Hình tượng sông Đà (hung bạo) | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Hình tượng sông Đà (hung bạo) | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Hình tượng sông Đà (hung dữ)
“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm,
thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng
vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động động bình dị ở
miền Tây Bắc. Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự
tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công
của tạo hóa và những kì tích lao động của con người. Nhắc đến hình tượng sông Đà, đầu
tiên ta phải nói đến vẻ đẹp hung bạo của dòng sông.
Là cây đại thụ của rừng đầu nguồn văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân luôn say mê những
cái phi thường, tuyệt đỉnh, tuyệt đối, thích cảm xúc mạnh. Ưa khám phá sự vật, hiện
tượng đến tận chân tơ kẽ tóc, trang văn của Nguyễn Tuân phô diễn kiến thức hết sức uyên
bác: lịch sử, địa lí, âm nhạc, văn chương, thể thao, quân sự. “NLĐSĐ” được sáng tác vào
năm 1958 và được in vào tập “Sông Đà” năm 1960. Trong chuyến đi gian khổ và hào
hứng tới miền Bắc xa xôi, rộng lớn, Nguyễn Tuân không chỉ thỏa mãn khát khao xê dịch
mà chủ yếu là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và thứ vàng mười đã qua thử
lửa nơi tâm hồn con người.
Sông Đà hung bạo, lắm thác, nhiều ghềnh đã từng bước vào ca dao xưa:
“Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh”
Với một nhà văn ưa thích cảm giác mạnh, chán ghét sự mờ nhạt thì “cưỡi” lên sông Đà
hung bạo là trò chơi mà ông không thể bỏ qua. Sự dữ dằn của sông Đà không chỉ hiện ra
ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ của dòng
sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim lão luyện, Nguyễn
Tuần cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng lại dừng lại, cho
khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của con sông này.
Đập vào mắt người đọc, ấn tượng đầu tiên về sự hung bạo của sông Đà chính là hình ảnh
cảnh đá bờ sông dựng vách thành. Vách thành sông Đà là cảnh sừng sững án ngữ trước
mặt độc giả ngay lần dạo chơi mạo hiểm đầu tiên. Nguyễn Tuân khẳng định “Hùng vĩ của
sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông dựng vách
thành”. Ấn tượng trực tiếp đến mắt người đọc đó chính là hình ảnh ẩn dụ “vách thành”.
Ta vẫn thường nhắc đến “thành” như một khối kiến trúc quân sự vô cùng kiên cố. Các
bậc anh minh xưa thường cho đắp thành như một công trình phòng ngữ, một pháo đài
hiểm. Thành quách là nơi bên ngoài quân địch khó mà xâm nhập vào nhưng bên trong
quân ta lại nắm rõ nội tình khi nhìn ra để rồi dễ dàng tác chiến. Nguyễn Tuân với tư cách
là khách tham quan trên sông Đà giống như người đang đứng ở bên ngoài thành. Vì thế
mọi thứ với ông là vô cùng bí ẩn. Những đợt hỗn chiến, tấn công bí hiểm đang rình rập
đâu đây trên sông Đà như một sự đe dọa đầu tiên với con người. Chỉ với hai chữ “vách
thành” nhà ảo thuật ngôn từ đã dựng lên trước mắt người đọc vách đá sông Đà kiên cố,
thâm nghiêm. Tuy không nói hết nhưng nhà văn đã biết vận dụng tối đa năng lực chữ
nghĩa để chỉ gọi “vách thành” thôi nhưng gợi ra ấn tượng với bạn đọc cả “thành cao hào
sâu”. Từ đó, người chiêm ngưỡng cảm nhận được vách đá hiện lên như thành cao, sông
Đà với vực thẳm như hào sâu hun hút. Tất cả bước đầu dần kéo người đọc vào trùng vây
liên tưởng choáng ngợp, hãi hùng. Chính bởi thành trì ấy cao thăm thẳm, sâu hun hút mà
“đúng ngọ mới có mặt trời”. “Đứng ngọ” là thời điểm giữa trưa, là lúc bề mặt trái đất
nhận được nhiệt lượng lớn nhất từ mặt trời. Ta đã bắt gặp ánh nắng tinh nghịch trong bao
vần thơ về sông nước “nắng chiếu sông Lô” trong thơ Tố Hữu hay “nắng xuống” trong
thơ Huy Cận. Ánh nắng chói chang soi chiếu vạn vật nhưng trong ấn tượng của nhà văn
họ Nguyễn chỉ khi lên thiên đỉnh nắng mới được le lói trên lòng sông Đà. Phải chăng,
vách đá quá cao, vực sông quá sâu đến độ nắng không thể chiếu xiên ngang mà chỉ có thể
hắt xuống từng giọt hiếm hoi như vậy.
Cao, sâu thôi chưa đủ, Nguyễn Tuân còn muốn đưa người đọc đến sự hung bạo tột
cùng của cảnh đá bờ sông qua độ hẹp của sông Đà. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân hai
bên bờ sông như đang xích lại gần nhau: “Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một
cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai,
con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Đá sông Đà được so sánh như “cái yết hầu”
gợi liên tưởng cảm nhận qua chính xúc giác của người đọc. Độ hẹp lòng sông bị vách đá
chèn ép tới mức nghẹt thở. Qua động từ “chẹt” người đọc cảm tưởng như vách thành đã
lấn át hết cả bờ sông ghê rợn, hãi hùng. Những chi tiết miêu tả tưởng chừng như bâng
quơ của nhà văn nhưng lại mang sức biểu đạt hiệu quả vô cùng. Chỉ hành động đơn giản
của nai hổ, cú ném nhẹ chơi đùa của con người lại là thước đo tài tình hơn bất cứ con số
chuẩn xác nào. Sự nguy hiểm của dòng sông gợi ra ngày một đậm, một nơi hẹp như thế,
dòng nước vốn chảy nhanh giờ lại xiết hơn. Ấn tượng về độ cao, sâu của vách đá bờ sông
và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lối liên tưởng
bất ngờ, thiên nhiên hoang sơ gần với đời sống hiện đại của con người: “Ngồi trong
khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè
một cái ngõ mà... ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa
tắt phụt đèn điện”. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác mà còn kết hợp sử dụng các
giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ và táo bạo. Ấn tượng phi lý của xúc giác
ngày giữa mùa hè hiện ra: đang giữa mùa hè mà văn nhân lại có cảm nhận như trong mùa
băng giá. Phải chăng đó không phải là cái lạnh da thịt do thời tiết mang đến mà là cái
lạnh ở trong lòng, rợn tóc gáy, sởn gai ốc do sông Đà mang tới. Tuy nhiên Nguyễn Tuân
đâu giống người thường, nguy hiểm mà vẫn đậm tô bằng những từ ngữ tinh tế được chọn
lọc để tạo ra cảm giác hãi hùng về độ cao rợn ngợp của vách đá sông Đà qua từ ngữ
không xác định “nào, mấy”, qua độ hẹp của hè phố và sự phụt tắt bất thình lình của đèn
điện làm thót tim người quan sát khi đi vào khúc sông tối tăm này. Tất cả đã đem đến
hình dung ban đầu về dòng sông, quy tụ tất cả tính từ đo lường nguy hiểm nhất: cao thăm
thẳm, sâu hun hút, hẹp đến không thở nổi và bất thình lình rơi vào tăm tối như muốn nuốt
chửng con người.
Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của mặt ghềnh Hát Loóng Sự hung bạo .
của sông Đà còn là sự kết hợp của quần thể những thác đá, sóng nước. Máy quay của
người nghệ sĩ đã chuyển từ vách thành qua cái dữ dội ở mặt ghềnh Hát Loóng: “dài hàng
cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”.
Bằng sự biến ảo của ngôn từ trong các thủ pháp nghệ thuật, tính hung bạo của sông Đà
hiện ra với hình ảnh sống động trước mắt độc giả. Đội quân đá, sóng, nước, gió trên sông
Đà đang bắt tay nhau tạo trận địa uy hiếp con người. Nhịp văn ngắn, nhanh, mạnh, dồn
dập như đang muốn tạo cơn cuồng phong bão tố. Hình ảnh điệp nối tiếp luân chuyển
nhau, sóng gió sông Đà cứ thế trồng lên nhau, lần lượt uy hiếp con người. Tác giả đã đặt
vào ba vế câu ba điệp từ “xô” để cộng hưởng cho những đợt đánh liên hoàn dữ dội của
sóng nước thác đá. Nhà văn còn sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: “cuồn cuộn luồng
gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua
đấy” để ví von tốc độ dòng chảy với người đòi nợ vừa hung hãn và vô cùng nhanh chóng,
dữ dội. Nguyễn Tuân còn khẳng định luôn hậu quả của tàu bè đi nghênh ngang trên sông:
“con thuyền bị lật ngửa bụng” khiến cho hình ảnh sông Đà hiện lên như mãnh thú, là
hiểm họa môi trường, kẻ thù số một đến từ thiên nhiên.
Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp ở quãng Tà Mường Vát phía dưới
Sơn La. Dưới bàn tay ma thuật của văn sĩ, sông Đà hung bạo tiếp tục nghênh chiến với
người đọc qua đội quân hút nước dữ dằn. Hút nước hiện ra trước mặt độc giả qua hình
ảnh “cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”, qua âm thanh ghê rợn
của “cái cửa cống bị sặc” với sự cộng hưởng đến đáng sợ giữa cả hình ảnh và âm thanh
“nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Miêu tả cảnh những cái hút nước trên sông,
Nguyễn Tuân đã sử dụng đến độ thành thạo các biện pháp tu từ nghệ thuật. Biện pháp
nhân hóa khiến nước biết ‘thở” và “kêu” khiến người ta sợ đến rùng mình nhưng như thế
là chưa đủ với một người ưa thích sự mãnh liệt đến tột đỉnh như Nguyễn Tuân. Người
khổng lồ trên dòng thác ngôn từ tiếp tục dùng thêm nghệ thuật so sánh vào miêu tả khiến
người đọc thêm khiếp vía. Độc giả như được trải nghiệm cảm giác mạnh trên sông Đà
bây chỉ muốn nhắm tịt mắt, bịt chặt tai vì kinh sợ. Phân cảnh phim nối tiếp nhau chiếu lên
cái hút nước ở độ sâu “xoáy tít đáy” – như cái giếng sâu mà dòng nước đang cuộn trào,
xiết lại không có dấu hiệu ngừng, đến độ dày trong “giếng bê tông” không gì công phá
nổi hay độ rộng ở “cánh quạ đàn”. Hiểm nguy đang rình rập khắp ba chiều không gian
cùng âm thanh dữ dội đầy bí ẩn. Đứng trước sức hút ngôn từ ở Nguyễn Tuân, không chỉ
độc giả, đồng nghiệp văn chương mà chính cả những nhà phê bình nhiều khi cũng thấy
bật lực khi phát hiện ra vốn từ của mình sao nghèo nàn, chẳng thể nghĩ tới sự miêu tả l
lùng, kì thú và cũng chẳng biết dùng chữ nghĩa nào để bình về độ chính xác và tinh tế của
ngòi bút Nguyễn Tuân. Người ta chỉ biết gật đầu mà bảo nhau rằng: sông Đà quả thực là
một con quái vật đang trong một cơn cuồng nộ đầy ghê sợ.
Thế nhưng tài liên tưởng của Nguyễn Tuân không dừng lại ở đó, bộ phim do ông
đạo diễn tiếp tục đưa người đọc vào môn thể thao mạo hiểm. Đi thuyền qua quãng sông
này, nhà thám hiểm cảm nhận “y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua quãng
đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”. Chưa bao giờ người đọc lại tưởng tượng thấy cảm
giác đáng sợ của đường sông rõ ràng như vậy qua cái hình dung về đường bộ. Chèo
thuyền men gần hút nước này chắc chỉ người thích phiêu lưu như Nguyễn Tuân hay dũng
cảm như ông lái đò mới dám thử. Còn người đọc chỉ mới mường tượng ra viễn cảnh
tương lai qua sự miêu tả cụ thể, rõ ràng ấy của văn nhân thôi đã thấy hãi hùng rồi.
Ghê sợ là vậy nhưng nhà văn vẫn muốn tô đậm thêm sự nguy hiểm cho cái hút
nước sông Đà. Phối hợp giữa tả và kể ông muốn cùng người đọc đi tới cái hung bạo đến
tột cùng của Đà. Đi hết những câu văn miêu tả ông tìm đến những câu văn thiên về kể:
“Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng ấy nó lôi tuột xuống…
thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi… tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Nhà
văn như muốn đưa người đọc thoát li thực tế để tìm tới vùng đất mênh mông của trí
tưởng tượng bằng những hình ảnh đầy chất hiện thực mà ai cũng có thể hình dung được.
Sông Đà như cái động không đáy lúc nào cũng nhăm nhe nuốt chửng tất cả mọi thứ. Có
một dòng sông từng cuốn đi nhiều thứ như thế trong tác phẩm “Thời xa vắng” của Lê
Lựu. Dòng sông về mùa lũ khiến dân làng từng thiết hại nhiều “nước sông đã ăn lên lem
lém nuốt chửng cả cánh bãi xanh non mênh mông lúa lốc và vừng”. Đó là điều không th
tránh được nhưng chỉ trong mỗi mùa lụt về ở ngôi làng Hạ Vi. Tự nhiên bất ngờ ập tới khi
người ta còn “bừa bộn ngổn ngang”. Thế nhưng khi mùa lụt qua đi, mọi thứ lại trở về
bình thường. Sông lũ trong “Thời xa vắng” vì vậy phần nào vẫn mang vẻ hiền hòa của
sông quê chứ không ranh mãnh như sông Đà. Con thủy quái ấy đặt những cái bẫy chết
người mà chỉ cần người lái đò lơ là tay chèo, lập tức sẽ bị hút xuống. Nó tàn nhẫn chẳng
chịu buông tha cho bất cứ thứ gì qua đó.
Tuy nhiên kẻ săn tìm cái đẹp muốn khai thác cho kì hết cái nguồn thẩm mĩ vốn có
của sông Đà. Nhà sáng tạo đã vận dụng triệt để kiến thức liên ngành trong bộ môn nghệ
thuật thứ bảy – điện ảnh để tha hồ lật xoay ngắm nghía sông Đà từ mọi góc độ. Ông đột
ngột tung ra giả tưởng li kì kéo người đọc xuống tận đáy hút nước xoáy tít. Nhà văn biến
mình thành anh thợ quay phim táo tợn tợn muốn truyền cho người đọc cảm giác lạ đã
dũng cảm ngồi vào một chiếc thuyền thúng rồi thả mình, thuyền và máy quay văng xuống
cái hút nước sông Đà. Lia ngược máy lên thành hút nước là hình ảnh “thành giếng xây
toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày” như “sắp vỡ tan ụp vào” cả
người quay lẫn người xem. Chiếc cốc khổng lồ được khuấy lên là hình ảnh gợi người ta
cái liên tưởng rõ ràng nhất. Vì vậy người xem phim kí sự của nhà đạo diễn tài ba Nguyễn
Tuân cứ run lên vì sợ hãi. Người ta phải bám lấy mép một chiếc lá rừng vừa vứt vào
trong cốc để trấn tĩnh bản thân và tạo điểm bám vững chắc cho cơ thể mình khỏi bị văng
ra, bị cuốn vào làn nước dữ dội kia. Sự uyên bác về các lĩnh vực đời sống như giao thông
hay các ngành nghệ thuật như điện ảnh khiến trang văn của Nguyễn Tuân như nở rộ. Để
tận hưởng hết vẻ đẹp kì thù của tờ hoa ấy người đọc không cách nào khác ngoài tưởng
tượng bởi sự thưởng lãm trong tâm tưởng nhiều khi còn kì thú hơn cả sự miêu tả lại bằng
ngôn từ.
Nhưng hãi hùng nhất có lẽ là cảnh những thác đá dữ dội trên sông Đà. Sông Đà đang dần
lộ ra tâm địa của “thứ kẻ thù số một” của con người. Con thủy quái không lồ dùng hết tất
cả những siêu năng lực của mình để dẫn dụ và rồi chặn bắt thuyền bè qua lại ở đây. Âm
thanh nước thác ngay từ đằng xa mang hình ảnh một con người nham hiểm “Tiếng nước
thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn
mà chế nhạo.” Khác với cái “tiếng nước ầm ầm rung chuyển như bom” trong “Thời xa
vắng” của Lê Lựu hay “nước sông cuồn cuộn sôi lên sùng sục” trong “Bến không chồng”
của Dương Hướng, con sông Đà hiện ra như một kẻ lắm mưu, nhiều kế để khiêu khích
người lái đò. Nó mang muôn vàn trạng thái của con người “oán trách, van xin, khiêu
khích”. Khi thì nó kích trí tò mò, khi nó vang lời mời gọi, lúc nó thách thức người chèo
thuyền tiến vào.
Để rồi khi gần vào sâu bên trong, nó phóng dàn loa của mình lên hết cỡ “Thế rồi
nó rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ
lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.
Thiên nhiên như đang ở đỉnh điểm của sự phấn khích mạnh mẽ. Chưa bao giờ người ta
thấy một nhà văn lấy rừng để tả nước, vật hóa âm thanh thác nước thành tiếng gầm của
đàn trâu. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài ba cùng những liên tưởng “rất đắt”, Nguyễn
Tuân đã cho thấy một cảnh tượng thác nước hùng vĩ, nguy hiểm tận độ. Hai nguyên tố có
sức hủy diệt rất lớn lại luôn tương khắc với nhau, có nước thì không có lửa, ngược lại, có
lửa thì không có nước. Vậy mà Nguyễn Tuân đã tìm ra sự tương giao giữa chúng như một
nghệ sĩ bậc thầy. Trước mắt người đọc là cả một rừng vầu, tre nứa hàng ngàn cây đang bị
đốt cháy và phát ra tiếng nổ nhưng chưa hết, trong khu rừng vầu, rừng tre đang cháy ấy
lại được thả vào đó hàng ngàn con trâu mộng to khỏe, nên khi da của chúng bị đốt cháy
và nóng bỏng, chúng lồng lộn mà phá tan rồi tìm đường thoát thân. Khi chạy đàn trâu va
đập mạnh vào những cây tre, cây nứa tạo nên những tiếng nổ lớn, liên hoàn như âm thanh
vang não bạt, kinh thiên động địa. Ai không biết lại tưởng rằng nơi đây đang diễn ra một
trận động đất rừng thời tiền sử. Tất cả tác động mạnh mẽ lên thần kinh người đọc để
mang đến cảm giác chân thực và sống động nhất về âm thanh thác nước sông Đà khi
xa.
Nhà văn ngông nghênh với đời, ưa mạo hiểm, mạnh mẽ trước cảnh hãi hùng, hung
bao ông lại cất lời reo vui khi được tiếp cận nó “Tới cái thác rồi”. Cái dữ dằn của thác đá
sông Đà khi tới gần hiện ra qua ấn tượng về hình ảnh sóng thác cùng bầy thạch tinh hung
hãn. Phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm là “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân
trời đá”. Những bọt nước đang trào sôi mãnh liệt, tính từ “trắng xóa” đã tô đậm sự mênh
mông không biết đâu là bờ của sóng thác. Mặt sông dường như chẳng lúc nào yên lặng,
chúng không thôi gào thét cùng bạt ngạt những đá. Người ta hãi hùng vì sóng thác và còn
kinh sợ bởi bãi đá sông Đà. Lộ ra dưới những con sóng kia là choáng ngợp những đá:
“Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Mặt hòn đá nào trông cũng
ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Sông Đà đã
giao việc cho mỗi hòn, để chúng phối hợp lại thành ba trùng vi nguy hiểm.
Kiến thức của nhà quận sự được vận dụng, trận địa thạch tinh hiện ra.
Trùng vi thứ nhất: Sông Đà bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh,
cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông
như là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Ở trùng vi thứ
nhất này sóng nước đóng vai trò chính để tiêu diệt chiếc thuyền. Vừa vào trận địa, chúng
tấn công chiếc thuyền tới tấp: “Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy
cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà
đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám
lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời
thanh la não nạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô
sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò” Trận chiến đầu, sóng nước là tuệ binh mà .
con sông tung ra để thử thách người lái đò. Chúng chẳng nề hà gì để ra những đòn hiểm
ác, quyết liệt ngay từ những miếng võ đầu tiên.
Vượt qua trùng vây thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vi thứ
hai: “Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua
phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật
vu hồi chiếc thuyền”. Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với
ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử “vẫn không ngớt khiêu
khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất
vọng”. Bọn đá, sóng nước dở những món đòn hiểm độc và tinh vi nhất. Chúng giống như
mụ phù thủy luôn tìm cách tiêu diệt con người.
Đến trùng vi thứ ba: “Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái
luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác.” Tại đây những
boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Để rồi một
trận đấu bóng quyết liệt đã diễn ra.
Con Sông Đà như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược biết bày thạch trận,
thủy trận hòng tiêu diệt thuyền bè trên dòng nước. Nó không chỉ mang tâm địa nham
hiểm mà còn có bộ mặt dữ tợn “mặt hòn nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn
nhúm, méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Sự tạo hình ngẫu nhiên của tạo hóa dưới
bàn tay của Nguyễn Tuân đã trở thành thế trận được sắp đặt đầy toan tính. Chúng phân
sẵn có vị trí cao thấp có tướng và võ sĩ, có cả địa bàn ẩn nấp trên và dưới, khi chúng ẩn
giấu tâm địa để đánh lừa con người, lúc lại vênh váo thách thức kiểu du côn “anh chị”. Sự
hung bạo chưa bao giờ rõ ràng như lúc này. Chúng không chỉ là âm thanh mà nổi hẳn
thành hình khối. Trong những khúc đại giang của văn học cũng có không ít những hiểm
trở, gập ghềnh nhưng được đặt trong thế tĩnh. Sự chuyển động hóa những hiểm nguy ở
sông Đà chắc chỉ có ở văn chương bậc tài nhân như Nguyễn Tuân.
Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp hoang dại, sức mạnh huyền bí của
sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đấy chính là tiềm năng to lớn của Đà giang
khi nó được con người chinh phục. Đấy là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta.
Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nghĩ tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng
có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa
đất nước.
“Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên”
| 1/7

Preview text:

Hình tượng sông Đà (hung dữ)
“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm,
thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng
vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động động bình dị ở
miền Tây Bắc. Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự
tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công
của tạo hóa và những kì tích lao động của con người. Nhắc đến hình tượng sông Đà, đầu
tiên ta phải nói đến vẻ đẹp hung bạo của dòng sông.
Là cây đại thụ của rừng đầu nguồn văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân luôn say mê những
cái phi thường, tuyệt đỉnh, tuyệt đối, thích cảm xúc mạnh. Ưa khám phá sự vật, hiện
tượng đến tận chân tơ kẽ tóc, trang văn của Nguyễn Tuân phô diễn kiến thức hết sức uyên
bác: lịch sử, địa lí, âm nhạc, văn chương, thể thao, quân sự. “NLĐSĐ” được sáng tác vào
năm 1958 và được in vào tập “Sông Đà” năm 1960. Trong chuyến đi gian khổ và hào
hứng tới miền Bắc xa xôi, rộng lớn, Nguyễn Tuân không chỉ thỏa mãn khát khao xê dịch
mà chủ yếu là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và thứ vàng mười đã qua thử
lửa nơi tâm hồn con người.
Sông Đà hung bạo, lắm thác, nhiều ghềnh đã từng bước vào ca dao xưa:
“Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh”
Với một nhà văn ưa thích cảm giác mạnh, chán ghét sự mờ nhạt thì “cưỡi” lên sông Đà
hung bạo là trò chơi mà ông không thể bỏ qua. Sự dữ dằn của sông Đà không chỉ hiện ra
ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ của dòng
sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim lão luyện, Nguyễn
Tuần cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng lại dừng lại, cho
khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của con sông này.
Đập vào mắt người đọc, ấn tượng đầu tiên về sự hung bạo của sông Đà chính là hình ảnh
cảnh đá bờ sông dựng vách thành. Vách thành sông Đà là cảnh sừng sững án ngữ trước
mặt độc giả ngay lần dạo chơi mạo hiểm đầu tiên. Nguyễn Tuân khẳng định “Hùng vĩ của
sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông dựng vách
thành”. Ấn tượng trực tiếp đến mắt người đọc đó chính là hình ảnh ẩn dụ “vách thành”.
Ta vẫn thường nhắc đến “thành” như một khối kiến trúc quân sự vô cùng kiên cố. Các
bậc anh minh xưa thường cho đắp thành như một công trình phòng ngữ, một pháo đài
hiểm. Thành quách là nơi bên ngoài quân địch khó mà xâm nhập vào nhưng bên trong
quân ta lại nắm rõ nội tình khi nhìn ra để rồi dễ dàng tác chiến. Nguyễn Tuân với tư cách
là khách tham quan trên sông Đà giống như người đang đứng ở bên ngoài thành. Vì thế
mọi thứ với ông là vô cùng bí ẩn. Những đợt hỗn chiến, tấn công bí hiểm đang rình rập
đâu đây trên sông Đà như một sự đe dọa đầu tiên với con người. Chỉ với hai chữ “vách
thành” nhà ảo thuật ngôn từ đã dựng lên trước mắt người đọc vách đá sông Đà kiên cố,
thâm nghiêm. Tuy không nói hết nhưng nhà văn đã biết vận dụng tối đa năng lực chữ
nghĩa để chỉ gọi “vách thành” thôi nhưng gợi ra ấn tượng với bạn đọc cả “thành cao hào
sâu”. Từ đó, người chiêm ngưỡng cảm nhận được vách đá hiện lên như thành cao, sông
Đà với vực thẳm như hào sâu hun hút. Tất cả bước đầu dần kéo người đọc vào trùng vây
liên tưởng choáng ngợp, hãi hùng. Chính bởi thành trì ấy cao thăm thẳm, sâu hun hút mà
“đúng ngọ mới có mặt trời”. “Đứng ngọ” là thời điểm giữa trưa, là lúc bề mặt trái đất
nhận được nhiệt lượng lớn nhất từ mặt trời. Ta đã bắt gặp ánh nắng tinh nghịch trong bao
vần thơ về sông nước “nắng chiếu sông Lô” trong thơ Tố Hữu hay “nắng xuống” trong
thơ Huy Cận. Ánh nắng chói chang soi chiếu vạn vật nhưng trong ấn tượng của nhà văn
họ Nguyễn chỉ khi lên thiên đỉnh nắng mới được le lói trên lòng sông Đà. Phải chăng,
vách đá quá cao, vực sông quá sâu đến độ nắng không thể chiếu xiên ngang mà chỉ có thể
hắt xuống từng giọt hiếm hoi như vậy.
Cao, sâu thôi chưa đủ, Nguyễn Tuân còn muốn đưa người đọc đến sự hung bạo tột
cùng của cảnh đá bờ sông qua độ hẹp của sông Đà. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân hai
bên bờ sông như đang xích lại gần nhau: “Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một
cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai,
con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Đá sông Đà được so sánh như “cái yết hầu”
gợi liên tưởng cảm nhận qua chính xúc giác của người đọc. Độ hẹp lòng sông bị vách đá
chèn ép tới mức nghẹt thở. Qua động từ “chẹt” người đọc cảm tưởng như vách thành đã
lấn át hết cả bờ sông ghê rợn, hãi hùng. Những chi tiết miêu tả tưởng chừng như bâng
quơ của nhà văn nhưng lại mang sức biểu đạt hiệu quả vô cùng. Chỉ hành động đơn giản
của nai hổ, cú ném nhẹ chơi đùa của con người lại là thước đo tài tình hơn bất cứ con số
chuẩn xác nào. Sự nguy hiểm của dòng sông gợi ra ngày một đậm, một nơi hẹp như thế,
dòng nước vốn chảy nhanh giờ lại xiết hơn. Ấn tượng về độ cao, sâu của vách đá bờ sông
và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lối liên tưởng
bất ngờ, thiên nhiên hoang sơ gần với đời sống hiện đại của con người: “Ngồi trong
khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè
một cái ngõ mà... ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa
tắt phụt đèn điện”. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác mà còn kết hợp sử dụng các
giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ và táo bạo. Ấn tượng phi lý của xúc giác
ngày giữa mùa hè hiện ra: đang giữa mùa hè mà văn nhân lại có cảm nhận như trong mùa
băng giá. Phải chăng đó không phải là cái lạnh da thịt do thời tiết mang đến mà là cái
lạnh ở trong lòng, rợn tóc gáy, sởn gai ốc do sông Đà mang tới. Tuy nhiên Nguyễn Tuân
đâu giống người thường, nguy hiểm mà vẫn đậm tô bằng những từ ngữ tinh tế được chọn
lọc để tạo ra cảm giác hãi hùng về độ cao rợn ngợp của vách đá sông Đà qua từ ngữ
không xác định “nào, mấy”, qua độ hẹp của hè phố và sự phụt tắt bất thình lình của đèn
điện làm thót tim người quan sát khi đi vào khúc sông tối tăm này. Tất cả đã đem đến
hình dung ban đầu về dòng sông, quy tụ tất cả tính từ đo lường nguy hiểm nhất: cao thăm
thẳm, sâu hun hút, hẹp đến không thở nổi và bất thình lình rơi vào tăm tối như muốn nuốt chửng con người.
Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của mặt ghềnh Hát Loóng Sự . hung bạo
của sông Đà còn là sự kết hợp của quần thể những thác đá, sóng nước. Máy quay của
người nghệ sĩ đã chuyển từ vách thành qua cái dữ dội ở mặt ghềnh Hát Loóng: “dài hàng
cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”.
Bằng sự biến ảo của ngôn từ trong các thủ pháp nghệ thuật, tính hung bạo của sông Đà
hiện ra với hình ảnh sống động trước mắt độc giả. Đội quân đá, sóng, nước, gió trên sông
Đà đang bắt tay nhau tạo trận địa uy hiếp con người. Nhịp văn ngắn, nhanh, mạnh, dồn
dập như đang muốn tạo cơn cuồng phong bão tố. Hình ảnh điệp nối tiếp luân chuyển
nhau, sóng gió sông Đà cứ thế trồng lên nhau, lần lượt uy hiếp con người. Tác giả đã đặt
vào ba vế câu ba điệp từ “xô” để cộng hưởng cho những đợt đánh liên hoàn dữ dội của
sóng nước thác đá. Nhà văn còn sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: “cuồn cuộn luồng
gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua
đấy” để ví von tốc độ dòng chảy với người đòi nợ vừa hung hãn và vô cùng nhanh chóng,
dữ dội. Nguyễn Tuân còn khẳng định luôn hậu quả của tàu bè đi nghênh ngang trên sông:
“con thuyền bị lật ngửa bụng” khiến cho hình ảnh sông Đà hiện lên như mãnh thú, là
hiểm họa môi trường, kẻ thù số một đến từ thiên nhiên.
Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp ở quãng Tà Mường Vát phía dưới
Sơn La. Dưới bàn tay ma thuật của văn sĩ, sông Đà hung bạo tiếp tục nghênh chiến với
người đọc qua đội quân hút nước dữ dằn. Hút nước hiện ra trước mặt độc giả qua hình
ảnh “cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”, qua âm thanh ghê rợn
của “cái cửa cống bị sặc” với sự cộng hưởng đến đáng sợ giữa cả hình ảnh và âm thanh
“nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Miêu tả cảnh những cái hút nước trên sông,
Nguyễn Tuân đã sử dụng đến độ thành thạo các biện pháp tu từ nghệ thuật. Biện pháp
nhân hóa khiến nước biết ‘thở” và “kêu” khiến người ta sợ đến rùng mình nhưng như thế
là chưa đủ với một người ưa thích sự mãnh liệt đến tột đỉnh như Nguyễn Tuân. Người
khổng lồ trên dòng thác ngôn từ tiếp tục dùng thêm nghệ thuật so sánh vào miêu tả khiến
người đọc thêm khiếp vía. Độc giả như được trải nghiệm cảm giác mạnh trên sông Đà
bây chỉ muốn nhắm tịt mắt, bịt chặt tai vì kinh sợ. Phân cảnh phim nối tiếp nhau chiếu lên
cái hút nước ở độ sâu “xoáy tít đáy” – như cái giếng sâu mà dòng nước đang cuộn trào,
xiết lại không có dấu hiệu ngừng, đến độ dày trong “giếng bê tông” không gì công phá
nổi hay độ rộng ở “cánh quạ đàn”. Hiểm nguy đang rình rập khắp ba chiều không gian
cùng âm thanh dữ dội đầy bí ẩn. Đứng trước sức hút ngôn từ ở Nguyễn Tuân, không chỉ
độc giả, đồng nghiệp văn chương mà chính cả những nhà phê bình nhiều khi cũng thấy
bật lực khi phát hiện ra vốn từ của mình sao nghèo nàn, chẳng thể nghĩ tới sự miêu tả lạ
lùng, kì thú và cũng chẳng biết dùng chữ nghĩa nào để bình về độ chính xác và tinh tế của
ngòi bút Nguyễn Tuân. Người ta chỉ biết gật đầu mà bảo nhau rằng: sông Đà quả thực là
một con quái vật đang trong một cơn cuồng nộ đầy ghê sợ.
Thế nhưng tài liên tưởng của Nguyễn Tuân không dừng lại ở đó, bộ phim do ông
đạo diễn tiếp tục đưa người đọc vào môn thể thao mạo hiểm. Đi thuyền qua quãng sông
này, nhà thám hiểm cảm nhận “y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua quãng
đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”. Chưa bao giờ người đọc lại tưởng tượng thấy cảm
giác đáng sợ của đường sông rõ ràng như vậy qua cái hình dung về đường bộ. Chèo
thuyền men gần hút nước này chắc chỉ người thích phiêu lưu như Nguyễn Tuân hay dũng
cảm như ông lái đò mới dám thử. Còn người đọc chỉ mới mường tượng ra viễn cảnh
tương lai qua sự miêu tả cụ thể, rõ ràng ấy của văn nhân thôi đã thấy hãi hùng rồi.
Ghê sợ là vậy nhưng nhà văn vẫn muốn tô đậm thêm sự nguy hiểm cho cái hút
nước sông Đà. Phối hợp giữa tả và kể ông muốn cùng người đọc đi tới cái hung bạo đến
tột cùng của Đà. Đi hết những câu văn miêu tả ông tìm đến những câu văn thiên về kể:
“Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng ấy nó lôi tuột xuống…
thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi… tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Nhà
văn như muốn đưa người đọc thoát li thực tế để tìm tới vùng đất mênh mông của trí
tưởng tượng bằng những hình ảnh đầy chất hiện thực mà ai cũng có thể hình dung được.
Sông Đà như cái động không đáy lúc nào cũng nhăm nhe nuốt chửng tất cả mọi thứ. Có
một dòng sông từng cuốn đi nhiều thứ như thế trong tác phẩm “Thời xa vắng” của Lê
Lựu. Dòng sông về mùa lũ khiến dân làng từng thiết hại nhiều “nước sông đã ăn lên lem
lém nuốt chửng cả cánh bãi xanh non mênh mông lúa lốc và vừng”. Đó là điều không thể
tránh được nhưng chỉ trong mỗi mùa lụt về ở ngôi làng Hạ Vi. Tự nhiên bất ngờ ập tới khi
người ta còn “bừa bộn ngổn ngang”. Thế nhưng khi mùa lụt qua đi, mọi thứ lại trở về
bình thường. Sông lũ trong “Thời xa vắng” vì vậy phần nào vẫn mang vẻ hiền hòa của
sông quê chứ không ranh mãnh như sông Đà. Con thủy quái ấy đặt những cái bẫy chết
người mà chỉ cần người lái đò lơ là tay chèo, lập tức sẽ bị hút xuống. Nó tàn nhẫn chẳng
chịu buông tha cho bất cứ thứ gì qua đó.
Tuy nhiên kẻ săn tìm cái đẹp muốn khai thác cho kì hết cái nguồn thẩm mĩ vốn có
của sông Đà. Nhà sáng tạo đã vận dụng triệt để kiến thức liên ngành trong bộ môn nghệ
thuật thứ bảy – điện ảnh để tha hồ lật xoay ngắm nghía sông Đà từ mọi góc độ. Ông đột
ngột tung ra giả tưởng li kì kéo người đọc xuống tận đáy hút nước xoáy tít. Nhà văn biến
mình thành anh thợ quay phim táo tợn tợn muốn truyền cho người đọc cảm giác lạ đã
dũng cảm ngồi vào một chiếc thuyền thúng rồi thả mình, thuyền và máy quay văng xuống
cái hút nước sông Đà. Lia ngược máy lên thành hút nước là hình ảnh “thành giếng xây
toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày” như “sắp vỡ tan ụp vào” cả
người quay lẫn người xem. Chiếc cốc khổng lồ được khuấy lên là hình ảnh gợi người ta
cái liên tưởng rõ ràng nhất. Vì vậy người xem phim kí sự của nhà đạo diễn tài ba Nguyễn
Tuân cứ run lên vì sợ hãi. Người ta phải bám lấy mép một chiếc lá rừng vừa vứt vào
trong cốc để trấn tĩnh bản thân và tạo điểm bám vững chắc cho cơ thể mình khỏi bị văng
ra, bị cuốn vào làn nước dữ dội kia. Sự uyên bác về các lĩnh vực đời sống như giao thông
hay các ngành nghệ thuật như điện ảnh khiến trang văn của Nguyễn Tuân như nở rộ. Để
tận hưởng hết vẻ đẹp kì thù của tờ hoa ấy người đọc không cách nào khác ngoài tưởng
tượng bởi sự thưởng lãm trong tâm tưởng nhiều khi còn kì thú hơn cả sự miêu tả lại bằng ngôn từ.
Nhưng hãi hùng nhất có lẽ là cảnh những thác đá dữ dội trên sông Đà. Sông Đà đang dần
lộ ra tâm địa của “thứ kẻ thù số một” của con người. Con thủy quái không lồ dùng hết tất
cả những siêu năng lực của mình để dẫn dụ và rồi chặn bắt thuyền bè qua lại ở đây. Âm
thanh nước thác ngay từ đằng xa mang hình ảnh một con người nham hiểm “Tiếng nước
thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn
mà chế nhạo.” Khác với cái “tiếng nước ầm ầm rung chuyển như bom” trong “Thời xa
vắng” của Lê Lựu hay “nước sông cuồn cuộn sôi lên sùng sục” trong “Bến không chồng”
của Dương Hướng, con sông Đà hiện ra như một kẻ lắm mưu, nhiều kế để khiêu khích
người lái đò. Nó mang muôn vàn trạng thái của con người “oán trách, van xin, khiêu
khích”. Khi thì nó kích trí tò mò, khi nó vang lời mời gọi, lúc nó thách thức người chèo thuyền tiến vào.
Để rồi khi gần vào sâu bên trong, nó phóng dàn loa của mình lên hết cỡ “Thế rồi
nó rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ
lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.
Thiên nhiên như đang ở đỉnh điểm của sự phấn khích mạnh mẽ. Chưa bao giờ người ta
thấy một nhà văn lấy rừng để tả nước, vật hóa âm thanh thác nước thành tiếng gầm của
đàn trâu. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài ba cùng những liên tưởng “rất đắt”, Nguyễn
Tuân đã cho thấy một cảnh tượng thác nước hùng vĩ, nguy hiểm tận độ. Hai nguyên tố có
sức hủy diệt rất lớn lại luôn tương khắc với nhau, có nước thì không có lửa, ngược lại, có
lửa thì không có nước. Vậy mà Nguyễn Tuân đã tìm ra sự tương giao giữa chúng như một
nghệ sĩ bậc thầy. Trước mắt người đọc là cả một rừng vầu, tre nứa hàng ngàn cây đang bị
đốt cháy và phát ra tiếng nổ nhưng chưa hết, trong khu rừng vầu, rừng tre đang cháy ấy
lại được thả vào đó hàng ngàn con trâu mộng to khỏe, nên khi da của chúng bị đốt cháy
và nóng bỏng, chúng lồng lộn mà phá tan rồi tìm đường thoát thân. Khi chạy đàn trâu va
đập mạnh vào những cây tre, cây nứa tạo nên những tiếng nổ lớn, liên hoàn như âm thanh
vang não bạt, kinh thiên động địa. Ai không biết lại tưởng rằng nơi đây đang diễn ra một
trận động đất rừng thời tiền sử. Tất cả tác động mạnh mẽ lên thần kinh người đọc để
mang đến cảm giác chân thực và sống động nhất về âm thanh thác nước sông Đà khi ở xa.
Nhà văn ngông nghênh với đời, ưa mạo hiểm, mạnh mẽ trước cảnh hãi hùng, hung
bao ông lại cất lời reo vui khi được tiếp cận nó “Tới cái thác rồi”. Cái dữ dằn của thác đá
sông Đà khi tới gần hiện ra qua ấn tượng về hình ảnh sóng thác cùng bầy thạch tinh hung
hãn. Phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm là “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân
trời đá”. Những bọt nước đang trào sôi mãnh liệt, tính từ “trắng xóa” đã tô đậm sự mênh
mông không biết đâu là bờ của sóng thác. Mặt sông dường như chẳng lúc nào yên lặng,
chúng không thôi gào thét cùng bạt ngạt những đá. Người ta hãi hùng vì sóng thác và còn
kinh sợ bởi bãi đá sông Đà. Lộ ra dưới những con sóng kia là choáng ngợp những đá:
“Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Mặt hòn đá nào trông cũng
ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Sông Đà đã
giao việc cho mỗi hòn, để chúng phối hợp lại thành ba trùng vi nguy hiểm.
Kiến thức của nhà quận sự được vận dụng, trận địa thạch tinh hiện ra.
Trùng vi thứ nhất: Sông Đà bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh,
cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông
như là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Ở trùng vi thứ
nhất này sóng nước đóng vai trò chính để tiêu diệt chiếc thuyền. Vừa vào trận địa, chúng
tấn công chiếc thuyền tới tấp: “Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy
cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà
đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám
lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời
thanh la não nạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô
sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Trận chiến đầu, sóng nước là tuệ binh mà
con sông tung ra để thử thách người lái đò. Chúng chẳng nề hà gì để ra những đòn hiểm
ác, quyết liệt ngay từ những miếng võ đầu tiên.
Vượt qua trùng vây thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vi thứ
hai: “Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua
phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật
vu hồi chiếc thuyền”. Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với
ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử “vẫn không ngớt khiêu
khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất
vọng”. Bọn đá, sóng nước dở những món đòn hiểm độc và tinh vi nhất. Chúng giống như
mụ phù thủy luôn tìm cách tiêu diệt con người.
Đến trùng vi thứ ba: “Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái
luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác.” Tại đây những
boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Để rồi một
trận đấu bóng quyết liệt đã diễn ra.
Con Sông Đà như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược biết bày thạch trận,
thủy trận hòng tiêu diệt thuyền bè trên dòng nước. Nó không chỉ mang tâm địa nham
hiểm mà còn có bộ mặt dữ tợn “mặt hòn nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn
nhúm, méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Sự tạo hình ngẫu nhiên của tạo hóa dưới
bàn tay của Nguyễn Tuân đã trở thành thế trận được sắp đặt đầy toan tính. Chúng phân
sẵn có vị trí cao thấp có tướng và võ sĩ, có cả địa bàn ẩn nấp trên và dưới, khi chúng ẩn
giấu tâm địa để đánh lừa con người, lúc lại vênh váo thách thức kiểu du côn “anh chị”. Sự
hung bạo chưa bao giờ rõ ràng như lúc này. Chúng không chỉ là âm thanh mà nổi hẳn
thành hình khối. Trong những khúc đại giang của văn học cũng có không ít những hiểm
trở, gập ghềnh nhưng được đặt trong thế tĩnh. Sự chuyển động hóa những hiểm nguy ở
sông Đà chắc chỉ có ở văn chương bậc tài nhân như Nguyễn Tuân.
Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp hoang dại, sức mạnh huyền bí của
sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đấy chính là tiềm năng to lớn của Đà giang
khi nó được con người chinh phục. Đấy là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta.
Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nghĩ tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng
có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. “Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên”