-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hóa học 12 - Tinh bột
Xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 7, với 5 bài tập trang 44 SGK kèm theo lời giải chi tiết sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn.
Preview text:
Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 7
Bài 1 (trang 44 sgk Hóa học 12 nâng cao): Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có điểm chung là:
A. chúng thuộc loại cacbohidrat
B. Đều tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam
C. Đều bị thủy phân bởi dung dịch axit
D. Đều không có phản ứng tráng bạc Lời giải: Đáp án A
Bài 2 (trang 44 sgk Hóa 12 nâng cao): Nêu những đặc điểm về cấu trúc của
amilozo, amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột Lời giải:
Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit: amilozơ và amilopectin, trong đó
amilozơ chiếm 20 – 30% khối lượng tinh bột a) Phân tử amilozơ
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh
- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ b) Phân tử amilopectin
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:
+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)
+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh
Bài 3 (trang 44 sgk Hóa 12 nâng cao): Viết phương trình hóa học theo sơ đồ
tạo thành và chuyển hóa tinh bột sau đây:
CO2 (1)→ (C6H10O5)n (2)→ C12H22O11 (3)→ C6H12O6 (4)→ C2H5OH
Giai đoạn nào có thể thực hiện được nhờ xúc tác axit? Lời giải:
Giai đoạn (2) và (3) có thể dùng xúc tác axit (H+)
Bài 4 (trang 44 sgk Hóa 12 nâng cao): Giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt
b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên
c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh
lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu Lời giải:
a. Khi ta nhai kĩ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có
trong nước bọt thủy phân tinh bột thành dextrin rồi thành mantozo
b. Miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn miếng cơm phía trên
c. Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành
glucozo. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh lam
Bài 5 (trang 44 sgk Hóa 12 nâng cao): Từ 10 kg gạo nếp cẩm (có 80% tinh bột),
khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít ancol etylic nguyên chất? Biết rằng hiệu
suất của quá trình lên men đạt 80% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng D = 0,789 g/ml Lời giải:
mtinh bột = 10.80:100 = 8 (kg)
Sơ đồ quá trình lên men:
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → → 2n C2H5OH
Do H = 80% => mancol etylic = [(8 x 92n):162n].80:100
Mặt khác ancol etylic có D = 0,789 g/ml = 0,789 kg/lít
=> Vancol etylic = [(8 x 92n):162n].(80:100).(1:0,789) ≈ 4,607 lít
Chú ý: Chỉ làm tròn số ở phép tính cuối cùng
Document Outline
- Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 7