Hình thức Nhà nước - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Hình thức chính thể: là cách tổ chức, cơ cấu, trình tự thành lập các cơ quan NN cao nhất và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhândân vào việc thiết lập các cơ quan, tổ chức. Hình thức chính thể gồm 2 dạng cơ bảnlà. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Hình thức Nhà nước
* Khái niệm: Hình thức nhà nước nói lên cách thức tổ chức quyền lực và những
phương pháp để thực hiện quyền lực ấy. Hình thức nhà nước phụ thuộc vào từng
điều kiện hoàn cảnh, truyền thống, văn hóa, lịch sử của nhà nước. Hình thức nhà
nước được hình thành từ 3 yếu tố: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà
nước và chế độ chính trị.
1. Hình thức chính thể: là cách tổ chức, cơ cấu, trình tự thành lập các cơ quan NN
cao nhất và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân
dân vào việc thiết lập các cơ quan, tổ chức. Hình thức chính thể gồm 2 dạng cơ bản là:
1.1 Chính thể quân chủ: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của NN tập
trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu NN (vua, hoàng đế...) theo nguyên tắc thừa kế
+) Chính thể quân chủ tuyệt đối: Ả rập, ...v.v
+) Chính thể quân chủ lập hiến: Thái Lan, Anh Quốc,...v.v
1.2. Chính thể cộng hòa: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của NN thuộc
về một cơ quan được bầu ra trong 1 thời gian nhất định
+) Cộng hòa quý tộc: Cộng hòa quý tộc chủ nô Spac ở Hy Lạp, La Mã
+) Cộng hòa dân chủ: Lào, Triều Tiên,...v.v
+) Các nước tư bản chủ nghĩa hình thức chính thể cộng hòa dân chủ:
Cộng hòa tổng thống, Cộng hòa đại nghị, Cộng hòa lưỡng tính (hỗn hợp)
Ngoài ra: Các nước XHCH: hình thức chính thể cộng hòa dân chủ với các biến
dạng là Công xã Paris, Cộng hòa Xô-viết và Cộng hòa dân chủ nhân dân; NN
XHCN chỉ nên sử dụng chính thể cộng hòa vì nó cho phép thể hiện quyền lực nhân
dân và tạo điều kiện để nhân dân thay nhau quản lý chính quyền.
2. Hình thức cấu trúc Nhà Nước: là sự tổ chức NN theo các đơn vị hành chính lãnh
thổ và mối quan hệ giữa các cơ quan NN trung ương với các cơ quan NN địa phương
● Các hình thức cấu trúc NN bao gồm các loại: NN đơn nhất, NN liên bang.
- Nhà nước đơn nhất: Là NN có chủ quyền chung, các bộ phận hợp thành NN là
các đơn vị hành chính – lãnh thổ không có chủ quyền quốc gia. Trong nước chỉ có
1 hệ thống pháp luật, mỗi công dân chỉ mang 1 quốc tịch. VD: Việt Nam, Lào, Ba Lan
- Nhà nước liên bang: Là NN có từ 2 hay nhiều nước thành viên hợp lại. NN liên
bang có 2 hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý: 1 hệ thống chung cho toàn liên
bang và 1 hệ thống trong mỗi nước thành viên. Có 2 hệ thống pháp luật của bang
và của liên bang. VD: Mỹ, Đức, Nga
3. Chế độ chính trị: là tổng thể các phương pháp, cách thức mà các cơ quan NN sử
dụng để thực hiện quyền lực NN.
● Nhân tố chủ đạo trong khái niệm chế độ chính trị là: phương pháp cai trị + quản lý xã hội.
● Phương pháp thực hiện quyền lực NN của các NN trong lịch sử rất đa dạng gồm:
- Phương pháp dân chủ: có nhiều loại, thể hiện dưới các hình thức khác nhau:
dân chủ trực tiếp + dân chủ gián tiếp, dân chủ rộng rãi + dân chủ hạn chế, dân
chủ thực sự + dân chủ giả hiệu
- Phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính chất độc tài, đáng chú ý nhất là khi
phương pháp cai trị và quản lý xã hội phát triển đến mức độ cao sẽ trở thành
những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít.
=> Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước phụ thuộc vào: Bản chất giai cấp,
tương quan giữa các lực lượng chính trị, mức độ ác liệt của cuộc đấu tranh giai
cấp, đặc điểm dân tộc, trình độ chính trị nhân dân, bối cảnh quốc tế. Dựa trên các
tiêu chí đó ta có thể xác định được hình thái nhà nước hoặc thay đổi nó cho phù hợp.
*Xác định hình thức XHCNVN: Là cộng hòa
Đặc điểm chung của chính thể cộng hoà XHCN là xây dựng nhà nước dựa trên các nguyên tắc sau đây:
- Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản
- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước,
đảm bảo sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, bảo vệ các quyền con người và công dân
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền
lực giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, xây
dựng nền pháp chế XHCN và nhà nước pháp quyền.
*Hình thức cấu trúc Nhà nước
Phân làm hai loại: cấu trúc nhà nước đơn nhất(unified) và cấu trúc nhà nước liên bang(federation)
Cấu trúc nhà nước liên bang
● Thiết lập từ 2 hay nhiều bang thành viên. Nhà nước liên bang có chủ
quyền chung và các thành viên có chủ quyền riêng.
● Có hai hệ thống cơ quan nhà nước, hai hệ thống pháp luật và công dân mang hai quốc tịch ● Đặc điểm:
- HP ghi nhận sự phân chia quyền lực giữa tiểu bang và liên bang.
- HP ghi nhận thiết chế kiểm soát và phân chia quyền lực.
- Có hai hệ thống cơ quan nhà nước, hai hệ thống pháp luật.
2. Cấu trúc nhà nước đơn nhất.
● Là nhà nước có chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn thống nhất, các bộ phận
hợp thành nhà nước là các đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền riêng biệt
● Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, có
một hệ thống pháp luật thống nhất và công dân mang một quốc tịch. ● Đặc điểm: - Chủ quyền QG duy nhất
- Công dân có một quốc tịch
- Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất trên toàn lãnh thổ.
- Có một hệ thống pháp luật thống nhất. ● Phân loại
+ Đơn nhất giản đơn: là cấu trúc nhà nước thống nhất, không có khu tự trị hay vùng lãnh thổ,...
+ Đơn giản phức tạp: Có khu tự trị, vùng lãnh thổ VD: TQ có tỉnh, đặc khu, khu
tự trị: dân tộc choang, khu tự trị tân cương, tây tạng,.. hồng kông là đặc khu
* Bảng Hiến Pháp ( là cái jz =))) anh thử check slide nha) Bộ máy nhà nước
Khái niệm: là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương
được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất tạo thành một cơ chế đồng
bộ để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
Đặc điểm của bộ máy nhà nước:
- Nắm quyền lực kinh tế, chính trị, tư tưởng
- Sử dụng pháp luật để quản lý xã hội
- Có khả năng áp dụng biện pháp cưỡng chế Liên hệ VN Bộ máy nhà nước
- Cơ quan lập pháp: Là cơ quan quyền lực, hình thành bằng bầu cử, đóng vai trò lập pháp, giám sát…
- Hệ thống hành pháp: là cơ quan chấp hành, điều hành do Quốc hội thành lập,
chức năng thi hành pháp luật
- Hệ thống Tòa án nhân dân: Hình thành do bầu và bổ nhiệm, chức năng xét xử, giải quyết tranh chấp
- Hệ thống cơ quan kiểm soát: Viện kiểm soát các cấp, hình thành do bầu và bổ
nhiệm, đóng vai trò giám sát và thực hiện quyền công tố
- Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, đóng vai trò nguyên thủ quốc gia.
Một số mở rộng liên hệ VN
Hình thức chính thể: Hình thức chính thể CH dân chủ nhân dân trong thời gian đầu; hiện nay là
Hình thức cấu trúc: Nhà nước đơn nhất
Chế độ chính trị: Chế độ chính trị dân chủ, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà
nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm các tổ chức
như đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (hợp pháp); với những
quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố đó trong việc tham gia vào các quá trình
hoạch định và thực thi các quyết sách chính trị nhằm bảo đảm quyền thống trị của
giai cấp, lực lượng cầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội
Cấu trúc của HTCT gồm các bộ phận sau: - Đảng chính trị, -Nhà nước,
-Các tổ chức chính trị - xã hội (hợp pháp); 2.1. Đảng chính trị
Ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện đại
- Đặc trưng cơ bản ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện đại là hệ thống
“đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị”
- Trong hệ thống đa đảng đối lập, hình thức đấu tranh chủ yếu để tranh
giành và chia sẻ quyền lực là hình thức Nghị trường
- Tuy “đa đảng, đa nguyên”, nhưng về cơ bản cơ quan Lập pháp và
Hành pháp đều nằm trong tay các Đảng tư sản cầm quyền
Ở các nước xã hội chủ nghĩa
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế Đảng chính trị có thể khái quát với những đặc trưng sau:
- Chế độ “nhất nguyên chính trị” là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh
của giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chống lại giai cấp tư sản
- Đảng Cộng sản là đội tiên phong, là đại biểu trung thành lợi ích của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động. Khi đã trở thành lực lượng cầm quyền,
Đảng cộng sản có vai trò to lớn, trách nhiệm nặng nề đối với giai cấp và vận
mệnh của dân tộc; là lực lượng lãnh đạo, thực hiện quyền thống trị về chính trị
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động để xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Để hoàn thành vai trò to lớn, nhiệm vụ vẻ vang đó, điều kiện tiên quyết
là Đảng phải không ngừng vươn lên mọi mặt để quần chúng “nhìn thấy ở đó trí
tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại”. 2.2. Nhà nước
Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều hình thức Thể chế nhà nước, song có
thể quy thành 2 hình thức Thể chế nhà nước cơ bản là Quân chủ và Cộng hòa. 2.2.1. Thể chế quân chủ
Thể chế quân chủ được chia thành các loại: Quân chủ tuyệt đối và Quân chủ lập hiến
a. Thể chế Quân chủ tuyệt đối (Absolute Monarchy): là thể chế chính trị
mà ở đó toàn bộ quyền lực thuộc về nhà Vua (theo nguyên tắc thừa kế) và quyền
lực này được chuyển giao theo nguyên tắc “cha truyền - con nối”. Trong xã hội
đương đại, thể chế này hầu như không còn tồn tại.
b. Thể chế Quân chủ lập hiến (Constitutional Monarchy): là loại hình thể
chế mà trong nhà nước vẫn tồn tại ngôi Vua, nhưng có Hiến pháp do Nghị viện
ban hành. Hình thức chính thể này thường tồn tại ở những nước, nơi mà cuộc
đấu tranh của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến kết thúc bằng sự thỏa
hiệp; hiện nay hình thức chính thể quân chủ vẫn tồn tại, song dần dần thích ứng
với lợi ích của giai cấp tư sản đang nắm chính quyền 2.2.2. Thể chế Cộng hòa
- Ở các nước tư bản chủ nghĩa và một số nước đang phát triển, hình thức
thể chế này có 3 loại: Cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa Đại nghị, Cộng hòa hỗn hợp.
- Ở các nước xã hội chủ nghĩa phổ biến là mô hình Cộng hòa Xôviết;
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa.
a. Thể chế Cộng hòa Tổng thống (Presidentic Republic): Điển hình là Mỹ,
các nước Châu Mỹ La tinh, Liên Bang Nga…
Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia
và là người đứng đầu cơ quan Hành pháp với quyền hạn vô cùng lớn
b. Thể chế Cộng hòa đại nghị (Parliamentary Republic): Tiêu biểu cho thể
chế này là các nước Đức, Áo, Ý…
- Đặc trưng cơ bản của chính thể này là: Quyền lực nhà nước tập trung vào Nghị viện
c. . Thể chế Cộng hòa hỗn hợp (Republic of mixtures): Tiêu biểu là Pháp, Phần
Lan, Hàn Quốc, Mông Cổ…
- Đặc điểm của loại hình thể chế này là: Tổng thống và Nghị viện đều do nhân dân
bầu ra. Tổng thống toàn quyền Hành pháp, có quyền giải tán Nghị viện. Tuy vậy
Nghị viện có quyền can thiệp vào quá trình thành lập Chính phủ, buộc Tổng thống
phải bổ nhiệm lãnh tụ của Đảng đa số trong Nghị viện làm Thủ tướng; nghĩa là
Tổng thống phải chia sẻ quyền lực với Nghị viện.
d. Thể chế chính trị Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (Socialist Republic):
- Ưu điểm của thể chế này là hạn chế sự tập trung quyền lực vào tay Tổngthống;
tránh hiện tượng độc tài và vẫn đảm bảo một nền Hành pháp mạnh.Nhiều nước ở
Liên Xô (cũ), Đông Âu và Châu Phi sau khi cải cách thể chế đã áp dụng mô hình chính thể này.
d. Thể chế chính trị Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (Socialist Republic):
- Đặc trưng của mô hình thể chế này là: Quyền lực nhà nước là thống
nhất (thuộc về nhân dân); nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
2.3. Các tổ chức chính trị - xã hội và các nhóm lợi ích
.Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm các tổ chức mà hoạt động của
chúng vừa mang tính chính trị, vừa mang tính xã hội
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị bên
cạnh Đảng cầm quyền, Nhà nước, còn có các Nhóm lợi ích chính trị:
- Nhóm lợi ích chính trị là tổ chức bao gồm nhiều thành viên của một xã
hội có cùng quan điểm, cùng nhu cầu lợi ích chung liên kết với nhau theo một
chế độ tự nguyện, hoạt động ảnh hưởng ở mức độ nhất định phương thức nhất
định tác động đến quyền lực nhà nước vì lợi ích, nhu cầu các thành viên của nhóm
- Các nhóm lợi ích chính trị đấu tranh cho lợi ích của nhóm mình bằng
cách tác động vào việc hoạch định chính sách của các đảng chính trị và củachính
quyền. Đây là các nhóm của những người có cùng lợi ích liên kết với nhau nhằm
gây ảnh hưởng tới các quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị
của Đảng cầm quyền, việc thực thi pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội của
Nhà nước. Các nhóm lợi ích chính trị, ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu là các
đoàn thể nhân dân (các tổ chức chính trị - xã hội). Tuy nhiên, các đoàn thể nhân
dân (các tổ chức chính trị - xã hội) là các tổ chức nằm ngoài nhà nước; còn Nhóm
lợi ích chính trị thì có thể tồn tại ngay bên trong nhà nước.
- Các Nhóm lợi ích chính trị là một loại thể chế chính trị (tổ chức) không
thể thiếu trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản. Về mặt
lý thuyết, các nhóm lợi ích chính trị có vai trò trong việc đấu tranh để đảm bảo
lợi ích của quần chúng; nhưng trên thực tế nó cũng chỉ là thiết chế của tầng lớp
thượng lưu và trung lưu có xu hướng thỏa hiệp với nhà nước vì lợi ích của giới
thượng lưu và nội bộ giai cấp tư sản. Do đó, xét đến cùng, nó cũng chỉ là công
cụ để giai cấp tư sản thực hiện quyền lực chính trị của mình.
Ở nước ta có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội của nhân dân lao động -
Cơ quan lập pháp: Là cơ quan quyền lực, hình thành bằng bầu cử, đóng vai trò lập pháp, g -
Hệ thống hành pháp: là cơ quan chấp hành, điều hành, do Quốc hội thành lập, chức năng thi hà-
Hệ thống Tòa án nhân dân: hình thành do bầu và bổ
nhiệm, chức năng xét xử, giải quyế -
Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân các cấp, hình thành do bầu và -
Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, đóng vai trò -
Nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo -
Nguyên tắc dân chủ XHCN: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ -
Nguyên tắc tập trung dân chủ -
Nguyên tắc pháp quyền XHC 3, Hệ thống chính trị