-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Khái niệm cơ bản của luật hiến pháp - Law | Học viện Tòa án
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến phápĐối tượng điều chỉnh của ngành luật HP VN là những quan hệ xã hội do các quyphạm PL HP VN tác động vào nhằm thiết lập một trật tự xãhội nhất định phù hợp với ýchí NN. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Law (law1) 56 tài liệu
Học viện Tòa án 144 tài liệu
Khái niệm cơ bản của luật hiến pháp - Law | Học viện Tòa án
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến phápĐối tượng điều chỉnh của ngành luật HP VN là những quan hệ xã hội do các quyphạm PL HP VN tác động vào nhằm thiết lập một trật tự xãhội nhất định phù hợp với ýchí NN. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Law (law1) 56 tài liệu
Trường: Học viện Tòa án 144 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA LUẬT HIẾN PHÁP 1. NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP
1.1. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật HP VN là những quan hệ xã hội
do các quyphạm PL HP VN tác động vào nhằm thiết lập một trật tự xã
hội nhất định phù hợp với ýchí NN. Đó là những mối quan hệ xã hội
cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việcxác định chế độ chính
trị, chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, côngnghệ
và môi trường, chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh quốc gia,
địa vị pháplý của công dân, chế độ bầu cử, tổ chức và hoạt động của BMNN.
1.2. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật HP VN là những cách thức
mà luật HP VNtác động đến các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật HP VN nhằm thiếtlập một trật tự nhất định phù hợp với
ý chí NN. Luật HP VN sử dụng các phương pháp điều chỉnh sau:
- Thứ nhất, xác lập những nguyên tắc chung mang tính định hướng
cho các chủ thểtham gia vào các quan hệ PL HP VN. Đó là các
nguyên tắc: nguyên tắc tất cả quyền lựcNN thuộc về ND; nguyên tắc
Đảng cộng sản VN lãnh đạo NN và xã hội; nguyên tắc tậptrung dân
chủ; nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc...
Đây là phương pháp điều chỉnh đặc thù của luật HP VN.
- Thứ hai, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể
tham gia vàomỗi quan hệ PL HP VN nhất định.
Khi quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham
gia vào mỗiquan hệ PL HP VN nhất định, luật HP VN sử dụng các
phương pháp điều chỉnh sau:
+ Phương pháp bắt buộc: Thường được sử dụng để điều chỉnh các
quan hệ xã hộiliên quan đến nghĩa vụ của công dân, tổ chức và hoạt
động của BMNN. Theo phươngpháp này, PL buộc chủ thể của quan
hệ luật HP VN phải thực hiện những hành vi nhấtđịnh hay buộc phải
có những điều kiện quy định mới có thể thực hiện quyền và nghĩavụ
của mình được. Ví dụ, khoản 2 Điều 45 HP năm 2013 quy định:
“Công dân phảithực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền
quốc phòng toàn dân”; khoản 2Điều 82 HP năm 2013 quy định: “Ủy
ban thường vụ QH, TT CP, Phó TT CP, Bộ trưởng,Thủ trưởng CQ
ngang bộ và các CQ khác của NN có trách nhiệm tạo điều kiện để
đạibiểu QH làm nhiệm vụ đại biểu”.
+ Phương pháp cho phép: Thường được sử dụng để điều chỉnh các
quan hệ xã hộiliên quan đến quyền hạn của các CQ và các nhà chức
trách NN, các quyền con người,quyền cơ bản của công dân. Ví dụ,
Điều 29 HP năm 2013 quy định: “Công dân đủ mườitám tuổi trở lên
có quyền biểu quyết khi NN tổ chức trưng cầu ý dân”; khoản 1 Điều
77HP năm 2013 quy định: “HĐ dân tộc, các Ủy ban của QH có quyền
yêu cầu thành viênCP, Chánh án Toà án ND tối cao, Viện trưởng
VKSNDTC, Tổng Kiểm toán NN và cánhân hữu quan báo cáo, giải
trình hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết”.
+ Phương pháp cấm: Thường được sử dụng để ngăn chặn các hành vi
có thể dẫnđến nguy hiểm cho xã hội và cá nhân. Ví dụ, khoản 3 Điều
35 HP năm 2013 quy định:“Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức
lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổilao động tối thiểu”; khoản 3
Điều 30 HP năm 2013 quy định: “Nghiêm cấm việc trả thù người
khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống,
vu cáo làmhại người khác”.
1.3. Quy phạm pháp luật của ngành luật hiến pháp
- Quy phạm PL HP VN là những quy tắc xử sự do NN đặt ra để điều
chỉnh nhữngquan hệ xã hội quan trọng nhất gắn liền với việc xác
định chế độ chính trị, chính sáchkinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,
khoa học, công nghệ và môi trường, chính sách đốingoại, quốc
phòng và an ninh quốc gia, địa vị pháp lý của công dân, chế độ bầu
cử, tổchức và hoạt động của BMNN.
- Quy phạm PL HP VN có những đặc điểm sau:
+ Phần lớn các quy phạm PL HP VN được ghi trong HP và ngược
lại phần lớn cácquy định trong HP là những quy phạm PL HP VN.
Tuy nhiên, ngoài HP, các quy phạm PL HP còn nằm trong các văn
bản PL khácnhư: một số Luật, Nghị quyết do QH ban hành (Luật
tổ chức QH; Luật tổ chức CP...);một số Pháp lệnh và Nghị quyết
do Ủy ban thường vụ QH ban hành (Pháp lệnh Thẩmphán và Hội
thẩm TAND; Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND...); một số văn bản
PL do CP, TT CP và các thành viên CP ban hành như: Nghị định,
Quyết định, Thông tư; mộtsố Nghị quyết do HĐND ban hành... + +
Các quy phạm PL HP VN chủ yếu chỉ có phần giả định và quy
định. Ví dụ:"Nước CHXHCNVN là một nước độc lập, có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnhthổ, bao gồm đất liền, hải đảo,
vùng biển và vùng trời" (Điều 1 HP năm 2013); "NN bảođảm và
phát huy quyền làm chủ của ND; công nhâ vn, tôn trọng, bảo vê v
và bảo đảmquyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh, mọi người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiệnphát triển toàn
diện" (Điều 3 HP năm 2013)... Rất ít các quy phạm PL HP VN có phần chế tài.
1.4. Định nghĩa ngành luật hiến pháp
Ngành LHP là tổng thể các QPPL do nhà nước ban hành, điều chỉnh
những QHXH nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong xã hội gắn
với việc xác định chế độ chính trị, chính sách cơ bản trong lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng
an ninh, đối ngoại; quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân; tổ chức,
hoạt động của bộ máy nhà nước và các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
1.5. Hệ thống ngành luật hiến pháp
Hệ thống ngành luật HP VN gồm nhiều chế định khác nhau. Mỗi chế
định điều chỉnhmột loại quan hệ xã hội nhất định. Giữa các chế định
đó có quan hệ mật thiết với nhau tạothành một thể thống nhất.
Hệ thống ngành luật HP VN bao gồm các chế định sau:
- Chế định về chế độ chính trị. Chế định này bao gồm các quy phạm
PL HP VNđiều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định
bản chất của NN; mục đíchcủa chế độ chính trị; các hình thức ND sử
dụng quyền lực NN; tổ chức và hoạt động củahệ thống chính trị;
những nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị; chính sách đoàn
kếttoàn dân và đường lối dân tộc…
- Chế định về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công
nghệ và môitrường. Chế định này bao gồm các quy phạm PL HP VN
điều chỉnh các quan hệ xã hội liênquan đến việc xác định mục đích,
tính chất, chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,khoa học, công
nghệ và môi trường, trách nhiệm của NN, CQ NN, các tổ chức xã hội,
tổchức kinh tế và công dân trong việc thực hiện chính sách kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáodục, khoa học, công nghệ và môi trường...
- Chế định về chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh quốc gia.
Chế định nàybao gồm các quy phạm PL HP VN điều chỉnh các quan
hệ xã hội quan trọng nhất tronglĩnh vực đối ngoại, quốc phòng và an
ninh quốc gia như: mục đích của chính sách đối ngoại, nội dung của
chính sách đối ngoại của NN CHXHCNVN, vấn đề củng cố và
tăngcường nền quốc phòng toàn dân và an ninh ND, trách nhiệm và
phương hướng xây dựng quân đội ND, trách nhiệm và phương hướng
xây dựng lực lượng công an ND,trách nhiệm của các CQ NN, các tổ
chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân trong việcthực hiện nhiệm vụ bảo về Tổ quốc…
- Chế định về quốc tịch VN. Chế định này bao gồm các quy phạm PL
HP VN điềuchỉnh các quan hệ xã hội trong việc xác định quốc tịch
VN, điều kiện và thủ tục chonhập quốc tịch VN, cho thôi quốc tịch
VN, cho trở lại quốc tịch VN, tước quốc tịch VN,hủy bỏ quyết định
nhập quốc tịch VN, quốc tịch của con chưa thành niên, quốc tịch củacon nuôi...
- Chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân. Chế địnhnày bao gồm các quy phạm PL HP VN điều chỉnh các
quan hệ xã hội cơ bản nhất giữaNN và cá nhân, giữa cá nhân với cá
nhân và xã hội. Những quy phạm PL này xác địnhđịa vị pháp lý của
công dân VN, cũng như của công dân nước ngoài và người khôngquốc tịch.
- Chế định về bầu cử Đại biểu QH và Đại biểu HĐND. Chế định này
bao gồm cácquy phạm PL HP VN điều chỉnh các quan hệ xã hội được
hình thành trong tất cả cácquá trình tiến hành bầu cử đại biểu QH và
đại biểu HĐND, từ lúc người công dân đượcghi tên trong danh sách
cử tri cho đến lúc bỏ lá phiếu vào thùng phiếu và xác định kếtquả bầu cử.
- Chế định về QH. Chế định này bao gồm các quy phạm PL HP VN
điều chỉnhnhững quan hệ xã hội trong việc hình thành, tổ chức và hoạt
động của QH, những quanhệ giữa QH với các CQ NN khác, với các tổ
chức xã hội, các đại biểu QH…
- Chế định về CTN. Chế định này bao gồm các quy phạm PL HP VN
điều chỉnhnhững quan hệ xã hội trong việc xác định vị trí, nhiệm vụ
quyền hạn của CTN, nhữngquan hệ giữa CTN với các CQ NN khác,
với các tổ chức xã hội…
- Chế định về CP. Chế định này bao gồm các quy phạm PL HP VN
điều chỉnhnhững quan hệ xã hội trong việc hình thành, tổ chức và hoạt
động của CP, những quanhệ giữa CP với các CQ NN khác, với các tổ
chức xã hội, với các thành viên CP…
- Chế định về HĐND và UBND. Chế định này bao gồm các quy phạm
PL HP VNđiều chỉnh những quan hệ xã hội trong việc hình thành, tổ
chức và hoạt động củaHĐND và UBND, những quan hệ giữa HĐND
và UBND với các CQ NN khác, tổ chứcxã hội, đại biểu HĐND, giữa
các HĐND với nhau, giữa các UBND với nhau, giữaHĐND với UBND….
- Chế định về TAND. Chế định này bao gồm các quy phạm PL HP VN
điều chỉnhnhững quan hệ xã hội trong việc hình thành, tổ chức và hoạt
động của TAND, nhữngquan hệ giữa TAND với các CQ NN khác, giữa các TAND với nhau…
- Chế định về VKSND. Chế định này bao gồm các quy phạm PL HP
VN điềuchỉnh những quan hệ xã hội trong việc hình thành, tổ chức và
hoạt động của VKSND,những quan hệ giữa VKSND với các CQ NN
khác, giữa các VKSND với nhau…
- Chế định về Kiểm toán NN. Chế định này bao gồm các quy phạm
PL HP VN điềuchỉnh những quan hệ xã hội trong việc hình thành, tổ
chức và hoạt động của Kiểm toánNN, những quan hệ giữa Kiểm toán
NN với các CQ NN khác và các tổ chức khác…
1.6. Nguồn của ngành luật hiến pháp
Nguồn của ngành luật HP VN là những hình thức văn bản quy phạm
PL chứa đựngcác quy phạm PL HP VN. Nguồn của ngành luật HP
VN hiện hành gồm các hình thức văn bản quy phạm PL sau đây:
- HP và một số Luật, Nghị quyết do QH ban hành. Ví dụ: Luật tổ chức
QH; Luật tổchức CP; Luật tổ chức TAND; Luật tổ chức VKSND;
Luật bầu cử đại biểu QH; Luậtbầu cử đại biểu HĐND; Luật tổ chức HĐ nhân và UBND...
- Một số Pháp lệnh và Nghị quyết do Ủy ban thường vụ QH ban hành.
Ví dụ: Pháplệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND; Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND...
- Một số văn bản PL do CP, TT CP và các thành viên CP ban hành
như: Nghị định,Quyết định, Thông tư. Ví dụ: Nghị định số
12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của CP vềviệc tổ chức lại một số CQ
chuyên môn thuộc Ủy ban ND tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương
và Ủy ban ND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh…
- Một số Nghị quyết do HĐND ban hành. Ví dụ: Nghị quyết số
11/NQ-HĐNDngày 05/12/2013 của HĐND tỉnh Cà Mau về về
Chương trình giám sát của HĐND tỉnh Cà Mau năm 2014…
1.7. Vị trí của ngành luật hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Luật HP VN là ngành Luật chủ đạo trong hệ thống PL VN bởi vì các lý do sau đây:
- Các quy phạm PL HP VN hợp thành những chế định quan trọng nhất
của hệthống PL VN là cội nguồn, là cơ sở để điều chỉnh các quan hệ
xã hội thuộc phạm vi điềuchỉnh của các ngành luật khác.
- Các quy phạm PL HP VN quy định tính chất, vị trí của các CQ quản
lý NN tronghệ thống các CQ NN cũng như trách nhiệm của các CQ
quản lý NN trước các CQ đạidiện là cơ sở để xây dựng và thực hiện
các quy phạm luật Hành chính trong việc điềuchỉnh những quan hệ xã
hội hình thành trong quá trình quản lý NN.
- Các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân VNtrong HP năm 2013 là cơ sở pháp lý để luật Lao động cụ
thể hóa trong việc điều chỉnhnhững quan hệ lao động cụ thể.
- Các quy định về kinh tế trong HP năm 2013 là cơ sở pháp lý để hình
thành PLkinh tế trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Nhiều quy phạm PL HP VN là cơ sở pháp lý của luật Hình sự, luật
Tố tụng hình sự, luật Dân sự...Luật HP VN có một vị trí đặc biệt trong
hệ thống PL VN là ngành luật chủ đạotrong hệ thống PL VN. Các chế
định, quy phạm của luật HP VN là cơ sở pháp lý choviệc xây dựng, bổ
sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ các chế định, quy phạm của các ngành
luậtkhác trong hệ thống PL VN.
1.8. Vai trò của ngành luật hiến pháp trong xã hội
Thứ nhất, ngành LHP được sinh ra để kiềm chế quyền lực, tạo khuôn
khổ cho hoạt động của các cơ quan công quyền từ cấp cao nhất tới cấp
thấp nhất trong BMNN. BMNN là một thiết chế đặc biệt, là chủ thể
duy nhất có quyền lực đối với toàn xã hội. Làm việc trong các CQNN
là những người nắm giữ chức vụ, quyền hạn ở các cấp bậc, phạm vi
khác nhau và trực tiếp nắm giữ, thi hành quyền lực nhà nước.
Thứ hai, Ngành Luật Hiến pháp bảo vệ các quyền cơ bản của người
dân trước sự xâm phạm từ phía cơ quan công quyền và xã hội. Nói
một cách ngắn gọn, ngành Luật Hiến pháp buộc việc thực thi quyền
lực nhà nước tuân thủ những giá trị nhất định như dân chủ, bình đẳng,
pháp quyền, định hướng XHCN, tôn trọng quyền con người v…v.. Sự
hiểu biết về ngành Luật Hiến pháp ở khía cạnh này có ý nghĩa thực
tiễn cao đối với mọi đối tượng trong xã hội.
1.9. Luật hiến pháp và chính trị 2. KHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp
- Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật HP VN là các quy phạm,
các chế định của ngành luật HP VN trong quá trình hình thành và
phát triển. Trên cơ sở đó tìm ra nhữngquy luật phát triển, những
đặc điểm của ngành luật HP VN góp phần hoàn thiện các quy
phạm, các chế định của luật HP VN.
- Ở góc độ cụ thể, khoa học LHP tập trung nghiên cứu một số nhóm đối trượng sau:
+ Các vấn đề lí luận về ngành LHP;
+ Các quan điểm, tư tưởng, chính sách, mô hình tổ chức, hoạt động
làm nền tảng hình thành các chế định, quy định cụ thể của ngành LHP;
+ Các chế định, quy định cụ thể của ngành LHP trong từng giai đoạn lịch sử;
+ Thực tiễn áp dụng, thi hành các chế định, quy định cụ thể của
ngành LHP trong từng giai đoạn lịch sử.
2.2. Phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp
Phương pháp nghiên cứu của khoa học luật HP VN là những cách
thức, biện pháp để tìm hiểu sâu sắc các đối tượng nghiên cứu của luật HP VN
2.3. Hệ thống khoa học luật hiến pháp
Bao gồm tổng thể tri thức có được của khoa học LHP khi nghiên cứu
ngành LHP, đước sắp xếp một cách có hệ thống theo các đối tượng
nghiên cứu cụ thể của nó, bao gồm:
- Tri thức về các vấn đề lí luận của ngành LHP;
- Tri thức về các chế định, quy định cụ thể của ngành LHP, bao gồm
cả tri thức về các quan điểm, tư tưởng, chính sách, mô hình tổ
chức, hoạt động có liên quan;
- Tri thức về thực tiễn áp dụng, thi hành các chế định, quy định cụ thể của ngành LHP.
2.4. Mối liên hệ giữa khoa học luật hiến pháp và các ngành khoa học pháp lí khác
Do ngành Luật Hiến pháp có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành luật
khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam nên khoa học Luật Hiến pháp
cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành khoa học pháp lí khác.
Kiến thức của khoa học Luật Hiến pháp thường là cơ sở lí luận để
hình thành và phát triển kiến thức của các ngành khoa học pháp lí
nghiên cứu các ngành luật cụ thể.
Ví dụ, khi nghiên cứu để xây dựng Bộ luật hình sự, các nhà khoa học
pháp lí phải tham khảo tri thức của khoa học Luật Hiến pháp về các
quyền dân sự cơ bản của người dân, đặc biệt là các quyền dân sự cơ
bản đã được quy định trong Hiến pháp; khi nghiên cứu xây dựng Bộ
luật tố tụng hình sự, tất yếu phải tham khảo tri thức của khoa học Luật
Hiến pháp về các quyền cơ bản của người dân trong lĩnh vực tư pháp
cũng như các công trình nghiên cứu của khoa học Luật Hiến pháp về
nguyên tắc tổ chức, hoạt động của TAND và VKSND v.v..
Ở chiều ngược lại, kiến thức của các ngành khoa học pháp lí khác
góp phần bổ sung và làm rõ hơn kiến thức của khoa học Luật Hiến pháp.
Ví dụ kiến thức của khoa học luật tố tụng hình sự sẽ góp phần bổ
sung cho khoa học Luật Hiến pháp về mức độ bảo đảm các quyền cơ
bản hiến định của người dân trong lĩnh vực tố tụng hình sự
Ngoài mối quan hệ chặt chẽ với các khoa học pháp lí nghiên cứu
các ngành luật cụ thể, khoa học Luật Hiến pháp cũng có mối quan hệ
mật thiết với khoa học nghiên cứu lí luận chung về nhà nước và pháp luật.
2.5. Khoa học luật hiến pháp Việt Nam và khoa học luật hiến pháp của thế giới
Mỗi quốc gia hiện đại trên thế giới đều có ngành LHP riêng. Điều
đó cũng có nghĩa là mỗi quốc gia đều có khoa học LHP của mình. Có
những quốc gia hình thành nền dân chủ từ sớm và do đó đã có khoa
học LHP từ rất lâu, ví dụ Anh Quốc, Hoa Kì, Pháp, Đức; ở những
quốc gia đang phát triển xuất hiện khoa học LHP ở gia đoạn muộn
hơn, chủ yếu gắn với phong trào giải phóng dân tốc và dân chủ hóa.
Ở Việt Nam, khoa học LHP bắt đầu được hình thành trong giai đoạn
giành độc lập dân tộc (1946) mà sản phẩm là việc ban hành Hiến pháp
năm 1946. Trong giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước cho tới
trước đổi mới (1954-1986), khoa học LHP của Việt Nam chịu ảnh
hưởng toàn diện bởi quan điểm Mác-Leenin của khối các nước XHCN
đứng đầu là Liên Xô cũ. 3. MÔN HỌC LUẬT HIẾN PHÁP
Chương trình của môn học LHP, như được phản ánh qua cấu trúc của Giáo
trình này, bao gồm các nội dung kiến thức cơ bản của khoa học LHP về các nhóm vấn đề sau:
- Lí luận và lịch sử của ngành LHP và Hiến pháp Việt Nam;
- Chế độ chính trị của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam;
- Các chính sách cơ bản định hướng trong các lĩnh vực kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghê, an ninh, quốc phòng, chính sách đối ngoại;
- Bầu cử và tổ chức, hoạt động của BMNN và các cơ quan trong
BMNN Cộng hòa XHCN Việt Nam.