-
Thông tin
-
Quiz
Hoạt động kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Hoạt động kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111) 119 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Hoạt động kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Hoạt động kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111) 119 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
1. Giới thiệu:
Hoạt động kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống
xã hội, nên nhà kinh doanh cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp và không
thể hoạt động ngoài vòng pháp luật mà chỉ có thể kinh doanh những gì pháp
luật không cấm. Phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhà doanh nghiệp là một
trong những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những thành công trên
thương trường, tồn tại và phát triển bền vững.
2. Lý do chọn đề tài:
Việc xây dựng đạo đức kinh doanh, trước hết, là trách nhiệm của
chính các doanh nghiệp; đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của nhà nước,
của cộng đồng và toàn xã hội. Xây dựng đạo đức kinh doanh là nhiệm vụ
cần được quan tâm, coi trọng nhằm hình thành động lực thúc đẩy việc thực
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quyền riêng tư tại
nơi làm việc được xem là thực trạng xảy ra nhiều nơi khi vấn đề này không
được đảm bảo. Nhận thức được tầm quan trọng ấy nên nhóm em đã chọn đề
tài “Đạo đức kinh doanh và quyền riêng tư tại nơi làm việc”.
3. Khái niệm của đạo đức:
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm
điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong
quan hệ với người khác và với xã hội.
4. Sự khác nhau giữa đạo đức và luật pháp: ĐẠO ĐỨC LUẬT PHÁP Tính cưỡng chế Không bắt buộc Bắt buộc Hình thức thể hiện
Truyền miệng, được ghi Văn bản pháp luật chép lại,… Phạm vi Điều chỉnh thông qua Điều chỉnh quan hệ xã lương tâm của con hội do nhà nước quy
người, tác động của dư định luận xã hội: khen chê, lên án, khuyến khích,…
5. Khái niệm kinh doanh:
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại
nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện
mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm
quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ... Các loại hình kinh doanh:
Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, có 4 loại hình doanh đó bao gồm: Thứ
nhất, Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong
doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Thứ hai, Công ty trách nhiệm hữu hạn
Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên : là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: là doanh nghiệp, trong đó thành viên có
thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Thứ
ba, Công ty cổ phần: là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được
chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu
cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Thứ
tư, Công ty hợp danh : là loại hình doanh nghiệp mà trong đó phải có ít
nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh
dưới một tên gọi chung là thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp
danh có thể có thành viên góp vốn.
6. Khái niệm đạo đức kinh doanh:
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh
doanh. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh.
7. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với lợi ích kinh tế, nên đạo đức kinh doanh
cũng sẽ có những đặc trưng riêng của nó. Chẳng hạn, tính thực dụng, coi trọng hiệu quả
kinh tế luôn là yêu cầu hàng đầu đặt ra đối với ngành kinh doanh, nhưng đối với người
khác đôi khi lại là những biểu hiện xấu hay không tốt. Khi đánh giá, người ta thường dựa
vào các nguyên tắc và chuẩn mực: _ Tính trung thực
Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời.
Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực
trong chấp hành luật pháp của Nhà nước.
Không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những
mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mĩ tục
Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết), và người tiêu dùng.
Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép
những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp.
Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô... _ Tôn trọng con người
Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính
đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm
đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí khách hàng
Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ
_Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội.
Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
_ Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
8. Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh rất quan trọng vì chúng mang ý nghĩa lâu dài trong quá trình phát
triển của một công ty, bao gồm:
Kiểm soát sai phạm trong kinh doanh: là hệ thống tiêu chuẩn giúp phân biệt
đúng sai trong một tổ chức, bất kỳ ai vi phạm đều chịu phạt theo quy định.
Tạo mối quan hệ gần gũi giữa các nhân viên: nhân viên là một phần quan trọng
và cần thiết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh giúp
đảm bảo quyền lợi thiết thực của họ trong tổ chức gồm: chế độ lương thưởng,
bảo hiểm, khen thưởng…
Cải thiện sự tin tưởng của khách hàng: câu nói “Khách hàng là vua” chưa bao
giờ sai trong kinh doanh, vì họ là người quyết định sự thành bại của một công
ty. Đạo đức kinh doanh đưa ra các nguyên tắc sản xuất sản phẩm có chất lượng
tốt nhất và hỗ trợ tối đa các khiếu nại, nhu cầu của khách hàng một cách hợp lý
nhằm cải thiện mức độ hài lòng của họ.
Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn: đạo đức kinh doanh cung cấp
các quy tắc và hướng dẫn cụ thể, vì vậy trong các trường hợp cần thiết có thể
giúp lãnh đạo hoặc người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định kịp thời.
Bảo vệ xã hội: đạo đức kinh doanh định hướng doanh nghiệp phát triển vì lợi
ích của cộng đồng, góp phần xây dựng cộng đồng tốt đẹp như tham gia đầu tư
vào cơ sở hạ tầng công ích…
9. Khái niệm quyền riêng tư tại nơi làm việc
Quyền riêng tư tại nơi làm việc là quyền bất khả xâm phạm trên phạm vi cá nhân.
Quyền riêng tư tại nơi làm việc cũng vậy những thông tin cá nhân mà nhân viên cung
cấp cho công ty cần được bảo vệ và không để lộ thông tin ra ngoài, khi sử dụng thông
tin cá nhân của một người cần phải có sự đồng ý của họ.
VD: địa chỉ nhà, người thân… 10.
Quy định của pháp luật về quyền riêng tư nơi làm việc:
Pháp luật Việt Nam hiện chưa có luật riêng quy định về việc bảo vệ quyền riêng tư
nơi làm việc. Thuật ngữ “quyền riêng tư” cũng chưa được định nghĩa về mặt pháp
lý một cách trọn vẹn trong các văn bản pháp luật hiện hành mà rải rác đâu đó một
vài quy định của “quyền riêng tư”. Chẳng hạn điều 21 trong Hiến pháp 2013 quy
định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
và bí mật gia đình hay mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và
các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát,
thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng
tư của người khác. Điều 38 trong Bộ luật Dân sự 2005 thì quy định quyền bí mật
đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ hoặc thư tín, điện
thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
11. Thực trạng và ảnh hưởng tại Việt Nam hiện nay:
-Nói chung, quyền riêng tư của con người được thừa nhận ở hầu hết các quốc gia
nhưng người ta cũng đồng thời nhận ra rằng trong thời đại công nghệ thông tin
thay đổi đến chóng mặt như hiện nay thì quyền riêng tư của con người khó mà
được bảo vệ tuyệt đối.
-Bằng các phần mềm quản lý được cài đặt trong máy tính hoặc truy cập hệ thống
máy chủ…, các ông chủ có thể biết được thời gian nhân viên làm việc thực sự trên
máy tính trong ngày và cụ thể đã làm công việc gì mà không cần trực tiếp thao tác
trên máy tính của người đó.
-Mặc dù việc “lập hàng rào” bảo vệ tài sản và áp dụng công nghệ thông tin để giám
sát nhân viên là điều các doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng, nhưng thực tế
nhiều công ty vẫn giao tài sản máy tính cho nhân viên sử dụng mà không có sự
giới hạn về phạm vi sử dụng. Trong trường hợp này, ngoài việc tin vào tính tự giác,
ý thức của nhân viên, công ty còn muốn tạo một môi trường làm việc thoải mái,
thân thiện, không quản lý bằng cách theo dõi, giám sát hà khắc. Các doanh nghiệp
vẫn thường cho một “khoảng thời gian mềm” để nhân viên kiểm tra, trả lời e-mail
cá nhân hay giải quyết việc riêng có sử dụng thiết bị công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
-Trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, quyền riêng tư của người lao
động nên giới hạn ở một chừng mực nhất định. Nhưng giới hạn đó ở đâu? Thật sự
là không có văn bản pháp luật nào chỉ ra được giới hạn của sự riêng tư dành cho
người lao động mà người lao động không thể chạm tới. Giới hạn đó chỉ có thể
được dựng lên bằng ý thức, sự tự giác của mỗi cá nhân để ngăn cản bản thân có
những hành vi gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
-Trong môi trường pháp lý chưa rõ ràng về vấn đề quyền riêng tư, doanh nghiệp
nên có một số hành động trong chừng mực pháp luật cho phép với mục tiêu phòng
ngừa là chính để tự bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Doanh nghiệp có thể lắp
đặt các thiết bị theo dõi trong phòng làm việc và cho nhân viên biết họ đang được
giám sát, điều này có thể khiến nhân viên thận trọng và hạn chế làm việc riêng.
Doanh nghiệp có thể thông báo cho nhân viên biết hệ thống máy chủ đã lưu trữ
thông tin từ máy tính cá nhân, thông qua đó người quản lý có thể kiểm tra để xác
định năng suất làm việc, thời gian, năng lực và thái độ làm việc thực tế của mỗi
người. Đồng thời, trong nội quy lao động của công ty phải có những quy định cụ
thể về xử lý kỷ luật lao động đối với những hành vi không đúng mực trong việc
quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản doanh nghiệp trong quá trình làm việc. Doanh
nghiệp cũng cần tổ chức thường xuyên các buổi huấn luyện nội bộ về việc sử dụng
thời giờ làm việc hiệu quả. 12.
Lý do cần quyền riêng tư nơi làm việc
-Thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên
Những ý tưởng mới của nhân viên sẽ cần thời gian để phát triển và thử nghiệm
trước khi công bố rộng rãi trước công ty. Những ý tưởng mang tính lợi ích cá nhân
cần phải thảo luận riêng tư với các đồng nghiệp đáng tin cậy vì vậy họ cần một
không gian làm việc riêng để thuận tiện hơn việc theo đuổi những sáng kiến riêng.
-Tạo điều kiện cho sự tập trung trong công việc hơn
Trong cuốn sách “Deep Work”, Cal Newport đã đưa ra tranh luận rằng “Chúng ta
cần tập trung hơn”. Trong một thế giới mà mọi thứ đều trôi qua rất nhanh, từ chủ
đề này tới chủ đề khác. Chúng ta cần có một nơi riêng tư để tập trung, chú ý và suy
nghĩ một cách sâu sắc để nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công việc hơn.
-Quyền riêng tư có liên quan đến sự gắn kết nhân viên
13. Tại sao các doanh nghiệp tăng cường kiểm soát tại nơi làm việc?
Ngày nay, các vấn đề về bạo lực công sở, trộm cắp danh tính và tài sản, giảm năng
suất, tai nạn và thương tích trong công việc đang được cả người lao động và chủ
doanh nghiệp quan tâm. Cùng với chi phí giải quyết các vụ kiện tụng ngày càng
tăng. Đòi hỏi họ phải tìm giải pháp giảm thiểu những rủi ro này.
Do đó, nhiều nơi làm việc tiến hành giám sát nhân viên chặt chẽ. Nhằm ngăn chặn
những hành vi sai trái và các loại mất mát khác. Dựa vào sức mạnh của công nghệ,
một số công ty có thể theo dõi tất cả email, máy tính, lịch sử cuộc gọi,…của bất kỳ
nhân viên. Trong khi họ không hề hay biết.
Tuy nhiên, chúng cũng đặt ra thách thức không nhỏ giữa việc cân bằng lợi ích kinh
doanh của công ty và kỳ vọng hợp lý trong quyền riêng tư của nhân viên.
Trong môi trường công sở, bạn có thể bắt gặp những mô hình văn phòng cung cấp
quyền riêng tư cá nhân cho nhân viên bằng cách chắn vách ngăn giữa các bàn làm
việc. Tạo ra một góc ngồi khá kín đáo nhưng cũng không kém phần thoải mái. Tuy
nhiên, gần đây xu hướng môi trường làm việc mở đã dần thu hẹp khoảng không
gian riêng tư đó. Chúng xuất hiện với lý do phá vỡ khoảng cách. Tạo sự gắn kết
trong nhân viên. Và dĩ nhiên, kiểu văn phòng mở cũng khuyến khích các nhân viên
cởi mở với nhau hơn trong công việc và các mối quan hệ.
Trên thực tế, nhiều nhân viên cho rằng họ cần một nơi riêng tư để nhận những cuộc
gọi từ bác sĩ, giáo viên đang dạy con của họ, hoặc các vấn đề công việc. Chứ
không phải là đi vào phòng vệ sinh, ra ban công. Hay một nơi nào đó xa bàn làm
việc. Thêm vào đó, các thiết kế văn phòng mở chú trọng sự hợp tác, minh bạch lại
đang phủ nhận những mong muốn về không gian cá nhân. 14.
Gỉai pháp kiến nghị:
Mặc dù không dễ để bảo vệ quyền riêng tư cá nhân tại nơi làm việc trong thời đại
công nghệ số như hiện nay. Song, người lao động có thể:
Từ chối/ tố cáo hành vi kiểm tra thân thể, đồ dùng cá nhân trái với quy định của pháp luật.
Từ chối hành vi công khai bí mật đời tư của cá nhân, gia đình người lao động lên
các phương tiện truyền thông đại chúng mà không được sự cho phép.
Từ chối hành vi yêu cầu nhân viên sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để
quảng cáo/ giới thiệu doanh nghiệp.
Yêu cầu đối tượng thực hiện hành vi đọc trộm tin nhắn trên điện thoại, máy tính, thư tín cá nhân xin lỗi. Về doanh nghiệp:
Trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, quyền riêng tư của người lao động
nên giới hạn ở một chừng mực nhất định. Nhưng giới hạn đó ở đâu? Thật sự là
không có văn bản pháp luật nào chỉ ra được giới hạn của sự riêng tư dành cho
người lao động mà người lao động không thể chạm tới. Giới hạn đó chỉ có thể
được dựng lên bằng ý thức, sự tự giác của mỗi cá nhân để ngăn cản bản thân có
những hành vi gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Trong môi trường pháp lý chưa rõ ràng về vấn đề quyền riêng tư, doanh nghiệp nên
có một số hành động trong chừng mực pháp luật cho phép với mục tiêu phòng
ngừa là chính để tự bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Doanh nghiệp có thể lắp
đặt các thiết bị theo dõi trong phòng làm việc và cho nhân viên biết họ đang được
giám sát, điều này có thể khiến nhân viên thận trọng và hạn chế làm việc riêng.
Doanh nghiệp có thể thông báo cho nhân viên biết hệ thống máy chủ đã lưu trữ
thông tin từ máy tính cá nhân, thông qua đó người quản lý có thể kiểm tra để xác
định năng suất làm việc, thời gian, năng lực và thái độ làm việc thực tế của mỗi
người. Đồng thời, trong nội quy lao động của công ty phải có những quy định cụ
thể về xử lý kỷ luật lao động đối với những hành vi không đúng mực trong việc
quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản doanh nghiệp trong quá trình làm việc. Doanh
nghiệp cũng cần tổ chức thường xuyên các buổi huấn luyện nội bộ về việc sử dụng
thời giờ làm việc hiệu quả.
Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/bao-ve-quyen-rieng-tu-noi-cong-so/ 15. Ví dụ:
Chị Lan, làm việc tại công ty X bị khiển trách vì lý do dùng email cá nhân đặt mua
hàng qua mạng trong giờ làm việc. Chị A, cảm thấy bị xâm phạm quyền riêng tư
nên đã gửi công văn yêu cầu được bảo vệ lên liên đoàn lao động địa phương. Tuy
nhiên, theo quan điểm của Công ty Luật TNHH Phước và Các Cộng sự, trường
hợp của chị A rất khó được coi là bị xâm phạm quyền riêng tư (mặc dù rõ ràng
công ty có dấu hiệu xâm phạm thư tín của chị). Lý do là bởi, nếu nhìn sự việc một
cách tổng thể và soi chiếu từ góc độ tài sản, quyền của chủ sở hữu tài sản theo Bộ
luật Dân sự và quyền quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp thì công ty X
lại có quyền kiểm tra, giám sát việc nhân viên sử dụng tài sản của công ty để đảm
bảo họ sử dụng tài sản đúng mục đích và tối đa hóa giá trị sử dụng tài sản. Kể cả
trường hợp chị A đem máy tính của công ty về nhà và sử dụng sau giờ làm việc cho
các mục đích cá nhân thì vẫn được xem là sử dụng tài sản công ty không đúng mục đích.
Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/bao-ve-quyen-rieng-tu-noi-cong-so/
Trên thực tế, nhiều nhân viên cho rằng họ cần một nơi riêng tư để nhận những cuộc
gọi liên quan đến cá nhân như gia đình của họ hoặc các vấn đề công việc. Chứ
không phải là đi vào phòng vệ sinh, ra ban công. Hay một nơi nào đó xa bàn làm việc.
Một số nghiên cứu cho thấy khi nhân viên có nhiều sự lựa chọn hơn tại nơi làm
việc họ sẽ có xu hướng gắn kết hơn. Các lựa chọn bao hàm nhiều mức độ riêng tư.
Có thể kể đến như: Không gian, hành động, sự kết nối,…
Cho dù là lý do nào đi chăng nữa, một chút không gian riêng tư, không có sự làm
phiền của các tác nhân bên ngoài sẽ thúc đẩy hiệu quả công việc của mọi người.
Mỗi người đều cần một sự yên tĩnh nhất định để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
https://thesaigontimes.vn/cong-ty-va-quyen-rieng-tu-cua-nhan-vien/
https://haymora.com/blog/tai-sao-quyen-rieng-tu-tai-noi-cong-so-lai-rat-quan- trong/