Học phần: Quy hoạch du lịch dài luận giữa kỳ | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Học phần: Quy hoạch du lịch dài luận giữa kỳ | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Preview text:
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA LỊCH SỬ *******
HỌC PHẦN: QUY HOẠCH DU LỊCH
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ GV giảng dạy : Phạm Thị Lấm Lớp : 21CVNH02
Sinh viên thực hiện : Nhóm 3
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2022
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM Tên thành viên Nhiệm vụ
Trần Quỳnh Thúy Như (Nhóm Tổng hợp word trưởng)
Tìm thông tin về chương 1 Thuyết trình Trần Hoàng Nữ Như Ý
Tìm thông tin giới thiệu chung về làng Trần Thị Ngọc Tú
Tìm thông tin về mức độ hấp dẫn Thuyết trình Lê Thị Thu Hương
Tìm thông tin về mức độ bền
vững và sức chứa du khách Lê Nguyễn Phương Thành
Tìm thông tin về thời gian hoạt
động và mức độ thuận lợi Nguyễn Phúc Tân
Tìm thông tin cơ sở vật chất kỹ thuật. Thuyết trình Nguyễn Thị Bích Ngọc Làm Powerpoint Nguyễn Thị Tuyết Ngân Làm Powerpoint MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG........................................................................................................................2
1.1 Làng nghề và làng nghề truyền thống...................................................................2
1.2 Đặc điểm của làng nghề truyền thống...................................................................2
1.3 Du lịch làng nghề truyền thống............................................................................3
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG NƯỚC MẮM NAM Ô................................................................5
2.1 Giới thiệu chung về làng nghề mắm Nam Ô........................................................5
2.2 Mức độ hấp dẫn....................................................................................................5
2.3 Mức độ bền vững................................................................................................11
2.4 Sức chứa du khách..............................................................................................11
2.5 Thời gian hoạt động............................................................................................12
2.6 Mức độ thuận lợi................................................................................................12
2.7 Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch............................................................................14
2.8 Đánh giá chung...................................................................................................15
KẾT LUẬN................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................17 MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì cùng với đó du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều người. Thực tế
cho thấy, du lịch là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế
giới hiện nay, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cấp
các di sản văn hóa, khuyến khích phát triển kinh tế – xã hội, giao lưu văn hóa và tăng
cường hiểu biết lẫn nhau giữa các khu vực, các quốc gia, thông qua qua đó góp phần
bảo vệ và giũ gìn hòa bình thế giới. Hiện nay du lịch là một xu hướng phát triển mạnh
ở các quốc gia trên thé giới trong đó có Việt Nam. Du lịch ngày càng mang lại lợi ích
và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung, từng
quốc gia hay từng địa phương nói riêng. Và các làng nghề truyền thống ở Việt Nam
cũng đã đóng góp rất nhiều vào ngành du lịch. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay
đã được phục hồi, đầu tư phát triển với qui mô và kĩ thuật cao.
Nam Ô là một ngôi làng cổ nằm bên vịnh Đà Nẵng. Trải qua nhiều thế kỷ, Nam
Ô ngày càng trở nên sầm uất và phồn thịnh, thu hút đông đảo cộng đồng cư dân từ
nhiều vùng, miền khác nhau đến lập nghiệp. Từ thời mở đất, lập làng của các thế hệ
trước, nghề đi biển đánh bắt hải sản phát triển mạnh và kéo theo đó nghề chế biến thực
phẩm cũng hình thành. Từ con cá cơm than, người dân đã chế biến ra nước mắm thơm
ngon mang thương hiệu Nam Ô. Trải qua bao thăng trầm, đến nay người dân Nam Ô
vẫn gìn giữ và bảo tồn nguyên vẹn những kinh nghiệm, bí quyết làm nước mắm truyền
thống được trao truyền qua nhiều thế hệ. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận
lợi để phát triển du lịch. Xuất phát từ lý do đó, nhóm em lựa chọn đề tài “Đánh giá khả
năng phát triên du lịch làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô”. NỘI DUNG 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ
VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1 Làng nghề và làng nghề truyền thống
Từ xa xưa do đặc thù nền sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có nhiều lao động
tham gia đã khiến cư dân Việt cổ sống quần tụ lại với nhau thành từng cụm dân cư
đông đúc, dần hình thành nên làng xã. Trong từng làng xã đã có cư dân sản xuất các
mặt hàng thủ công, lâu dần lan truyền ra cả làng, xã tạo nên những làng nghề và truyền
nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đề tài làng nghề truyền thống là đề tài rất thú vị,
đã có rất nhiều nhà văn hóa nghiên cứu về đề tài này.
Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” thì
làng nghề được định nghĩa như sau: “làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà
cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán
riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng
hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở
vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ
gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”.
Xét theo góc độ kinh tế, trong cuốn: “Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền
thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Tiến sĩ Dương Bá Phượng cho
rằng: “Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn ra
khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu thập từ các làng nghề đó chiếm tỉ
trọng cao trong tổng giá trị toàn làng”.
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về làng nghề truyền thống,
nhưng ta có thể hiểu làng nghề truyền thống là: Một
địa phương, một khu vực lãnh thổ
mà tại đó đa số người dân kiếm sống bằng một ngành nghề đặc trưng được truyền từ
đời này sang đời khác mang bản sắc văn hóa, dân tộc được nhiều người thừa nhận.
Ngày nay trong quá trình phát triển của kinh tế xã hội. Làng nghề đã thực sự
thành đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp, có vai trò, tác dụng tích cực rất lớn đối với
đời sống kinh tế xã hội.
1.2 Đặc điểm của làng nghề truyền thống
Thứ nhất, làng nghề truyền thống là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làng
quê hay phường hội. Thuật ngữ “làng” dùng để chỉ một đơn vị hành chính từ thời xa
xưa ám chỉ một cộng đồng, một nhóm người chung sống với nhau trong cùng phạm vi
lãnh thổ nhất định có mối quan hệ mật thiết với nhau dưới sự quản lý của cơ quan
chính quyền địa phương. Đây là một cộng đồng nhỏ về văn hoá. Những phong tục, tập 2
quán, đền thờ, miếu mạo… của mỗi làng xã vừa có nét chung của văn hoá dân tộc, vừa
có nét riêng của mỗi làng quê, làng nghề.
Do đó làng nghề truyền thống về bản chất cũng là một làng chính vì vậy trong
phạm vi lãnh thổ nhất định là tập hợp một số lượng người cùng chung sống, làm việc
dưới sự quản lý của chính quyền địa phương.
Thứ hai, làng nghề truyền thống là làng mà tại đó đa số người dân kiếm sống
bằng một nghề giống nhau. Để được coi là một làng nghề thì đòi hỏi tại khu vực đó
phải tập hợp một số lượng lớn người dân cùng làm việc bằng một ngành nghề giống
nhau. Nếu chỉ một số lượng nhỏ làm việc bằng một ngành nghề giống nhau thì không
được coi là một làng nghề mà chỉ gọi với một tên gọi khác là nghề truyền thống của
gia đình, dòng họ. Một làng nghề truyền thống có thể có một nghề hoặc vài nghề
truyền thống. Nếu làng có vài nghề thì có một nghề chính và tên nghề đó được gọi tên
làng nghề. Sản phẩm của làng nghề có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ
thế hệ này sang các thế hệ khác.
Thứ ba, làng nghề truyền thống là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật. Làng
nghề là cả một môi trường kinh tế – xã hội và văn hoá. Nó bảo lưu những tinh hoa
nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, hun đúc ở các thế hệ nghệ
nhân tài hoa và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Sản phẩm của các làng
nghề truyền thống là những sản phẩm văn hoá, có giá trị mỹ thuật cao. Do đó, phát
triển các làng nghề góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc
Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.
1.3 Du lịch làng nghề truyền thống
Nhìn chung khái niệm du lịch làng nghề truyền thống vẫn còn khá mới mẻ ở
nước ta. Du lịch làng nghề truyền thống thuộc loại hình du lịch văn hóa.
Du lịch làng nghề truyền thống đang là loại hình du lịch thu hút được sự quan
tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Xu hướng hiện đại ngày nay cuộc sống
căng thẳng nhiều áp lực, con người quay về với những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc. Nhu cầu đi du lịch về những miền nông thôn, làng nghề truyền thống ngày
càng cao, vậy du lịch làng nghề truyền thống là gì? Trước hết phải hiểu thế nào là du
lịch văn hóa, vậy du lịch văn hóa là:
Theo Tiến sĩ Trần Nhạn trong: “Du lịch và kinh doanh du lịch” thì:
“ Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bề dày lịch
sử, di tích văn hóa, những phong tuc tập quán còn hiện diện…Bao gồm hệ thống đình,
chùa, nhà thờ, lễ hội, các phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, giao tiếp,…” 3
Đối với làng nghề truyền thống thì đó là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ
thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề
sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống. Đó chính là phần văn
hóa phi vật thể. Ngoài ra làng nghề truyền thống còn có các giá trị văn hóa vật thể
khác như: đình, chùa, các di tích có liên quan trực tiếp đến các làng nghề, các sản
phẩm thủ công của làng nghề thủ công truyền thống…
Khách du lịch đến đây chính là để tìm hiểu các giá trị văn hóa đó. Vì vậy mà du
lịch làng nghề truyền thống được xếp vào loại hình du lịch văn hóa. Từ đó ta có thể
hiểu du lịch làng nghề truyền thống như sau:
“Du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch văn hóa mà qua đó du
khách được thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết
đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó”.
Du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch văn hóa hấp dẫn, góp
phần làm phong phú cho sản phẩm du lịch. Đi du lịch làng nghề truyền thống con
người sẽ luôn được thư thái nghỉ ngơi đắm mình trong một không gian mang đậm chất
nông thôn trong lành. Du lịch làng nghề truyền thống có vai trò vô cùng to lớn đối với
các làng nghề, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, cải thiện đời sống
nhân dân Việt Nam tại các vùng nông thôn còn lạc hậu. Các làng nghề truyền thống
cũng có tác động tích cực trở lại hoạt động du lịch. Các giá trị văn hóa tại các làng
nghề truyền thống chính là hạt nhân để khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch phát
triển sản phẩm độc đáo. Trong tương lai du lịch làng nghề truyền thống sẽ ngày càng
phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng nhu cầu đi du lịch ngày càng cao của khách du
lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên phát triển du lịch làng nghề truyền thống phải có
quy hoạch tổng thể, theo hướng phát triển du lịch bền vững, khai thác đi đôi với bảo
tồn môi trường văn hóa xã hội, môi trường tự nhiên để không làm mai một đi các giá
trị văn hóa, giữ cho môi trường tự nhiên trong sạch, môi trường xã hội ổn định, văn
minh. Bởi vì làng nghề truyền thống là sự kết tinh những nét đẹp dân tộc thuần phác,
chứa đựng cả suy nghĩ, tình cảm lối sống ông cha ngàn đời truyền lại. 4
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG NƯỚC MẮM NAM Ô
2.1 Giới thiệu chung về làng nghề mắm Nam Ô
Nam Ô thuộc vương quốc Champa, về sau, vào khoảng đầu thế kỷ XIV, khi Chế
Mân dâng châu Ô, châu Lý cho Đại Việt vào năm 1306 để cưới công chúa Huyền
Trân, vùng đất này trở thành cửa ô phía Nam của Đại Việt nên có tên gọi Nam Ô, và từ
đó, người Việt bắt đầu di cư đến sinh sống ở vùng này. Trải qua nhiều biến thiên và
thăng trầm của lịch sử, đến nay, làng Nam Ô không còn rộng lớn như xưa, chỉ còn là
một ngôi làng nhỏ nép mình bên vịnh Đà Nẵng, nhưng tên làng Nam Ô vẫn được giữ nguyên.
Nam Ô là một ngôi làng cổ, cửa ô phía Nam của nước Đại Việt xưa, hình thành
cách ngày nay hàng trăm năm, nằm bên vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân, bên lề
đường thiên lý thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng; là
một làng nghề truyền thống khai thác, đánh bắt thủy hải sản, làm nước mắm
Theo thống kê của Hội làng nghề nước mắm Nam Ô, hiện có 92 hộ làm mắm,
trong đó 10 cơ sở quy mô lớn, 17 cơ sở đăng ký thương hiệu riêng, ba hợp tác xã và
một doanh nghiệp. Mỗi năm, làng nghề làm nước mắm Nam Ô đưa ra thị trường hàng
trăm ngàn lít nước mắm.
Năm 2009, làng nghề nước mắm Nam Ô được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học
và Công nghệ) công nhận và cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Đến năm 2019,
Làng nghề nước mắm Nam Ô được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hiện nay, người dân Hội làng nghề nước mắm
Nam Ô có hơn 60 hộ tham gia sản xuất và các hợp tác xã, công ty.
Với những giá trị tiêu biểu, ngày 27/11/2020, UBND thành phố Đà Nẵng đã
quyết định xếp hạng Cụm di tích lịch sử Nam Ô là di tích cấp thành phố.
2.2 Mức độ hấp dẫn
Làng Nam Ô bên cạnh thương hiệu nước mắm trứ danh, Nam Ô còn sở hữu cảnh
quan thiên nhiên tươi đẹp với những bờ biển xanh, cát trắng mịn, bãi đá rêu phong, đồi
núi Hải Vân hùng vĩ, vươn mình ôm lấy làng cổ, cùng với các di chỉ văn hóa có lịch sử
lâu đời như đền thờ bà Liễu Hạnh, dấu tích Huyền Trân công chúa, mộ cổ tiền hiền
làng Nam Ô, lăng thờ cá Ông, các di chỉ, dấu tích Chăm, các nét đẹp văn hóa, phong
tục tập quán, lễ hội tại địa phương... Đây chính là điều kiện thuận lợi để gắn kết phát
triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại làng nghề. Nước mắm
“Nam Ô nước mắm thơm nồng
Đi mô cũng nhớ mùi hương quê nhà” 5
Từ ngàn xưa, nước mắm Nam Ô đã có tiếng ở khắp các vùng đất Quảng Nam.
Nước mắm Nam Ô được xem như một đặc sản xứ Quảng, mang hương vị đậm đà,
thơm nồng mà ai đi xa cũng nhớ về.
Nhắc đến những làng nghề truyền thống Đà Nẵng, không thể không kể đến làng
nghề nước mắm Nam Ô. Ngay cả các bậc lão làng cũng không thể nhớ được ngôi làng
ra đời chính xác vào năm nào, chỉ biết vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
làng nghề đã phát triển rất mạnh.
Vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, thương hiệu nước mắm truyền thống
của Đà Nẵng được tặng thưởng Huy chương Vàng – giải thưởng được trao tại Hội chợ
triển lãm Giảng Võ (Hà Nội). Và tháng 8/2019 vừa qua, nghề làm nước mắm Nam Ô
được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia. Đây có thể xem là “động lực” quan trọng góp phần bảo tồn và phát triển làng
nghề trở thành sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn của địa phương.
Điều làm nên nét đặc trưng của thương hiệu nước mắm Nam Ô không chỉ ở chất
lượng, mùi thơm ngon đặc trưng mà còn bởi đây từng là sản phẩm được lựa chọn để tiến Vua.
Với người dân làng nghề làm mắm Nam Ô, điều họ tự hào nhất về thứ đặc sản
này chính là từng được chọn để tiến Vua. Trải qua hàng trăm năm với bao thăng trầm,
biến thiên của lịch sử, người dân làng Nam Ô vẫn gìn giữ và lưu truyền những kinh
nghiệm, bí quyết để làm nên những giọt nước mắm có màu đỏ thẫm, mang vị ngọt tự nhiên.
Nguyên liệu chính để tạo nên mùi vị riêng cho nước mắm Nam Ô là cá cơm than
và muối. Mỗi năm, người dân Nam Ô làm mắm vào tháng ba và tháng tám âm lịch theo vụ cá cơm than.
Cá cơm than dùng để làm mắm là loại cá có nguồn gốc từ Cà Mau. Vào khoảng
tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch, từng đàn cá cơm than ở Cà Mau xuôi theo dòng hải
lưu đến Phan Thiết, Mũi Né. Sang đầu tháng 3 âm lịch, khi đàn cá di chuyển đến vịnh
Đà Nẵng cũng là lúc người dân ra khơi đánh bắt cá về làm mắm. Nước mắm làm từ
loại cá cơm than này được gọi là mắm cá cơm tháng ba. Cá lựa chọn là cá to vừa phải,
béo tròn, tươi xanh. Cá được ướp bằng muối biển tinh khiết, hạt to, trắng trong từ Sa
Huỳnh hay Cà Ná, được ủ ròng trong vòng 6 tháng để những thành phần gây vị bất lợi
(chát, đắng, nóng cổ) chảy đi, vị mặn dịu lại.
Cá và muối được trộn theo tỉ lệ 3 cá 1 muối và ủ theo phương pháp truyền thống
bằng lu sành trong vòng 12 – 18 tháng. Sau thời gian đó, những giọt nước mắm được
lọc bằng phễu tre và vải để tối ưu dưỡng chất và mùi vị. Rồi tiếp tục được đưa ra để
ngoài trời trong 10 ngày để bảo đảm chất lượng và hương vị tinh khiết nhất. 6
Làng nghề nước mắm Nam Ô hiện tại còn khoảng vài chục hộ sản xuất nước
mắm, trong đó thương hiệu nước mắm Hương Làng Cổ là 1 cơ sở sản xuất uy tín lâu
đời. Tiền thân của xưởng nước mắm Hương Làng Cổ là hãng nước mắm Hồng Hương,
thương hiệu này đã được Viện Pasteur Nha Trang chứng nhận là sản phẩm “nguyên
chất và hảo hạng” vào năm 1958. Xưởng đang được hoạt động bởi thế hệ thứ 5 của gia
đình gắn bó nhiều thế hệ với làng nghề nước mắm Nam Ô này.
Nước mắm Hương Làng Cổ được sản xuất hoàn toàn theo phương pháp thủ công
truyền thống, chỉ sử dụng cá cơm than và muối biển rồi ủ chượp trong các lu sành từ
làng gốm Lái Thiêu, Bình Dương.
Đến tháng 5 âm lịch, đàn cá lại bắt đầu đổi hướng theo dòng nước ra Huế, Thuận
An, Tư Hiền sau đó ra tận miền Bắc. Tháng 8 âm lịch, cá cơm theo dòng hải lưu di
chuyển vào vùng biển Đà Nẵng. Lần này có cả 3 loại cá cơm: cá cơm than, cá cơm đỏ
(ruột màu đỏ), cá cơm sùng (ruột tựa cá rầu). Nước mắm làm đợt này gọi là mắm cá tháng tám.
Nước mắm Nam Ô ngon, có vị đặc trưng không chỉ từ cá cơm than mà một phần
nhờ vào việc chọn muối. Muối dùng làm mắm Nam Ô là muối Đề Gi, Sa Huỳnh
(Quảng Ngãi) hay muối Cà Ná (Ninh Thuận)
Hiện nay, nước mắm Nam Ô được sản xuất theo phương pháp lọc nhĩ, tinh khiết,
thuần chất cá cơm than, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào.
Nói đến nước mắm Nam Ô không thể không nhắc đến người Chăm. Theo các bậc
cao niên, người Chăm đã mang nghề làm nước mắm và văn hóa sử dụng nước mắm
đến với dân làng Nam Ô. Có thể nói, nghề làm nước mắm Nam Ô là sản phẩm của quá
trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Dần dần, người Việt đã nâng kỹ thuật
sản xuất nước mắm lên tầm cao hơn.
Nghề làm nước mắm Nam Ô là nghề thủ công truyền thống thể hiện đậm nét cốt
cách, đặc trưng văn hóa của cư dân địa phương. Nghề xuất phát từ việc ngư dân đánh
bắt hải sản để kiếm ăn hàng ngày. Những khi đánh bắt dư dả thì ngư dân đã nghĩ đến
việc chế biến cá bằng cách muối cá để thành nước mắm và các loại mắm để cá không
bị hỏng, đồng thời phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày. Di tích lịch sử
Vào năm 2020, Nam Ô được công nhận có 7 di tích gồm: Đình Nam Ô, Miếu bà
Liễu Hạnh, Miếu bà Bô Bô, Nghĩa trủng Nam Ô, Lăng ông Nam Ô, Dinh âm linh Nam Ô và Giếng Lăng. + Dinh Cô hồn làng Nam Ô
Di tích Dinh Cô Hồn là một trong các di tích có giá trị văn hóa lịch sử nhất định,
bởi lẽ, di tích gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm (lý do khởi dựng), với sinh hoạt
văn hóa tinh thần (tín ngưỡng tâm linh truyền thống) thể hiện tính nhân văn, tinh thần 7
nhân đạo của dân làng Nam Ô. Di tích còn là tụ điểm liên kết cộng đồng mang ý nghĩa
truyền thống linh thiêng của dân làng Nam Ô. + Lăng Cá Ông
Theo ngư dân truyền lại, Lăng Ông Ngư ở Nam Ô được xây dựng từ thời Vua
Gia Long yên định cơ đồ (1802). Lúc đầu Lăng có kiến trúc như sườn gỗ, tường đá
trác vôi vữa, mái lợp lá kè, đến năm Tự Đức thứ 4 (1851) Lăng được tôn tạo to đẹp
hơn. Năm Bảo Đại thứ 10 (1935), Lăng được làm mới, mái lợp ngói âm dương, từ đó
đến nay Lăng được sửa chữa gia cố nhiều lần nhưng vẫn giữ được vẻ cổ kính, tôn
nghiêm, nằm trên khuôn viên rộng chừng 360m2, cách mép nước biển khoảng 50m ở
khu vực tổ 35 phường Hòa Hiệp Nam.
Là vùng đất được bao bọc bởi núi, sông hùng vĩ, biển cả bao la, Nam Ô được
xem là nơi có phong cảnh hữu tình, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, xây dựng
nền văn hóa đậm đà bản sắc địa phương. Sắc màu văn hóa ấy đã được thể hiện sinh
động trong lễ hội cầu ngư. Lễ hội là niềm mong ước, là khát vọng của người dân được
thần Nam Hải che chở. Đó là sự tín ngưỡng thiêng liêng của người dân nơi đây được
truyền qua bao thế hệ. Lễ hội cầu ngư cũng đã và sẽ mãi tôn tạo trong đời sống văn
hóa tinh thần của người dân vùng biển dù cuộc sống có trải qua bao thăng trầm và khó
khăn trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển. + Miếu Bà Liễu Hạnh
Miếu Bà Liễu Hạnh gắn với tục thờ mẫu của cư dân Đại Việt trên vùng đất mới,
được nhân dân làng Nam Ô lưu truyền nhiều đời qua sự tích mà các nhà nghiên cứu
thời nay đã xác nhận. Bà Chúa Liễu Hạnh nằm trong tín ngưỡng đặc biệt của dân tộc là
tục thờ "tứ bất tử" (bốn người không chết): Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh.
Tục thờ Bà Chúa Liễu Hạnh trong "Tứ bất tử" là một giá trị văn hóa tinh thần rất
đẹp của dân tộc ta nói chung, Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh là công trình thờ phụng cụ
thể hóa niềm tín ngưỡng tâm linh của dân làng Nam Ô nói riêng. Đó là tinh hoa chắt
lọc qua suốt chiều dài lịch sử, biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, là chỗ dựa tâm
linh trên vùng đất mới bao đời, để vươn tới khát vọng xây dựng một cuộc sống vật
chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.
Đồng thời giữa làng Nam Ô vẫn còn lưu lại giếng Chăm có hình vuông, đi ra rìa
làng là nghĩa trủng với hàng trăm ngôi mộ cổ nằm thấp thoáng giữa lau lách, cỏ cây. Ở
thành phố Đà Nẵng có những nghĩa trủng lớn như Hòa Vang, Phước Ninh. Nghĩa trủng
là danh từ khá lạ được sử dụng ở vùng đất này để chỉ những nghĩa trang, nơi yên nghỉ
của những nghĩa sĩ đã quên mình trong cuộc chiến không cân sức đánh quân Pháp.
Năm 1864, theo đề nghị của Bố chánh tỉnh Quảng Nam là Đặng Huy Thước, vua Tự 8
Đức đã ban lệnh quy tập hài cốt các nghĩa sĩ, nghĩa dân đã hy sinh trong cuộc kháng
chiến chống Pháp ở mặt trận Đà Nẵng từ năm 1858-1860. Rạn Nam Ô
Rạn Nam Ô có chiều dài 300, và rộng đến 2 héc-ta. Khung cảnh tuyệt đẹp của
nơi đây tạo nên từ những tảng đá lớn phủ rêu xanh, dưới là cát vàng, trên là trời xanh
bao la. Thế nhưng, ẩn sau vẻ đẹp hùng vĩ ấy lại là một câu chuyện rất lãng mạn.
Truyền thuyết kể rằng, xưa kia có đôi vợ chồng được Ngọc Hoàng trao trọng
trách đào biển, lấp núi. Giữa lúc đang di chuyển những tảng đá, họ đã ngã xuống. Từ
đó, rạn Nam Ô Đà Nẵng được hình thành và tồn tại đến ngày nay.
Rạn Nam Ô có 2 rạn san hô chính là Rạn Cả và Rạn Con. Nếu Rạn Con mang vẻ
đẹp hiền hòa, thì Rạn Cả lại sở hữu những tảng đá gai góc hơn. Tại rạn Nam Ô sẽ có
những hoạt động trải nghiệm khác như: Câu cá trên biển, tắm biển, lặn ngắm san hô,
chiêm ngưỡng mặt trời mọc,.. Lễ hội
Lễ hội cầu ngư gắn liền với lịch sử hình thành lăng Ông Ngư cùng với tục thờ
cúng cá Ông (cá Voi). Lễ hội này do các bô lão của làng tổ chức, mỗi năm đều thu hút
hàng trăm người tham dự. Bởi lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh,
gắn liền với tín ngưỡng cúng cá Ông của nhân dân miền biển. Lễ hội này là để cầu
quốc thái dân an, nghề nghiệp ôn định, việc đi biển đánh bắt cá của bà con được bội
thu, an toàn thuận lợi cho việc làm mắm truyền thống của người dân. Đây là sự tín
ngưỡng văn hóa, đời sống tinh thần thiêng liêng của người dân ven biển được lưu truyền hàng trăm năm. Ẩm thực + Gỏi cá trích
Nhiều loại cá tươi ngon vừa được đánh bắt đều có thể chế biến thành món gỏi cá
hấp dẫn, tuy nhiên cá trích được ưa chuộng hơn cả vì cá nhỏ, xương mềm, thịt cá ngọt
và săn chắc. Cá tươi mang về cắt bỏ đầu đuôi và phần bụng rồi phi lê và thái nhỏ. Sau
khi ngâm ướp trong 10 phút với nước mắm, giấm và thật nhiều gừng, riềng, ớt tỏi để
cá chín tái, thịt cá được vớt ra ép ráo nước rồi trộn với thính. Thính là gạo rang hoặc
bắp rang được giã mịn, thêm vào mùi thơm và vị bùi cho món gỏi. Nước từ cá ép ra
không bỏ đi mà chế biến thành nước chấm được trộn thêm đậu phộng giã nhuyễn.
Nét đặc biệt của gỏi cá Nam Ô còn nằm ở các loại lá rừng ăn kèm như lá trâm,
tim lan, giành giành, đinh lăng, đọt ổi, đọt rau sinh. + Mứt biển Nam Ô 9
Mứt biển là tên địa phương chỉ một loại rong biển ăn được, rong mứt porphyra.
Loại rong biển này sinh trưởng mạnh ở cac bờ biển có ghềnh, rạng đa như bờ biển
Nam Ô. Một đặc điểm khá “lạ lùng” của rong mứt là ở những bãi, rạng, ghềnh đá càng
trơn dốc, càng chênh vênh với sóng giật nguy hiểm cũng chính là nơi loài mứt biển
phát triển mạnh mẽ. Mùa mứt biển thường vào cuối Thu đầu Đông. Người dân men
theo triền ghềnh đá để đến các bãi mứt từ sáng sớm. Lúc này, thủy triều rút xuống để
lộ những bãi mứt biển tươi non, ướt láng trên nền đá như những đám cỏ và người dân
chỉ cần cắt hái. Có giá trị dinh dưỡng cao, mứt biển được xem là một nguồn lợi hải sản
quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Nam Ô. Du lịch
Tháng 3/2020, thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn làng nghề nước
mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” với tổng kinh phí đầu tư
trên 46 tỷ đồng. Mục tiêu của Đề án là bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề nước mắm
Nam Ô, hướng đến xây dựng làng nghề trở thành điểm du lịch hấp dẫn; giới thiệu các
phong tục tập quán, sản phẩm làng chài của vùng Nam Ô đến với du khách đồng thời
tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch, phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Đề án đưa ra nhiều sản phẩm du lịch mới, độc đáo như ngắm bình
minh, hoàng hôn ở vịnh Nam Ô trên thuyền thúng, tham quan, trải nghiệm nghề làm
nước mắm Nam Ô truyền thống, thưởng thức ẩm thực địa phương, tham quan bảo tàng
ốc, tìm hiểu về các di tích... Làng nghề nước mắm Nam Ô sẽ được đưa vào các tour
hiện có như tour Đà Nẵng - Bà Nà Hills, Đà Nẵng - vịnh Lăng Cô - Huế, Đà Nẵng -
Huế - Quảng Bình... và xây dựng tour bằng đường sông từ làng nghề nước mắm Nam
Ô - dọc sông Cu Đê lên Trường Định - Khu du lịch sinh thái cộng đồng tại thôn Tà
Lang - Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang)…
Từ đó có thể thấy làng Nam Ô có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du
lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tham quan văn hóa, du lịch tham quan phong
cảnh, du lịch học tập - nghiên cứu… Bậc Điểm Điểm Tiêu chí Mô tả đánh Trọng số đánh của bậc giá giá
Mức độ hấp - Có tài nguyên du lịch Rất 4 3 12 dẫn
nổi bật, Làng nghề nước thuận
mắm Nam Ô được công lợi
nhận là di sản văn hóa phi
vật thể cấp quốc gia, khả năng thu hút khách cao 10 - Có phong cảnh đẹp, gồm 7 di tích lịch sử
- Có thể kết hợp nhiều
loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tham quan văn hóa, du lịch tham quan phong cảnh, du lịch học tập - nghiên cứu…
2.3 Mức độ bền vững Bậc Điểm Điểm Tiêu chí Mô tả đánh Trọng số đánh của bậc giá giá
Mức độ bền Các di tích có bị phá hoại Bền 3 2 6 vững
nhưng vẫn có khả năng vững
sửa chữa nhanh, mức độ không đáng kể như miếu Âm Linh, miếu Bà Liễu Hạnh, lăng Cá Ông,.. Các di tích đã tồn tại vững chắc từ 50-100 năm, hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên
2.4 Sức chứa du khách Bậc Điểm Điểm Tiêu chí Mô tả đánh Trọng số đánh của bậc giá giá
Sức chứa du Làng nước mắm Nam Ô Trung 2 2 4 khách
thường xuyên đón các bình
đoàn khách nội địa lẫn quốc tế tham quan. Vào mùa cao điểm làng Nam
Ô có thể có 3-4 đoàn một ngày. Mỗi đoàn bao gồm 50-60 du khách tham 11 quan. Đồng thời vào mùa
thu, từ tháng 2-4 số lượng
khách đến với bãi rêu có thể lên đến 200-300 khách một ngày.
2.5 Thời gian hoạt động Bậc Điểm Điểm Tiêu chí Mô tả đánh Trọng số đánh của bậc giá giá
Thời gian Làng Nam Ô có điều kiện Rất dài 4 2 8 hoạt động
hoạt động du lịch rất tốt, thời gian hoạt động du lịch kéo dài quanh năm
không bị ảnh hưởng bởi
tính mùa vụ, có thể hơn 200 ngày hoạt động du
lịch. Cuối tuần thường có
những đoàn khách du lịch
trong và ngoài nước đến tham quan quy trình làm
nước mắm. Bên cạnh đó, vào khoảng tháng 2-4,
thời tiết ấm dần lên, rêu
xanh bắt đầu mọc trên các
tảng đá. Đây cũng chính
là khoảng thời gian khách
du lịch thường đến rạn Nam Ô vui chơi
2.6 Mức độ thuận lợi
Làng nước mắm Nam Ô nằm ở vị trí khá thuận lợi, gần với trung tâm thành phố
Đà Nẵng. Làng nghề này cách trung tâm hành chính khoảng 10km về phía Đông Bắc,
15km về phía Tây Bắc. Đồng thời làng còn nổi tiếng với các di tích. + Địa điểm di tích
- Đình làng Nam Ô hiện nay tọa lạc tại tổ 21, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng 12
- Lăng Ông, giếng Chăm cổ và Dinh Âm linh thuộc tổ 35, khối phố Nam Ô 2A,
phường Hòa Hiê Œp Nam, ba di tích trên đều nằm gần mép biển, cách mép biển khoảng 50m
- Nghĩa trủng Nam Ô nằm sâu trong khu vực dân cư, thuộc tổ 35, khối phố Nam
Ô 2A, phường Hòa Hiê Œp Nam.
- Miếu Bà Bô Bô hiện tọa lạc tại khối phố Nam Ô III, phường Hòa Hiệp Nam,
quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Miếu Bà Liễu Hạnh hiện tọa lạc tại địa phận tổ 37, khối phố Nam Ô II/1,
phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
+ Đường đi đến di tích
Từ Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng đi theo đường Trần Phú khoảng
01km, rẽ phải ra đường Lê Duẩn chạy thẳng đến cuối ngã tư giao nhau với đường
Điện Biên Phủ. Từ đây, đi thẳng đường Điện Biên Phủ lên cầu vượt Ngã ba Huế, theo
đường Tôn Đức Thắng đi thẳng tiếp đến đường Nguyễn Lương Bằng, đến ngã tư giao
nhau giữa Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Tất Thành nối dài, tiếp tục rẽ trái theo
đường Nguyễn Tất Thành, đi khoảng 80m rẽ phải xuống đường bê tông nhỏ ven biển,
đi tiếp 40m rẽ phải là đến di tích Lăng Ông, dinh Âm linh, Giếng Chăm. Tiếp tục rẽ
trái theo đường bê tông khu dân cư khoảng 500m là đến miếu bà Liễu Hạnh. Từ miếu
bà Liễu rẽ trái đi khoảng 10m, tiếp tục rẽ phải theo hẻm nhỏ 100m là đến di tích miếu bà Bô Bô
Từ Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng đi theo đường Trần Phú khoảng
01km, rẽ phải ra đường Lê Duẩn chạy thẳng đến cuối ngã tư giao nhau với đường
Điện Biên Phủ. Từ đây, đi thẳng đường Điện Biên Phủ lên cầu vượt Ngã ba Huế theo
đường Tôn Đức Thắng đi thẳng đến kiệt 884, rẽ trái đi qua đường ray xe lửa thì tiếp
tục rẽ phải là đến nghĩa trủng Nam Ô
Từ Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng đi theo đường Trần Phú khoảng
01km rẽ phải theo đường Lê Duẩn chạy thẳng đến cuối ngã tư giao nhau với đường
Điện Biên Phủ. Từ đây, đi thẳng đường Điện Biên Phủ lên cầu vượt Ngã ba Huế theo
đường Tôn Đức Thắng đi thẳng tiếp đến đường Nguyễn Lương Bằng, đến ngã tư giao
nhau giữa Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Tất Thành nối dài thì tiếp tục rẽ trái theo
đường Nguyễn Tất Thành, đi khoảng 80m rẽ phải xuống đường bê tông nhỏ, đi tiếp
40m thì rẽ phải là đến di tích Đình làng Nam Ô. Tiêu chí Mô tả Bậc Điểm Điểm Trọng đánh của đánh số giá bậc giá
Mức độ Làng nước mắm Nam Ô nằm ở Rất 4 1 4 thuận lợi
vị trí thuận lợi, khá gần với thuận
trung tâm thành phố Đà Nẵng. 13
Làng nghề cách trung tâm lợi
hành chính khoảng 10km về
phía Đông Bắc, 15km về phía
Tây Bắc. Du khách có thể di
chuyển bằng nhiều phương tiện
giao thông thông dụng như xe máy, ô tô, xe buýt…
2.7 Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Trải qua nhiều thế kỷ, Nam Ô vẫn còn sự hiện hữu của những di tích văn hóa lịch
sử mang đậm dấu ấn tâm linh của làng biển như: giếng Chăm cổ, dinh Cô Hồn (miếu
Âm Linh), lăng Ông (lăng cá Ông), miếu bà Liễu Hạnh, Nghĩa trũng Nam Ô, mộ tiền
hiền…Trước đây các di tích hầu như đã xuống cấp nhưng từ năm 2022, Sở Văn hóa và
Thể thao thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với các đơn vị thiết kế, giám sát và chính
quyền địa phương tổ chức phục hồi di tích trên địa bàn thành phố, đến nay cũng đã
phục hồi được một vài di tích
Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay, việc đầu tư khôi phục Làng nghề truyền thống
nước mắm Nam Ô được Sở ngành thành phố, Quận ủy, UBND quận quan tâm đầu tư
kinh phí mua nguyên liệu, dụng cụ vật tư, nhiều hộ dân đã được tiếp cận nguồn vốn ưu
đãi để nâng cấp, mở rộng cơ sở sản xuất.
Năm 2010: Hỗ trợ vỏ chai và hỗ trợ gia công khuôn mẫu chai nước mắm. Ngoài
ra, còn hỗ trợ thêm máy ép và xay ruốc.
Năm 2011: Hỗ trợ chum sành muối nước mắm.
Năm 2012: Đầu tư 2 quầy hàng trưng bày sản phẩm nước mắm Nam Ô tại số
704 và 816 Nguyễn Lương Bằng cho Hơp tác xã Nông nghiệp Hòa Hiệp
Năm 2014: Hỗ trợ 10 tủ trưng bày sản phẩm, bảng hiệu Làng nghề và vỏ chai,
nhãn nước mắm; Trung tâm Khuyến công hỗ trợ 01 khuôn và vỏ chai; Hỗ trợ tham gia hội chợ.
Năm 2017: Hỗ trợ 80 chum sành loại 200 lít và 100 lít. Mỗi hội viên được nhận 2
chum. Số lượng 20 hội viên; Hỗ trợ 01 máy chiết rót; Đăng ký lại giấy Chứng nhận
nhãn hiệu tập thể; Hỗ trợ xây dựng mã số mã vạch; Hỗ trợ 01 tủ giới thiệu sản phẩm
và trưng bày các thành tựu của làng nghề. Bậc Điểm Điểm Tiêu chí Mô tả đánh Trọng số đánh của bậc giá giá
Cơ sở vật Cơ sở vật chất đã có Trung 2 1 2
chất, kỹ những thay đổi, được nâng bình thuật cấp xây dựng khang trang
hơn. Đặc biệt là hệ thống 14 đường xá và các khu di
tích đã được sửa chữa. Tuy
nhiên, trong tương lai cần
phải tiến hành xây dựng thêm, hoàn thành công
trình của tập đoàn Trung
Thủy, đồng thời vì là khu
vực gần biển nên cần có những biện pháp khắc phục, phòng chống thiên tai, lũ lụt 2.8 Đánh giá chung Tiêu chí Điểm đánh giá 1. Mức độ hấp dẫn 12 2. Mức độ bền vững 6 3. Sức chứa du khách 4 4. Thời gian hoạt động 8 5. Mức độ thuận lợi 4
6. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 2 Tổng điểm 36
Nghiên cứu việc phát triển làng nghề truyền thống ở Nam Ô cho thấy làng nghề
mắm Nam Ô đạt 36 điểm, là điểm du lịch khá hấp dẫn, khả năng khai thác du lịch
thuận lợi. Làng có nghề thủ công truyền thống. Giá trị lớn nhất của làng nghề là được
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
bên cạnh đó là các di tích lịch sử trong làng có độ tuổi trên mấy trăm năm.
Các sản phẩm của làng được sản xuất và cung cấp khắp các nơi. Ngoài ra làng
còn có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ rất thuận lợi cho các hoạt động tham quan du
lịch. Với thế mạnh như vậy làng nghề dễ dàng khai thác du lịch, thu hút khách du lịch
đến tham quan và tìm hiểu. 15 KẾT LUẬN
Trải qua thời gian, đến nay, nghề làm nước mắm Nam Ô vẫn được gìn giữ, bảo
tồn, phát huy và trao truyền những kinh nghiệm dân gian, những bí quyết về kỹ thuật
làm nước mắm. Đây không chỉ là một sản phẩm vật chất hiện diện trong bữa ăn hàng
ngày của người dân mà còn mang lại lợi ích trong phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương và cộng đồng.
Nước mắm Nam Ô còn là một sản phẩm văn hóa tinh thần đặc sắc của làng nghề
truyền thống bao đời, thể hiện bản sắc của cộng đồng địa phương, phản ánh sự đa dạng
văn hóa, sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ. Đối với người dân
xứ Quảng, trong đó có người dân TP. Đà Nẵng, nước mắm không chỉ là món ăn, là gia
vị mà còn là một phần của lịch sử, của văn hóa, hàm chứa những tri thức dân gian, thể
hiện bản sắc của cộng đồng địa phương.
Bên cạnh đó, ngoài là làng nghề truyền thống. Làng còn có những thuận lợi về
thiên nhiên cảnh quan, câu chuyện di tích, ẩm thực địa phương . Đó là điều kiện thuận
lợi và rất phù hợp để liên kết phát triển du lịch làng nghề gắn với phát triển du lịch tại
địa phương. Vậy mà làng Nam Ô còn bỏ ngỏ với nhiều tiềm năng phát triển du lịch
chưa khai thác. Chính vì vậy, với những đặc điểm hiện trạng tự nhiên và tiềm năng nêu
trên, cần phải đánh thức và thúc đẩy phát triển du lịch tại khu vực Nam Ô. Tuy nhiên,
để đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Nam Ô cần có những chiến
lược và giải pháp tối ưu để khắc phục những yếu kém, tồn tại trong làng nghề, phát
huy tối đa thế mạnh của làng nghề trong khai thác phục vụ du lịch 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Đinh Thùy Dung, 16/10/2022, Làng nghề truyền thống là gì? Đặc điểm và các mô hình?
https://luatduonggia.vn/lang-nghe-truyen-thong-la-gi-dac-diem-va-cac-mo-hinh/
2/ Lê Thị Quỳnh Châu, 21/4/2022, Giá trị văn hóa làng nghề nước mắm Nam Ô (Đà Nẵng)
http://vanhoanghethuat.vn/gia-tri-van-hoa-lang-nghe-nuoc-mam-nam-o-da-nang.htm
3/ Huân Nguyễn, Nước Mắm Nam Ô: Vị Biển Khơi Từ Làng Nghề Nam Ô Truyền Thống
https://danangfantasticity.com/mua-sam/qua-tang/nuoc-mam-nam-o-vi-bien-khoi-tu-
lang-nghe-nam-o-truyen-thong.html
4/ Nguyễn Thị Bích Liên, Phát triển du lịch làng nghề nước mắm Nam Ô trên địa bàn
quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/321514/CVv139S1620 21078.pdf
5/ Thúy Hiền - Phạm Ly, 23/3/2019, Trang nghiêm lễ hội Cầu Ngư tại làng chài Nam Ô
https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/trang-nghiem-le-hoi-cau-ngu-tai-lang-chai-nam-o- 663861.ldo
6/ Phạm Thị Lấm - Ngô Thị Hường, Bảo tồn và phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô
https://vtr.org.vn/bao-ton-va-phat-trien-lang-nghe-nuoc-mam-nam-o.html
7/ Trần Lê Lâm, 24/02/2021, Khám phá vẻ đẹp mùa rêu Nam Ô
https://bnews.vn/kham-pha-ve-dep-mua-reu-nam-o/187548.html 8/ Nam Ô
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_%C3%94
9/ Đề tài: Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch
https://lib.hpu.edu.vn/bitstream/handle/123456789/19616/57_TranThiKimCuc_VH100 3.pdf
10/ Làng nghề truyền thống nước mắm nam ô thành phố đà nẵng trong quá trình đô thị hóa
https://123docz.net//document/5972725-lang-nghe-truyen-thong-nuoc-mam-nam-o-
thanh-pho-da-nang-trong-qua-trinh-do-thi-hoa.htm 17
11/ Phát triển bền vững làng nghề nước mắm nam ô (tt)
https://123docz.net//document/4346378-phat-trien-ben-vung-lang-nghe-nuoc-mam- nam-o-tt.htm
12/ CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ NAM Ô. Phòng Văn hóa - Thông tin quận Liên Chiểu -HẾT- 18