-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hậu quả của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận Pháp luật đại cương
Thực trạng hành vi tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Hậu quả của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Tham nhũng cản trở sự phát triển kinh tế bởi các chính sách kinh tế của quốc gia không thực hiện được đầy đủ hoặc hoàn toàn. Tham nhũng gây ra lãng phí, thất thoát lớn về mặt kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật đại cương 24 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Hậu quả của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận Pháp luật đại cương
Thực trạng hành vi tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Hậu quả của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Tham nhũng cản trở sự phát triển kinh tế bởi các chính sách kinh tế của quốc gia không thực hiện được đầy đủ hoặc hoàn toàn. Tham nhũng gây ra lãng phí, thất thoát lớn về mặt kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương 24 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
------------------------- ĐỀ TÀI
HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên: NGUYỄN YẾN NHI
Mã số sinh viên: 2155380047
Lớp: Truyền thông chính sách K41
Hà Nội, tháng 1 năm 2022 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1
B. NỘI DUNG…………………………………………………………………..2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ LUẬT
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG...................................................................2
1.1. Khái quát chung về tham nhũng..................................................................2
1.1.1. Khái niệm tham nhũng...........................................................................2
1.1.2. Tội phạm tham nhũng bao gồm các nhóm hành vi................................3
1.1.3. Các hành vi tham nhũng:.......................................................................4
1.2. Phân loại tham nhũng:.................................................................................5
1.3. Đặc trưng của tham nhũng...........................................................................7
1.4. Nguyên nhân gây ra tình trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay...............8
1.5. Hậu quả của tham nhũng............................................................................10
1.6. Luật phòng, chống tham nhũng..................................................................11
CHƯƠNG 2: HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...............................................................13
2.1. Thực trạng hành vi tham nhũng ở Việt Nam hiện nay...............................13
2.2. Hậu quả của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
...........................................................................................................................15
2.2.1. Tham nhũng cản trở sự phát triển kinh tế bởi các chính sách kinh tế
của quốc gia không thực hiện được đầy đủ hoặc hoàn toàn..........................15
2.2.2. Tham nhũng gây ra lãng phí, thất thoát lớn về mặt kinh tế.................17
2.2.3. Tham nhũng tạo ra một rào cản, cản trở đầu tư nước ngoài................18
C. KẾT LUẬN ………………………………………………………………...20 YEN NHI TA. MỞ ĐẦU
ham nhũng là một hiện tượng kinh tế
Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ
- xã hội gắn liền với sự ra đời và phát
trương, đường lối sáng suốt để tránh
triển của bộ máy Nhà nước. Ở mỗi
thiệt hại đáng kể cho nhân dân nói
quốc gia có sự phát triển, điều kiện
chung. Tuy nhiên, trong những năm
chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội
gần đây, thiệt hại vật chất của tham
khác nhau thì tỷ lệ tham nhũng cũng
nhũng ngày càng hiện hữu. Cũng vì
khác nhau. Tại Việt Nam, tham
vậy mà tác hại về kinh tế của tham
nhũng được nhận diện là một quốc
nhũng xảy ra là vô cùng lớn.
nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy
giảm niềm tin của nhân dân vào
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội
chủ nghĩa vì tham nhũng đem lại
nhiều hậu quả nặng nề. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng nhận định: “Tham
ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ
thù của nhân dân, của bộ đội và của
chính phủ” nó là: “Kẻ thù khá nguy
hiểm vì nó không mang gươm, mang
súng mà nó nằm trong các tổ chức
của ta, để làm hỏng mọi việc của
ta”.1 Vì vậy, nước ta đang đẩy mạnh,
quyết tâm chống tham nhũng, lãnh
phí và tiêu cực cao. Trên thực tế,
1 Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình, Tư
tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng 1 YEN NHI B. NỘI CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.
1.1. Khái quát chung về tham nhũng
1.1.1. Khái niệm tham nhũng
Hiện nay, nước ta đang từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ hình thành mặt trái của kinh
tế thị trường không chỉ Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào cũng phải đối mặt. Đó
chính là sự lên ngôi của đồng tiền đã kích thích lòng tham trong con người, đặc
biệt là những người có chức vụ, quyền hạn. Từ đó, khái niệm tham nhũng được hình thành.
Từ điển tiếng Việt đưa ra khái niệm “Tham nhũng là lợi dụng quyền hạn
để những nhiễu dân và lấy của”2;
Theo “The Oxford Unabridged Dictionary” thì “Tham nhũng là sự bóp
méo hoặc phá hoại tính liêm chính trong thực hiện công vụ bởi hối lộ hay thiên vị”. 3 2 Từ điển tiếng Việt
3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Giáo trình Pháp luật đại cương 2 YEN NHI
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Phòng, Chống tham nhũng số 36/2018/QH14
năm 2018: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”4 Trong đó:
Người có chức vụ, quyền hạn là những người do
bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một
hình thức khác, được hưởng lương hoặc không
hưởng lương. Đây là người được giao để thực
hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được
lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
Như vậy, theo định nghĩa này, đối tượng tham nhũng phải là người có chức vụ,
quyền hạn và người này phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để đạt
được một lợi ích nào đó không chính đáng.
4 Luật Phòng, Chống tham nhũng số 36/2018/QH14 năm 2018 3 YEN NHI
1.1.2. Tội phạm tham nhũng bao gồm các nhóm hành vi
Theo ban Tổng thư ký Liên Hợp quốc trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm
của các nước khác nhau cho rằng, tội phạm tham nhũng bao gồm các nhóm hành vi như:
Hành vi của những người có tổ chức, có quyền ăn cắp, tham
ô và chiếm đoạt tài sản nhà nước
Lạm dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp thông qua
việc sử dụng quy chế chính thức một cách không chính thức
Sự mâu thuẫn, không cân đối giữa các lợi ích chính đáng do
thực hiện nghĩa vụ xã hội với những món tư lợi riêng
Từ đó, có ba dấu hiệu để nhận biết tham nhũng: 4 YEN NHI
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi
trái pháp luật (có thể bằng hành động hoặc không hành 1 động)
Tạo lợi thế cho người khác hoặc cho người thân quen vi phạm pháp luật 2
Có sự trả công cho hành vi đó 3
1.1.3. Các hành vi tham nhũng:
Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 đặt ra cho
các quốc gia thành viên nghĩa vụ hình sự hóa những hành vi:
Hối lộ công chức quốc gia;
Hối lộ công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công;
Tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản bởi công chức;
Lợi dụng ảnh hưởng để trực lợi; Lạm dụng chức năng;
Làm giàu bất hợp pháp;
Hối lộ trong khu vực tư;
Tham ô tài sản trong khu vực tư;
Tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có; 5 YEN NHI Che giấu tài sản;
Cản trở hoạt động tư pháp.5
Ở Việt Nam các hành vi tham nhũng cũng được quy định cụ thể tại điều 2 của
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, bao gồm quy định: Các hành vi tham
nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện; Các hành vi tham nhũng trong khu vực
ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu
vực ngoài nhà nước thực hiện.
1.2. Phân loại tham nhũng:
+) Căn cứ vào mức độ tham nhũng thì tham nhũng được chia thành:
- Tham nhũng lớn: Theo Bộ công cụ phòng, chống tham nhũng của Liên hợp
quốc, tham nhũng lớn là loại tham nhũng xâm nhập đến tận những cấp bậc cao
nhất của Chính phủ quốc gia, làm xói mòn lòng tin vào sự quản lý đúng đắn,
nguyên tắc nhà nước pháp quyền và sự ổn định của nền kinh tế.
=> Đây là tham nhũng thường được diễn ra trong lĩnh vực quản lý kinh tế nhà
nước như: hối lộ các quan chức nhà nước ở cấp cao để có được những dự án lơn; tham ô tài sản,…
- Tham nhũng nhỏ: Tham nhũng nhỏ là tham nhũng liên quan đến việc đổi chác
một số tiền nhỏ, việc làm ơn không đáng kể bởi những người tìm kiếm sự ưu đãi,
hoặc việc sử dụng bạn bè hay họ hàng nắm giữ chức vụ nhỏ.
=> Một số hành vi, hiện tượng phổ biến của tham nhũng nhỏ như: hiện tượng
nhũng nhiễu của cán bộ cơ quan quản lý nhà nước; phong bì trong các bệnh viện, …
5 Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Giáo trình Pháp luật đại cương 6 YEN NHI
+) Căn cứ vào mức độ chủ động của đối tượng có hành vi tham nhũng:
-Tham nhũng chủ động: hành vi đề nghị hoặc là đưa hối lộ
- Tham nhũng bị động: hành vi nhận hối lộ
+) Căn cứ theo tiêu chí lĩnh vực:
- Tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế: một số biển hiện của tham nhũng trong lĩnh
vực kinh tế như: những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế
ra các quyết định kinh tế vi phạm pháp luật nhằm vụ lợi cá nhân; lách luật, lợi
dụng những sơ hở của pháp luật để sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại cho nền
kinh tế và xã hội; chiếm đoạt tài sản của nhà nước;…
- Tham nhũng trong lĩnh vực chính trị: những người có ảnh hưởng trong hệ
thống chính trị, những quan chức cấp cao câu kết với nhau để có những hành vi
vụ lợi, tác động thiên vị, lệch lạc vào những quyết định của Quốc gia nhằm có
lợi cho một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân nào đó.
- Tham nhũng trong lĩnh vực hành chính: đây là tham nhũng diễn ra rất phổ biến
trong các hoạt động hành chính nhà nước của các công chức hành chính. Một số
biểu hiện như: nhũng nhiễu, vòi vĩnh những khoản chi phí phát sinh của công
dân khi thực hiện các thủ tục hành chính; thiên vị trong thực hiện pháp luật; …
+) Dựa theo tiêu chí giới hạn phạm vi lãnh thổ mà hành vi tham nhũng xảy ra:
Tham nhũng trong nội bộ quốc gia Tham nhũng xuyên quốc gia
+) Căn cứ theo phạm vi tham nhũng:
- Tham nhũng trong lĩnh vực công: hành vi tham nhũng xảy ra trong cơ quan nhà nước; 7 YEN NHI
- Tham nhũng trong lĩnh vực tư: hành vi tham nhũng xảy ra bên ngoài cơ quan nhà nước.
+) Căn cứ theo tính chất của hành vi tham nhũng:
- Tham nhũng cá nhân đơn lẻ;
- Tham nhũng có tổ chức (tham nhũng tập thể)
Sự phân loại tham nhũng dựa trên các căn cứ khác nhau này chỉ có ý nghĩa
tương đối. Vì thực tế, hành vi tham nhũng diễn ra rất đa dạng, tinh vi và phức
tạp. Các loại hình tham nhũng cũng thường thâm nhập vào nhau và thường thì
một hành vi tham nhũng, nhất là hành vi tham nhũng lớn thường liên quan đến nhiều lĩnh vực.
1.3. Đặc trưng của tham nhũng
Đặc trưng của tham nhũng là những dấu hiệu chỉ tham nhũng có, các hành
vi khác trong xã hội không có và đó là cơ sở giúp chúng ta phân biệt hành vi nào
là tham nhũng, hành vi nào không phải là tham nhũng.
Thứ nhất, về chủ thể của tham nhũng:
Thứ hai, chủ thể của tham nhũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật.
Thứ ba, động cơ, mục đích của hành vi tham nhũng là vì vụ lợi 8 YEN NHI
1.4. Nguyên nhân gây ra tình trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Phẩm chất đạo Công tác tuyên đức của một bộ truyền, phổ biến, phận cán bộ, giáo dục về phòng công chức bị chống tham nhũng chưa được coi xuống cấp trọng, còn hình Quản lý nhà thức, mang nặng nước yếu kém tính phong trào Lương và chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên Nhận thức của một chức còn thấp, không số cán bộ, công Khung pháp luật về đủ trang trải cuộc chức, viên chức, phòng, chống tham sống của bản thân và đặc biệt là người nhũng còn chưa đầy đứng đầu cơ quan, đủ, chặt chẽ hoặc gia đình họ tổ chức, đơn vị về chưa được thi hành tính nghiêm trọng, hiệu quả sự nguy hại của Thể chế chính trị và tham nhũng còn chưa đầy đủ. Hệ thống cơ quan phòng, truyền thống văn hóa chống tham nhũng quốc hàm chứa những yếu
gia tuy đã được xây dựng tố ủng hộ hay khoan
nhưng hoạt động còn thiếu dung với hành vi tham
hiệu quả, ít nhiều mang tính hình thức nhũng.
1.5. Hậu quả của tham nhũng
Đối với bất kỳ Quốc gia nào trên Thế giới, tham nhũng luôn gây ra những
hậu quả, là nguy cơ gây ra sự mất ổn định an ninh và xã hội, xói mòn các thể chế
và các giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công lý, gây tổn hại đến sự phát triển
bền vững và chế độ. Vấn đề tham nhũng đã đe dọa sự ổn định chính trị và được
ví như một dịch bệnh nguy hiểm, tiềm tàng, có thể làm sụp đổ bất kỳ thể chế
chính trị nào. Công ước về chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc đã đề cập đến
việc các vụ tham nhũng liên quan đến số lượng lớn tài sản mà những tài sản này
đống một phần quan trọng trong nguồn lực của các quốc gia và điều đó sẽ gây
thiệt hại nghiêm trọng cho ổn định chính trị và phát triển bền vững của các nước 9 YEN NHI
đó. Những tác hại của tham nhũng có thể khái quát trên một số nội dung cơ bản như:
Trong lĩnh vực kinh tế: Tham nhũng cản trở sự phát triển kinh tế bởi các
chính sách kinh tế của quốc gia không thực hiện được đầy đủ hoặc hoàn toàn;
Tham nhũng gây ra lãng phí, thất thoát lớn về mặt kinh tế; Tham nhũng tạo ra
một rào cản, cản trở đầu tư nước ngoài.
Trong lĩnh vực chính trị - xã hội: Tham nhũng gây trở ngại đối với quá
trình đổi mới và xây dựng đất nước; Tạo ra và làm gia tăng bất công trong xã
hội; Tham nhũng bóp méo hoạt động quản lý nhà nước, vô hiệu quá quyền lực
nhà nước, khiến cho hoạt động quản lý nhà nước kém hiệu quả và không minh
bạch; Làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ xã hội chủ nghĩa, gây bất
ổn xã hội; Làm biến chất cán bộ, công chức nhà nước, hủy hoạt đạo đức công vụ;
Tham nhũng làm băng hoạt đạo đức xã hội, phá hỏa các giá trị truyền thống văn
hóa của dân tộc; Là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trật tự, kỷ cương trong các
lĩnh vực không được thực hiện một cách nghiệm chỉnh. 6
Đảng ta đã chỉ rõ, tham nhũng là một mối nguy cơ đe doạ an ninh quốc
gia, cùng với các nguy cơ khác như nguy cơ "diễn biến hoà bình", "nguy cơ tụt
hậu xa hơn về kinh tế" và nguy cơ "chệch định hướng xã hội chủ nghĩa". Tham
nhũng là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp và
nhiều lĩnh vực khác nhau gây ra những thiệt hại to lớn về mặt vật chất và tinh thần.
1.6. Luật phòng, chống tham nhũng.
Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018. Chủ tịch
6 Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Giáo trình Pháp luật đại cương 10 YEN NHI
nước ký Lệnh công bố ngày 04/12/2018. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019.
Về Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 được xây dựng nhằm tiếp
tục quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng trong việc đẩy mạnh công tác
phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, để đồng bộ với quy định mới trong các
đạo luật quan trọng khác được Quốc hội thông qua và nhằm nâng cao mức độ
tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng. CHƯƠNG 2:
HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1. Thực trạng hành vi tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Thực tế cho thấy, tham nhũng đang là một nguyên nhân cản trở sự phát
triển lành mạnh và thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở
Việt Nam. Tham nhũng trong khu vực tư đang ngày càng phát triển và có nguy
cơ gây ra hệ lụy nghiêm trọng đối với sự ổn định, phát triển kinh tế đất nước.
Một vụ án điển hình về tham nhũng kinh tế như vụ Ông Đinh La Thăng và
đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham
ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam (PVN). Đây là vụ án kinh tế lớn, được TAND tp Hà Nội đưa ra xét xử 11 YEN NHI
sơ thẩm tháng 01/2018 với bị cáo Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm. Quá
trình điều tra cho thấy, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái
Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐ Thành viên Tập đoàn dầu
khí Việt Nam (PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC)
thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái
quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp
đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo
Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không
đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số
tiền gần 120 tỷ đồng. Với hành vi này, TAND Thành phố Hà Nội đã tuyên phạt
Đinh La Thăng 13 năm tù. Các bị cáo đồng phạm khác trong vụ án bị tuyên phạt
từ 03 năm đến 22 năm tù, buộc bồi thường số tiền Nhà nước bị thất thoát. Ngoài
ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào Ngân
hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất thoát cho Nhà nước
800 tỷ đồng. Tháng 3/2018, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm
tuyên phạt Đinh La Thăng 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt của cả
hai vụ án, bị cáo Đinh La Thăng phải chấp hành mức án là 30 năm tù. Về trách
nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm liên đới
bồi thường 800 tỉ cho cho PVN. Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng, chịu trách
nhiệm bồi thường 600 tỉ đồng vì là người phải chịu trách nhiệm chính. Đến
tháng 6/2018, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm,
đã bác toàn bộ kháng cáo và y án sơ thẩm đối với Đinh La Thăng cùng 6 bị cáo đồng phạm khác.7
7 Tạp chí Tòa án nhân dân, 10 vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng và các vụ án điển hình được
đưa ra xét xử trong năm 2018. 12 YEN NHI
2.2. Hậu quả của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Tham nhũng cản trở sự phát triển kinh tế bởi các chính sách kinh tế
của quốc gia không thực hiện được đầy đủ hoặc hoàn toàn
Căn cứ vào số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số
cảm nhận tham nhũng (CPI) 2020, đã đánh giá 180 quốc gia và vùng lãnh thổ về
vấn đề tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó.
Theo đó, trong năm 2020, nước ta đạt 36/100 điểm. Tuy nhiên, năm 2019 nước
ta đạt 37/100 điểm, do đó có thể thấy rằng nước ta đã giảm 1 điểm so với năm
2019 và xếp thứ 104/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. So sánh với các nước,
điểm CPI của Việt Nam cao hơn một số quốc gia trong khu vực như Philippines,
Campuchia, Lào nhưng vẫn thấp hơn điểm trung bình tại khu vực ASEAN. Qua
kết quả này, ta thấy được tình trạng tham nhũng trong khu vực công vẫn được
cho là nghiêm trọng ở Việt Nam.
Từ kết quả trên cho thấy năm 2020, có 69 người đứng đầu và cấp phó đã
bị xử lý kỷ luật, 12 người bị xử lý hình sự nguyên nhân do thiếu trách nhiệm để
xảy ra tham nhũng. Phát hiện 394 vụ việc và 521 người vi phạm khi các bộ,
ngành kiểm tra, rà soát việc thực hiện các chế độ, định mức (so với năm 2019
tăng hơn 80% số người vi phạm và 38% số vụ). Qua số liệu từ báo cáo Chính
Phủ, số người bị xử lý hình sự do làm việc thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi
tham nhũng là 12 người; có 69 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý kỷ luật (so
với năm 2019 tăng hơn 39 người).
Bên cạnh đó, toàn ngành thanh tra đã triển khai được 210.000 cuộc thanh
tra, kiểm tra chuyên ngành và 6.900 cuộc thanh tra hành chính. Theo đó, đã phát
hiện được hơn 119.500 tỷ đồng do vi phạm về kinh tế và kiến nghị thu hồi hơn 13 YEN NHI
44.500 tỷ đồng; kiến nghị kỷ luật hành chính hơn 2.650 tập thể và rất nhiều cá
nhân. Về phía tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý ở cấp sơ thẩm 436 vụ việc, xét
xử sơ thẩm 269 vụ.; xét xử phúc thẩm 158 vụ tham nhũng.
Tuy nhiên, tại báo cáo thẩm tra, Uỷ ban Tư pháp nhận xét rằng số người bị
phát hiện, số vụ án tham nhũng đã được phát hiện, điều tra, truy tố hiện nay vẫn
chưa phản ánh được đúng thực tế tình hình tham nhũng hiện nay. Bên cạnh đó,
Uỷ ban Tư pháp cũng đánh giá việc ra soát, thực hiện nghiêm chỉnh của các đơn
vị chống tham nhũng vẫn chưa sát sao và đáp ứng đủ yêu cầu, dễ dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm.
Dựa vào những số liệu trên có thể thấy rõ hậu quả của tham nhũng cản trở
sự phát triển kinh tế, tham nhũng tỷ lệ nghịch với mức độ phát triển kinh tế.
Tham nhũng làm chậm nhịp độ phát triển kinh tế, phá vỡ những chiến lược và kế
hoạch phát triển, gây thiệt hại vật chất rất lớn cho nhà nước và người dân. Tham
nhũng chính sách mang lại lợi ích siêu lớn hơn cho những kẻ tham nhũng, đồng
thời cũng để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho đất nước. Một chính
sách phát triển kinh tế còn nhiều thiếu sót, méo mó được thông qua có thể làm
lợi không thể kể xiết cho một số người, nhưng đồng thời cũng làm cạn kiệt các
nguồn lực của đất nước. Một quyền năng không chính đáng được cài vào trong
luật có thể hợp pháp hóa sự nhũng nhiễu vô tận của một số người, nhưng đồng
thời cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế. Tỷ lệ tham nhũng càng cao,
sự thất thoát về kinh tế càng lớn do các cán bộ có chức có quyền nhũng nhiễu,
bòn rút. Do đó, số tiền để đầu tư cho các chính sách kinh tế quốc gia sẽ ít hơn rất
nhiều, khiến các chính sách đó không được thực hiện một cách đầy đủ hoặc hoàn toàn. 14 YEN NHI
2.2.2. Tham nhũng gây ra lãng phí, thất thoát lớn về mặt kinh tế
Tham nhũng gây ra lãng phí, thất thoát lớn về mặt kinh tế. Thực tế cho
thấy một lượng tiền khá lớn của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài
bị một bộ phận người có chức vụ, quyền hạn vụ lợi, mà không được sử dụng vào
hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Một
bộ phận người có chức vụ, quyền hạn vụ lợi, bòn rút, chiếm hữu trái phép nhiều
tài sản dẫn đến thất thoát một lượng giá trị vật chất lớn. Nếu như họ không vì sự
tham lam, ích kỷ cho lợi ích cá nhân của mình thì những giá trị vật chất đó có thể
được quy đổi sang tiền để đem xây dựng hay tu sửa, phục hồi những công trình,
phát triển những dự án kinh tế của nhà nước thì sẽ tạo được công ăn việc làm cho
rất nhiều người lao động và tạo ra không ít giá trị tài sản. Tham nhũng làm một
lượng tiền lớn của nhà nước “không cánh mà bay”, số tiền được ngân sách nhà
nước chi ra để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho các doanh nghiệp
thì lại bị một bộ phận người có chức vụ, quyền hạn bòn rút vì vụ lợi cá nhân.
Điều đó khiến cho các doanh nghiệp, tổ chức không đủ tiền để phát triển kinh tế.
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp dần đi dẫn đến thị trường kinh tế
kém phát triển đi. Một ngành nghề kém phát triển có thể kéo theo một hoặc
nhiều nghành nghề khác kém phát triển, dẫn đến thực trạng cả nền kinh tế bị ảnh hưởng.
ham nhũng còn khiến cho không thể đủ ngân sách để chi cho các
khoản chi phát triển nền kinh tế, làm các dự án mới, hay nâng cấp
Tcông trình xây dựng. Nó làm giảm hiệu quả chủ trương, chính sách
của Đảng về phát triển kinh tế, xâm phạm các hoạt động của nhà
nước về lĩnh vực kinh tế. Những điều này tác động trực tiếp lên nền kinh tế,
giảm chỉ số GNP, tổng sản phẩm quốc dân ở một góc độ nhỏ. 15 YEN NHI
2.2.3. Tham nhũng tạo ra một rào cản, cản trở đầu tư nước ngoài.
Như em đã phân tích ở trên, căn cứ vào số liệu do Tổ chức Minh bạch thế
giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2020, nước ta đạt 36/100
điểm và đứng thứ 104/180. Con số này cho thấy tình trạng tham nhũng trong khu
vực công vẫn được coi là nghiêm trọng tại Việt Nam. Một lần nữa, con số này
cũng cho thấy tham nhũng ở nước ta đã tạo ra một rào cản, phần nào cản trở đầu tư nước ngoài.
Do nạn tham nhũng, đầu tư trực tiếp nước ngoài không được khích lệ và
các doanh nghiệp nhỏ trong nước dù vật lộn cũng không vượt qua được các chi
phí “bôi trơn”, đút lót khiến cản trợ những ý định mở rộng sản xuất kinh doanh
hay đầu tư của doanh nghiệp. Tham nhũng đã làm giảm động lực hoặc làm chệch
hướng động lực của doanh nghiệp, và có thể làm giảm đi sự phát triển kinh tế.
Vốn dĩ, cạnh tranh là động lực của phát triển nhưng tham nhũng khiến vẩn đục
cạnh tranh lành mạnh. Thực tế đã chứng minh điều đó, những doanh nghiệp đút
lót, hối lộ thường ít quan tâm hơn đến việc phát triển sản phẩm, đổi mới, nâng
cấp công nghệ. Điều đó đã tác động trực tiếp và rất nghiêm trong trong môi
trường cạnh tranh quốc tế gay gắt hiện nay.
Một điều nữa, trên thực tế cho thấy một số doanh nghiệp FDI cảm nhận
môi trường kinh doanh ở nước ta kém hấp dẫn hơn nhiều vì nạn tham nhũng, chi
phí không chính thức, chất lượng dịch vụ hành chính công và chất lượng của cơ
sở hạ tầng. Môi trường thể chế tổ chức không tốt thì các doanh nghiệp càng dễ
chịu những rủi ro không đáng có vì tham nhũng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bị
chèn ép bởi các thủ tục hành chính quá rườm ra, chậm chễ, bị nhũng nhiễu bởi
những người có chức vụ, quyền hạn lạm quyền làm họ phải nộp nên nhiều khoản
phí, khoản phạt bổ sung sẽ làm giảm ý định đầu tư, mở rộng thị trường, và cũng
khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng “ngại” đầu tư vào Việt Nam. 16 YEN NHI C. KẾT LUẬN
Trên đây là bài viết của em với đề tài: “Hậu quả của tham nhũng đối với
sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, trong bài viết em đã phân tích, 17 YEN NHI
nghiên cứu làm rõ những hậu quả của tham nhũng trong sự phát triển kinh tế.
Qua đó, có thể thấy được tham nhũng đang là một vấn đề nhức nhối, nó ảnh
hưởng rất nhiều đến tình kinh tế, cản trở sự phát triển của quốc gia. Vì vậy, Nhà
nước và toàn dân cần tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện
pháp phòng, chống tham nhũng nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng,
góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước, thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Em hy vọng rằng, xã hội sẽ chung tay góp
sức để từng bước đẩy lùi nạn tham nhũng và xây dựng lại niềm tin, trả lại cho
cuộc sống bình yên, tạo đà cho sự phát triển nhằm thực hiện thành công mục
tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” 18