Giới thiệu tâm lý học hành vi - Law | Học viện Tòa án
Khái niệm tiếp cận hành vi là một trong những cố gắng rất lớn của tâm lý học thế giới đầu thế kỉ XX, nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu tâm lý người thời đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. GIỚI THIỆU VỀ TÂM LÝ HỌC HÀNH VI
Khái niệm tiếp cận hành vi là một trong những cố gắng rất lớn của tâm lý học thế
giới đầu thế kỉ XX, nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu tâm lý người thời đó.
Kết quả của tiếp cận hành vi đã hình thành trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
sự phát triển tâm lý học Mĩ và trên thế giới trong suốt thế kỷ XX, cụ thể có thể kể
đến là: Tâm lý học hành vi, mà đại biểu là các nhà tâm lý học kiệt xuất:
E.L.Thorndike (1874-1949), J.B.J.Watson (1878-1958), E.C.Tolman (1886-1959),
K.L.Hull (1884-1952) và B.F.Skinner (1904-1990) và A. Bandura v.v…
Tâm lý học hành vi ra đời là một cuộc cách mạng, làm thay đổi cơ bản hệ thống
quan niệm về tâm lý học đương thời. Theo đó, đối tượng của tâm lý học là hành vi chứ không phải ý thức.
Phương pháp nghiên cứu là quan sát và thực nghiệm khách quan chứ không phải là
nội quan. Trước và trong thời kỳ xuất hiện Thuyết hành vi, tâm lý học được hiểu là
khoa học về ý thức và phương pháp nghiên cứu là nội quan (tự quan sát và giải
thích). Ngay từ khi ra đời ở Đức năm 1879, với tư cách là khoa học độc lập, tâm lý
học đã được mệnh danh là Tâm lý học nội quan. W.Wundt - người sáng lập ra Tâm
lý học này, đã xác định đối tượng của tâm lý học là tổ hợp các trạng thái mà ta
nghiệm thấy - các trạng thái được trực tiếp thể nghiệm trong vòng ý thức khép kín.
Sự phát triển tiếp theo của Tâm lý học nội quan đã hình thành nên Tâm lý học cấu
trúc ở Mĩ. Mặt khác, do nhu cầu khắc phục sự bế tắc của Tâm lý học nội quan,
cũng ở Mĩ những năm này đã xuất hiện Tâm lý học chức năng. Tuy nhiên, trên
thực tế, cả hai dòng phái đều không tạo lập được khoa học khách quan về ý thức.
Lý luận của chúng gắn liền với phương pháp chủ quan, điều này gây sự thất vọng ở khắp mọi nơi.
Kết quả là, những vấn đề cơ bản của tâm lý học trở nên mờ mịt đối với nhiều
người: Đối tượng nghiên cứu (ý thức) và nguồn gốc của nó (ý thức bắt đầu từ đâu),
phương pháp nghiên cứu (nội quan, nguyên tắc giải thích: nguyên nhân tâm lý như
là sự chế uớc của một số hiện tượng ý thức đối với các hiện tượng khác). Từ đó đã
xuất hiện nhu cầu cấp thiết về đối tượng, phương pháp và nguyên tắc mới, đặc biệt
ở Mĩ, nơi mà cách tiếp cận thực dụng trong nghiên cứu con người chiếm vai trò
thống trị. Điều này đã được chứng minh bằng khuynh hướng chức năng, mà trọng
tâm chú ý là vấn đề thích ứng của cá nhân với môi trường. Nhưng chủ nghĩa chức
năng, vốn bắt nguồn từ các quan niệm thời cổ đại về ý thức như là một bản thế đặc
biệt vươn tới mục đích, đã bị bất lực khi giải thích nguyên nhân điều khiển hành vi
con người, sự tạo ra những hình thức hành vi mới.
=> Nhân vật hàng đầu của Tâm lý học hành vi là J.Watson. Các luận điểm của ông
là nền tảng lý luận của hệ thống tâm lý học này. Nói tới Tâm lý học hành vi, không
thể không nói nhiều về các quan điểm đó. Tuy nhiên, một mình J.Watson không
làm nên trường phái thống trị tâm lý học Mĩ và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tâm
lý học thế giới suốt thế kỷ XX. Trước J.Watson có nhiều bậc tiền bối, mà tư tưởng
và kết quả thực nghiệm của họ là cơ sở trực tiếp, để trên đó Watson xây dựng các
luận điểm then chốt của Tâm lý học hành vi. Sau J.Watson nhiều nhà tâm lý học
lớn khác của Mĩ đã phát triển học thuyết này, đưa nó thành hệ thống tâm lý học đa
dạng và bám rễ vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Vì vậy, có thể chia quá
trình phát triển của Tâm lý học hành vi thành ba giai đoạn không hoàn toàn theo
trật tự tuyến tính về thời gian: Những cơ sở lý luận; và Thực nghiệm đầu tiên hình
thành các luận điểm cơ bản (Thuyết hành vi cổ điển); Sự phát triển tiếp theo của
Tâm lý học hành vi, sau khi có các luận điểm của J.Watson (các thuyết hành vi mới và hậu hành vi).
Là giáo sư tâm lý học tại Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ) từ năm 1908 đến
1920, Watson Ông được coi là một trong những nhân vật có ảnh hưởng và
quyết định nhất của thế kỷ trước . Công việc của ông được nghiên cứu ngày nay
trong tất cả các khoa tâm lý học trên toàn cầu, và là một trong những cơ sở của
việc học và điều trị một số bệnh lý tâm lý như ám ảnh. Do đó, kết luận của nó
không thể vắng mặt trong bất kỳ cuốn sách giới thiệu về tâm lý học.
Mặc dù sự nghiệp học tập của anh ấy rất ngắn, nhưng di sản của anh ấy đã được
tranh luận sôi nổi trong gần một thế kỷ. Watson đã giúp xác định nghiên cứu về
hành vi và tâm lý học là một khoa học và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
học và ảnh hưởng của bối cảnh đến sự phát triển của con người. Watson phổ biến hành vi
Ông là một nhà hành vi cấp tiến, một người chống tâm thần, và như vậy,
ông chỉ trích Sigmund Freud và phân tâm học, vì ông cho rằng nghiên cứu về ý
thức và hướng nội không có chỗ trong tâm lý học như một môn khoa học. Tâm lý
học theo Watson, nó chỉ có ý nghĩa thông qua hành vi có thể quan sát và đo
lường được và vì lý do đó, các thí nghiệm của anh được thực hiện trong phòng thí
nghiệm, nơi anh có thể thao túng môi trường và kiểm soát hành vi của các đối tượng của mình.
Mục tiêu của chủ nghĩa hành vi là làm cho tâm lý học trở thành một khoa
học tự nhiên, và do đó, phải có một số phương pháp cho phép quan sát, đo lường
và dự đoán các biến. John B. Watson sẽ luôn được nhớ đến như là người đặt ra và
phổ biến hành vi nhờ vào các ấn phẩm và nghiên cứu của mình.
2. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ
Một trong số những thế mạnh lớn nhất của tâm lý học hành vi là khả năng quan sát
và đo lường hành vi một cách rõ ràng. Những hạn chế của cách tiếp cận này là nó
không thể phân tích được những quá trình nhận thức và sinh lý bên trong ảnh
hưởng lên hành vi. Mặc dù hiện nay thuyết hành vi không còn giữu được vị thế
thống trị như trước đây nhưng nó vẫn có một tác động lớn giúp ta hiểu rõ thêm về
tâm lý học con người. Bản thân quá trình điều kiện hóa đã giúp chúng ta hiểu được
nhiều loại hành vi khác nhau, từ cách con người học tập đến quá trình phát triển của ngôn ngữ.