Hiến pháp Quyền An Tử - Law | Học viện Tòa án

Trong bản hiến pháp 2013, trong các bộ luật có liên quan, Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế mà Việt Nam đã tham gia kí kết,…đều ghi rõ “sống” là “quyền” của con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Law (law1) 56 tài liệu

Trường:

Học viện Tòa án 144 tài liệu

Thông tin:
4 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Hiến pháp Quyền An Tử - Law | Học viện Tòa án

Trong bản hiến pháp 2013, trong các bộ luật có liên quan, Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế mà Việt Nam đã tham gia kí kết,…đều ghi rõ “sống” là “quyền” của con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

85 43 lượt tải Tải xuống
QUYỀN AN TỬ
LUẬN ĐIỂM 1: QUYỀN SỐNG LÀ QUYỀN CỦA MỖI CON
NGƯỜI VÀ MỌI NGƯỜI PHẢI CÓ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG
NÓ.
1. Cơ sở pháp lý
- Khoản 1, Điều 14, Hiến Pháp 2013
- Khoản 2, Điều 15, Hiến Pháp 2013
- Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 của Chủ tích Hồ Chí Minh
- Điều 3 Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế (1948)
2. Lập luận
Trong bản hiến pháp 2013, trong các bộ luật có liên quan, Bản Tuyên
Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế mà Việt Nam đã tham gia kí kết,…đều ghi rõ
“sống” là “quyền” của con người. Khi đã được coi là “quyền”, chủ thể
hoàn toàn có khả năng định đoạt về “quyền” đó. Chủ thể có thể sử dụng
hoặc từ chối sử dụng. Và mọi người có nghĩa vụ phải tôn trọng “quyền”
đó của chủ thể, không được phép can thiệp hoặc gây cản trở chủ thể định
đoạn “quyền” đó.
Quyền an tử liên quan gần gũi với “quyền sống” của con người. Sống hay
chết phải được thực hiện bằng ý chí của chính người đó, không một ai có
quyền định đoạt thay họ. Tự do lựa chọn cuộc sống trong hoàn cảnh khắc
nghiệt, thể hiện quyền tự quyết cá nhân: mỗi người có quyền định đoạt
thân xác và mạng sống của mình, kể cả việc kết liễu nó. Do đó, mỗi người
phải được trao cho sự tự do để thực hiện quyền tự quyết này. Theo sự tôn
trọng quyền tự quyết, con người phải có quyền định đoạt sự sống và cái
chết của mình, họ phải được đủ khả năng để kết liễu sự sống khi nào họ
muốn, chặn đứng sự đau khổ không cần thiết.
LUẬN ĐIỂM 2: QUYỀN AN TỬ KHÔNG NẰM TRONG
TRƯỜNG HỢP BỊ HẠN CHẾ THEO QUY ĐỊNH.
1. Cơ sở pháp lý
- Khoản 2, Điều 14, Hiến Pháp 2013
- Khoản 4, Điều 15, Hiến Pháp 2013
2. Lập luận
Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Quyền con
người thì “Quyền con người” là toàn bộ các quyền và khả năng tự do
được thực hiện các hành vi bất kỳ nhằm tồn tại hay thỏa mãn các nhu cầu
thiết yếu cơ bản nhất của con người. Ở đây, quyền an tử cũng là một phần
trong việc đảm bảo sự mưu cầu hạnh phúc của con người. Quyền con
người và quyền công dân chỉ bị hạn chế trong tình trạng khẩn cấp. Hoạt
động An Tử không phải là tình trạng khẩn cấp có thể bị hạn chế theo quy
định của luật. Việc giúp cho bệnh nhân nan y được coi là một hành động
nhân đạo và ý nghĩa. Cái Chết Nhân Đạo không chỉ giúp cho mang căn
bệnh nan y thoát khỏi sự đau đớn về thể xác hay như người ta vẫn thường
nói là , vừa giúp cho gia đình có người mang “sống không bằng chết”
bệnh giảm áp lực về kinh tế, tinh thần. Bên cạnh đó, quyền An Tử còn
giúp giải tỏa nỗi bức xúc của các bác sỹ khi phải chứng kiến hoàn cảnh
bệnh nhân đang phải chịu đau đớn kéo dài. Không có nỗi đau đớn nào
bằng nỗi đau của người thân khi chứng kiến người thân của mình phải
sống quằn quại mà không thể giúp đỡ. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau
của người bác sỹ khi nhìn thấy bệnh nhân của mình đau đớn mà không có
cách nào cứu giúp. Quyền An Tử cũng không những không xâm phạm
đến những điều mà hiến pháp và pháp luật cấm, không gây ảnh hưởng đến
đạo đức con người mà còn là một giải pháp để giúp con người. Vậy thì hà
có gì chúng ta lại không chấp nhận Quyền An Tử?
Quyền An Tử một cách hợp pháp, hợp lý không gây ảnh hưởng đến
sức khỏe của cộng đồng. Tùy theo tình trạng sức khỏe cho phép, sự đồng
ý của hội đồng y khoa, sự tự nguyện của bệnh nhân, họ sẽ quyết định có
lựa chọn Quyền An Tử.
LUẬN ĐIỂM 3: NGĂN CẢN QUYỀN AN TỬ LÀ HÌNH
THỨC TRA TẤN GIÁN TIẾP
1. Cơ sở pháp lý
- Khoản 1, Điều 14, Hiến Pháp 2013
- Khoản 1, Điều 20, Hiến Pháp 2013
2. Lập luận
Đối với quyền không bị tra tấn (freedom from torture), Điều 7 ICCPR
(Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị ) quy định:
“Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô
nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử
dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý
tự nguyện của người đó”. Theo luật NQQT, một trong những yếu tố để
xác định tra tấn và những hành vi đối xử tồi tệ khác đó là những “đau
đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần” [gây ra cho
một người]. Trong an tử, có ít nhất hai đối tượng có liên quan đó là bác
sĩ (người chấp nhận và thực hiện an tử) và bệnh nhân (người đưa ra
yêu cầu và được an tử); và sự liên quan đến quyền không bị tra tấn
được thể hiện qua hai câu hỏi: (i) liệu việc duy trì sự sống của những
bệnh nhân không có khả năng cứu chữa và phải chịu những nỗi đau
cùng cực có là một sự đối xử tồi tệ với họ không? (ii) liệu các bác sĩ có
thể bị coi là làm trái với đạo đức ngành y và sẽ phải chịu những ảnh
hưởng tâm lý [nghiêm trọng] bởi chính họ đã trực tiếp hoặc gián tiếp
lấy đi mạng sống của người khác hay không?
Ở câu hỏi thứ nhất, việc tiếp tục duy trì sự sống cho những bệnh nhân
không còn khả năng cứu chữa, để cho họ phải chịu những con đau
ngày qua ngày trong khi bản thân họ mong muốn được cái chết nhẹ
nhàng là một hình thức tra tấn gián tiếp. Bởi suy cho cùng, khi đã vô
phương cứu chữa, khi thời gian sống chỉ còn tính vài tháng, vài ngày,
thậm chí là vài giờ,…Việc liên tục để cho họ phải chịu sự đau đớn về
thể xác cho đến lúc chết thực sự là hành động đối xử rất tệ với người
bệnh. Những bệnh nhân này, họ đau đớn về thể xác lẫn tinh thần khi họ
nhìn thấy những người thân yêu của mình phải đau khổ khi những
người thân phải đổ lệ, phải cơ cực khi nhìn thấy mình đau đớn. Vậy tại
sao, không cho họ một cách ra đi nhẹ nhàng, êm đềm hơn? Đó chẳng
phải là cách giải thoát yêu thương cuối cùng mà người thân, bác sĩ có
thể dành cho người bệnh hay sao? Còn ở câu hỏi thứ hai, câu trả lời có
thể rõ ràng hơn là “không”, bởi bác sĩ với năng lực chuyên môn sẽ biết
điều gì là tốt hơn với bệnh nhân và cũng có thể từ chối yêu cầu an tử
nếu không muốn (vì trái đạo đức y học). Từ những phân tích như vậy
cho thấy, an tử góp phần bảo đảm hơn là vi phạm quyền không bị tra
tấn. Không chỉ vậy, an tử cũng là một biện pháp để bác sĩ thể hiện sự
tận tâm của mình đối với bệnh nhân. Khi đã áp dụng mọi biện pháp y
học mà người bệnh không thể phục hồi, bệnh nhân vẫn phải hứng chịu
những cơn đau dày xé đến từ căn bệnh hiểm nghèo. Một người bác sĩ
dũng cảm, hết lòng vì bệnh nhân sẽ sẵn sàng trao cho người bệnh một
cái chết nhẹ nhàng nếu người bệnh có nhu cầu. Đó là cách để giúp cho
người bệnh không còn phải sống dở, chết dở. Người bệnh sẽ ngủ một
giấc an lành rồi từ từ sang thế giới bên kia. Người thân của bệnh nhân
sẽ được chuẩn bị tâm lý trước cho chuyến đi này của người bệnh, họ
cũng sẽ không còn phải nhói lòng khi thấy người thân của mình gào
thét đau đớn vì bệnh tật, họ cũng không phải chịu gánh nặng cơ cực về
kinh tế để lo cho người bệnh. Về phía bác sĩ, họ cũng sẽ đỡ đi phần
nào cảm giác bất lực khi không thể cứu chữa cho bệnh nhân, họ cũng
cảm thấy an lòng vì mình để giúp cho bệnh nhân có một giấc ngủ yên
tĩnh, sẽ không phải chịu đựng đớn đau cho những ngày sau. Một hành
động đầy ý nghĩa như vậy, tại sao chúng ta có thể phản đối được?
| 1/4

Preview text:

QUYỀN AN TỬ
LUẬN ĐIỂM 1: QUYỀN SỐNG LÀ QUYỀN CỦA MỖI CON
NGƯỜI VÀ MỌI NGƯỜI PHẢI CÓ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG NÓ.
1. Cơ sở pháp lý
- Khoản 1, Điều 14, Hiến Pháp 2013
- Khoản 2, Điều 15, Hiến Pháp 2013
- Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 của Chủ tích Hồ Chí Minh
- Điều 3 Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế (1948) 2. Lập luận
Trong bản hiến pháp 2013, trong các bộ luật có liên quan, Bản Tuyên
Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế mà Việt Nam đã tham gia kí kết,…đều ghi rõ
“sống” là “quyền” của con người. Khi đã được coi là “quyền”, chủ thể
hoàn toàn có khả năng định đoạt về “quyền” đó. Chủ thể có thể sử dụng
hoặc từ chối sử dụng. Và mọi người có nghĩa vụ phải tôn trọng “quyền”
đó của chủ thể, không được phép can thiệp hoặc gây cản trở chủ thể định đoạn “quyền” đó.
Quyền an tử liên quan gần gũi với “quyền sống” của con người. Sống hay
chết phải được thực hiện bằng ý chí của chính người đó, không một ai có
quyền định đoạt thay họ. Tự do lựa chọn cuộc sống trong hoàn cảnh khắc
nghiệt, thể hiện quyền tự quyết cá nhân: mỗi người có quyền định đoạt
thân xác và mạng sống của mình, kể cả việc kết liễu nó. Do đó, mỗi người
phải được trao cho sự tự do để thực hiện quyền tự quyết này. Theo sự tôn
trọng quyền tự quyết, con người phải có quyền định đoạt sự sống và cái
chết của mình, họ phải được đủ khả năng để kết liễu sự sống khi nào họ
muốn, chặn đứng sự đau khổ không cần thiết.
LUẬN ĐIỂM 2: QUYỀN AN TỬ KHÔNG NẰM TRONG
TRƯỜNG HỢP BỊ HẠN CHẾ THEO QUY ĐỊNH.
1. Cơ sở pháp lý
- Khoản 2, Điều 14, Hiến Pháp 2013
- Khoản 4, Điều 15, Hiến Pháp 2013 2. Lập luận
Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Quyền con
người thì “Quyền con người” là toàn bộ các quyền và khả năng tự do
được thực hiện các hành vi bất kỳ nhằm tồn tại hay thỏa mãn các nhu cầu
thiết yếu cơ bản nhất của con người. Ở đây, quyền an tử cũng là một phần
trong việc đảm bảo sự mưu cầu hạnh phúc của con người. Quyền con
người và quyền công dân chỉ bị hạn chế trong tình trạng khẩn cấp. Hoạt
động An Tử không phải là tình trạng khẩn cấp có thể bị hạn chế theo quy
định của luật. Việc giúp cho bệnh nhân nan y được coi là một hành động
nhân đạo và ý nghĩa. Cái Chết Nhân Đạo không chỉ giúp cho mang căn
bệnh nan y thoát khỏi sự đau đớn về thể xác hay như người ta vẫn thường
nói là “sống không bằng chết”, vừa giúp cho gia đình có người mang
bệnh giảm áp lực về kinh tế, tinh thần. Bên cạnh đó, quyền An Tử còn
giúp giải tỏa nỗi bức xúc của các bác sỹ khi phải chứng kiến hoàn cảnh
bệnh nhân đang phải chịu đau đớn kéo dài. Không có nỗi đau đớn nào
bằng nỗi đau của người thân khi chứng kiến người thân của mình phải
sống quằn quại mà không thể giúp đỡ. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau
của người bác sỹ khi nhìn thấy bệnh nhân của mình đau đớn mà không có
cách nào cứu giúp. Quyền An Tử cũng không những không xâm phạm
đến những điều mà hiến pháp và pháp luật cấm, không gây ảnh hưởng đến
đạo đức con người mà còn là một giải pháp để giúp con người. Vậy thì hà
có gì chúng ta lại không chấp nhận Quyền An Tử?
Quyền An Tử một cách hợp pháp, hợp lý không gây ảnh hưởng đến
sức khỏe của cộng đồng. Tùy theo tình trạng sức khỏe cho phép, sự đồng
ý của hội đồng y khoa, sự tự nguyện của bệnh nhân, họ sẽ quyết định có lựa chọn Quyền An Tử.
LUẬN ĐIỂM 3: NGĂN CẢN QUYỀN AN TỬ LÀ HÌNH THỨC TRA TẤN GIÁN TIẾP 1. Cơ sở pháp lý
- Khoản 1, Điều 14, Hiến Pháp 2013
- Khoản 1, Điều 20, Hiến Pháp 2013 2. Lập luận
Đối với quyền không bị tra tấn (freedom from torture), Điều 7 ICCPR
(Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị ) quy định:
“Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô
nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử
dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý
tự nguyện của người đó”. Theo luật NQQT, một trong những yếu tố để
xác định tra tấn và những hành vi đối xử tồi tệ khác đó là những “đau
đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần” [gây ra cho
một người]. Trong an tử, có ít nhất hai đối tượng có liên quan đó là bác
sĩ (người chấp nhận và thực hiện an tử) và bệnh nhân (người đưa ra
yêu cầu và được an tử); và sự liên quan đến quyền không bị tra tấn
được thể hiện qua hai câu hỏi: (i) liệu việc duy trì sự sống của những
bệnh nhân không có khả năng cứu chữa và phải chịu những nỗi đau
cùng cực có là một sự đối xử tồi tệ với họ không? (ii) liệu các bác sĩ có
thể bị coi là làm trái với đạo đức ngành y và sẽ phải chịu những ảnh
hưởng tâm lý [nghiêm trọng] bởi chính họ đã trực tiếp hoặc gián tiếp
lấy đi mạng sống của người khác hay không?
Ở câu hỏi thứ nhất, việc tiếp tục duy trì sự sống cho những bệnh nhân
không còn khả năng cứu chữa, để cho họ phải chịu những con đau
ngày qua ngày trong khi bản thân họ mong muốn được cái chết nhẹ
nhàng là một hình thức tra tấn gián tiếp. Bởi suy cho cùng, khi đã vô
phương cứu chữa, khi thời gian sống chỉ còn tính vài tháng, vài ngày,
thậm chí là vài giờ,…Việc liên tục để cho họ phải chịu sự đau đớn về
thể xác cho đến lúc chết thực sự là hành động đối xử rất tệ với người
bệnh. Những bệnh nhân này, họ đau đớn về thể xác lẫn tinh thần khi họ
nhìn thấy những người thân yêu của mình phải đau khổ khi những
người thân phải đổ lệ, phải cơ cực khi nhìn thấy mình đau đớn. Vậy tại
sao, không cho họ một cách ra đi nhẹ nhàng, êm đềm hơn? Đó chẳng
phải là cách giải thoát yêu thương cuối cùng mà người thân, bác sĩ có
thể dành cho người bệnh hay sao? Còn ở câu hỏi thứ hai, câu trả lời có
thể rõ ràng hơn là “không”, bởi bác sĩ với năng lực chuyên môn sẽ biết
điều gì là tốt hơn với bệnh nhân và cũng có thể từ chối yêu cầu an tử
nếu không muốn (vì trái đạo đức y học). Từ những phân tích như vậy
cho thấy, an tử góp phần bảo đảm hơn là vi phạm quyền không bị tra
tấn. Không chỉ vậy, an tử cũng là một biện pháp để bác sĩ thể hiện sự
tận tâm của mình đối với bệnh nhân. Khi đã áp dụng mọi biện pháp y
học mà người bệnh không thể phục hồi, bệnh nhân vẫn phải hứng chịu
những cơn đau dày xé đến từ căn bệnh hiểm nghèo. Một người bác sĩ
dũng cảm, hết lòng vì bệnh nhân sẽ sẵn sàng trao cho người bệnh một
cái chết nhẹ nhàng nếu người bệnh có nhu cầu. Đó là cách để giúp cho
người bệnh không còn phải sống dở, chết dở. Người bệnh sẽ ngủ một
giấc an lành rồi từ từ sang thế giới bên kia. Người thân của bệnh nhân
sẽ được chuẩn bị tâm lý trước cho chuyến đi này của người bệnh, họ
cũng sẽ không còn phải nhói lòng khi thấy người thân của mình gào
thét đau đớn vì bệnh tật, họ cũng không phải chịu gánh nặng cơ cực về
kinh tế để lo cho người bệnh. Về phía bác sĩ, họ cũng sẽ đỡ đi phần
nào cảm giác bất lực khi không thể cứu chữa cho bệnh nhân, họ cũng
cảm thấy an lòng vì mình để giúp cho bệnh nhân có một giấc ngủ yên
tĩnh, sẽ không phải chịu đựng đớn đau cho những ngày sau. Một hành
động đầy ý nghĩa như vậy, tại sao chúng ta có thể phản đối được?