Hệ thông câu hỏi ôn tập 2022 cho sinh viên không chuyên | Học Viện Phụ phụ nữa Việt Nam
Hệ thông câu hỏi ôn tập 2022 cho sinh viên không chuyên | Học Viện Phụ phụ nữa Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
HỌC VIỆN TTN VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
BỘ MÔN MÁC - LÊNIN & TT HỒ CHÍ MINH
HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 1: Khái quát chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
đối với nước ta? Hậu quả của chính sách đó?
Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta và nhanh chóng chúng
đã chiếm được đất nước ta với hai bản hiệp ước Acmang 1883 và hiệp ước patơnốt
1884 mà triều đình nhà Nguyễn đã ký với Pháp công nhận sự thống trị lâu dài của
thực dân Pháp đối với nước ta. Sau khi đặt ách thống trị lên đất nước ta thực dân
Pháp đã nhanh chóng thiết lập chế độ chính trị vô cùng phản động và thực hiện
chương trình khai thác thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên thiên nhiên về cho chính
quốc, để lại những hậu quả to lớn cho đất nước Việt Nam.
Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa nước ta chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ năm 1897 – 1914
+ Giai đoạn 2: Từ năm 1919 – 1929
Thực dân Pháp thực hiện chính sách cực kỳ phản động trên tất cả các mặt kinh tế-
chính trị-xã hội nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản Pháp * Về chính trị:
– Thực hiện chính sách chuyên chế về chính trị với bộ máy đàn áp vô cùng nặng nề.
– Dùng chính sách cai trị trực tiếp, duy trì bộ máy chính quyền phong kiến từ trung
ương xuống địa phương làm tay sai đắc lực cho chúng
– Thực hiện chính sách chia để trị chúng chia đất nước ta ra thành 3 kỳ: Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ, với mỗi kỳ chúng lại thực hiện một chế độ chính trị riêng
– Thủ tiêu mọi quyền dân chủ của nhân dân Việt Nam, đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta. * Về kinh tế:
– Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân phản động và bảo thủ nhằm
biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa và cung cấp nguyên vật liệu cho chúng. – Thủ đoạn:
– Thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế trên tất cả các ngành nông nghiệp,
công nghiệp, thương nghiệp.
– Đặt ra nhiều thứ thuế vô lý (thuế thân, thuế chợ, thuế đò…)
– Duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu nhằm mục đích bóc lột tối đa
kìm hãm nền kinh tế của nước trong vòng lạc hậu
– Thực dân Pháp thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. * Về văn hoá:
– Thực dân Pháp thực hiện chính sách kìm hãm và nô dịch nhân dân ta về văn hoá
gây tâm lý tự ty vong bản, giam hãm và đầu độc nhân dân ta trong bề tăm tối, làm
cho nhân dân ta ngu để dễ bề cai trị. – Thủ đoạn:
– Khuyến khích các tệ nạn xã hội, các luồng văn hoá ngoại lai đồi trụy nhằm đầu độc nhân dân Việt Nam.
– Xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học và bệnh viện
– Ngăn chặn sự ảnh hưởng của văn hoá tiến bộ vào Việt Nam kể cả văn hoá tiến bộ Pháp.
Hậu quả: Chính sách khai thống trị vô cùng phản động và chương trình khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nước ta, làm
cho nền kinh tế nước ta sa sút nghiêm trọng các tệ nạn xã hội phát triển, xã hội
phân hóa hết sức sâu sắc. Xã hội nảy sinh mâu thuẫn ngoài mâu thuẫn cơ bản đã
tồn tại là mâu thuẫn giai cấp xã hội còn nảy sinh thêm mẫu thuẫn mới đó là mẫu
thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc Pháp xâm lược đây là mâu thuẫn dân tộc cần
phải được giải quyết trước đem lại độc lập tự do cho đất nước. Ngoài ra trong xã
hội còn xuất hiện các giai cấp mới ngoài các giai cấp cơ bản là nông dân, địa chủ
phong kiến xã hội còn xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tư bản, giai cấp tư
sản, giai cấp tiểu tư sản trong đó giai cấp công nhân có vai trò quan trọng trong
việc lãnh đạo cách mạng đấu tranh chống đế quốc giải phóng dân tộc. *Tóm lại:
Toàn bộ thủ đoạn và chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với nước ta nhằm làm
cho dân nhân ta phụ thuộc vào chúng mọi mặt đồng thời để lại những hậu quả nặng nề đối với nước ta.
Câu 2: Phân tích sự khủng hoảng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở
Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX? Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước? 1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã
tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra đời của hai giai cấp mới là công nhân và tư
sản Việt Nam. Các giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân
phận của người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp
áp bức bóc lột. Vì vậy trong xã hội Việt Nam ngoài mâu thuẫn cơ bản giũa nhân
dân chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản
vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc là mâu thuẫn giữa toàn
thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
2. Các phong trào yêu nước:
• Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Cần Vương (1885-1896):
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913):
- Kết luận: Mặc dù chiến đấu rất anh dũng, nhưng cuối cùng các phong trào đều bị
dập tắt. Sự thất bại này chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không thể giúp nhân dân
ta thoát khỏi kiếp nô lệ và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ của lịch sử đề ra.
• Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
*/Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Xu hướng bạo động:
+ Phong trào Đông Du (1906-1908): Do Phan Bội Châu (1867-1940) khởi xướng và lãnh đạo.
Hạn chế lớn của ông là chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp, chẳng
khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
+ Việt Nam Quang phục Hội (1912):
Cách mạng Tân Hợi nổ ra, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn ảnh hưởng đến
Phan Bội Châu. Ông chuyển sang lập trường dân chủ tư sản, lập ra Việt Nam
Quang phục hội (5-1912) để chống Pháp. - Xu hướng cải lương:
+ Phong trào Duy Tân (1906-1908):
Do Phan Châu Chinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đứng đầu, giương cao
ngọn cờ, dân chủ và cải cách văn hoá - xã hội, phản đối vũ trang bạo động chống Pháp.
Hạn chế của ông là dựa vào Pháp chống chính quyền tay sai, kêu gọi Pháp cho
phép thực hiện những cải cách dân chủ, “chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương”.
+ Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907):
Do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo.
Phong trào diễn ra khá sôi nổi, dưới các hình thức tuyên truyền cải cách văn hoá -
xã hội, bài trừ mê tín dị đoan, tuyên truyền cho việc học chữ quốc ngữ.
*/Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 - 1930)
- Phong trào quốc gia cải lương của tầng lớp tiểu tư sản thành thị và địa chủ lớp trên:
+ Năm 1919, phong trào tẩy chay Hoa kiều, bài trừ hàng hoá ngoại, chấn hưng
hàng nội hoá, với khẩu hiệu: “Người Việt Nam không mang vàng đi đổ sông Ngô”,
“ Người Việt Nam mua hàng Việt Nam”.
+ Năm 1923, phong trào chống độc quyền xuất khẩu gạo ở cảng Sài Gòn của Pháp.
+ Cuộc đấu tranh chống độc quyền nước mắm (1920-1926).
+ Cuộc đấu tranh đòi mở rộng các quyền tự do, dân chủ, tham gia các hoạt động
chính trị. Tiêu biểu là Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu(1923).
- Phong trào yêu nước dân chủ công khai:
+ Những phần tử tiểu tư sản yêu nước khác tập trung trong những tổ chức như
“Tâm Tâm xã” (1923), “ Việt Nam nghĩa hoà Đoàn” (1925), “Hội phục Việt”
(1925), “Đảng Thanh niên” ( 1926).
+ Họ xuất bản một số tờ báo tiến bộ như “Chuông rè”. “ L’ Annam”, “ Nước
Annam trẻ”, với một loạt các nhà xuất bản như: Nam đồng thư xã, Cường học thư xã…
- Phong trào cách mạng quốc gia tư sản:
+ Gắn liền với hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng.
+ Ra đời ngày 25-12-1927. Tiền thân là Nam đồng thư xã.
+ Lãnh tụ : Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài.
+ Thành phần: Công chức, hào lý, địa chủ, binh lính trong quân đội...
+ Tư tưởng chính: Đánh đổ thực dân Pháp, phá bỏ ngôi vua, thành lập
chính quyền của người Việt Nam.
+ Địa bàn hoạt động: Đồng bằng, trung du Bắc Bộ.
+ Tiến hành các hoạt động ám sát và bị thực dân Pháp đàn áp.
+ Tổ chức khởi nghĩa Yên Bái vào ngày 9-2-1930 và nhanh chóng bị
thực dân Pháp đàn áp. Phong trào thất bại, chấm dứt vai trò của giai cấp tư sản.
=>Các cuộc khởi nghĩa tuy đã cổ vũ được tinh thần yêu nước của người Việt
Nam nhưng đã cho thấy những người tư sản yêu nước đã không hoàn thành sứ
mệnh lịch sử giao phó. 3. Nguyên nhân thất bại: - Mang tính tự phát
- Chưa có đường lối chính trị đúng đắn
- Chưa lớn mạnh cả về kinh tế
- Không tập hợp, phát huy được sức mạnh nhân dân
- Không có sự gắn kết, diễn ra lẻ tẻ, không thống nhất nên dễ bị thực dân Pháp đàn áp
- Các phong trào này quá phụ thuộc vào người lãnh đạo. Sau khi người lãnh đạo bị
bắt hoặc bị hy sinh thì các phong trào này đều bị tan rã.
- Không đưa ra được những quyền lợi cho nhân dân đặc biệt là người nông dân VN.
-Các phong trào thiếu tính quyết liệt, tức là phương thức hành động chưa đủ bạo
động đấu tranh để giải quyết triệt để.
=>Khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Câu 3: Làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam? Theo anh (chị) sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
khác với các nhà yêu nước trước đó như thế nào?
Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự ra đời của Đảng ta được thể hiện:
Một là, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
Việt Nam. Những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm, dấu chân Người từng in
trên 3 đại dương, 4 châu lục và khoảng 30 quốc gia trong 10 năm (1911 - 1920).
Quá trình thâm nhập thực tiễn rộng lớn đó đã giúp người thanh niên yêu nước nhận
thức rõ hơn, khái quát hơn những vấn đề mang tính chất bước ngoặt quan trọng, đó
là nhận ra diện mạo, bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân: Ở đâu
bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị
bóc lột, áp bức nặng nề và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống
người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”. Nhận ra bản chất của các
cuộc cách mạng qua nghiên cứu các cuộc cách mạng của các nước tư bản chủ
nghĩa: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản.
Cách mệnh không đến nơi, không triệt để, tiếng nói là cộng hòa là dân chủ. Kỳ
thực bên trong thì nó bóc lột công nông trong nước, ở ngoài thì áp bức thuộc
địa”[1]. Bắt gặp lý tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Người đã tìm thấy con
đường cứu nước giải phóng cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản. Sau này
Người có kể lại: “Luận cương của Lênin đã làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi,
sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào
bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng cho chúng ta”[2]. Có thể khẳng định, chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa
Nguyễn Ái Quốc tìm đến lý tưởng cao quý của chủ nghĩa Mác - Lênin, với khát
vọng mang lại hòa bình cho dân tộc, Người đưa ra những thông điệp mang giá trị
vĩnh hằng, đó là những thông điệp về hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ,
đó chính là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - con đường Người lựa
chọn suốt 100 năm qua, nay vẫn là sợi chỉ đỏ, là kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng Việt Nam.
Hai là, Nguyễn Ái Quốc đã
tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong
nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng.
Khi xác định con đường cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản theo
cách mạng Tháng Mười Nga, theo Quốc tế Cộng sản thì Nguyễn Ái Quốc bằng
hoạt động thực tiễn tích cực của mình ở nước ngoài đã tiến hành truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, quá trình truyền bá đi từ thức tỉnh đến giác ngộ, từ
lựa chọn con đường đến hành động cách mạng theo con đường cách mạng vô sản.
Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình tích cực tố cáo, lên án
bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa và
kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng. Người đã góp phần
quan trọng vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa. Chỉ
rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung
của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế
giới. Đồng thời tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác - Lênin, xây dựng mối quan
hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước
thuộc địa và phục thuộc.
Về chính trị: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận điểm chính
trị: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng của các dân tộc bị
áp bức; xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô
sản thế giới; xác định lực lượng cách mạng; xác định vai trò lãnh đạo của Đảng;
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Những luận điểm ấy sau này
phát triển thành những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời
của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào tạo
cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) để
vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Năm 1925, Nguyễn Ái
Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp
đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã
giúp cho những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ
tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công
của Người trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời.
Trong những năm 1928 - 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta
tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa Mác - Lênin được
Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với
phong trào "vô sản hoá" đã làm chuyển biến phong trào công nhân, giác ngộ họ và
tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác. Thông qua phong trào “vô sản
hoá”, lớp lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập
trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước
phát triển mạnh mẽ, tiến tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt
Nam, tạo điều kiện chín muồi và hợp qui luật cho sự ra đời của Đảng.
Ba là, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
Năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm (Thái Lan), mặc dù chưa
nhận được chỉ thị của Quốc tế cộng sản về yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản
ở Việt Nam. Song với sự nhạy bén về chính trị, sự chủ động cao, thực hiện trọng
trách lịch sử đối với dân tộc, với vai trò, trách nhiệm trong Quốc tế cộng sản,
Nguyễn Ái Quốc đã chủ triệu động
tập Hội nghị hợp nhất, thực hiện sứ mệnh lịch
sử của người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ ngày 06/01/1930 đến ngày
07/02/1930, tại Cửu Long – Hồng Công (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất đã được
tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Tham dự Hội nghị có các đại biểu
của Đông Dương Cộng sản Đảng (2 đại biểu) và An Nam Cộng sản Đảng (2 đại
biểu) và 2 đại biểu hải ngoại (Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn). Còn Đông Dương
Cộng sản Liên đoàn đã thành lập, song chưa có liên hệ, nên chưa được triệu tập đại
biểu đến dự (và ngày 24/02/1930, tổ chức này được hợp nhất vào Đảng Cộng sản
Việt Nam). Với sự nhất trí cao, Hội nghị đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt
Nam và thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng,
Điều lệ vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo. Các văn kiện đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Chánh cương vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo, đã thể hiện rõ
con đường giải phóng và phát triển của dân tộc Việt Nam là “làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng” (tức cách mạng dân tộc dân chủ), “thực hiện
mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng” để đi tới xã hội cộng sản” . [3]
Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, tức cách mạng
dân tộc, dân chủ, trong đó giành hết độc lập dân tộc được đặt ở vị trí trên hết. Ở
Việt Nam, trước hết phải làm “dân tộc cách mệnh”, tức trước hết phải đánh đổ sự
cai trị, nô dịch dân tộc của chủ nghĩa đế quốc, giành lại quyền bình đẳng dân tộc,
tự do cho dân nước mình: “dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ,
nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền” . [4] Có thể thấy,
trong Chánh cương vắn tắt, Hồ Chí Minh đã thực hiện 3 cuộc giải phóng cách
mạng vô sản ở một nước thuộc địa như nước ta là: giải phóng dân tộc phải tiến
hành trước tiên, tạo tiền đề giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Nói một cách
khác giải phóng, giành độc lập dân tộc là bước đi đầu tiên của cuộc cách mạng vô
sản ở nước thuộc địa, ở Việt Nam. Đây là một luận điểm cơ bản, chính yếu trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đây cũng là một đóng góp đặc sắc, bổ
sung phát triển chủ nghĩa Mác –Lênin trên phương diện lý luận về các mô hình vận
động, phát triển của cuộc cách mạng vô sản.
Điểm khác nhau cơ bản giữa Nguyễn Tất Thành với các nhà yêu nước
đương thời, đã dẫn đến những khác nhau trong tư duy, trong hoạt động thực
tiễn và cả trong việc lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam. Điều này thể
hiện ở những điểm sau:
Điểm thứ nhất là, trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc
(Nguyễn Tất Thành) đã tìm hiểu sâu sắc các cuộc cách mạng điển hình trên thế
giới. Người đề cao những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của
các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nhưng Người cũng nhận thức rõ và phê phán
bản chất không triệt để của các cuộc cách mạng tư sản. Nguyễn Ái Quốc nhận xét:
“Tư bản nó dùng chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để lừa dân, xúi dân đánh đổ
phong kiến. Khi dân đánh đổ phong kiến rồi, thì nó lại thay phong kiến mà áp bức dân.
Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách
mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục
công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Đây là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc khẳng
định một cách dứt khoát rằng: Con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc
lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.
Điểm khác nhau thứ hai là mục đích của cuộc ra đi. Nếu như phần lớn những
người Việt Nam xuất dương lúc bấy giờ là để tìm sự giúp đỡ của bên ngoài, cầu
ngoại viện để đánh Pháp, thì Nguyễn Ái Quốc ra đi là để tìm con đường, cách thức
(phương pháp) đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào.
Người nói: “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi
xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.
Điểm thứ ba là hướng đi. Nguyễn Tất Thành đi sang Pháp. “Các lý do hấp dẫn
đưa Người đến nước Pháp là những truyền thống tự do, bình đẳng, bác ái và nền
văn minh của chính quốc mà Người được nghe, biết và sự tàn bạo của bọn thực
dân ở thuộc địa mà Người đã chứng kiến...Năm 1923, tại Mátxcơva khi trả lời cuộc
phỏng vấn của phóng viên tạp chí Ngọn lửa nhỏ, Người đã giải thích quyết định ra
đi của mình như sau: Vào trạc tuổi 13 lần đầu tiên tôi được nghe những từ ngữ
tiếng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái – đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng
được coi là người Pháp - thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp”. Đi sang
Pháp tìm hiểu tận gốc kẻ thù đang áp bức nô dịch đất nước mình, để từ đó có
phương pháp và vũ khí phù hợp đánh đuổi chúng, phải chăng đây cũng là một lý
do quyết định hướng đi của Người.
Điểm thứ tư là cách đi. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, có một người bạn đã
hỏi Nguyễn Tất Thành: Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? Nguyễn Tất Thành “vừa
nói vừa giơ hai bàn tay - chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để
sống và để đi”. Và, từ việc làm phụ bếp trên con tàu Pháp của hãng “Vận tải hợp
nhất”, đến cào tuyết trong một trường học, đốt lò, làm vườn, làm thợ rửa ảnh...
Nguyễn Tất Thành đã hòa mình, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động,
hiểu được nỗi thống khổ, hiểu được nguyện vọng và ý chí, năng lực của họ và
đồng cảm với họ. Và như thế, trên cuộc hành trình của mình với sự lăn lộn trong
cuộc sống lao động và đấu tranh của nhân dân các nước, với tầm hiểu biết rộng lớn
và vốn thực tiễn sâu sắc, phong phú, Nguyễn Tất Thành đã nhận thức về thế giới
và thời đại theo một lập trường và quan điểm mới so với các nhà yêu nước đương
thời. Đó là nhận điện đúng đắn kẻ thù chung của cách mạng thế giới - chủ nghĩa
thực dân đế quốc; nhận thức đúng đắn về lực lượng cơ bản của cách mạng thế giới - nhân dân lao động.
Điểm thứ năm là, trong giai đoạn 1911 - 1920, Nguyễn Tất Thành đã đi đến nhiều
nơi trên thế giới để tìm hiểu, khảo sát: “Anh đã vượt qua ba đại dương, bốn châu
lục, đặt chân lên khoảng gần 30 nước, là một trong những nhà chính trị đã đi nhiều
nhất, có vốn hiểu biết phong phú nhất về thực tế các thuộc địa cũng như các nước
tư bản đế quốc chủ yếu nhất trong những thập niên đầu của thế kỷ XX...”. Nguyễn
Tất Thành đặc biệt quan tâm, tìm hiểu, khảo sát cuộc Cách mạng Tháng Mười; liên
hệ giữa cách mạng Nga năm 1917 với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam
và rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công,
và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình
đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp
khoe khoang bên An Nam...Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách
mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền,
phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.
Câu 4: Phân tích nội dung Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng và những
điểm sáng tạo của Cương lĩnh.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con
đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu
cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc.
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc ở Xiêm (Thái Lan) đang tìm đường về nước thì nghe tin Hội
Việt Nam cách mạng Thanh niên phân liệt, những người Cộng sản chia thành nhiều phái, Người lập
tức trở lại Hương Cảng (Trung Quốc). Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ
quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, Người chủ động
triệu tập đại biểu của hai nhóm (Đông Dương và An Nam) và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu
Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06-01-1930. Sau nhiều ngày thảo
luận, đến ngày 03-02-1930, Hội nghị đi tới nhất trí tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương
Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt
của Đảng. Các văn kiện này hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh đã xác định rõ về đường lối, nhiệm vụ, lực lượng và mối quan hệ
của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh sau khi thành lập Đảng. Cụ thể, về đường lối chiến lược là
làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Cương lĩnh xác
định ba nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam, bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ,
chống đế quốc và chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc
lập dân tộc. Cụ thể: Về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước
Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công-nông-binh và tổ chức quân đội công
nông. Về kinh tế, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ mới; tịch thu
ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và
nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ. Về văn hóa, dân chính
được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.
Cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng là tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và
phải dựa vào hạng dân cày nghèo; lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản,
trí thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt
Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất cũng làm cho họ đứng trung lập, bộ
phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp công
nhân, thông qua Đảng Cộng sản. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho
được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Về mối
quan hệ quốc tế, Luận cương xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới;
phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vô sản Pháp.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường
cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách
quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc. Tiến hành
cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để giành chính quyền về tay nhân dân đi tới
xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.
Tuy rằng, nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toàn phù hợp với thực tế
Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác nhau, song với sự bổ sung của
Luận cương Chính trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Cương lĩnh chính trị của Đảng đã được hoàn thiện hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong
bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc
và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với
nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những
lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình, còn các đảng phái của các giai cấp khác thì
hoặc bị phá sản hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân
không ngừng củng cố và tăng cường”[1].
Câu 5: So sánh nội dung của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên (tháng 2/1930) và
Luận Cương chính trị (Tháng 10/1930)? Chỉ rõ những điểm sáng tạo, đúng đắn của Cương lĩnh chính trị?
Điểm giống nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh của Đảng :
Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích
chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách
mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm
vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến
lược đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.
Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và
giành độc lập dân tộc.
Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng
nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.
Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam
cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh
đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng
thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. “Đảng là đội
tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình,
phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Như Hồ Chí Minh đã từng
nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác –
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam”. Sự giống nhau
trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô
sản chiụ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917.
Bên cạnh những điểm giống nhau, hai cương lĩnh trên có một số điểm khác sau:
Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam còn Luận cương rộng hơn (Đông Dương).
Điểm khác nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh của Đảng
Một là, xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng: Trong cương lĩnh
chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó
mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng( nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).
Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân
chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Như vậy mục tiêu của cương lĩnh
xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình
đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành
lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính
sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.
Trong Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích
phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa
cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập”.
Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc có quan
hệ khăng khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp
ứng những yêu cầu khách quan đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã
hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng
sâu sắc. Tuy nhiên, Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở
một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu
đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.
Hai là, về lực lượng cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng
cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên
minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu
địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng.
Như vậy, ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công
nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc,
hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc. Với Luận cương thì xác định
giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng mạng tư sản dân
quyền, trong đó giai cấp vô sản là đông lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo
cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách
mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương
nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì
đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế
quốc. Điều đó cho thấy ta chưa phát huy được khối đoàn kết dân tộc, chưa đánh giá
đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và
phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận
trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
Câu 6: Tại sao giai đoạn 1939-1945, Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương
giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc? Phân tích nội dung đường lối cách mạng
giải phóng dân tộc của Đảng qua các Hội nghị Trung ương 6, 7, 8 giai đoạn 1939- 1945?