Hiệp định vận tải hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam
Hiệp định vận tải hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hàng không dân dụng
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HIỆP ĐỊNH
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH
PHỦ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Điều 1. Định nghĩa
5. “Hãng hàng không được chỉ định” chỉ một hãng hàng không được chỉ định và được cấp phép phù
hợp với Điều 3 của Hiệp định này; Điều 2. Trao quyền
1. Mỗi Bên trao cho Bên kia các quyền sau đây để các hãng hàng không của Bên kia thực hiện vận tải hàng không quốc tế:
a) quyền bay qua lãnh thổ của mình mà không hạ cánh;
b) quyền hạ cánh trong lãnh thổ của mình vì các mục đích phi thương mại; và
c) các quyền khác được nêu trong Hiệp định này
2. Không điểm nào trong Điều này được coi là cho phép một hoặc các hãng hàng không của một Bên
quyền lấy lên tầu bay, trên lãnh thổ của Bên kia, hành khách, hàng hóa hoặc bưu kiện để vận chuyển
có thu tiền đến một điểm khác trong lãnh thổ của Bên kia.
Điều 3. Chỉ định và Cấp phép
1. Mỗi Bên có quyền chỉ định bao nhiêu hãng hàng không là do ý mình để thực hiện vận tài hàng
không quốc tế phù hợp với Hiệp định này và thu hồi hoặc thay đổi việc chỉ định như vậy. Các chỉ định
như vậy sẽ được thông báo cho Bên kia bằng văn bản thông qua đường ngoại giao, và phải xác định
rõ hãng hàng không được phép thực hiện loại hình vận tải hàng không nào nêu trong Phụ lục I hoặc
Phụ lục II hoặc cả hai Phụ lục.
Điều 12. Giá cước
1. Các Bên sẽ cho phép từng hãng hàng không được chỉ định xây dựng giá cước vận tải hàng không
trên cơ sở xem xét các khía cạnh thương mại trên thị trường. Sự can thiệp của các Bên sẽ chỉ giới hạn ở mức:
a) ngăn chặn giá cước hoặc thực tiễn phân biệt đối xử không hợp lý;
b) bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá cao bất hợp lý hoặc có điều kiện hạn chế do việc lạm dụng vị trí chi phối; và
c) bảo vệ các hãng hàng không khỏi tình trạng giá thấp giả tạo vì có trợ giá hoặc giúp đỡ trực tiếp
hoặc gián tiếp của chính phủ.
2. Giá cước đối với vận tải hàng không quốc tế giữa lãnh thổ của các Bên sẽ không bị yêu cầu đệ
trình. Mặc dù có quy định trên, khi được yêu cầu, các hãng hàng không được chỉ định của các Bên sẽ
tiếp tục cho nhà chức trách hàng không các Bên tiếp cận ngay lập tức các thông tin về giá cước trước
đây, hiện tại và dự kiến theo phương thức và mẫu có thể chấp nhận đối với các nhà chức trách hàng không.
3. Không Bên nào đơn phương có hành động ngăn chặn việc đưa vào áp dụng hoặc tiếp tục áp dụng
một giá cước dự kiến áp dụng hoặc đã áp dụng bởi (i) một hãng hàng không của mỗi Bên trả cho vận
tải hàng không quốc tế giữa các lãnh thổ của các Bên, hoặc (ii) một hãng hàng không của một Bên trả
cho vận tải hàng không quốc tế giữa lãnh thổ của Bên kia và bất kỳ nước nào khác, bao gồm trong cả
2 trường hợp vận tải trên cơ sở thông chặng và nội chặng. Nếu một Bên tin tưởng rằng bất kỳ giá
cước nào như vậy không phù hợp các quy định có trong khoản 1 của Điều này, Bên đó sẽ yêu cầu trao
đổi và thông báo cho Bên kia biết những lý do không thỏa mãn càng sớm càng tốt. Những trao đổi
này sẽ diễn ra không muộn hơn 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, và các Bên sẽ hợp tác để đảm
bảo thông tin cần thiết cho việc giải quyết vấn đề một cách hợp lý. Nếu các Bên đạt được thỏa thuận
liên quan đến giá mà được thông báo là không chấp nhận, mỗi Bên sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện
thỏa thuận đó. Không có thỏa thuận như vậy giữa hai bên, giá cước sẽ bắt đầu có hiệu lực hoặc tiếp tục có hiệu lực. HIỆP ĐỊNH
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VUA SULTAN
VA VANG DIPERTUAN CỦA NƯỚC BRUNEI DARUSSALAM ..
Điều 2. Cấp thương quyền
1. Mỗi bên ký kết cấp cho Bên ký kết kia các quyền được quy định trong Hiệp định này với mục đích thiết lập các dịch vụ hàng không quốc tế
thường lệ trên các đường bay được quy định trong phần thích hợp của Phụ lục Hiệp định này. Các dịch vụ và đường bay trên sau đây theo thứ tự
được gọi là "các dịch vụ thoả thuận" và "các đường bay quy định". Công ty hàng không được chỉ định bởi mỗi bên ký kết, khi khai thác dịch vụ thoả
thuận trên đường bay quy định, sẽ được hưởng các quyền sau:
a. Bay quá cảnh trên lãnh thổ của Bên ký kết kia;
b. Hạ cánh trên lãnh thổ nói trên với mục đích không thương mại;
c. Lấy và trả, trên lãnh thổ nói trên tại các điểm được quy định trong Phụ lục của Hiệp định này, hành khách, hành lý, hàng hoá và bưu kiện được chở
đến hoặc từ các điểm trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.
2. Việc lấy và trả, trên lãnh thổ của các bên thứ ba, tại các điểm được quy định trong Phụ lục Hiệp định này, hành khách, hành lý, hàng hoá và bưu
kiện được chở đến hoặc từ các điểm trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, được quy định trong Phụ lục của Hiệp định này, có thể được thống nhất trước
bởi các công ty hàng không được chỉ định của hai Bên. Sự thoả thuận này phải được các nhà chức trách hàng không của hai bên ký kết phê duyệt.
3. Không có quy định nào trong khoản 1 của Điều này được hiểu là cấp cho công ty hàng không được chỉ định của một Bên ký kết quyền được lấy
khách, hành lý, hàng hoá và bưu kiện trên lãnh thổ của Bên ký kết kia và chở đến điểm khác cùng nằm trên lãnh thổ của Bên ký kết đó với mục đích lấy tiền hoặc cho thuê.
Điều 3. Chỉ định và cấp phép cho các công ty hàng không
1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định bằng văn bản tới Bên ký kết kia một công ty hàng không với mục đích khai thác các dịch vụ thoả thuận trên
các đường bay quy định. Đièu 9
1. Đối với các khoản sau, thuật ngữ giá cước có nghĩa là giá phải trả cho việc vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hoá và các điều kiện mà theo
đó giá nói trên áp dụng, bao gồm giá và các điều kiện cho đại lý và các dịch vụ phụ khác nhưng không bao gồm giá và các điều kiện cho việc vận chuyển bưu kiện.
2. Giá cước mà công ty hàng không của mỗi Bên ký kết sử dụng cho việc vận chuyển đến hoặc từ lãnh thổ của Bên ký kết kia phải được thiết lập ở
các mức độ hợp lý có tính đến tất cả các yếu tố liên quan bao gồm giá khai thác, lợi nhuận hợp lý và giá cước của các công ty hàng không khác.
3. Giá cước được nêu trong khoản 2 của Điều này, nếu có thể, phải được thống nhất trước bởi các công ty hàng không liên quan được chỉ định bởi cả
hai Bên ký kết, và nếu cần thiết cần tính đến giá cước được áp dụng bởi các công ty hàng không khác khai thác trên từng phần hoặc toàn bộ đường
bay, và khi có thể việc thoả thuận nói trên có thể đạt được thông qua việc sử dụng các phương thức tính giá cước của Hiệp hội vận tải quốc tế (IATA).
4. Giá cước đã được thống nhất phải được đệ trình xin phép tới các nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết chậm nhất là 60 ngày trước ngày
dự định đưa vào áp dụng. Trong những trường hợp đặc biệt giới hạn về thời gian nói trên có thể được rút ngắn theo sự thoả thuận của các nhà chức
trách nói trên. Sau khi nhận được giá cước đệ trình các nhà chức trách hàng không phải xem xét giá cước đó mà không có sự chậm trễ quá đáng. Các
nhà chức trách hàng không có thể thông báo cho nhà chức trách hàng không kia về việc kéo dài ngày dự kiến đưa giá cước vào sử dụng. Không có
giá cước nào có hiệu lực nếu các nhà chức trách hàng không của mỗi Bên ký kết không đồng ý với giá cước đó.
5. Nếu các công ty hàng không không thể thống nhất với nhau, hoặc giá cước không được các nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết phê
duyệt, thì các nhà chức trách hàng không của cả hai Bên ký kết cố gắng xác định giá cước thông qua thoả thuận tay đôi. Trừ khi có sự thống nhất
khác hơn, việc đàm phán nói trên phải được bắt đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác định được rằng các công ty hàng không không thống nhất
được với nhau về giá cước hoặc khi nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết thông báo cho nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia về
việc không đồng ý của mình với giá cước. PHỤ LỤC PHẦN I
Đường bay được khai thác bởi công ty hàng không được chỉ định bởi Việt Nam: Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4 Điểm xuất phát: Điểm trung gian: Điểm tại Brunei Điểm ngoài: Darussalam: Hai điểm tại Việt Ba điểm Hai điểm tại Brunei Ba điểm Nam Darussalam
Ghi chú: Công ty hàng không được chỉ định của Việt Nam, trên bất kỳ hoặc toàn bộ các chuyến bay được phép hạ cánh tại bất kỳ điểm nào trong cột
4, với điều kiện là các dịch vụ thoả thuận trên các đường bay phải xuất phát tại một điểm trên lãnh thổ Việt Nam. PHẦN II
Đường bay được khai thác bởi công ty hàng không được chỉ định của Brunei Darussalam: Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4 Điểm xuất phát: Điểm trung gian: Điểm tại Việt Nam: Điểm ngoài:
Hai điểm tại BruneiBa điểm Hai điểm tại Việt Nam Ba điểm Darussalam
Ghi chú: Công ty hàng không được chỉ định của Brunei Darussalam, trên bất kỳ hoặc toàn bộ các chuyến bay, được phép hạ cánh tại bất kỳ điểm nào
trong cột 4, với điều kiện là các dịch vụ thoả thuận trên các đường bay phải bắt đầu tại một điểm trên lãnh thổ Brunei Darussalam. HIỆP ĐỊNH
VẬ N C HU YỂ N H ÀN G KH Ô NG D ÂN D Ụ NG G IỮ A
CH Í NH P HỦ NƯ ỚC C Ộ NG H OÀ X Ã H ỘI C H Ủ NG HĨ A V I ỆT NA M
VÀ CH ÍN H PH Ủ N ƯỚ C C ỘN G HO À I ND ON ES I A
Điều 2: Các thương quyền
1. Mỗi bên ký kết dành cho bên ký kết kia các quyền được định ra trong Hiệp định này nhằm mục đích thiết lập các chuyến bay
quốc tế trên các đường bay được định ra phù hợp với phụ lục của Hiệp định.
2. Hãng hàng không của mỗi bên ký kết được hưởng các quyền sau:
1. Bay qua mà không hạ cánh trên lãnh thổ của bên ký kết kia.
2. Hạ cánh không nhằm mục đích thương mại trên lãnh thổ của bên ký kết kia; và
3. Hạ cánh trên lãnh thổ của bên ký kết kia tại các điểm được chỉ ra trong cấu trúc đường bay tại phần phụ lục của Hiệp định
nhằm mục đích lấy và trả hành khách, hàng hoá và bưu kiện trên các chuyến bay quốc tế đến và đi khỏi lãnh thổ của bên ký kết đó phù
hợp với các điều khoản của phụ lục.
3. Không có quy định nào tại khoản (2) của điều này được hiểu là cho hãng hàng không của một bên ký kết được hưởng quyền
lấy lên hành khách, hàng hoá và bưu kiện trên lãnh thổ của bên ký kết kia để chuyên chở lấy tiền công hoặc vì mục đích cho thuê đến
một điểm khác trên lãnh thổ của bên ký kết đó.
4. Mặc dù có các quy định tại khoản (1) và (2) của điều này, việc khai thác các chuyến bay thoả thuận tại những khu vực có
chiến sự hay có quân đội chiếm đóng hoặc tại các khu vực bị ảnh hưởng phải thực hiện theo điều 9 của Công ước và phải được sự
chấp thuận của nhà chức trách quân sự có thẩm quyền.
Điều 3: Chỉ định và cấp phép
1. Mỗi bên ký kết có quyền chỉ định bằng văn bản gửi cho Bên ký kết kia một hãng hàng không nhằm mục đích khai thác các
chuyến bay thoả thuận trên các đường bay được chỉ định ra. Việc chỉ định nhiều hơn một hãng hàng không sẽ được thực hiện trên cơ
sở nhu cầu vận chuyển và phải được sự chấp thuận của nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết và được chuyển qua đường ngoại giao.
2. Theo các quy định tại khoản (4) và (5) của điều này, khi một Bên ký kết nhận được văn bản chỉ định của Bên ký kết kia thì
phải cấp ngay cho hãng hàng không được chỉ định phép khai thác thích hợp.
3. Mỗi bên ký kết có quyền thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết kia về việc thu hồi văn bản chỉ định bất kỳ một hãng hàng
không nào và chỉ định một hãng khác.
Điều 10: Thiết lập giá cước
1. Các giá cước do hãng hàng không được chỉ định của 1 Bên ký kết kia sẽ được thiết lập ở mức độ hợp lý, cố chú ý đúng mức
tới các yếu tố liên quan gồm cả chi phí khai thác lợi nhuận hợp lý và giá cước của các hãng hàng không khác.
2. Các giá cước nói tới tại hoản (1) của Điều này sẽ phải được hãng hàng không được chỉ định của 2 Bên ký kết thoả thuận sau
khi tham khảo các hãng hàng không khác cũng khai thác 1 phần hoặc toàn bộ đường bay này, và khi cần thiết các bên phải đạt được
thoả thuận này thông qua việc sử dụng các nguyên tắc của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế(IATA) đối với việc thiết lập giá cước.
3. Các giá cước được thoả thuận theo cách trên sẽ phải đệ trình để Nhà chức trách hàng không của 2 Bên ký kết chuẩn y ít nhất
là 60 ngày trước khi áp dụng. Trong các trường hợp đặc biệt, thời gian có thể giảm bớt nếu có sự thoả thuận của hai Nhà chức trách hàng không nói trên.
4. Việc chuẩn y này phải được đưa ra công khai. Nếu các nhà chức trách hàng không bày tỏ việc họ không chuẩn y các giá cước
trong vòng 30 ngày kể từ khi chúng được đệ trình, thì các giá cước này được coi là đã chuẩn y. Trong trường hợp thời gian đệ trình
được giảm đi như khoản (3) điều này quy định thì các nhà chức trách hàng không có thể thoả thuận là thời gian thông báo việc không
chuẩn y không quá 30 ngày.
5. Nếu một giá cước không thể thoả thuận theo khoản (4) của điều này, 1 Nhà chức trách hàng không thông báo cho Nhà chức
trách hàng không Bên kia việc họ không chuẩn y các giá cước theo quy định của khoản (2). Sau khi tham khảo các Nhà chức trách
hàng không của các quốc gia khác mà có những đóng góp ý kiến được coi là hữu ích, Nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết
sẽ nỗ lực xác định giá cước bằng thoả thuận chung. PH Ụ L ỤC I. Phần 1:
Đường bay do hãng hàng không được chỉ định của nước ChxhcnViệt Nam thực hiện:
- Điểm khởi hành: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Điểm chung gian: Singapore và Kuala Lumpur/ Manila
- Điểm đến : Jakarta và Surabaya
- Điểm bên ngoài: sẽ được chị định sau. II. Phần 2:
Đường bay do hãng hàng không Indonesia thực hiện:
- Điểm khởi hành: các điểm ở Indonesia (2 điểm)
- Điểm chung gian: Singapore và Kuala Lumpur/ Bangkok
- Điểm đến : Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
- Điểm bên ngoài: sẽ được chỉ định sau. Ghi chú:
A. Số điểm mà hãng hàng không được chỉ định của 1bên đợc quyền khai thác phải cân bằng với số điểm của hãng hàng không
được chỉ định bên kia được quyền khai thác.
B. Các điểm bên ngoài cụ thể sẽ phải được sự chấp thuận của Nhà chức trách hàng không của các bên ký kết.
III. Hãng hàng không được chỉ định của mỗi bên ký kết có thể bỏ không hạ cánh xuống bất cứ điểm nào trên đường bay quy
định trong tất cả các chuyến bay, với điều kiện là những chuyến bay thoả thuận phải xuất phát và kết thúc trên lãnh thổ của Bên ký kết đó.
IV. Quyền của hãng hàng không được chỉ định của mỗi bên ký kết để vận chuyển hành khách, hàng hoá và bu kiện giữa những
nơi trên lãnh thổ của mỗi Bên ký kết và những nơi trên lãnh thổ của Bên thứ ba sẽ phải được sự thoả thuận giữa các nhà chức trách
hàng không của các bên thứ bên ký kết. HIỆP ĐỊNH
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (1992).
1. Mỗi bên ký kết dành cho Bên ký kết kia những quyền được quy định trong Hiệp định này để bên ký kết đó chỉ định xí
nghiệp vận tải hàng không thiết lập và khai thác các chuyến bay quốc tế trên các đường bay được quy định trong kết cấu đường bay
(dưới đây là lần lượt được gọi là "đường bay quy định" và "chuyến bay thỏa thuận").
2. Với điều kiện không vi phạm quy định của Hiệp định này, khi một bên ký kết chỉ định xí nghiệp vận tải hàng không khai
thác các chuyến bay thỏa thuận trên đường bay quy định, được hưởng các quyền sau đây:
a. Bay qua nhưng không hạ cánh xuống lãnh thổ của Bên ký kết kia theo đường bay do nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia quy định;
b. Hạ cánh không nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổ của Bên ký kết kia tại điểm được Nhà chức trách hàng không
của hai bên ký kết thỏa thuận;
c. Hạ cánh trên đường bay quy định tại địa điểm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia, để chuyên chở hành khách, hành lý, hàng
hóa và bưu kiện quốc tế đến và đi từ lãnh thổ của Bên ký kết kia.
3. Quyền vận chuyển quốc tế đến và đi từ nước thứ ba của Xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một bên ký kết tại
các địa điểm trong lãnh thổ của bên ký kết kia sẽ do Nhà chức trách hàng không hai bên ký kết thỏa thuận quyết định.
4. Không có quy định nào trong khoản 2 điều này được hiểu là cho xí nghiệp hàng không được chỉ định của một Bên ký kết
được quyền lấy hành khách, hành lý, hàng hóa hoặc bưu kiện ở trên lãnh thổ của Bên ký kết kia để chuyên chở lấy tiền công hoặc vì
mục đích cho thuê đến một địa điểm khác nằm trên lãnh thổ của Bên ký kết đó.
ĐIỀU 3: Chỉ định và cấp giấy phép cho xí nghiệp vận tải hàng không
1. Mỗi Bên ký kết có quyền chỉ định bằng văn bản gửi cho bên ký kết kia một xí nghiệp vận tải hàng không khai thác các
chuyến bay thỏa thuận trên đường bay quy định đồng thời có quyền hủy bỏ hoặc thay đổi chỉ định nói trên.
2. Quyền sở hữu chủ yếu và quyền quản lý hữu hiệu của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của một Bên ký kết phải
thuộc Bên ký kết đó hoặc công dân của Bên ký kết đó.
3. Nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết có thể đòi hỏi xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của Bên ký kết
kia chứng minh rằng mình có thể thỏa mãn được các điều kiện của Luật lệ và quy định mà Nhà chức trách đó vẫn áp dụng một cách
hợp lý và thông thường đối với việc khai thác các chuyến bay quốc tế.
4. Với điều kiện không vi phạm quy định của khoản 2 và 3 của điều này, Bên ký kết kia sau khi nhận được chỉ định trên phải
lập tức cấp phép khai thác thính đáng cho xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định đó không thể để chậm trễ bất hợp lý.
5. Xí nghiệp vận tải hàng không một khi được chỉ định và được phép thì có thể lập tức bắt đầu khai thác các chuyến bay thỏa
thuận vào thời gian do Nhà chức trách hàng không hai bên ký kết thỏa thuận và theo các quy định hữu quan của Hiệp định này.
ĐIỀU 8: Giá cước vận chuyển
1. Giá cước vận chuyển giữa lãnh thổ hai Bên ký kết phải được ấn định ở mức hợp lý, phải chú ý thích đáng tới tất cả các yếu
tố liên quan, bao gồm chi phí khai thác, lợi nhuận hợp lý và đặc điểm của chuyến bay (như tốc độ, mức độ tiện nghi).
2. Giá cước vận chuyển đã nói ở khoản 1 điều này phải được thỏa thuận giữa các xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định
của hai Bên ký kết, nếu cần thiết và có thể được tiến hành thương lượng với xí nghiệp vận tải hàng không khác khai thác trên toàn bộ
hoặc một phần của cùng đường bay đó. Giá cước này ít nhất phải đưa cho Nhà chức trách hàng không của nước mình trước 60 ngày
kể từ ngày dự định áp dụng, sau khi Nhà chức trách hàng không hai bên phê chuẩn mới có hiệu lực.
3. Nếu xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của hai Bên ký kết không thể thỏa thuận được bất cứ mức nào trong giá
cước nói trên thì Nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết phải tìm cách thông qua thương lưọng để xác định giá cước vận chuyển.
4. Nếu Nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết chưa thể đạt được thỏa thuận về việc phê chuẩn giá cước vận chuyển
theo khoản 2 điều này, hoặc chưa thể thỏa thuận về việc xác định giá cước vận chuyển theo khoản 3 điều này thì tranh chấp này trình
lên hai Bên ký kết giải quyết theo điều 17 của Hiệp định này.
5. Trước khi đặt ra giá cước vận chuyển mới căn cứ theo quy định ở điều này thì giá cước vận chuyển đã có hiệu lực sẽ tiếp tục có hiệu lực. PHỤ LỤC
KẾT CẤU ĐƯỜNG BAY
1. Đường bay khai thác chuyến bay thỏa thuận hai chiều của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Điểm xuất phát Điểm đến Điểm quá
Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Bắc Kinh, Quảng Châu và Nam Ninh
Do Nhà chức trách hàng không hai Bên ký kết thỏa thuận
2. Đường bay khai thác chuyến bay thỏa thuận hai chiều của xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Điểm xuất phát Điểm đến Điểm qúa
Bắc Kinh, Quảng Châu và Nam Ninh
Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Do Nhà chức trách hàng không hai Bên ký kết thỏa thuận
3. Xí nghiệp vận tải hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết có thể bỏ không hạ cánh xuống bất cứ điểm nào trên đường bay
quy định trong bất kỳ hoặc tất cả các chuyến bay nhưng chuyến bay thỏa thuận phải xuất phát và kết thúc tại lãnh thổ của Bên ký kết đó./. HIỆP ĐỊNH
GIỮACHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC Ô-
MAN VỀ VẬNCHUYỂN HÀNG KHÔNG GIỮA VÀ QUA LÃNH THỔ CỦA HAI NƯỚC. . Điều 2. Trao quyền
1. Mỗi Bên ký kết sẽ trao cho Bênký kết kia các quyền quy định trong Hiệp định này nhằm thiết lập và khai
tháccác chuyến bay quốc tế thường lệ trên các đường bay được quy định tại Bảngđường bay của Hiệp định này.
Các chuyến bay và đường bay như vậy sau đây được lầnlượt gọi là “các chuyến bay thoả thuận” và “các đường
bay quy định”. Hãng hàngkhông do mỗi Bên ký kết chỉ định sẽ được hưởng các quyền sau đây khi khai
thácchuyến bay thoả thuận trên đường bay quy định:
a) bay không hạ cánh qua lãnh thổcủa Bên ký kết kia;
b) hạ cánh ở lãnh thổ nói trên vớimục đích phi thương mại; và
c) lấy lên và cho xuống hành khách,hàng hóa và bưu kiện ở bất cứ điểm nào trên các đường bay quy định tùy
thuộc vàocác quy định tại Bảng đường bay của Hiệp định này.
2. Không ý nào trong điểm 1 củaĐiều này sẽ được coi là dành cho hãng hàng không được chỉ định của một Bên
kýkết quyền lấy lên tàu bay, ở lãnh thổ của Bên ký kết kia, hành khách, hàng hóahoặc bưu kiện, chuyên chở lấy
tiền công hoặc tiền thuê và cho xuống một điểm khácở lãnh thổ của Bên ký kết kia.
Điều 3. Chỉ định các hãnghàng không
1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉđịnh bằng văn bản gửi cho Bên ký kết kia một hoặc nhiều hãng hàng không
để khaithác các chuyến bay thoả thuận trên các đường bay quy định. Điều 9. Giá cước
1. Các giá cước do hãng hàngkhông của một Bên ký kết thu đối với việc chuyên chở đến hoặc đi từ lãnh thổcủa
Bên ký kết kia sẽ được thiết lập ở mức hợp lý, có tính đến tất cả các yếu tốcó liên quan, bao gồm cả chi phí khai
thác, lợi nhuận hợp lý và các giá cướccủa hãng hàng không khác.
2. Các giá cước quy định ở điểm1 của Điều này, nếu có thể, sẽ được các hãng hàng không được chỉ định có
liênquan của cả hai Bên ký kết thỏa thuận sau khi trao đổi ý kiến với hãng hàngkhông khác khai thác trên toàn
bộ hoặc một phần đường bay, và thoả thuận như vậy,nếu có thể, sẽ đạt được bằng việc sử dụng các thủ tục của
Hiệp hội vận tải hàngkhông quốc tế.
3. Các giá cước được thoả thuậnnhư vậy sẽ được đệ trình để các nhà chức trách hàng không của cả hai Bên ký
kếtphê chuẩn ít nhất là bốn lăm (45) ngày trước ngày đề nghị áp dụng các giá cước.Trong các trường hợp đặc
biệt, thời hạn này có thể được rút ngắn, tuỳ thuộc vàosự thỏa thuận của các nhà chức trách nói trên. HIỆP ĐỊNH
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH
PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA HY LẠP MỞ ĐẦU
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Hy Lạp Điều 2. rao quyền T
1. Mỗi Bên ký kết trao cho Bên ký kết kia các quyền được quy định trong Hiệp định này đối với việc tiến hành các chuyến
bay quốc tế thường lệ của (các) hãng hàng không do Bên ký kết kia chỉ định như sau:
a) quyền bay không hạ cánh qua lãnh thổ của Bên ký kết kia;
b) quyền dừng ở lãnh thổ nêu trên với mục đích phi thương mại; và
c) quyền dừng ở lãnh thổ nêu trên tại các điểm trên (các) đường bay trong Bảng đường bay được quy định thành Phụ lục của
Hiệp định này để lấy lên và cho xuống hành khách, hàng hóa và bưu kiện, riêng biệt hoặc kết hợp khi vận chuyển quốc tế.
2. Không quy định nào trong Khoản 1 của Điều này sẽ được coi là dành cho (các) hãng hàng không của một Bên ký kết
quyền lấy lên tàu bay hành khách, hàng hóa và bưu kiện ở lãnh thổ của Bên ký kết kia chuyên chở để lấy tiền công hoặc tiền thuê và
cho xuống một điểm khác ở lãnh thổ của Bên ký kết đó.
Điều 3. Chỉ định và Cấp phép
1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định và thông báo qua đường ngoại giao cho Bên ký kết kia một hoặc nhiều hãng hàng
không để khai thác các chuyến bay thỏa thuận trên các đường bay quy định, và thu hồi hoặc thay đổi những chỉ định đó.
Điều 13. Giá cước vận chuyển hàng không
1. Mỗi Bên ký kết sẽ cho phép từng hãng hàng không được chỉ định tự do xây dựng giá cước các chuyến ba . y
2. Không Bên ký kết nào yêu cầu thông báo hoặc đệ trình bất kỳ giá cước nào mà hãng hàng không hoặc các hãng hàng
không được chỉ định theo quy định của Hiệp định này thu.
PHỤ LỤC BẢNG ĐƯỜNG BAY
1. BẢNG DƯỜNG BAY I
Các đường bay do hãng hàng không được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định khai thác: Điểm xuất phát Điểm giữa Điểm đến Điểm quá Các điểm tại Việt Nam Bất kỳ các điểm nào
Hai điểm được tự do chọn Bất kỳ các điểm nào
2. BẢNG ĐƯỜNG BAY II
Các đường bay do hãng hàng không nước Cộng hòa Hy Lạp chỉ định khai thác: Điểm xuất phát Điểm giữa Điểm đến Điểm quá Các điểm tại Hy Lạp Bất kỳ các điểm nào
Hai điểm được tự do chọn Bất kỳ các điểm nào Ghi chú:
1. Hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết, đối với chuyến bay bất kỳ hoặc toàn bộ các chuyến ba , y có thể hủy
bỏ bất cứ điểm nào trên đây với điều kiện là chuyến bay trên đường bay đó bắt đầu và kết thúc ở lãnh thổ của Bên ký kết này.
2. Quyền của hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết vận chuyển hành khách, hàng hóa và bưu kiện giữa các
điểm ở lãnh thổ của Bên ký kết kia và các điểm ở lãnh thổ của Bên thứ ba sẽ được các nhà chức trách hàng không của hai Bên ký kết
thảo luận và thỏa thuận. HIỆP ĐỊNH
VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ
CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ UZBEKISTAN (1995). ĐIỀU 3: TRAO QUYỀN
1) Mỗi Bên ký kết trao cho hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia các quyền sau đây về giao lưu hàng không Quốc tế:
a) Quyền bay không hạ cánh qua lãnh thổ của bên đó;
b) Quyền hạ cánh ở lãnh thổ của Bên đó với mục đích phi thương mại;
2) Mỗi Bên ký kết trao cho hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia các quyền sau đây được quy định trong
Hiệp định này nhằm mục đích khai thác các chuyến bay Quốc tế ở các đường bay được quy định tại các Phần tương ứng
trong phụ lục kèm theo Hiệp định này. Ngoài các quyền quy định ở điểm (1) của Điều này khi khai thác chuyến bay thỏa
thuận trên đường bay quy định các hãng hàng không do mỗi Bên ký kết chỉ định sẽ được hưởng quyền dừng ở lãnh thổ
của Bên ký kết kia tại các điểm được quy định cho đường bay đó trong Phụ lục của Hiệp định này nhằm mục đích lấy lên
máy bay và cho xuống hành khách và hàng hóa, bao gồm cả bưu kiện, riêng biệt hoặc kết hợp, đến hoặc đi từ Bên ký kết kia.
3) Không ý nào trong điểm (2) của Điều này sẽ được coi là dành cho các hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký
kết quyền lấy lên máy bay hành khách và hàng hóa bao gồm cả bưu kiện chuyên chở lấy tiền thuê hoặc tiền công ở lãnh
thổ của Bên ký kết kia để cho xuống một điểm khác ở lãnh thổ của Bên ký kết đó.
4) Nếu vì xung đột vũ trang, sự rối loạn hoặc diễn biến chính trị, hoặc do hoàn cảnh đặc biệt và bất bình thường mà một
hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết không thể khai thác chuyến bay trên đường bay thông thường của
mình thì Bên ký kết kia sẽ sử dụng sự cố gắng tốt nhất của mình để tạo thuận lợi cho việc khai thác tiếp tục chuyến bay
như vậy thông qua thỏa thuận lại tạm thời về các đường bay.
ĐIỀU 4: CHỈ ĐỊNH VÀ CẤP PHÉP CHO CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG
1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định bằng văn bản gửi cho Bên ký kết kia một hãng hàng không để khai thác các
chuyến bay thoả thuận trên các đường bay quy định và có quyền thu hồi hoặc thay đổi sự chỉ định như vậy. ĐIỀU 7: GIÁ CƯỚC
1. Các giá cước đối với một chuyến bay thỏa thuận bất kỳ sẽ được quy định theo các mức hợp lý có tính đến tất cả các yếu
tố liên quan bao gồm cả chi phí khai thác, lợi nhuận hợp lý, các đặc tính của hãng hàng không (như tiêu chuẩn về tốc độ
và dịch vụ) và các giá cước của các hãng hàng không khác đối với một chặng bay bất kỳ của đường bay quy định. Các giá
cước này sẽ được ấn định theo các quy định sau đây của Điều này:
2. Các giá cước nói ở điểm 1 của Điều này và các giá hoa hồng đại lý được sử dụng liên quan với các giá đó, nếu có thể,
sẽ được thỏa thuận cho mỗi đường bay quy định giữa các hãng hàng không được chỉ định hữu quan khi trao đổi ý kiến với
các hãng hàng không khác đang khai thác toàn bộ hoặc một chặng đường của đường bay. Các giá cước được thỏa thuận
như vậy sẽ phụ thuộc vào sự chuẩn y của các nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết.
3. Nếu các hãng hàng không được chỉ định không thể thỏa thuận về bất kỳ giá cước nào hoặc nếu do một lý do nào khác
mà một giá cước không thể thỏa thuận được theo các quy định của điểm 2 của Điều này thì các nhà chức trách hàng không
của các Bên ký kết sẽ cố gắng xác định giá cước bằng thỏa thuận giữa các nhà chức trách hàng không.
4. Nếu các nhà chức trách hàng không không thể thỏa thuận đối với việc chuẩn y một giá cước bất kỳ được đệ trình lên
các nhà chức trách hàng không này theo điểm 2 của Điều này hoặc không thể thỏa thuận đối với việc xác định một giá
cước bất kỳ theo điểm 3 thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo các quy định của Điều 20 của Hiệp định này. PHỤ LỤC I. Phần I
Các đường bay do hãng hàng không được chỉ định của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khai thác:
Các điểm xuất phát Các điểm trung gian Các điểm đến Các điểm quá
Hai điểm sẽ xác định sau
Hai điểm sẽ xác định sau
Hai điểm sẽ xác định sau
Hai điểm sẽ xác định sau II. Phần II
Các đường bay do hãng hàng không được chỉ định của Cộng hòa Uzbekistan khai thác:
Các điểm xuất phát Các điểm trung gian Các điểm đến Các điểm quá
Hai điểm sẽ xác định sau
Hai điểm sẽ xác định sau
Hai điểm sẽ xác định sau
Hai điểm sẽ xác định sau Ghi chú:
1. Hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết, đối với chuyến bay bất kỳ hoặc tất cả các chuyến bay, có thể hủy
bỏ ở bất cứ điểm nào trên đây với điều kiện là chuyến bay bắt đầu và kết thúc ở lãnh thổ của Bên ký kết này.
2. Quyền của hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết vận chuyển hành khách, hàng hóa và bưu kiện giữa các
điểm ở lãnh thổ của Bên ký kết kia và các điểm ở lãnh thổ của Quốc gia thứ ba sẽ được các nhà chức trách hàng không
của hai Bên ký kết thảo luận và thỏa thuận. BỘ NGOẠI GIAO SAO Y BẢN CHÍNH -------
"Để báo cáo, để thực hiện" Số: 61/LPQT
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 1995
TL.BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO Nơi gửi:
VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐU QUỐC TẾ - VPCP,
- Cục hàng không dân dụng - Bộ Nội Vụ - Bộ Tài chính - Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan Nguyễn Quý Bính
- ĐSQ Việt nam tại Uzbekistan - Vụ Đông âu - Trung á - Vụ LPQT - LT (10b)
( Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 29 tháng 8 năm 1995) HIỆP ĐỊNH
QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
(dưới đây gọi tắt là hai Bên ký kết);
Với lòng mong muốn củng cố và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác về kinh tế - thương mại, trên nguyên
tắc bình đẳng, cùng có lợi và tình đoàn kết đặc biệt;
Đã cùng nhau thoả thuận như sau : Điều 1
1. Hai Bên ký kết cho phép hàng hoá xuất khẩu đi nước thứ ba, hoặc nhập khẩu từ nước thứ ba về, hoặc hàng
hoá vận chuyển từ một địa phương này sang một địa phương khác của một Bên ký kết, được quá cảnh qua lãnh
thổ Bên ký kết kia dưới sự giám sát của hải quan và các cơ quan có thẩm quyền khác.
2. Hai Bên ký kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh hàng hoá bằng đường bộ qua các cặp cửa khẩu biên
giới giữa hai nước, không gây trở ngại về mặt thời gian, không ban hành những quy định gây cản trở không cần
thiết trong quá trình quá cảnh và không thu thuế xuất nhập khẩu, thuế nội địa và các khoản phí không cần thiết
đối với hoạt động quá cảnh tại nước cho quá cảnh. Điều 6
Hàng hoá quá cảnh được phép qua các cặp cửa khẩu và các tuyến đường nối sau :
Cửa khẩu của Việt Nam Tuyến đường nối Cửa khẩu của Lào Lao Bảo (Quảng Trị) Đường 9 Đen-sa-vẳn (savannakhet) Cầu Treo (Hà Tĩnh) Đường 8 Nặm Phao (Bolykhămxay) Na Mèo (Thanh Hoá) Đường 217 Nậm Xôi (Hủa Phăn) Cửa khẩu của Việt Nam Tuyến đường nối Cửa khẩu của Lào Tây Trang (Điện Biên) Đường 42 Pang Hốc (Phongxalỳ) Nậm Cắn (Nghệ An) Đường 7 Nặm Cắn (Xiêng Khoảng) Cha Lo ( Quảng Bình) Đường 12 Na Phàu (Khăm Muộn) Bờ Y (Kon Tum) Đường 18 Phu cưa (Attapư) HIỆP ĐỊNH
VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ SINGAPORE (1992).
Điều 2: CẤP THƯƠNG QUYỀN
1. Mỗi bên ký kết cấp cho Bên kia các quyền sau đây trong việc thực hiện các dịch vụ hàng không bởi công ty hàng không của Bên ký kết đó:
a. Quyền bay quá cảng trên lãnh thổ của mình; và
b. Quyền hạ cánh trên lãnh thổ của mình không nhằm mục đích thương mại.
2. Hai bên ký kết cấp cho Bên ký kết kia các quyền được xác định trong Hiệp định này nhằm mục đích lấy và trả khách, hàng hoá và bưu kiện quốc tế
một cách kết hợp hoặc riêng rẽ.
3. Không có quy định nào trong khoản (1) và (2) của Điều này được coi là cấp cho các công ty hàng không của một Bên ký kết quyền được lấy lên
máy bay hành khách,hàng hoá hoặc bưu kiện trên lãnh thổ của Bên ký kết kia và chở đến một điểm khác trên lãnh thổ của Bên ký kết đó nhằm mục
đích cho thuê hoặc kiếm lời.
4. Tất cả các quyền được cấp trong Hiệp định này bởi một bên ký kết sẽ chỉ được thực thi đối với lợi ích của các công ty hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia.
Điều 3: CHỈ ĐỊNH VÀ CẤP PHÉP
1. Mỗi bên ký kết có quyền chỉ định một hay nhiều công ty hàng không để thực hiện các dịch vụ thoả thuận cũng như có quyền từ chối hoặc thay thế
việc chỉ định đó. Việc chỉ định như vậy phải gửi tới Bên ký kết kia bằng văn bản và phải chỉ rõ công ty hàng không được phép khai thác các dịch vụ
hàng không xác định trong Phụ lục I.
Điều 12: GIÁ CƯỚC.
2. Các giá cước được nói tới tại khoản (1) của Điều này cùng với tỷ lệ hoa hồng đại lý được áp dụng kèm theo nếu có thể phải được thoả thuận đối
với từng đường bay quy định giữa các công ty hàng không khác đang tiến hành khai thác trên toàn bộ hoặc một phần của đường bay đó, và nếu có thể
thì phải được sự thoả thuận này thông qua cơ chế xác định giá cước của Hiệp hôi vận tải hàng không quốc tế (IATA).
3. Bất kỳ giá cước nào đề nghị áp dụng cho vận chuyển giữa hai Bên ký kết phải được công ty hàng không được chỉ định có liên quan hoặc đại diện
của công ty hàng không đó đệ trình hai nhà chức trách hàng không ít nhất là 30 ngày (hoặc khoảng thời gian ngắn hơn do hai nhà chức trách hàng
không thỏa thuận) trước khi giá cước đề nghị này có hiệu lực).
4. Giá cước đã đệ trình có thể được nhà chức trách hàng không phê duyệt vào bất cứ thời gian nào.Tuy vậy, theo quy định của hai khoản dưới đây thì
giá cước sẽ được phê duyệt 2 ngày sau khi nhận được văn bản đệ trình, trừ khi nhà chức trách hàng không của hai bên ký kết thông báo cho nhau
bằng văn bản trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận được văn bản đệ trình là họ không được phê duyệt giá cước đề nghi. PHỤ LỤC
CÁC DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG THƯỜNG LỆ Phần I:
ĐƯỜNG BAY DO CÔNG TY HÀNG KHÔNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH CỦA VIỆT NAM KHAI THÁC: Các điểm khởi hành: Các điểmTrung gian: Các điểm tại Singapore: Các điểm bên ngoài: Hà Nội bất kỳ điểm nào Singapore bất kỳ điểm nào Hồ Chí Minh Đà Nẵng (1) Phần II:
ĐƯỜNG BAY DO CÔNG TY HÀNG KHÔNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH CỦA SINGAPORE KHAI THÁC: Các điểm khởi hành Các điểm trung gian Các điểm tại Việt Nam Các điểm bên ngoài Singapore bất kỳ điểm nào Hà Nội bất kỳ điểm nào TP Hồ Chí Minh Đà Nẵng(1) HIỆP ĐỊNH
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA HỒI GIÁO IRAN Lời nói đầu Điều 2: Trao quyền
1. Mỗi Bên ký kết trao cho hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia các quyền sau đây đối với các chuyến bay quốc tế:
a) quyền bay không hạ cánh qua lãnh thổ của mình;
b) quyền dừng với mục đích phi thương mại tại lãnh thổ của mình.
2. Mỗi Bên ký kết trao cho hãng hàng không chỉ định của Bên ký kết kia các quyền sau đây được quy định trong Hiệp định nhằm khai
thác các chuyến bay quốc tế trên các đường bay được quy định tại Phần tương ứng của Bảng đường bay đính kèm theo Hiệp định
này. Những chuyến bay như vậy sau đây được lần lượt gọi là “các chuyến bay thỏa thuận” và “các đường bay quy định”. Ngoài các
quyền quy định tại đoạn (1) của Điều này, khi khai thác một chuyến bay thỏa thuận trên đường bay quy định, hãng hàng không được
mỗi Bên ký kết chỉ định sẽ được hưởng quyền dừng ở lãnh thổ của Bên ký kết kia tại các điểm quy định cho đường bay này trong
Bảng đường bay của Hiệp định này để lấy lên và cho xuống hành khách và hàng hóa, bao gồm cả bưu kiện.
3. Không ý nào trong quy định của Hiệp định này sẽ được coi là dành cho hãng hàng không của một Bên ký kết quyền lấy lên máy bay,
ở lãnh thổ của Bên ký kết kia, hành khách và hàng hóa, hoặc bưu kiện, chuyên chở lấy tiền công hoặc tiền thuê và cho xuống một
điểm khác ở lãnh thổ của Bên ký kết đó.
4. Trong những vùng có chiến sự và/hoặc sự chiếm đóng quân sự, hoặc những vùng bị ảnh hưởng, việc khai thác các chuyến bay như
vậy sẽ tùy thuộc vào sự phê chuẩn của những nhà chức trách có thẩm quyền.
Điều 3: Chỉ định và cấp phép
1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định bằng văn bản gửi cho Bên ký kết kia một hoặc nhiều hãng hàng không để khai thác các chuyến
bay thỏa thuận trên các đường bay quy định và có quyền thu hồi hoặc thay đổi sự chỉ định đó đối với bất cứ hãng hàng không đã được chỉ định nào.
Điều 10: Giá cước vận tải hàng không
a) Khi những hãng hàng không được chỉ định của cả hai Bên ký kết là thành viên của một hiệp hội hãng hàng không quốc tế có cơ chế
ấn định giá cước và có một cơ chế giải quyết giá cước đã tồn tại đối với những chuyến bay thỏa thuận, giá cước sẽ được các hãng
hàng không được chỉ định của các Bên ký kết thỏa thuận phù hợp với cơ chế giải quyết giá cước như vậy.
b) Khi một hoặc cả hai hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký kết không phải là thành viên của cùng hiệp hội hãng hàng
không hoặc không có cơ chế giải quyết giá cước như nêu tại mục (a) ở trên, những hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký
kết sẽ thỏa thuận về những giá cước sẽ được thu đối với những chuyến bay thỏa thuận.
c) Những giá cước được thỉa thuận phù hợp với mục (a) và (b) ở trên sẽ được đệ trình cho nhà chức trách hàng không của các Bên ký
kết phê chuẩn ít nhất ba mươi (30) ngày trước ngày dự kiến áp dụng. Giới hạn thời gian này có thể được rút ngắn, tùy thuộc vào sự
nhất trí của những nhà chức trách nói trên.
d) Trong trường hợp những hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký kết không thỏa thuận được về giá cước sẽ thu, hoặc khi
một Bên ký kết chưa chỉ định hãng hàng không của mình cho việc khai thác những chuyến bay thỏa thuận, hoặc trong (15) ngày đầu
của (30) ngày nuê tại mục (c) của Điều này, nhà chức trách hàng không của một Bên ký kết thông báo cho Bên ký kết kia việc họ
không thỏa mãn về bất kỳ giá cước nào được thỏa thuận giữa hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký kết theo mục (a) và (b)
của Điều này, nhà chức trách hãng hàng không của các Bên ký kết sẽ cố gắng đạt thỏa thuận về những giá cước thích hợp sẽ được
thu. Như một quy định chung, không giá cước nào sẽ được áp dụng trước khi có sự phê chuẩn của nhà chức trách hàng không của
các Bên ký kết. Tuy nhiên, giá cước đó sẽ được coi là được phê chuẩn nếu nhà chức trách hàng không của một trong hai Bên ký kết
không thông báo rằng họ không thỏa mãn với bất kỳ giá cước nào được thỏa thuận giữa những hãng hàng không được chỉ định trong
thời hạn (15) ngày nêu trên. PHỤ LỤC BẢNG ĐƯỜNG BAY
1. Đường bay theo đó (các) hãng hàng không được chỉ định của Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran có thể khai thác các chuyến bay: Các điểm xuất Các điểm trung Các điểm đếm Các điểm quá phát gian Ba điểm bất kỳ Bốn điểm bất kỳ Ba điểm bất kỳ Bốn điểm bất kỳ Các điểm xuất Các điểm trung Các điểm đếm Các điểm quá phát gian Ba điểm bất kỳ Bốn điểm bất kỳ Ba điểm bất kỳ Bốn điểm bất kỳ Ghi chú: HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CANAĐA VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG Điều III. Trao quyền
1. Mỗi Bên ký kết sẽ trao cho Bên ký kết kia các quyền sau đây để hãng hàng không hoặc các hãng
hàng không do Bên ký kết kia chỉ định tiến hành các chuyến bay quốc tế:
a) bay không hạ cánh qua lãnh thổ của mình;
b) hạ cánh tại lãnh thổ của mình với mục đích phi thương mại; và
c) trừ khi được xác định khác trong Hiệp định này, hạ cánh tại lãnh thổ của mình với mục đích lấy lên
và đưa xuống, trên các đường bay quy định trong Hiệp định này, vận chuyển quốc tế dưới dạng hành
khách và hàng hóa, bao gồm cả bưu kiện, riêng biệt hoặc kết hợp.
2. Các hãng hàng không của mỗi Bên ký kết, ngoài các hãng hàng không được chỉ định theo Điều IV
của Hiệp định này, sẽ được hưởng các quyền quy định tại điểm 1(a) và (b) của Điều này tùy thuộc vào
luật và các quy định quốc gia.
3. Không ý nào trong điểm (1) của Điều này sẽ được coi là dành cho hãng hàng không được chỉ định
của một Bên ký kết quyền lấy lên máy bay, ở lãnh thổ của Bên ký kết kia, hành khách và hàng hoá,
bao gồm cả bưu kiện, chuyên chở lấy tiền công hoặc tiền thuê và cho xuống một điểm khác ở lãnh
thổ của Bên ký kết đó.
4. Nếu do xung đột vũ trang, rối loạn hoặc diễn biến chính trị, hoặc do các hoàn cảnh đặc biệt và bất
bình thường, hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết không có khả năng khai thác chuyến
bay trên đường bay thông thường của mình thì Bên ký kết kia sẽ cố gắng cao nhất để tạo điều kiện
cho việc khai thác tiếp tục chuyến bay như vậy thông qua việc thỏa thuận lại tạm thời về các đường bay.
Điều IV. Chỉ định và cấp phép
1. Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định, bằng công hàm, một hoặc các hãng hàng không khai thác các
chuyến bay thỏa thuận của Bên ký kết đó và có quyền thu hồi sự chỉ định đó đối với bất kỳ hãng hàng
không nào hoặc đổi hãng hàng không khác thay cho hãng hàng không đã được chỉ định trước đây. Điều X. Tải cung ứng
1. Các hãng hàng không được chỉ định của cả hai Bên ký kết sẽ có cơ hội công bằng và bình đẳng để
khai thác các chuyến bay thỏa thuận trên tuyến bay quy định.
2. Khi khai thác các chuyến bay thỏa thuận, các hãng hàng không chỉ định của mỗi Bên ký kết sẽ tính
đến quyền lợi của hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia để
không ảnh hưởng quá mức đến các chuyến bay do bên đó cung ứng trên toàn bộ hoặc một phần của cùng tuyến bay.
3. Các chuyến bay thỏa thuận của các hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký kết sẽ có mối
quan hệ hợp lý với các nhu cầu của công chúng về việc vận chuyển trên các tuyến bay cụ thể và sẽ
có mục tiêu trước tiên là cung cấp trọng tải cung ứng, theo hệ số ghế sử dụng hợp lý, đáp ứng nhu
cầu hiện tại và nhu cầu dự đoán hợp lý về chuyên chở hành khách và hàng hóa bao gồm cả bưu kiện
giữa lãnh thổ của Bên ký kết chỉ định hãng hàng không đó và nước có điểm đến cuối cùng của vận chuyển.
5. Tải được cung ứng trên các chuyến bay thỏa thuận vượt quá quy định trong Hiệp định này có thể
đôi lúc được các hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký kết thỏa thuận, chịu sự phê duyệt (rõ
ràng hay ngụ ý) của nhà chức trách hàng không của cả hai Bên ký kết. Nếu không có thỏa thuận giữa
các hãng hàng không được chỉ định, các nhà chức trách hàng không có thể trao đổi ý kiến và cố gắng
đạt được thỏa thuận về tải cung ứng.
6. Việc tăng tải cung ứng ấn định theo các quy định của điểm 5 trong Điều này sẽ không tạo nên sự
thay đổi trong quy định về tải cung ứng. Bất cứ sự thay đổi nào trong quy định tải cung ứng có thể
được thỏa thuân giữa các nhà chức trách hàng không. Điều XIII. Giá cước 1. Dùng cho Điều này,
2. Giá chuyên chở của hãng hàng không hay các hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết
đến hoặc đi từ lãnh thổ của Bên ký kết kia sẽ được thiết lập ở mức hợp lý, có tính đến tất cả các yếu
tố có liên quan, bao gồm lợi ích của người sử dụng, chi phí khai thác, đặc điểm dịch vụ, lợi nhuận hợp
lý, giá của các hãng hàng không khác và những xem xét thương mại về thị trường.
3. Giá nói nêu tại điểm 2 của Điều này có thể được xây dựng riêng biệt hoặc, theo lựa chọn của hãng
hàng không hay các hãng hàng không được chỉ định, thông qua sự phối hợp với mỗi bên hoặc với các
hãng hàng không khác. Hãng hàng không được chỉ định sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm giải trình về giá
của mình trước nhà chức trách hàng không của hãng.
4. Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định nộp hồ
sơ giá vận chuyển của mình giữa lãnh thổ các Bên ký kết lên nhà chức trách hàng không của Bên ký
kết. Hồ sơ này, nếu được yêu cầu, cần gửi đến nhà chức trách hàng không ít nhất một ngày trước
ngày có hiệu lực dự kiến. Một hãng hàng không được chỉ định tự thiết lập giá sẽ đảm bảo rằng các
hãng hàng không được chỉ định khác có thể tiếp cận được giá này vào thời điểm nộp hồ sơ. PHỤ LỤC BẢNG ĐƯỜNG BAY Phần I
Đường bay sau có thể được (các) hãng hàng không do Chính phủ Canađa chỉ định khai thác với các
chuyến bay liên danh trên một hay cả hai chiều: CÁC ĐIỂM TẠI CÁC
ĐIỂM CÁC ĐIỂM TẠI CÁC ĐIỂM QUÁ CANAĐA TRUNG GIAN VIỆT NAM
Bất kỳ điểm nào hoặc Bất kỳ điểm nào hoặc Bất kỳ điểm nào hoặc Bất kỳ điểm nào hoặc các điểm nào các điểm nào các điểm nào các điểm nào . Phần II
Đường bay sau có thể được (các) hãng hàng không do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam chỉ định khai thác với các chuyến bay liên danh trên một hay cả hai chiều: CÁC ĐIỂM TẠI CÁC
ĐIỂM CÁC ĐIỂM TẠI CÁC ĐIỂM QUÁ VIỆT NAM TRUNG GIAN CANAĐA
Bất kỳ điểm nào hoặc Bất kỳ điểm nào hoặc Bất kỳ điểm nào hoặc Bất kỳ điểm nào hoặc các điểm nào các điểm nào các điểm nào các điểm nào Phần III
Đường bay sau đây có thể được (các) hãng hàng không được Chính phủ Canađa chỉ định khai thác
bằng tàu bay của mình trên một hoặc cả hai chiều:
Các điểm tại Canađa Các điểm trung gian
Các điểm tại Việt Các điểm quá Nam Sẽ được thỏa thuận Sẽ được thỏa thuận Sẽ được thỏa thuận Sẽ được thỏa thuận Phần IV
Đường bay sau đây có thể được (các) hãng hàng không được Chính phủ Việt Nam chỉ định khai thác
bằng tàu bay của mình trên một hoặc cả hai chiều:
Các điểm tại Việt Các điểm trung gian
Các điểm tại Canada Các điểm quá Nam
Sẽ được thỏa thuận Sẽ được thỏa thuận Sẽ được thỏa thuận Sẽ được thỏa thuận Ghi chú:
(Các) hãng hàng không của mỗi Bên ký kết có thể, đối với toàn bộ hoặc bất cứ chuyến bay nào, bỏ
bất cứ điểm nào quy định ở trên, với điều kiện là chuyến bay trên đường bay này bắt đầu và kết thúc
tại lãnh thổ của Bên ký kết đó. HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CÁC TIỂU VƯƠNG
QUỐC Ả-RẬP THỐNG NHẤT VỀ CÁC CHUYẾN BAY GIỮA VÀ QUA LÃNH THỔ HAI NƯỚC Nội dung
ĐIỀU 2 - TRAO QUYỀN
1. Mỗi Bên ký kết sẽ cấp cho Bên ký kết kia các quyền được quy định định trong Hiệp định này để cho
phép các hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết đó thiết lập và khai thác các chuyến bay thỏa thuận.
2. Các hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết sẽ có các quyền sau đây:
a) quyền bay qua không hạ cánh trên lãnh thổ của Bên ký kết kia;
b) quyền hạ cánh trong lãnh thổ Bên ký kết kia không vì mục đích thương mại; và
c) quyền hạ cánh trong lãnh thổ của Bên ký kết kia để lấy lên và/ hoặc dỡ xuống hành khách và hàng
hóa trên các chuyến bay quốc tế, riêng biệt hoặc kết hợp, khi khai thác các chuyến bay thỏa thuận.
3. Thêm vào đó, (các) hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết, không phải các hãng hàng
không được chỉ định theo Điều 3, còn được hưởng các quyền quy định tại khoản 2(a) và 2(b) của Điều này.
4. Không ý nào trong Điều này sẽ được coi là dành cho bất kỳ các hãng hàng không được chỉ định nào
của một Bên ký kết quyền lấy lên máy bay, trong lãnh thổ của Bên ký kết kia, hành khách, hành lý và
hàng hóa để chuyên chở lấy tiền công hoặc tiền thuê và cho xuống một điểm khác trong lãnh thổ của Bên ký kết đó.
ĐIỀU 3 - CHỈ ĐỊNH VÀ CẤP PHÉP
1. Nhà chức trách hàng không của mỗi Bên ký kết có quyền chỉ định một hoặc nhiều hãng hàng
không để khai thác các chuyến bay thỏa thuận và rút hoặc thu hồi chỉ định của hãng hàng không đó
hoặc chỉ định một hãng hàng không khác thay thế cho hãng hàng không được chỉ định trước. Chỉ định
này có thể quy định phạm vi cấp phép cho mỗi hãng hàng không liên quan đến việc khai thác các
chuyến bay thỏa thuận. Các chỉ định và bất kỳ thay đổi nào cũng phải bằng văn bản, do Nhà chức
trách hàng không của Bên ký kết chỉ định gửi cho Nhà chức trách hàng không của Bên ký kết kia.
ĐIỀU 5 - NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁC CHUYẾN BAY THỎA THUẬN
1. Mỗi Bên ký kết, trên cơ sở có đi có lại, cho phép các hãng hàng không được chỉ định của hai Bên ký
kết tự do cung cấp vận chuyển hàng không quốc tế theo quy định của Hiệp định này.
2. Mỗi Bên ký kết sẽ thực hiện các hành động thích hợp thuộc thẩm quyền của mình để loại trừ tất cả
các hình thức phân biệt đối xử và các thực tiễn chống cạnh tranh hoặc lợi dụng khi thực hiện các
quyền được quy định trong Hiệp định này.
3. Các hãng hàng không được chỉ định của các Bên ký kết sẽ không bị hạn chế nào về tải cung ứng và
tần suất và/hoặc (các) loại tàu bay khi khai thác bất kỳ loại hình nào (hành khách, hàng hóa, riêng
biệt hoặc kết hợp). Mỗi hãng hàng không được chỉ định được phép xác định tần suất, tải cung ứng
theo nhu cầu của mình đối với các chuyến bay thỏa thuận.
4. Không Bên ký kết nào được đơn phương giới hạn khối lượng vận tải, tần suất hoặc tính thường
xuyên của dịch vụ hoặc (các) loại tàu bay do các hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia
khai thác, trừ trường hợp vì các yêu cầu về hải quan, kỹ thuật, khai thác hoặc môi trường đòi hỏi theo
các điều kiện đồng bộ phù hợp với Điều 16 của Công ước. .
ĐIỀU 16 - GIÁ CƯỚC
1. Mỗi Bên ký kết cho phép hãng hàng không được chỉ định thiết lập các giá cước của mình trên
cơ sở các cân nhắc về thương mại trên thị trường. Không Bên ký kết nào yêu cầu các hãng hàng
không được chỉ định trao đổi ý kiến với các hãng hàng không về các giá cước họ thu hoặc dự định thu.
2. Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu đệ trình lên nhà chức trách hàng không của mình các mức giá đối
với việc bay đến hoặc bay từ lãnh thổ của mình do các hãng hàng không được chỉ định của cả hai Bên
ký kết thu. Yêu cầu việc đệ trình như vậy hoặc đệ trình thay mặt cho các hãng hàng không được chỉ
định phải thực hiện trong thời hạn 30 ngày trước thời điểm đề xuất có hiệu lực. Trong trường hợp cụ
thể, việc đệ trình có thể được phép bằng một thông báo ngắn hơn các yêu cầu thông thường. Nếu
một Bên ký kết cho phép một hãng hàng không đệ trình mức giá bằng một thông báo ngắn, mức giá
đó sẽ có hiệu lực vào ngày đề xuất bắt đầu khai thác trong lãnh thổ của Bên ký kết đó. HIỆP ĐỊNH
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG SONG PHƯƠNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÂY-SEN MỤC LỤC ĐIỀU 3. Trao quyền
1. Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho Bên ký kết kia các quyền quy định trong Hiệp định này để khai thác các
chuyến bay trên các đường bay được quy định trong Phụ lục bảng cơ cấu đường bay. Các chuyến bay
và đường bay như vậy sau đây được gọi tương ứng là “các chuyến bay thỏa thuận” và “các đường bay quy định”
2. Tùy thuộc các quy định của Hiệp định này, hãng hàng không được chỉ định một Bên ký kết sẽ có
quyền sau đây, khi khai thác các chuyến bay quốc tế:
a) quyền bay qua lãnh thổ của Bên ký kết kia không hạ cánh;
b) quyền dừng tại lãnh thổ đó với mục đích phi thương mại; và
c) quyền lấy lên và đưa xuống lãnh thổ của Bên ký kết kia hành khách, hành lý, hàng hóa và bưu kiện
trên các đường bay quy định tùy theo các quy định trong Phụ lục.
3. Không ý nào trong Khoản 2 của Điều này được coi là dành cho hãng hàng không được chỉ định của
một Bên ký kết quyền ưu tiên lấy lên tàu bay, ở trong lãnh thổ của Bên ký kết kia, hành khách, hành
lý, hàng hóa và bưu kiện, chuyên chở lấy tiền công hoặc tiền thuê và cho xuống một điểm khác ở lãnh
thổ của Bên ký kết đó.
4. Các hãng hàng không của mỗi Bên ký kết, ngoài các hãng hàng không được chỉ định theo Điều 4
của Hiệp định này cũng sẽ được hưởng các quyền quy định trong khoản 2 (a) và (b) của Điều này.
ĐIỀU 4. Chỉ định và cấp phép khai thác
1. Mỗi bên có quyền chỉ định một hoặc nhiều hãng hàng không để khai thác các chuyến bay thỏa
thuận. Chỉ định như vậy được thực hiện bằng văn bản giữa các nhà chức trách hàng không của cả hai Bên ký kết.
2. Nếu một hãng hàng không chỉ định khai thác các chuyến bay thỏa thuận theo thỏa thuận liên danh
với tư cách là hãng hàng không khai thác, thì tải cung ứng được khai thác sẽ được tính vào tải cung
ứng của Bên ký kết chỉ định hãng hàng không đó. Tải cung ứng được một hãng hàng không chỉ định
khai thác với tư cách là hãng hàng không tiếp thị trên các chuyến bay liên danh do các hãng hàng
không khác khai thác sẽ không được tính vào tải cung ứng của Bên ký kết chỉ định hãng hàng không tiếp thị đó.
ĐIỀU 17. Giá cước
3. Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu thông báo hoặc đệ trình cho các nhà chức trách hàng không các giá
mà (các) hãng hàng không của Bên ký kết kia sẽ thu khi bay đến bay đi khỏi lãnh thổ của mình.
Thông báo hoặc đệ trình bởi các hãng hàng không của hai Bên ký kết có thể được yêu cầu không
muộn hơn 30 ngày kể từ ngày dự kiến có hiệu lực. Trong các trường hợp cụ thể, thông báo hoặc đệ
trình có thể được phép bằng một thông báo ngắn hơn yêu cầu thông thường. Không Bên ký kết nào sẽ
yêu cầu một hãng hàng không của Bên ký kết kia thông báo hoặc đệ trình giá mà các nhà vận chuyển
thuê thu đối với công chúng, trừ khi được yêu cầu trên cơ sở không phân biệt đối xử và với mục đích để biết thông tin.
4. Không Bên ký kết nào sẽ có hành động đơn phương để ngăn chặn việc áp dụng hoặc tiếp tục một giá cước dự PHỤ LỤC 1. BẢNG ĐƯỜNG BAY
1. A. (Các) hãng hàng không được chỉ định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được
phép khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ cả hai chiều trên các đường bay quy định sau đây:
(Các) điểm xuất phát (Các) điểm giữa (Các) điểm đến (Các) điểm quá
Các điểm tại Việt Nam Các điểm bất kỳ Các điểm tại Xây-sen Các điểm bất kỳ Italya ANNEX 1 Route Schedule
Routes to be operated by the designated airline or airlines of the Italian Republic: Points of departure Intermediate Points Points in Viet Nam Beyond Points Points in Italy Any points
Ha Noi and/or Ho Chi MinhAny points City and/or a third point in Viet Nam to be freely selected ANNEX ROUTE SCHEDULE Section II
Routes of the agreed services performed by the airlines designated by the Government of the
Democratic Socialist Republic of Sri Lanka shall be as follows in either or both directions; POINTS IN SRI INTERMEDIATE POINTS IN POINTS BEYOND LANKA POINTS VIETNAM Any points Any Points Any points Any points . HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP VƯƠNG
QUỐC ANH VÀ BẮC AILEN VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG Điều 3. Trao quyền
(1) Mỗi Bên ký kết trao cho Bên ký kết kia các quyền sau đây đối với các chuyến bay quốc tế của Bên đó:
a) quyền bay không hạ cánh qua lãnh thổ của mình;
b) quyền hạ cánh ở lãnh thổ của mình với mục đích phi thương mại.
(2) Mỗi Bên ký kết trao cho Bên ký kết kia các quyền sau đây được qui định trong Hiệp định này nhằm
mục đích khai thác các chuyến bay quốc tế trên các đường bay được quy định tại các Phần tương ứng
trong Phụ lục kèm theo Hiệp định này. Các chuyến bay và đường bay như vậy sau đây được gọi là "các
chuyến bay thỏa thuận" và "các đường bay quy định" một cách tương ứng. Khi khai thác chuyến bay
thỏa thuận trên đường bay qui định, ngoài các quyền quy định tại khoản (1), hãng hàng không hoặc
các hãng hàng không do mỗi Bên ký kết chỉ định sẽ được hưởng quyền dừng trong lãnh thổ của Bên
ký kết kia tại các điểm được qui định cho đường bay đó trong Phụ lục của Hiệp định này nhằm mục
đích lấy lên máy bay và cho xuống hành khách và hàng hóa, bao gồm cả thư tín.
(3) Không ý nào trong khoản (2) của Điều này sẽ được coi là dành cho hãng hàng không hoặc các
hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết này quyền lấy lên máy bay hành khách và hàng hóa
bao gồm cả thư tín chuyên chở lấy tiền thuê hoặc tiền công ở lãnh thổ của Bên ký kết kia để cho
xuống một điểm khác ở lãnh thổ của Bên ký kết đó.
Điều 4. Chỉ định và Cấp phép
(1) Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định các hãng hàng không nhằm mục đích khai thác các chuyến
bay thỏa thuận trên các đường bay qui định và có quyền thu hồi hoặc thay đổi sự chỉ định như vậy.
Việc chỉ định như vậy phải được Điều 7. Giá cước
(2) Mỗi Bên ký kết cho phép hãng hàng không được chỉ định tự do thiết lập các giá cước đối với các
chuyến bay trên cơ sở cạnh tranh công bằng. Không Bên ký kết nào được yêu cầu các hãng hàng
không của mình trao đổi với các hãng hàng không khác về giá cước của các chuyến bay do các thỏa thuận này điều chỉnh.
(3) Các Bên ký kết không yêu cầu đệ trình hoặc thông báo các giá cước lên nhà chức trách hàng không.
Điều 18. Vận tải đa phương thức
Các hãng hàng không của mỗi Bên ký kết sẽ được phép thực hiện, liên quan đến vận tải hàng không,
bất kỳ loại hình vận tải đa phương thức nào đến hoặc từ bất kỳ các điểm nào trong lãnh thổ của các
Bên ký kết hoặc quốc gia thứ ba. Các hãng hàng không có thể lựa chọn tự thực hiện vận tải đa
phương thức hoặc cung cấp thông qua các thỏa thuận, bao gồm liên danh với các nhà vận chuyển
khác. Các dịch vụ đa phương thức như vậy có thể đưa ra một dịch vụ toàn bộ và một mức giá duy
nhất cho việc kết hợp vận chuyển hàng không và vận chuyển đa phương thức, với điều kiện là hành
khách và người vận chuyển phải được thông báo về người cung cấp các dịch vụ vận chuyển trong đó. PHỤ LỤC BẢNG ĐƯỜNG BAY Phần 2.
Các đường bay do hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khai thác:
Các điểm ở lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Các điểm giữa - Các điểm ở lãnh thổ
của Liên hiệp Vương quốc Anh - Các điểm quá HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ CHXHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG THUỘC
NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA VỀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG (1999).
Điều 3: Những quyền lợi được hưởng
1, Mỗi bên chấp thuận cho bên kia những quyền lợi sau về các dịch vụ hàng không:
a, Quyền được bay qua lãnh thổ mà không cần hạ cánh.
b, Quyền được hạ cánh ở bên kia lãnh thổ với những mục đích không giao dịch.
2, Mỗi bên chấp thuận cho bên kia những quyền cụ thể dưới đây đã được ghi rõ trong bản hiệp định
này nhằm mục đích thực hiện các dịch vụ hàng không quốc tế trên những lệ trình cụ thể được nêu cụ
thể trong phụ lục của Hiệp Định này. Những dịch vụ và lệ trình đó sau đây được gọi là "những dịch vụ
thoả thuận" và "những lộ trình cụ thể". Trong khi thực hiện một dịch vụ thoả thuận trên lộ trình cụ
thể, các hãng hàng không chỉ định của mỗi bên sẽ được hưởng thêm những quyền trong đoạn 1 của
Điều 3 này như quyền được hạ cánh ở lãnh thổ phía bên kia tại những thời điểm đã được xác định
mặc dù lệ trình đó theo phụ lục của bên hợp đồng này là chuyên chở hành khách và hàng hoá bao
gồm thư từ, những linh kiện và ..
3, Không có quy định nào trong đoạn 2 Điều 3 cho phép các hãng hàng không chỉ định của mỗi bên
quyền được chuyên chở (tại một thời điểm trong khu vực của phía bên kia) hành khách và hàng hoá
bao gồm thư từ, vận chuyển thuê hay vận chuyển giúp và dẫn đến một thời điểm khác ở khu vực của phía bên kia.
Điều 4: Sự bổ nhiệm và uỷ quyền của các hãng hàng không
1, Mỗi bên sẽ có quyền (chỉ định) bằng văn bản cho bên kia hay những hãng hàng không với mục đích
thực hiện các dịch vụ thoả thuận trên những lệ trình cụ tửê và có thể huỷ bỏ hoặc sửa đổi những sự bổ nhiệm đó.
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA ẤN ĐỘ Điều 2. Trao quyền
2. Theo các quy định của Hiệp định này, (các) hãng hàng không do mỗi Bên chỉ định sẽ được hưởng các quyền sau:
(a) bay không hạ cánh qua lãnh thổ của Bên kia;
(b) dừng lại trên lãnh thổ của Bên kia không vì mục đích giao thông; Và
(c) trong khi khai thác một dịch vụ đã thỏa thuận tại các điểm quy định cho đường bay đó trong Phụ
lục của Hiệp định này, (các) hãng hàng không do mỗi Bên chỉ định cũng sẽ được hưởng quyền lên và
xuống, trên lãnh thổ của Bên kia, các chuyến bay quốc tế lưu lượng hành khách và hàng hóa bao gồm
thư một cách riêng biệt hoặc kết hợp.
4. Không có quy định nào trong khoản (2) của Điều này được coi là trao cho (các) hãng hàng không
được chỉ định của một Bên đặc quyền nhận hành khách và hàng hóa lên máy bay, trong lãnh thổ của
Bên kia, bao gồm cả bưu kiện đến một điểm khác. trên lãnh thổ của Bên kia.
Điều 3. Chỉ định và Ủy quyền Hãng hàng không
1. Mỗi Bên có quyền chỉ định một hoặc nhiều hãng hàng không nhằm mục đích khai thác các dịch vụ
đã thỏa thuận trên các đường bay cụ thể và rút lại hoặc thay đổi các chỉ định đó. Việc chỉ định như
vậy phải được thực hiện bằng văn bản và được chuyển đến Bên kia thông qua các kênh ngoại giao và
sẽ xác định liệu hãng hàng không có được phép thực hiện loại hình dịch vụ hàng không được quy định trong Phụ lục hay không.
2. Khả năng cung cấp và tần suất các dịch vụ được khai thác bởi (các) hãng hàng không được chỉ định
của mỗi Bên sẽ được thỏa thuận giữa hai Bên.
3. Bất kỳ sự gia tăng nào về khả năng cung cấp và tần suất khai thác của các hãng hàng không được
chỉ định của mỗi Bên phải được thỏa thuận giữa hai Bên. Trong khi chờ đợi một thỏa thuận hoặc dàn
xếp như vậy, các quyền về dung lượng và tần suất đã có hiệu lực sẽ được ưu tiên áp dụng.
6. Ngoài (các) hãng hàng không khai thác, nhà chức trách hàng không của mỗi bên có thể yêu cầu
(các) hãng hàng không tiếp thị nộp lịch trình để phê duyệt và cũng cung cấp bất kỳ tài liệu nào khác
trước khi bắt đầu các dịch vụ hàng không theo các thỏa thuận tiếp thị hợp tác.