-
Thông tin
-
Quiz
Hóa học 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm - Kết Nối Tri Thức
Giải Hóa 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34→39 thuộc Chương 2 Hóa 10.
Hóa học 10 540 tài liệu
Hóa học 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm - Kết Nối Tri Thức
Giải Hóa 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34→39 thuộc Chương 2 Hóa 10.
Chủ đề: Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn (KNTT) 37 tài liệu
Môn: Hóa học 10 540 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Hóa học 10
Preview text:
Giải Hóa học 10 Bài 6 trang 34
I. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A Câu 1
Dựa vào Bảng 6.1, cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố: Li, Al, Ar, Ca, Si, Se, P, Br. Gợi ý đáp án
Dựa vào bảng 6.1, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Al, Ar, Ca, Si,
Se, P, Br lần lượt là 1, 3, 8, 2, 4, 6, 5, 7. Câu 2
Nêu vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố có Z = 8, Z = 11; Z = 17 và Z = 20. Xác định
số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố đó. Gợi ý đáp án Cấu hình e Ô Chu kì Nhóm
Số electron hóa trị Z = 8 1s22s22p4 8 2 VIA 6 Z = 11 1s22s22p63s1 11 3 IA 1 Z = 17 1s22s22p63s23p5 17 3 VIIA 7 Z = 20 1s22s22p63s23p64s2 20 4 IIA 2
II. Bán kính nguyên tử Câu 3
Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy so sánh và giải thích sự khác nhau về bán kính nguyên tử của
a) lithium (Z = 3) và potassium (Z = 19).
b) calcium (Z = 20) và selenium (Z = 34). Gợi ý đáp án
a) Bán kính nguyên tử potassium lớn hơn bán kính nguyên tử lithium do Li và K thuộc nhóm IA,
điện tích hạt nhân của potassium lớn hơn điện tích hạt nhân của lithium, nhưng Li có 2 lớp
electron còn K có 4 lớp electron nên lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng của potassium nhỏ hơn.
b) Bán kính của calcium lớn hơn bán kính của selenium do Ca và Se cùng thuộc chu kì 4, lực
hút giữa điện tích hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng của Ca nhỏ hơn so với Se III. Độ âm điện Câu 4
Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự độ âm điện tăng dần là Ca, Mg, P, S. Hãy giải
thích sự sắp xếp này dựa trên sự biến đổi độ âm điện theo chu kì và nhóm A. Gợi ý đáp án
Nguyên tố Mg và Ca cùng thuộc nhóm IIA. Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt
nhân độ âm điện giảm dần nên độ âm điện của Mg > Ca.
Ba nguyên tố Mg, P, S cùng thuộc chu kì 3. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt
nhân độ âm điện tăng dần nên độ âm điện của Mg < P < S.
⇒ Thứ tự độ âm điện tăng dần là Ca < Mg < P < S. Câu 5
Almelec là hợp kim của aluminium với một lượng nhỏ magnesium và silicon (98,8% aluminium;
0,7% magnesium và 0,5% silicon). Almelec được sử dụng làm dây dẫn điện cao thế do nhẹ,
dẫn nhiệt tốt và bền. Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy:
a) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về bán kính nguyên tử của các nguyên tố hóa học trong almelec.
b) Cho biết thứ tự giảm dần về độ âm điện của các nguyên tố hóa học có trong almelec. Gợi ý đáp án
a) Các nguyên tố hóa học trong almelec là Al, Mg, Si.
Ba nguyên tố này đều thuộc chu kì 3, theo thứ tự điện tích tăng dần Mg (Z = 12), Al (Z = 13), Si
(Z = 14) thì bán kính nguyên tử giảm từ Mg > Al > Si vì lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng.
⇒ Thứ tự tăng dần về bán kính nguyên tử là Si < Al < Mg.
b) Ba nguyên tố này đều thuộc chu kì 3, theo thứ tự điện tích tăng dần Mg (Z = 12), Al (Z = 13),
Si (Z = 14) thì độ âm điện tăng từ Mg < Al < Si vì khi số electron lớp ngoài cùng tăng, điện tích
hạt nhân tăng dẫn đến lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng.
⇒ Thứ tự độ âm điện giảm dần là Si > Al > Mg.
IV. Tính kim loại và tính phi kim Câu 6
Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắp xếp các nguyên tố Ba, Mg, Ca, Sr theo
thứ tự giảm dần tính kim loại và giải thích. Gợi ý đáp án
Dựa vào bảng tuần hoàn, ta nhận thấy 4 nguyên tố này thuộc nhóm IIA, theo chiều tăng dần
điện tích hạt nhân Mg (Z = 12), Ca (Z = 20), Sr (Z = 38), Ba (Z = 56) thì tính kim loại tăng dần.
⇒ Thứ tự giảm dần tính kim loại là Ba, Sr, Ca, Mg. Giải thích:
Từ Mg đến Ba tuy điện tích hạt nhân tăng dần, nhưng bán kính nguyên tử tăng nhanh làm cho
lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm dẫn đến khả năng nhường electron
tăng nên tính kim loại tăng.
Vậy chiều giảm dần tính kim loại là từ Ba đến Mg. Câu 7
Trong các nguyên tố O, F, Cl, Se, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là A. O. B. F. C. Se. D. Cl Gợi ý đáp án
Trong một nhóm, tính phi kim giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
F (Z = 9) và Cl (Z = 17) đều thuộc nhóm VIIA nên tính phi kim của F > Cl.
O (Z = 8) và Se (Z = 34) đều thuộc nhóm VIA nên tính phi kim của O > Se.
Trong một chu kì, tính phi kim tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
O (Z = 8) và F (Z = 9) đều thuộc chu kì 2 nên tính phi kim của F > O.