và thẩm quyền của quốc gia tiếp
nhận. Do đó, một cuộc hôn nhân được thực hiện trong đại sứ quán hoặc lãnh sự quán phải được nước sở
tại công nhận hợp pháp để có giá trị cho mục đích nhập cư Canada.
Thứ hai, chế độ đa thê (polygamy), như đã nói ở phần trên, hôn nhân đa thê không hợp pháp ở Canada và
được uy định là một hành vi phạm tội theo Bộ luật Hình sự của Canada. Người nước ngoài là vợ/chồng
của người bảo lãnh mà người nước ngoài hoặc người bảo lãnh vào thời điểm đăng ký kết hôn đã tham gia
vào một cuộc hôn nhân khác trước đó, thì sẽ không được xem là thành viên trong gia đình 4. Quy định này
với mục đích cấm vợ thứ hai (hoặc thứ ba, …) được công nhận là vợ/chồng trong quan hệ gia đình và
đồng thời cũng quy định rằng Canada chỉ công nhận cuộc hôn nhân đầu tiên cho mục đích nhập cư. Để
cuộc hôn nhân đầu tiên được công nhận là có giá trị pháp lý theo luật pháp Canada, cặp đôi phải sống
cùng nhau trong một cuộc hôn nhân một vợ một chồng ở Canada. Thông luật quy định rằng một cuộc hôn
nhân đa thê có thể được chuyển đổi thành hôn nhân một vợ một chồng với điều kiện là cặp đôi sống với
nhau trong một mối quan hệ một vợ một chồng kể từ khi đến Canada. Việc chuyển đổi này có thể được
thực hiện nếu cặp đôi tuyên bố ý định chuyển đổi cuộc hôn nhân của họ thành một vợ một chồng, tiếp
theo là một số bằng chứng thực tế cho thấy họ đã tuân thủ - thường là bằng cách ly hôn với những người
vợ/chồng khác và tái hôn theo hình thức hợp lệ ở Canada.
4 Căn c Điềều 117(9)(c)(i) t ứ ại Quy định B o v ả ng ệ i nh ườ p c ậ và ng ư i t ườ n ị n c ạ a Canada ủ