Hiệp định Nông nghiệp Việt Nam B - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Hiệp định Nông nghiệp Việt Nam B - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CN01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH
XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY.
I. Hiệp định Nông nghiệp Việt Nam:
1. SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP BAO GỒM NHỮNG LOẠI NÀO? hàng nông nghiệp hàng nông nghiệp
hàng phi nông nghiệp( công nghiệp)
Trong WTO, hàng hoá được chia làm hai (02) nhóm chính: nông sản và phi nông sản.
Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt
kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các
chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế).
(NS) Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa,
động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;
(NS) Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;
(PNS) Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo,
sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…
Theo WTO thì nông sản bao gồm toàn bộ được kể trên và KHÔNG BAO GỒM
các sản phẩm thuộc lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp.
2. TẠI SAO WTO PHẢI CÓ MỘT HIỆP ĐỊNH RIÊNG VỀ HÀNG NÔNG SẢN?
Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế. Vì
vậy, không dễ đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức
trợ cấp cho loại hàng hoá này. Sau nhiều Vòng đàm phán khó khăn, các nước
đã thống nhất một cơ chế thương mại riêng cho hàng nông sản, thể hiện tại
Hiệp định Nông nghiệp.
Hiệp định này cũng chỉ
giới hạn vấn đề mở cửa thị trường liên quan đến 02 công cụ chủ yếu:
Các biện pháp tại cửa khẩu để kiểm soát nhập khẩu nông sản;
Trợ cấp nông nghiệp (trợ cấp xuất khẩu và các loại trợ cấp trong nước đối
với nông nghiệp nhằm ổn định thu nhập và đời sống của người làm nông nghiệp).
Từ góc độ của doanh nghiệp, mức độ mở cửa thị trường nông sản có tác động hai mặt:
Về xuất khẩu, đàm phán mở cửa càng thành công thì doanh nghiệp
càng dễ tiếp cận thị trường nông sản nước ngoài (do mức thuế giảm, ít
các biện pháp phi thuế…) và sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu ở
thị trường xuất khẩu cũng vì thế tăng lên.
Thị trường trong nước, mở cửa đồng nghĩa với việc nông sản nước
ngoài sẽ vào dễ dàng hơn dẫn đến cạnh tranh mạnh mẽ hơn và do đó có
thể làm ảnh hưởng đến thị phần hàng nông sản nội địa trên chính sân nhà.
3. HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP ĐƯA RA CÁC NGUYÊN TẮC NÀO ĐỂ MỞ
CỬA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN?
“Mở cửa thị trường” được hiểu là việc giảm bớt các “rào cản” về vật chất và
thủ tục để hàng hoá nước ngoài có thể tiếp cận thị trường các nước xung
quanh nước nhập khẩu một cách thuận lợi.
Trong WTO, “mở cửa” đồng nghĩa với việc:
Giảm thuế nhập khẩu (và không được tăng trở lại),
Giảm và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu
(như hạn ngạch, quy định giá nhập khẩu tối thiểu, các loại thuế-phí liên quan
đến việc nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, các biện pháp mang tính hạn chế khác…).
4. HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP CÓ QUY ĐỊNH ƯU TIÊN CHO CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN KHÔNG?
Các nước đang phát triển thành viên WTO (bao gồm các nước đang phát triển
và chậm phát triển) hầu hết là những nước phụ thuộc khá nhiều vào sản xuất nông nghiệp.
Đây được xem là nhóm chủ thể dễ bị tổn thương khi các nguyên tắc mở cửa thị
trường trong nông nghiệp được thực thi. Vì vậy, Hiệp định Nông nghiệp đã ghi
nhận những quy định về biện pháp đối xử đặc biệt, mang tính ưu tiên cho các
nhóm các nước thành viên này.
Cụ thể, Hiệp định Nông nghiệp cho phép các thành viên là nước đang phát triển
được hưởng những “ưu tiên” sau đối với hàng nông sản:
Mức độ buộc phải giảm thuế nhập khẩu và giảm các biện pháp trợ cấp
ít hơn (chỉ bằng khoảng 2/3 mức độ giảm áp dụng cho nước thành viên phát
triển - thậm chí nhóm nước kém phát triển nhất còn được miễn nghĩa vụ
giảm thuế và giảm trợ cấp này);
Thời hạn (lộ trình) thực hiện các nghĩa vụ giảm thuế và trợ cấp dài hơn.
Là nước đang phát triển, Việt Nam cũng được hưởng các ưu tiên này. Điều
này đồng nghĩa với thị trường nông sản trong nước sẽ được mở cửa theo cam kết
trong WTO nhưng là mở dần dần. Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp sẽ có nhiều thời gian hơn để điều chỉnh dần khả năng cạnh tranh của mình.
https://trungtamwto.vn/upload/files/wto/4-cac-hiep-dinh-co-ban/1-9%20nong %20nghiep.pdf
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHUẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY
- Đối với tình hình giá cả vật tư, xăng dầu tăng cao, Chính phủ đã triển khai
chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội như hỗ trợ lãi suất, miễn giảm
thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hỗ trợ thuê nhà cho người lao động…
- Để tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ nông sản, những tháng đầu năm nay, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuẩn bị sẵn sàng phương án đảm bảo các điều
kiện xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn trái cây sang những thị trường lớn như: Mỹ, Trung Quốc, EU…
- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông, lâm, thủy
sản đạt gần 18 tỷ USD, tăng gần 16%; nhập khẩu gần 14 tỷ USD, giảm
2,3%. - Như vậy, toàn ngành nông nghiệp đã xuất siêu gần 4 tỷ USD, cao
gấp 3,2 lần so với 4 tháng đầu năm 2021.
- Sản phẩm và nhóm sản phẩm có giá trị kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD, đó là
cà phê, gạo, nhóm rau quả, và sản phẩm gỗ.(kiếm hình nha m)
- Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, cà phê đạt
gần 1,7 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 5,5 tỷ USD.
- Tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ nông sản, những tháng đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã mở rộng ra các thị trường như: Peru, Australia,
Brazil, ASEAN, Nga, Czech, Ấn Độ, Argentina, UAE.
- Những tín hiệu khả quan
+Hiện nay, 7 loại trái cây tươi được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ, gồm: Xoài,
nhãn, vải, thanh long, chôm chôm, vú sữa và bưởi da xanh. (Theo Cục Bảo vệ
thực vật (Bộ NN&PTNT), muốn xuất khẩu trái cây sang Mỹ phải đáp ứng được 03
tiêu chuẩn chính gồm: Vùng trồng đạt tiêu chuẩn và được phía Mỹ ủy quyền cho
Bộ NN&PTNT giao Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng; Nhà máy đóng gói
phải được chuyên gia phía Mỹ cấp mã số; Sản phẩm phải được chiếu xạ tại nhà
máy được cấp mã số đạt chuẩn.) Thanh Long là loại trái cây đầu tiên của Việt Nam
được xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2008. Kể từ đó đến nay, lượng thanh long
xuất khẩu vào Mỹ tăng theo từng năm. Chôm chôm là loại trái cây thứ hai của Việt
Nam được phép xuất khẩu sang Mỹ vào năm 2011.)
+ Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nước này có nhu cầu tiêu thụ lớn về trái cây với mỗi
năm lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của Mỹ hiện chỉ đáp ứng
được 70% nhu cầu, 30% còn lại (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn) là
phải nhập khẩu. Đây sẽ là dư địa và => Cơ hội rất lớn cho trái cây Việt Nam.
+ Trong khi đó tại Bắc Giang, tình hình thời tiết khá thuận lợi nên cây vải thiều ra
hoa, đậu quả với tỷ lệ từ 70 - 90%. Diện tích vải thiều toàn tỉnh duy trì 28.300
ha, sản lượng ước đạt 180 nghìn tấn, giảm khoảng 40.000 tấn so với năm 2021.
Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.200 ha, chiếm 54% tổng
diện tích toàn tỉnh, sản lượng ước đạt 112.900 tấn, chiếm 62,7% tổng sản lượng
vải; vùng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc có diện tích 218 ha,
sản lượng ước đạt 1 nghìn tấn; vùng sản xuất vải thiều sang thị trường Nhật
Bản có diện tích 269,45 ha, sản lượng ước đạt 1.800 tấn.
- Ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm nay. Nỗ lực đa
dạng hóa thị trường đang chuyển dịch rõ nét khi tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang
châu Âu và châu Mỹ liên tục tăng.
- Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam có nhiều tín hiệu khả quan để có thể đạt 50
tỷ USD về xuất khẩu nông sản trong năm nay. Tận dụng cơ hội từ các hiệp
định thương mại tự do, đa dạng hóa thị trường, chuyển mạnh sang xuất
khẩu chính ngạch… là những giải pháp trọng tâm đang được ngành nông nghiệp triển khai.
- Để đa dạng hóa thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã lên kế hoạch đàm phán xuất khẩu hàng loạt mặt hàng mới, như ớt,
sầu riêng, sữa và sản phẩm sữa, bột cá và dầu cá, sản phẩm lông vũ sang Trung Quốc; nhãn
sang Nhật Bản; bưởi sang New Zealand, Mỹ và Ấn Độ;
sản phẩm động vật sang Hàn Quốc; mật ong sang EU…
=> Đây đều là những thị trường khó tính đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, vì vậy
để có được tấm giấy thông hành vào những thị trường này, phải đáp ứng các
tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh.
https://vtv.vn/kinh-te/nong-san-viet-rong-duong-xuat-khau- 20220526193203238.htm?
fbclid=IwAR3PtIZ2twQoaIocU3wGXC26_2nUA1LzgzcdMeVgh5f9UY- MdcMxP_hA61E
https://thuonghieucongluan.com.vn/xuat-khau-nong-san-viet-co-nhieu-tin- hieu-kha-quan-a172620.html?
fbclid=IwAR0eTTyQO494uPuvk67n4XwuyspwxLS67lIQTbX6CGoLNW5Fe Bi4pnIWcz4