-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hình thức thừa kế - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật đồng thời được áp dụngtrong việc phân chia di sản của người chết để lại, di sản có thể vừa đượcchia theo di chúc, vừa được chia theo pháp luật hoặc chỉ được chia theomột hình thức là chia hết theo di chúc hoặc chia hết theo pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Hình thức thừa kế - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật đồng thời được áp dụngtrong việc phân chia di sản của người chết để lại, di sản có thể vừa đượcchia theo di chúc, vừa được chia theo pháp luật hoặc chỉ được chia theomột hình thức là chia hết theo di chúc hoặc chia hết theo pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Hình thức thừa kế
-Pháp luật về thừa kế nước ta quy định có hai hình thức di sản là thừa kế
theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
-Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật đồng thời được áp dụng
trong việc phân chia di sản của người chết để lại, di sản có thể vừa được
chia theo di chúc, vừa được chia theo pháp luật hoặc chỉ được chia theo
một hình thức là chia hết theo di chúc hoặc chia hết theo pháp luật.
- Việc chia thừa kế theo hình thức này hoặc hình thức kia tùy thuộc vào
việc người chết có để lại di chúc hay không để lại di chúc hoặc tùy thuộc
vào phần của di chúc không có hiệu lực thi hành hoặc toàn bộ di chúc
không có hiệu lực trong việc chia di sản của người để lại di chúc.
-Tuy nhiên ý nguyện của người lập di chúc không phải lúc nào cũng
được pháp luật bảo hộ một cách tuyệt đối mà quyền của người lập di
chúc còn bị hạn chế trong những trường hợp luật định. Thừa kế theo di chúc.
-Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết ( Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 ).
Người lập di chúc:
-Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Người thành
niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ
luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; Người từ đủ
mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được
cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.
- Người lập di chúc, là chủ thể đầu tiên trong quan hệ thừa kế theo di
chúc, là người mà theo quy định của pháp luật có quyền lập di chúc để
định đoạt khối tài sản của mình cho những người khác còn sống sau khi
chết với ý chí hoàn toàn tự nguyện. Người lập di chúc ở đây chỉ có thể là
cá nhân mà không thể là cơ quan, tổ chức. Tài sản của cơ quan, tổ chức
là tài sản chung của một chủ thể pháp lý, cá nhân không có quyền định
đoạt các tài sản đó, căn cứ vào năng lực chủ thể của mỗi cá nhân trong
việc nhận thức và thể hiện ý chí cũng như khả năng tạo lập được tài sản
thuộc sở hữu của mình mà pháp luật quy định hai chủ thể là người có
quyền lập di chúc để dịch chuyển tài sản của mình cho người còn sống sau khi chết gồm:
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình. Tức là thời điểm lập di chúc, người lập di chúc đã thành
niên và minh mẫn sáng suốt không bị lừa dối hay đe dọa, có khả
năng nhận thức thực hiện và chịu trách nhiệm về hành vi của mình
trong việc xác lập thực hiện giao dịch dân sự.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di
chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di
chúc. Quy định này căn cứ vào Điều 21 Bộ Luật Dân sự năm 2015:
“Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình
xác lập, thực hiện giao dịch trừ giao dịch liên quan đến bất động
sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định
của pháp luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.
Những người ở độ tuổi này thường chưa nhận thức đầy đủ của việc
thực hiện hành vi cũng như hậu quả của việc lập di chúc, vì vậy
pháp luật quy định cần phải có sự kiểm soát của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Quyền của người lập di chúc:
Người lập di chúc có các quyền sau ( Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015):
1. Chỉ định người kế thừa, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
-Đối với cá nhân người để lại tài sản, với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp
đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực
hiện quyền định đoạt tài sản của bản thân sau khi họ chết và có hiệu lực
khi việc định đoạt bằng di chúc thỏa mãn các điều kiện về di chúc hợp
pháp được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự.
-Ngoài ra quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện
thông qua việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp
luật như: cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, ông, bà, cháu…mà
không buộc phải nêu rõ lý do. Nếu người bị truất quyền thừa kế thì
người thừa kế không còn quyền hưởng di sản theo di chúc và theo pháp
luật. Nếu người thừa kế không được chỉ định trong di chúc chưa hẳn đã
bị truất quyền hưởng di sản.
Thừa kế theo pháp luật.
-Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình
tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015).
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
1. Trường hợp thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp
không có di chúc. Đây là những trường hợp mà người để lại di sản
không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng đã hủy di chúc (di
chúc bị xé, bị đốt hoặc tuyên bố hủy bỏ di chúc đã lập…) đều được
coi là không có di chúc. Trong những trường hợp này, toàn bộ di
sản của người chết để lại sẽ chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp có di chúc
nhưng di chúc không hợp pháp. Di chúc được coi là hợp pháp nếu
đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một giao dịch có hiệu lực theo
quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Di chúc bị coi là
không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, do vậy di sản liên
quan đến di chúc đó sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với phần di sản không
được định đoạt trong di chúc. Nếu người để lại di sản chỉ định đoạt
một phần di sản thì phần còn lại sẽ được áp dụng chia cho những
người nằm trong hàng thừa kế (trừ khi họ là người bị người lập di
chúc chỉ rõ chỉ được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc bị truất
quyền thừa kế theo di chúc).
4. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp toàn bộ
những người thừa kế đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc, các cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc
đều không có người thừa kế theo quy định của pháp luật.
5. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người thừa
kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản. Những người đáng
lẽ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng lại thực hiện
những hành vi đã quy định tại khoản 1 Điều 621 sẽ không được
hưởng di sản trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của
những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc. Trong
trường hợp toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều không
có quyền hưởng di sản thì áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với
toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại.
6. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người thừa
kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản. Người thừa kế có
quyền nhận, có quyền từ chối hưởng di sản của người chết để lại.
Phần di sản liên quan đến người đã từ chối sẽ được áp dụng chia
theo pháp luật cho những người thừa kế khác. Vì thế, khi người
này từ chối hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn có thể hưởng thừa
kế theo pháp luật. Nhưng trong trường hợp họ đã từ chối toàn bộ
quyền hưởng di sản gồm cả phần theo di chúc và cả phần theo
pháp luật thì toàn bộ phần di sản này sẽ chia theo pháp luật cho
những người thừa kế của người lập di chúc.
( Tham khảo thêm Điều 621 Bộ luật dân sự qui định:
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác.
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc.
Hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp luật, do vậy, người
có hành vi cản trở sẽ bị tước quyền hưởng di sản do người có di sản để lại.)
Diện và hàng thừa kế theo pháp luật: (Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015).
-Diện thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có thể được hưởng
di sản theo pháp luật của người chết nếu giữa họ với người chết đang tồn
tại mối quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng cho đến thời điểm
mở thừa kế hoặc giữa họ có huyết thống trong phạm vi hai đời bàng hệ và bốn đời trực hệ.
-Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần
gũi với người chết và theo đó họ cùng được hưởng ngang nhau đối với
di sản thừa kế mà người chết để lại.
1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột
của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
3. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết;
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết;
cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người
chết là cụ nội, cụ ngoại.
-Việc chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc quy
định tại Khoản 2, 3 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng
nhau.3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu
không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di
sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. Nguồn tài liệu: https://i-law.vn/tuvanphapluat
Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp