Hon 20 nguoi noi tieng blogger du lich keu goi cham dut tan goc thoi quen tieu thu thit rung - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Hon 20 nguoi noi tieng blogger du lich keu goi cham dut tan goc thoi quen tieu thu thit rung - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Phát hành ngay
HƠN 20 NGƯỜI NỔI TIẾNG, BLOGGER DU LỊCH KÊU GỌI CHẤM DỨT
TẬN GỐC THÓI QUEN TIÊU THỤ THỊT RỪNG
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2020 - Hưởng ứng Ngày Thế giới Bảo
tồn các loài hoang dã (Wildlife Conservation Day) (ngày 4/12 hàng năm), CHANGE, WildAid
cùng với hơn 20 người nổi tiếng, blogger du lịch cùng nhau kêu gọi cộng đồng hành
động và lan tỏa thông điệp “Ngưng thịt rừng, ngừng hậu họa”, nhằm loại bỏ tận gốc việc
tiếp tay cho các hành động săn bắt, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang
(ĐVHD) hiện đang diễn ra hết sức phức tạp tại Việt Nam. Đây đồng thời cũng nỗ lực
giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng từ ĐVHD sang người mà thế giới
đã từng trải qua như SARS, MERS, HIV/AIDS, Ebola , v.v…
Vào ngày 23/07/2020, trước tình trạng đại dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, cùng với làn
sóng kêu gọi mạnh mẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động mua bán tiêu thụ ĐVHD trên toàn
cầu và sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, ý kiến chuyên gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đã ban hành chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách quản lý ĐVHD,
cho thấy động thái mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn các đường
dây săn bắt, vận chuyển và tiêu thụ ĐVHD, đặc biệt là các đường dây xuyên biên giới.
Tuy nhiên, mặc dù chỉ thị đã được ban hành, nhưng tình trạng săn bắt, vận chuyển ĐVHD
trong những tháng vừa qua vẫn còn diễn ra phức tạp, để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của
một số thành phần trong hội. Chỉ riêng tháng 11 vừa qua đã những vụ việc bắt giữ
tiêu biểu như: vụ xe khách chở n 150 kg ĐVHD vào ngày 23/11/2020 từ Kon Tum vận
chuyển vào TP.HCM ; vụ việc phát hiện xe chở 207 thể rùa không nguồn gốc xuất xứ(1)
vào ngày 16/11/2020 tại thành phố Cẩm Phả ; vụ mua bán, tàng trữ động vật rừng quý(2)
hiếm tại Đắk Mil được báo chí đưa tin ngày 10/11/2020 . Bên cạnh đó, tình trạng báo động(3)
của nạn buôn bán ĐVHD trên mạng internet cũng đang diễn ra ngày càng rầm rộ hơn.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thịt thú rừng làm món ăn đặc sản trong khu vực đô thị, việc
đặt bẫy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hơn 700 loài thú bao gồm những loài đang
nguy tuyệt chủng cao như voi châu Á, hổ, sao la rừng. Theo báo cáo “Sự im
lặng của những chiếc bẫy dây: Khủng hoảng đặt bẫy dây Đông Nam Á” của WWF, ước
tính khoảng 12,3 triệu bẫy dây đang đe dọa các loài ĐVHD trong các khu bảo tồn
Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam, những quốc gia nạn đặt bẫy nghiêm trọng nhất trong
khu vực, và đó chỉ là mới đo được trong các khu bảo tồn, số lượng bẫy thực tế sẽ còn vượt
xa hơn thế. Chỉ riêng các khu bảo tồn Việt Nam, mật độ các loại bẫy dây 110,7
bẫy/km², tổn hại nghiêm trọng đến đời sống các loài ĐVHD .(4)
Với mong muốn nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen tiêu thụ thịt rừng trong cộng
đồng, nhằm bảo vệ đa dạng sinh học quý giá của Việt Nam, với thông điệp “Ngưng thịt
rừng, ngừng hậu họa” thông qua bộ ảnh các loài nguy cấp, hơn 20 nghệ sĩ, người nổi
tiếng, blogger du lịch đã đồng hành cùng CHANGE và WildAid trong việc lên tiếng bảo vệ
các loài hoang dã, trong đó có: MC - nhà báo Trác Thuý Miêu, Hoa hậu Hoàn (HHHV)
Khánh Vân, Á hậu HHHV Kim Duyên, top 5 HHHV 2019 Đào Thị Hà, Thuỳ Minh VJ, Dustin
Phúc Nguyễn, ca sĩ Trọng Hiếu, ca sĩ Quân A.P, biên đạo - vũ công Quang Đăng, diễn viên
Lãnh Thanh, ca nhạc SSAY, người mẫu Quang Đại, Trang Hý, các blogger du lịch, ẩm
thực và lối sống như Nhà Có Hai Người, Dino Vũ, Quỷ Cốc Tử, Vinh Gấu, Lý Thành Cơ, Tâm
Bùi, Sư Tử Ăn Chay v.v
Cũng qua chiến dịch này, CHANGE và WildAid muốn giới thiệu tới đông đảo công chúng
biểu tượng toàn cầu mới “Nguy hiểm, Không ăn được" (Hazardous). Biểu tượng này
hình tam giác màu đỏ (tượng trưng cho sự nguy hiểm) với bên trong muỗng, đũa, nĩa
(1) https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/xe-khach-cho-hon-150-kg-dong-vat-hoang-da-625542/
(2) https://vtv.vn/xa-hoi/phat-hien-xe-cho-207-ca-the-rua-khong-nguon-goc-20201118045332162.htm
(3) http://www.baodaknong.org.vn/an-ninh-trat-tu/bat-vu-mua-ban-tang-tru-dong-vat-rung-quy-hiem-tai-dak-mil-83032.html
(4) https://vietnam.panda.org/?uNewsID=364379
xếp đặt cạnh nhau khéo léo tạo thành hình đầu lâu, thể hiện thông điệp
“việc tiêu thụ các loài hoang tiềm ẩn các mối nguy hiểm tới sức khoẻ, thậm chí tính
mạng con người”. Trong thời gian tới, biểu tượng Hazardous này cũng sẽ được WildAid
giới thiệu lan tỏa trên toàn cầu, đặc biệt các quốc gia tình trạng tiêu thụ thịt
rừng còn phổ biến.
Góp mặt trong hoạt động ý nghĩa này, Á hậu Kim Duyên chia sẻ: “Khi đến với những khu
vực du lịch cận rừng, mọi người hay thói quen tiêu thụ những loài ĐVHD được cho
đặc sản của vùng, và luôn luôn cảm thấy thích thú với điều đó. Duyên hi vọng mọi người
hãy nghĩ thật kỹ trước khi tiêu thụ bởi mọi người không chắc chắn được nguồn gốc xuất
xứ, có hợp pháp hay không. Hơn nữa, chúng ta đang trải qua một đại dịch kinh hoàng -
COVID-19 với nghi can số mộtbắt nguồn từ dơi. Do đó, mọi người hãy ngừng ngay việc
tiêu thụ này, không chỉ để bảo vệ bản thân còn là bảo vệ môi trường sống của nhiều
loài nữa. Mỗi một hành động nhỏ, tiếng nói nhỏ đều thể góp phần bảo vệ môi trường
chung. Duyên cũng mong chính phủ mình sẽ không ngừng những biện pháp xử
nghiêm ngặt hơn nữa để giải quyết vấn nạn này.”
Đứng trên một khía cạnh khác, Hoa hậu Khánh Vân bày tỏ quan điểm của mình: “Khi
nghe được con số thống kê 110,7 bẫy/km² rừng và lượng ĐVHD bị giết hại hằng năm, Vân
thấy đây điều đáng báo động cũng thấy rất xót xa. Vân đã xem nhiều chương trình
động vật hoang dã, và đã không ít lần, ánh mắt đau đớn của các chú chồn, hươu nai, hay
chim bị vướng bẫy, ám ảnh Vân rất lâu Đây vấn đề xuất phát từ ý thức, hiểu biết .
nhân. Vân muốn mọi người hiểu được rằng đằng sau hành vi tiêu thụ thịt rừng của mình
chính là tiếp tay cho nạn săn bắt buôn bán trái phép, tiếp tay cho những kẻ đang trục lợi
cá nhân từ các loài vật xinh đẹp quý báu của thiên nhiên Việt Nam. Vân hi vọng mỗi bước
chân mọi người đến với rừng sẽ chỉ để lại kỷ niệm đẹp, hình ảnh nên thơ và sự giàu đẹp
của mẹ thiên nhiên mình muốn thế hệ sau vẫn còn được chiêm ngưỡng, chứ không
phải là nơi chỉ còn những khoảng rừng lặng”.
một trong những gương mặt trẻ quan tâm đến sức khỏe theo đuổi việc ăn thuần
chay, blogger với tên gọi Sư Tử Ăn Chay chia sẻ thêm: “Mình tin rằng không có người mua
thì sẽ không còn người giết hay bán. Chúng ta vốn rất nhiều lựa chọn về ăn uống,
ngủ nghỉ, giải trí, thế nhưng những con thú rừng chỉ có một nơi duy nhất để ở là rừng và
một lựa chọn duy nhất mỗi ngày là sống hoặc chết”.
“Đại tin các bạn trẻ ngày nay là những người thông minh, hiểu biết, cập nhật nhanh và có
trái tim rộng mở. Nếu được biết đến vấn đề này rộng rãi, Đại mong mỗi người hãy sử
dụng tiếng nói của mình, mỗi người hãy là một influencer (người có tầm ảnh hưởng), hãy
tự tạo ảnh hưởng của chính mình và truyền cảm hứng đến những người xung quanh, hạn
chế ăn thịt rừng, hãy yêu quý và bảo vệ môi trường thiên nhiên”, người mẫu Quang Đại
chia sẻ.
Travel blogger Vinh Gấu - một trong những blogger đam mê trải nghiệm thực tế với thiên
nhiên công tác bảo tồn ĐVHD tại Việt Nam cho biết thêm: “Ngoài vấn đề kêu gọi
ngưng tiêu thụ thịt rừng, việc bảo tồn các loài ĐVHD cũng là vấn đề cần hết sức lưu tâm.
Như Vinh được biết, hiện số voi còn sinh sống trên Đắk Lắk chỉ còn khoảng 45 - 50 con,
đây là số lượng sụt giảm vô cùng lớn. Số lượng voi cái còn lại rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón
tay mà những con voi này đang ở tuổi gần như không thể sinh sản được nữa. Nếu bây giờ
chúng ta không phương cách nào khác để bảo tồn voi thì sau này nhắc đến Đắk Lắk
người ta sẽ không còn nói đến voi nữa và bài hát Chú voi con ở Bản Đôn sẽ chỉ là dĩ vãng.”
“Chiến dịch này một phần của nỗ lực toàn cầu kêu gọi ngăn chặn hoàn toàn việc tiêu
thụ động vật hoang dã, đóng cửa các chợ ĐVHD, nhằm phòng tránh một đại dịch trong
tương lai. Đã có những ngôi sao quốc tế, như diễn viên Leonardo Dicaprio, đã lên tiếng rất
mạnh mẽ trong chiến dịch này. Và tôi rất cảm kích, khi các nghệ sĩ, những người nổi tiếng
(1) https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/xe-khach-cho-hon-150-kg-dong-vat-hoang-da-625542/
(2) https://vtv.vn/xa-hoi/phat-hien-xe-cho-207-ca-the-rua-khong-nguon-goc-20201118045332162.htm
(3) http://www.baodaknong.org.vn/an-ninh-trat-tu/bat-vu-mua-ban-tang-tru-dong-vat-rung-quy-hiem-tai-dak-mil-83032.html
(4) https://vietnam.panda.org/?uNewsID=364379
của Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc,” Hoàng Thị Minh Hồng,
giám đốc CHANGE bày tỏ. “COVID-19 đã cho tất cả chúng ta thấy, việc bảo vệ ĐVHD
không chỉ một vấn đề môi trường, nó là vấn đề về sức khỏe cộng đồng và cũng
vấn đề kinh tế. Tôi rất hy vọng, qua chiến dịch sáng tạo này, và với sự tham gia và cùng lên
tiếng của mọi người, chúng ta sẽ chấm dứt vĩnh viễn thói quen không được văn minh
ăn thịt thú rừng, giúp chính phủ Việt Nam bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
báu của đất nước và củng cố uy tín với cộng đồng quốc tế".
Hoạt động thuộc chiến dịch “Vật chủ", hân hạnh nhận được sự hỗ trợ của Pangolin Crisis
Fund, Dragon Capital, GalaxyME sự đồng hành của đối tác Truyền thông Chiến lược
Chicilon Media, Đài Truyền hình Việt Nam, đối tác truyền thông thân thiết Target Media,
Movad, WE Media.
# # #
Thông tin liên hệ:
Nguyễn Thanh Ngọc Hân (Ms)
Quản lý Chương trình ĐVHD
Điện thoại: 090 678 2901
Email: hannguyen @changevn.org
Ngô Thị Thanh Thảo (Ms.)
Phụ trách Quan hệ Báo chí
Điện thoại: 090 670 5218
Email: thaongo@changevn.org
# # #
WildAid
WildAid một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh chấm dứt nạn buôn bán động vật
hoang bất hợp pháp. WildAid tập trung chủ yếu vào giảm thiểu nhu cầu việc tiêu
thụ trên toàn cầu đối với các sản phẩm động vật hoang dã, như ngà voi, sừng tê giác và vi
mập, thông qua các chiến dịch truyền thông hỗ trợ việc thắt chặt các quy định
tăng cường thực thi pháp luật. Với sự tham gia của các đại sứ là các nhân vật nổi tiếng và
một mạng lưới các đối tác truyền thông trên toàn cầu, WildAid huy động được sự hỗ trợ
của các đối tác với giá trị truyền thông hơn 230 triệu đô la mỗi năm với thông điệp đơn
giản: “Không có người mua, không còn kẻ giết”.
CHANGE (Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trưng và Phát triển)
CHANGE trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là tổ chức
phi chính phủ Việt Nam với sứ mệnh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi phát triển
năng lực cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, bảo vệ động vật hoang
dã, phát triển bền vững, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trang thông tin chính thức: www.changevn.org www.facebook.com/CHANGEvn
Thông tin thêm:
Vụ xe khách chở hơn 150 kg động vật hoang vào ngày 23/11/2020 từ Kon Tum
vận chuyển vào TP.HCM (trong đó: haithể tê tê còn sống; 10 cá thể chồn, trong
đó một con còn sống và chín con đã chết; hai cá thể lợn rừng, bốn thể nhím) ;(1)
vụ việc phát hiện xe chở 207 thể rùa không nguồn gốc xuất xứ vào ngày
16/11/2020 tại km 171 trên Quốc lộ 18, thuộc địa phận Cộng Hòa, thành phố Cẩm
(1) https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/xe-khach-cho-hon-150-kg-dong-vat-hoang-da-625542/
(2) https://vtv.vn/xa-hoi/phat-hien-xe-cho-207-ca-the-rua-khong-nguon-goc-20201118045332162.htm
(3) http://www.baodaknong.org.vn/an-ninh-trat-tu/bat-vu-mua-ban-tang-tru-dong-vat-rung-quy-hiem-tai-dak-mil-83032.html
(4) https://vietnam.panda.org/?uNewsID=364379
Phả ; vụ mua bán, tàng trữ động vật rừng quý hiếm tại Đắk Mil(2)
được báo chí đưa tin ngày 10/11/2020, phát hiện 1 thể rắn hổ chúa (thuộc
nhóm danh mục động vật nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ), trọng lượng
2,5kg còn sống; 6 thể chồn, cheo với trọng lượng 8kg đã chết; 48 kg thịt sản
phẩm từ động vật rừng đã được đông đá; một số vật dụng, linh kiện nghi là súng(3).
Báo cáo Sự im lặng của những chiếc bẫy dây: Khủng hoảng đặt bẫy dây ở Đông
Nam Á, ước tính có khoảng 12,3 triệu bẫy dây đang đe doạ các loài động vật hoang
dã trong các khu bảo tồn ở Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam, những quốc gia có nạn
đặt bẫy nghiêm trọng nhất trong khu vực.
Những chiếc bẫy thô này, thường được làm từ dây phanh xe đạp hay dây cáp,
làm tăng tần suất tiếp xúc giữa người và các loài hoang dã, do đó tăng nguy cơ lan
truyền các bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ động vật sang người. Các nhà nghiên
cứu đã xác định rất nhiều loài mục tiêu của hoạt động đặt bẫy, như lợn rừng, cầy,
và tê tê, thuộc nhóm các loài có nguy cơ cao mang các bệnh truyền nhiễm.
Xem thêm tại đây: Đọc thêm
(1) https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/xe-khach-cho-hon-150-kg-dong-vat-hoang-da-625542/
(2) https://vtv.vn/xa-hoi/phat-hien-xe-cho-207-ca-the-rua-khong-nguon-goc-20201118045332162.htm
(3) http://www.baodaknong.org.vn/an-ninh-trat-tu/bat-vu-mua-ban-tang-tru-dong-vat-rung-quy-hiem-tai-dak-mil-83032.html
(4) https://vietnam.panda.org/?uNewsID=364379
| 1/4

Preview text:

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Phát hành ngay
HƠN 20 NGƯỜI NỔI TIẾNG, BLOGGER DU LỊCH KÊU GỌI CHẤM DỨT
TẬN GỐC THÓI QUEN TIÊU THỤ THỊT RỪNG
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2020 - Hưởng ứng Ngày Thế giới Bảo
tồn các loài hoang dã (Wildlife Conservation Day) (ngày 4/12 hàng năm), CHANGE, WildAid
cùng với hơn 20 người nổi tiếng, blogger du lịch cùng nhau kêu gọi cộng đồng hành
động và lan tỏa thông điệp “Ngưng thịt rừng, ngừng hậu họa”, nhằm loại bỏ tận gốc việc
tiếp tay cho các hành động săn bắt, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã
(ĐVHD) hiện đang diễn ra hết sức phức tạp tại Việt Nam. Đây đồng thời cũng là nỗ lực
giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng từ ĐVHD sang người mà thế giới
đã từng trải qua như SARS, MERS, HIV/AIDS, Ebola , v.v…
Vào ngày 23/07/2020, trước tình trạng đại dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, cùng với làn
sóng kêu gọi mạnh mẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động mua bán tiêu thụ ĐVHD trên toàn
cầu và sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, ý kiến chuyên gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đã ban hành chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách quản lý ĐVHD,
cho thấy động thái mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn các đường
dây săn bắt, vận chuyển và tiêu thụ ĐVHD, đặc biệt là các đường dây xuyên biên giới.
Tuy nhiên, mặc dù chỉ thị đã được ban hành, nhưng tình trạng săn bắt, vận chuyển ĐVHD
trong những tháng vừa qua vẫn còn diễn ra phức tạp, để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của
một số thành phần trong xã hội. Chỉ riêng tháng 11 vừa qua đã có những vụ việc bắt giữ
tiêu biểu như: vụ xe khách chở hơn 150 kg ĐVHD vào ngày 23/11/2020 từ Kon Tum vận
chuyển vào TP.HCM (1); vụ việc phát hiện xe chở 207 cá thể rùa không nguồn gốc xuất xứ
vào ngày 16/11/2020 tại thành phố Cẩm Phả (2); vụ mua bán, tàng trữ động vật rừng quý
hiếm tại Đắk Mil được báo chí đưa tin ngày 10/11/2020(3). Bên cạnh đó, tình trạng báo động
của nạn buôn bán ĐVHD trên mạng internet cũng đang diễn ra ngày càng rầm rộ hơn.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thịt thú rừng làm món ăn đặc sản trong khu vực đô thị, việc
đặt bẫy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hơn 700 loài thú bao gồm những loài đang
có nguy cơ tuyệt chủng cao như voi châu Á, hổ, sao la và bò rừng. Theo báo cáo “Sự im
lặng của những chiếc bẫy dây: Khủng hoảng đặt bẫy dây ở Đông Nam Á” của WWF, ước
tính có khoảng 12,3 triệu bẫy dây đang đe dọa các loài ĐVHD trong các khu bảo tồn ở
Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam, những quốc gia có nạn đặt bẫy nghiêm trọng nhất trong
khu vực, và đó chỉ là mới đo được trong các khu bảo tồn, số lượng bẫy thực tế sẽ còn vượt
xa hơn thế. Chỉ riêng ở các khu bảo tồn ở Việt Nam, mật độ các loại bẫy dây là 110,7
bẫy/km², tổn hại nghiêm trọng đến đời sống các loài ĐVHD (4).
Với mong muốn nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen tiêu thụ thịt rừng trong cộng
đồng, nhằm bảo vệ đa dạng sinh học quý giá của Việt Nam, với thông điệp “Ngưng thịt
rừng, ngừng hậu họa” và thông qua bộ ảnh các loài nguy cấp, hơn 20 nghệ sĩ, người nổi
tiếng, blogger du lịch đã đồng hành cùng CHANGE và WildAid trong việc lên tiếng bảo vệ
các loài hoang dã, trong đó có: MC - nhà báo Trác Thuý Miêu, Hoa hậu Hoàn vũ (HHHV)
Khánh Vân, Á hậu HHHV Kim Duyên, top 5 HHHV 2019 Đào Thị Hà, Thuỳ Minh VJ, Dustin
Phúc Nguyễn, ca sĩ Trọng Hiếu, ca sĩ Quân A.P, biên đạo - vũ công Quang Đăng, diễn viên
Lãnh Thanh, ca nhạc sĩ SSAY, người mẫu Quang Đại, Trang Hý, các blogger du lịch, ẩm
thực và lối sống như Nhà Có Hai Người, Dino Vũ, Quỷ Cốc Tử, Vinh Gấu, Lý Thành Cơ, Tâm Bùi, Sư Tử Ăn Chay v.v…
Cũng qua chiến dịch này, CHANGE và WildAid muốn giới thiệu tới đông đảo công chúng
biểu tượng toàn cầu mới “Nguy hiểm, Không ăn được" (Hazardous). Biểu tượng này có
hình tam giác màu đỏ (tượng trưng cho sự nguy hiểm) với bên trong là muỗng, đũa, nĩa
(1) https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/xe-khach-cho-hon-150-kg-dong-vat-hoang-da-625542/
(2) https://vtv.vn/xa-hoi/phat-hien-xe-cho-207-ca-the-rua-khong-nguon-goc-20201118045332162.htm
(3) http://www.baodaknong.org.vn/an-ninh-trat-tu/bat-vu-mua-ban-tang-tru-dong-vat-rung-quy-hiem-tai-dak-mil-83032.html
(4) https://vietnam.panda.org/?uNewsID=364379
xếp đặt cạnh nhau khéo léo tạo thành hình đầu lâu, thể hiện thông điệp
“việc tiêu thụ các loài hoang dã tiềm ẩn các mối nguy hiểm tới sức khoẻ, thậm chí tính
mạng con người”. Trong thời gian tới, biểu tượng Hazardous này cũng sẽ được WildAid
giới thiệu và lan tỏa trên toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia mà tình trạng tiêu thụ thịt rừng còn phổ biến.
Góp mặt trong hoạt động ý nghĩa này, Á hậu Kim Duyên chia sẻ: “Khi đến với những khu
vực du lịch cận rừng, mọi người hay có thói quen tiêu thụ những loài ĐVHD được cho là
đặc sản của vùng, và luôn luôn cảm thấy thích thú với điều đó. Duyên hi vọng mọi người
hãy nghĩ thật kỹ trước khi tiêu thụ bởi mọi người không chắc chắn được nguồn gốc xuất
xứ, có hợp pháp hay không. Hơn nữa, chúng ta đang trải qua một đại dịch kinh hoàng -
COVID-19 với nghi can số một là bắt nguồn từ dơi. Do đó, mọi người hãy ngừng ngay việc
tiêu thụ này, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn là bảo vệ môi trường sống của nhiều
loài nữa. Mỗi một hành động nhỏ, tiếng nói nhỏ đều có thể góp phần bảo vệ môi trường
chung. Duyên cũng mong chính phủ mình sẽ không ngừng có những biện pháp xử lý
nghiêm ngặt hơn nữa để giải quyết vấn nạn này.”
Đứng trên một khía cạnh khác, Hoa hậu Khánh Vân bày tỏ quan điểm của mình: “Khi
nghe được con số thống kê 110,7 bẫy/km² rừng và lượng ĐVHD bị giết hại hằng năm, Vân
thấy đây là điều đáng báo động và cũng thấy rất xót xa. Vân đã xem nhiều chương trình
động vật hoang dã, và đã không ít lần, ánh mắt đau đớn của các chú chồn, hươu nai, hay
chim bị vướng bẫy, ám ảnh Vân rất lâu. Đây là vấn đề xuất phát từ ý thức, hiểu biết cá
nhân. Vân muốn mọi người hiểu được rằng đằng sau hành vi tiêu thụ thịt rừng của mình
chính là tiếp tay cho nạn săn bắt buôn bán trái phép, tiếp tay cho những kẻ đang trục lợi
cá nhân từ các loài vật xinh đẹp quý báu của thiên nhiên Việt Nam. Vân hi vọng mỗi bước
chân mọi người đến với rừng sẽ chỉ để lại kỷ niệm đẹp, hình ảnh nên thơ và sự giàu đẹp
của mẹ thiên nhiên mà mình muốn thế hệ sau vẫn còn được chiêm ngưỡng, chứ không
phải là nơi chỉ còn những khoảng rừng lặng”.
Là một trong những gương mặt trẻ quan tâm đến sức khỏe và theo đuổi việc ăn thuần
chay, blogger với tên gọi Sư Tử Ăn Chay chia sẻ thêm: “Mình tin rằng không có người mua
thì sẽ không còn người giết hay bán. Chúng ta vốn dĩ có rất nhiều lựa chọn về ăn uống,
ngủ nghỉ, giải trí, thế nhưng những con thú rừng chỉ có một nơi duy nhất để ở là rừng và
một lựa chọn duy nhất mỗi ngày là sống hoặc chết”.
“Đại tin các bạn trẻ ngày nay là những người thông minh, hiểu biết, cập nhật nhanh và có
trái tim rộng mở. Nếu được biết đến vấn đề này rộng rãi, Đại mong mỗi người hãy sử
dụng tiếng nói của mình, mỗi người hãy là một influencer (người có tầm ảnh hưởng), hãy
tự tạo ảnh hưởng của chính mình và truyền cảm hứng đến những người xung quanh, hạn
chế ăn thịt rừng, hãy yêu quý và bảo vệ môi trường thiên nhiên”, người mẫu Quang Đại chia sẻ.
Travel blogger Vinh Gấu - một trong những blogger đam mê trải nghiệm thực tế với thiên
nhiên và công tác bảo tồn ĐVHD tại Việt Nam cho biết thêm: “Ngoài vấn đề kêu gọi
ngưng tiêu thụ thịt rừng, việc bảo tồn các loài ĐVHD cũng là vấn đề cần hết sức lưu tâm.
Như Vinh được biết, hiện số voi còn sinh sống trên Đắk Lắk chỉ còn khoảng 45 - 50 con,
đây là số lượng sụt giảm vô cùng lớn. Số lượng voi cái còn lại rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón
tay mà những con voi này đang ở tuổi gần như không thể sinh sản được nữa. Nếu bây giờ
chúng ta không có phương cách nào khác để bảo tồn voi thì sau này nhắc đến Đắk Lắk
người ta sẽ không còn nói đến voi nữa và bài hát Chú voi con ở Bản Đôn sẽ chỉ là dĩ vãng.”
“Chiến dịch này là một phần của nỗ lực toàn cầu kêu gọi ngăn chặn hoàn toàn việc tiêu
thụ động vật hoang dã, đóng cửa các chợ ĐVHD, nhằm phòng tránh một đại dịch trong
tương lai. Đã có những ngôi sao quốc tế, như diễn viên Leonardo Dicaprio, đã lên tiếng rất
mạnh mẽ trong chiến dịch này. Và tôi rất cảm kích, khi các nghệ sĩ, những người nổi tiếng
(1) https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/xe-khach-cho-hon-150-kg-dong-vat-hoang-da-625542/
(2) https://vtv.vn/xa-hoi/phat-hien-xe-cho-207-ca-the-rua-khong-nguon-goc-20201118045332162.htm
(3) http://www.baodaknong.org.vn/an-ninh-trat-tu/bat-vu-mua-ban-tang-tru-dong-vat-rung-quy-hiem-tai-dak-mil-83032.html
(4) https://vietnam.panda.org/?uNewsID=364379
của Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc,” Bà Hoàng Thị Minh Hồng,
giám đốc CHANGE bày tỏ. “COVID-19 đã cho tất cả chúng ta thấy, việc bảo vệ ĐVHD
không chỉ là một vấn đề môi trường, mà nó là vấn đề về sức khỏe cộng đồng và cũng là
vấn đề kinh tế. Tôi rất hy vọng, qua chiến dịch sáng tạo này, và với sự tham gia và cùng lên
tiếng của mọi người, chúng ta sẽ chấm dứt vĩnh viễn thói quen không được văn minh là
ăn thịt thú rừng, giúp chính phủ Việt Nam bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
báu của đất nước và củng cố uy tín với cộng đồng quốc tế".
Hoạt động thuộc chiến dịch “Vật chủ", hân hạnh nhận được sự hỗ trợ của Pangolin Crisis
Fund, Dragon Capital, GalaxyME và sự đồng hành của đối tác Truyền thông Chiến lược
Chicilon Media, Đài Truyền hình Việt Nam, đối tác truyền thông thân thiết Target Media, Movad, WE Media. # # # Thông tin liên hệ:
Nguyễn Thanh Ngọc Hân (Ms)
Quản lý Chương trình ĐVHD Điện thoại: 090 678 2901 Email: h annguyen @ changevn.org Ngô Thị Thanh Thảo (Ms.)
Phụ trách Quan hệ Báo chí Điện thoại: 090 670 5218 Email: thaongo@changevn.org # # # WildAid
WildAid là một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh chấm dứt nạn buôn bán động vật
hoang dã bất hợp pháp. WildAid tập trung chủ yếu vào giảm thiểu nhu cầu và việc tiêu
thụ trên toàn cầu đối với các sản phẩm động vật hoang dã, như ngà voi, sừng tê giác và vi
cá mập, thông qua các chiến dịch truyền thông và hỗ trợ việc thắt chặt các quy định và
tăng cường thực thi pháp luật. Với sự tham gia của các đại sứ là các nhân vật nổi tiếng và
một mạng lưới các đối tác truyền thông trên toàn cầu, WildAid huy động được sự hỗ trợ
của các đối tác với giá trị truyền thông hơn 230 triệu đô la mỗi năm với thông điệp đơn
giản: “Không có người mua, không còn kẻ giết”.
CHANGE (Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển)
CHANGE trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là tổ chức
phi chính phủ Việt Nam với sứ mệnh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và phát triển
năng lực cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, bảo vệ động vật hoang
dã, phát triển bền vững, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trang thông tin chính thức: www.changevn.org và www.facebook.com/CHANGEvn Thông tin thêm:
Vụ xe khách chở hơn 150 kg động vật hoang dã vào ngày 23/11/2020 từ Kon Tum
vận chuyển vào TP.HCM (trong đó: hai cá thể tê tê còn sống; 10 cá thể chồn, trong
đó một con còn sống và chín con đã chết; hai cá thể lợn rừng, bốn cá thể nhím) (1);
vụ việc phát hiện xe chở 207 cá thể rùa không nguồn gốc xuất xứ vào ngày
16/11/2020 tại km 171 trên Quốc lộ 18, thuộc địa phận xã Cộng Hòa, thành phố Cẩm
(1) https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/xe-khach-cho-hon-150-kg-dong-vat-hoang-da-625542/
(2) https://vtv.vn/xa-hoi/phat-hien-xe-cho-207-ca-the-rua-khong-nguon-goc-20201118045332162.htm
(3) http://www.baodaknong.org.vn/an-ninh-trat-tu/bat-vu-mua-ban-tang-tru-dong-vat-rung-quy-hiem-tai-dak-mil-83032.html
(4) https://vietnam.panda.org/?uNewsID=364379
Phả (2); vụ mua bán, tàng trữ động vật rừng quý hiếm tại Đắk Mil
được báo chí đưa tin ngày 10/11/2020, phát hiện có 1 cá thể rắn hổ chúa (thuộc
nhóm danh mục động vật nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ), trọng lượng
2,5kg còn sống; 6 cá thể chồn, cheo với trọng lượng 8kg đã chết; 48 kg thịt sản
phẩm từ động vật rừng đã được đông đá; một số vật dụng, linh kiện nghi là súng(3). ●
Báo cáo Sự im lặng của những chiếc bẫy dây: Khủng hoảng đặt bẫy dây ở Đông
Nam Á
, ước tính có khoảng 12,3 triệu bẫy dây đang đe doạ các loài động vật hoang
dã trong các khu bảo tồn ở Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam, những quốc gia có nạn
đặt bẫy nghiêm trọng nhất trong khu vực.
Những chiếc bẫy thô sơ này, thường được làm từ dây phanh xe đạp hay dây cáp,
làm tăng tần suất tiếp xúc giữa người và các loài hoang dã, do đó tăng nguy cơ lan
truyền các bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ động vật sang người. Các nhà nghiên
cứu đã xác định rất nhiều loài mục tiêu của hoạt động đặt bẫy, như lợn rừng, cầy,
và tê tê, thuộc nhóm các loài có nguy cơ cao mang các bệnh truyền nhiễm.
Xem thêm tại đây: Đọc thêm
(1) https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/xe-khach-cho-hon-150-kg-dong-vat-hoang-da-625542/
(2) https://vtv.vn/xa-hoi/phat-hien-xe-cho-207-ca-the-rua-khong-nguon-goc-20201118045332162.htm
(3) http://www.baodaknong.org.vn/an-ninh-trat-tu/bat-vu-mua-ban-tang-tru-dong-vat-rung-quy-hiem-tai-dak-mil-83032.html
(4) https://vietnam.panda.org/?uNewsID=364379