-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hãy lựa chọn một nguyên tắc quản lý kinh doanh mà bạn cho là thiết thực nhất ở nước ta hiện nay. Đề xuất giải pháp áp dụng nguyên tắc đó môn Chủ nghĩa xã hội và khoa học | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Theo em thì nguyên tắc 2: Phải xuất phát từ khách hàng là thiết thựcnhất ở nước ta hiện nay. Vì việc kinh doanh theo cơ chế thị trường ngày nay, kết quả cuối cùng tùy thuộc gần như quyết định vào người mua, mọi chủ doanh nghiệp phải tạo cho mình một khối lượng
khách hàng cần có để tồn tại và phát triển. Nguyên tắc này là căn cứ để hình thành chiến lược Marketing của mỗi doanh nghiệp (bao gồm cả bốn nội dungTài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Khoa học quản lí 7 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Hãy lựa chọn một nguyên tắc quản lý kinh doanh mà bạn cho là thiết thực nhất ở nước ta hiện nay. Đề xuất giải pháp áp dụng nguyên tắc đó môn Chủ nghĩa xã hội và khoa học | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Theo em thì nguyên tắc 2: Phải xuất phát từ khách hàng là thiết thựcnhất ở nước ta hiện nay. Vì việc kinh doanh theo cơ chế thị trường ngày nay, kết quả cuối cùng tùy thuộc gần như quyết định vào người mua, mọi chủ doanh nghiệp phải tạo cho mình một khối lượng
khách hàng cần có để tồn tại và phát triển. Nguyên tắc này là căn cứ để hình thành chiến lược Marketing của mỗi doanh nghiệp (bao gồm cả bốn nội dungTài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Khoa học quản lí 7 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46672053
Họ & Tên: Bùi Duy Tùng MHV: 2000387
Lớp: Cao học QTKD K15.2
Bài kiểm tra môn KHQL
Đề bài: Hãy lựa chọn một nguyên tắc quản lý kinh doanh mà bạn cho là thiết
thực nhất ở nước ta hiện nay. Đề xuất giải pháp áp dụng nguyên tắc đó. Bài làm
- Theo em thì nguyên tắc 2: Phải xuất phát từ khách hàng là thiết thực nhất ở nước ta hiện nay.
Vì việc kinh doanh theo cơ chế thị trường ngày nay, kết quả cuối cùng tùy thuộc gần như
quyết định vào người mua, mọi chủ doanh nghiệp phải tạo cho mình một khối lượng
khách hàng cần có để tồn tại và phát triển. Nguyên tắc này là căn cứ để hình thành chiến
lược Marketing của mỗi doanh nghiệp (bao gồm cả bốn nội dung:
Sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place) và chiêu thị (promotion) và các nội
dung quản lý của doanh nghiệp (vốn, lao động, công nghệ, thị trường, văn hoá doanh
nghiệp). Nguyên tắc này cũng đòi hỏi điều kiện phải nắm vững vòng đời của mỗi sản
phẩm để luôn luôn đổi mới chiến lược sản phẩm, thích nghi được với thị trường luôn biến động.
- Đề xuất giải pháp áp dụng:
Doanh nghiệp cần xây dựng và quản lý mối quan hệ với khách hàng hiệu quả.
Các tổ chức, doanh nghiệp phải luôn coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh, hay nói cách khác là phụ thuộc vào các khách hàng của mình, xem
khách hàng như là động lực chèo lái và phát triển của tổ chức. Trước đây, xu hướng của
các doanh nghiệp là phát triển sản phẩm rồi đi tìm thị trường để tiêu thụ, tìm khách hàng
để bán sản phẩm đã cho thấy doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như: Hàng hóa tồn
kho nhiều, khiếu nại khách hàng gia tăng, mức độ xáo trộn khách hàng cao, lợi ích khách hàng giảm.
Xác định rõ khách hàng hiện tại và tương lai của mình là những ai, họ ở đâu và họ muốn
gì. Hoạt động kinh doanh của công ty khi đó được nhìn bằng con mắt của chính khách
hàng. Những nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được thỏa mãn từ những sản phẩm, dịch vụ
mà công ty đã, đang cung cấp cho khách hàng và khi đó công ty sẽ luôn luôn tìm mọi
cách để cải tiến các sản phẩm dịch vụ đó. lOMoAR cPSD| 46672053
Điều mà các công ty, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa là phải chiếm được tâm trí và
trái tim của khách hàng. Hay nói cách khác là công ty phải đáp ứng và cố gắng vượt sự
mong đợi của khách hàng. Công ty có thể thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu nhằm
nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng như:
+) Các hoạt động nghiên cứu thị trường.
+) Các hoạt động trao đổi thông tin với khách hàng như: Hội nghị khách hàng, thăm dò ý
kiến khách hàng, hội thảo, hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
+) Các hoạt động xúc tiến bán hàng, giải quyết các ý kiến, thắc mắc của khách hàng.
Tổ chức, thúc đẩy và tạo hiệu ứng marketing để sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng nhanh chóng.
Nắm chắc vòng đời sản phẩm và cập nhật thường xuyên nhu cầu của khách hàng.