Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
Mời các bạn tham khảo Giải Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Tài liệu khái quát về sự phân loại oxit được biên soạn, nội dung tóm tắt trọng tâm Bài 1 Hóa 9
Preview text:
HÓA HỌC 9 BÀI 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
I. Tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm
1. Tính chất hóa học của Oxit bazơ
a. Khái niệm: Thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ
Ví dụ: Na2O tương ứng với bazơ NaOH
Cu2O tương ứng với bazơ Cu(OH)2 b. Phân loại:
Oxit bazơ tan: Na2O, K2O, BaO, CaO,…
Oxit bazơ không tan: CuO, Fe2O3, MgO,…
c. Tính chất hóa học của Oxit bazơ
- Oxit bazơ tác dụng với nước H2O
Một số Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm)
PTPƯ: Oxit bazo + H2O → Bazơ Ví dụ:
BaO (r) + H2O (dd) → Ba(OH)2 BaO + H2O (dd) → Ba(OH)2
Một số oxit bazơ khác tác dụng với nước như: K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO,…
- Oxit bazơ tác dụng với Axit
Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
PTPƯ: Oxit bazơ + Axit → Muối + H2O
Ví dụ: CuO(r) + HCl(dd) → CuCl2(dd) + H2O BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
- Oxit bazơ tác dụng với Oxit axit
Một số oxit bazơ (là những oxit bazơ tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối
PTPƯ: Oxit bazơ + Oxit axit → Muối Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3 BaO + CO2 → BaCO3
2. Tính chất hóa học của Oxit axit
a. Khái niệm: Thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit
Ví dụ: SO3 tương ứng với bazơ H2SO4
b. Tính chất hóa học của Oxit axit
- Oxit axit tác dụng với nước H2O
Nhiều Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit
PTPƯ: Oxit axit + H2O →Axit Ví dụ:
SO3(k) + H2O(dd) → H2SO4 (dd) N2O5 + H2O(dd) → 2HNO3
- Oxit axit tác dụng với Bazơ
Oxit axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
PTPƯ: Oxit axit + Bazơ → Muối + H2O Ví dụ: SO3 + Ca(OH)2 → CaSO4 + H2O Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
- Oxit axit tác dụng với Oxit bazơ
Một số oxit bazơ (là những oxit bazơ tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối
PTPƯ: Oxit axit + Oxit bazơ → Muối
Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3 3. Phân loại oxit
Oxit được chia thành 4 loại:
- Oxit bazơ: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
+ Bazơ không tan: CuO, FeO, MgO, Ag2O,…
+ Bazơ tan: Na2O, K2O, BaO, CaO
- Oxit axit: Là nhưng oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ví dụ: SO2, SO3, CO2, P2O5, N2O5
- Oxit trung tính: Còn được gọi là oxit không tạo muối, là oxit không tác dụng với axit, bazơ, muối. Ví dụ: N2O, NO, CO,…
- Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch
axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ: Al2O3, ZnO, Cr2O3,…
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
II. Bài tập mở rộng củng cố
Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit axit? A. SO2, Na2O, N2O5 B. SO2, CO, N2O5 C. SO2, CO2, P2O5 D. SO2, K2O, CO2
Câu 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit bazơ A. CO2, CaO, K2O B. CaO, K2O, Li2O C. SO2, BaO, MgO D. FeO, CO, CuO
Câu 3. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl? A. CaO, Na2O, SO2 B. FeO, CaO, MgO C. CO2, CaO, BaO D. MgO, CaO, NO
Câu 4. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH? A. CO2, Na2O, SO3 B. N2O, BaO, CO2 C. N2O5, P2O5, CO2 D. CuO, CO2, Na2O
Câu 5. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước? A. CaO, CuO, SO3, Na2O B. CaO, N2O5, K2O, CuO C. Na2O, BaO, N2O, FeO D. SO3, CO2, BaO, CaO
Câu 6. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là: A. 4 B.5 C.6 D.3
Câu 7. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là? A. 0,1M B. 1M C. 0,2M D. 2M
Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng hết 10 gam dung dịch HCl
21,9%. Xác định công thức hóa học của oxit trên. A. FeO B. CaO C. MgO D. CuO
Câu 9. Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M.
Thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp là: A. 43,96% và 56,04% B. 56,33% và 43,67% C. 27,18% và 72,82% D. 53,63% và 46,37%
Câu 10. Cho a gam SO3 tác dụng với một lượng nước lấy dư, thu được 2,94 gam axit. Giá trị của a là: A. 2,4 B. 0,24 C. 1,2 D. 0,12 Câu 11: Oxit là:
A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.
B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.
C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.
Câu 12: Oxit lưỡng tính là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 13: Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là A. MgO B. P2O5 C. K2O D. CaO
Câu 14: Có 1 ống nghiệm chứa nước và dung dịch phenolphtalein, cho oxit nào vào ống nghiệm
trên thì làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng? A. CaO B. CO2 C. CO D. NO
Câu 15: Những dãy chất nào sau đây đều là oxit axit? A. CO2, SO3, Na2O, NO2 B. CO2, SO2, H2O, P2O5 C. SO2, P2O5, CO2, N2O5 D. H2O, CaO, FeO, CuO
III. Đáp án - Hướng dẫn giải bài tập 1C 2B 3B 4C 5D 6B 7B 8D 9A 10A
Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 100ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là? Câu 7.
PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O nCuO = 0,2 mol
Theo phương trình hóa học: nHCl = 2nCuO =>nHCl = 0,4 mol => CM HCl = 0,4/0,4 = 1M Câu 8.
CTTQ của oxit kim loại có hóa trị 2 là: MO m .C% 10.21,9 dd mHCl 100% 100 n = = = = 0, 06(mol) HCl M M 36, 5 HCl HCl PTHH: MO + 2HCl → MCl2 + H2O nMO = nHCl/2 = 0,03 mol
MMO = 80 => M + 16 = 80 => M = 64 => M là Cu CTHH của oxit là CuO Câu 9. Ta có: nH2SO4 = 0,04 mol
Gọi số mol của MgO và Al2O3 lần lượt là x, y
Theo đề bài ta có: 40x + 102 y = 1,82 (1) PTHH: MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O x x
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O y 3y
Theo phương trình: nH2SO4 = x + 3y = 0,05 (2)
Giải hệ phương trình (1), (2) được: x = 0,02; y = 0,01
Thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp: 0, 02.40 %m = .100% = 43, 96% MgO 1,82 => %m = 100% - 43, 96% 56, 04% Al2O3 Câu 10. nH2SO4 = 0,03 mol PTHH: SO3 + H2O → H2SO4
Theo phương trình hóa học nSO3 = nH2SO4 = 0,03 mol => mSO3 = 2,4 gam