Hợp đồng gia công - Thanh toán quốc tế | Học viện Hàng Không Việt Nam

Hợp đồng gia công - Thanh toán quốc tế | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1.Khái niệm Hợp đồng gia công
Căn cứ theo quy định tại Điều 178, Luật Thương mại 2005: “Gia
công trong thương mại hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia
công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia
công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo
yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.”.
Theo Điều 542, Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng gia công sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc
để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công
nhận sản phẩm và trả tiền công.”
2. Đối tượng hợp đồng gia công
Tại Điều 543, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Đối tượng của hợp
đồng gia công vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn
các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo quy định tại Điều 180, Luật Thương mại 2005, cũng quy
định:
- Tất cả các loại sản phẩm/ hàng hóa đều thể được gia công (trừ các
loại sản phẩm/ hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh).
- Có thể gia công các loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất
khẩu, cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ nước
ngoài trong trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công có một số đặc điểm sau đây:
Là hợp đồng song vụ
Trong hợp đồng gia công, có 01 bên nhận nguyên vật liệu của bên
kia để tạo ra sản phẩm mới gọi bên gia công. Bên nhận gia công
quyền yêu cầu bên đặt gia công phải chuẩn bị và giao cho họ các vật liệu
đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, tính đồng bộ cùng với số lượng,
vật mẫu, bản vẽ để chế tạo sản phẩm/ hàng hóa mới theo thỏa thuận. Còn
bên đặt gia công sẽ phải nhận sản phẩm/ hàng hóa mới do bên gia công
tạo ra trả tiền công cho bên gia công theo như các nội dung đã thoả
thuận.
Là hợp đồng có tính đền bù
Trong quá trình gia công, bên nhận gia công sẽ tự tổ chức thực
hiện và hoàn thành công việc, sau đó giao kết quả sản phẩm/ hàng hóa
đã được gia công cho bên đặt gia công để nhận thù lao. Khoản tiền
bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công được xem khoản đền
bù. Và bên nhận gia côngthể nhận khoản đền bằng tiền hoặc bằng
sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công tùy theo thỏa
thuận.
Hợp đồng gia công có kết quả được vật thể hóa
Sản phẩm gia công là kết quả của quá trình gia công. Sản phẩm gia
công sẽ được xác định trước theo mẫubên đặt gia công yêu cầu hoặc
theo tiêu chuẩn riêng do các bên thoả thuận. Trường hợp pháp luật đã quy
định tiêu chuẩn riêng cho sản phẩm gia công thì bên gia công phải tuân
thủ theo các tiêu chuẩn này.
Vật mẫu hay tiêu chuẩn của vật gia công chỉ được hiện thực hoá (vật chất
hoá hay trở thành hàng hoá) sau khi bên nhận gia công đã hoàn thành việc
gia công.
Mang nét của Hợp đồng mua bán hàng hóa.
Nguyên liệu để gia công thường bao gồm nguyên liệu chính các phụ
liệu. Thông thường, bên đặt gia công chỉ cần cung cấp nguyên liệu chính
dạng thô còn bên nhận gia công sẽ căn cứ vào từng loại sản phẩm cần
gia công chuẩn bị thêm các nguyên phụ liệu khác. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp, bên đặt gia công chỉ yêu cầu kết quả còn bên nhận gia
công sẽ phải tự chuẩn bị tất cả từ nguyên vật liệu, phụ liệu đến bao bì,…
bên đặt gia công phải trả tiền mua nguyên vật liệu tiền gia công
hàng hoá đó.
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng gia công
* Đối với bên đặt gia công
- Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn
địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp đầy đủ giấy tờ
cần thiết liên quan đến việc gia công.
- Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng bằng cách cử người
đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử
chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất kiểm tra chất lượng sản
phẩm gia công theo như nội dung thoả thuận trong hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của
hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia
công chuyển cho bên nhận gia công.
- Trả tiền công cho bên nhận gia công theo đúng thỏa thuận.
- Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức,
thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
- Được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường
thiệt hại trong trường hợp bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp
đồng.
- Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng bên đặt gia công
đồng ý nhận sản phẩm nhưng với yêu cầu bên nhận gia công sửa chữa sản
phẩm theo đúng như chất lượng đã thỏa thuận nhưng bên nhận gia công
không thể sửa chữa được trong thời hạn được thỏa thuận thì bên đặt gia
công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên nhận gia công bồi thường
thiệt hại về việc sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
* Đối với bên nhận gia công
- Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số
lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
- Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
- Nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng phải báo cho bên đặt gia
công biết để đổi nguyên vật liệu khác; nếu biết hoặc phải biết việc sử
dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho hội thì phải
từ chối thực hiện gia công.
- Từ chối sự chỉ dẫn không hợp của bên đặt gia công trong quá trình
thực hiện hợp đồngphải báo ngay cho bên đặt gia công nếu nhận thấy
chỉ dẫn đó của bên đặt gia công có thể làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
- Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương
thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm (trừ trường hợp sản phẩm
không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu bên đặt gia công cung
cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công dẫn đến chất
lượng sản phẩm được tạo ra không đảm bảo).
- Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn
thành hợp đồng.
- Yêu cầu bên đặt gia công trả đầy đủ tiền công theo đúng thời hạn
phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng.
5 Ví dụ
Hợp đồng gia công quần áo, giày dép;
Hợp đồng gia công gồ gốm, sứ;
Hợp đồng gia công cơ khí,…
| 1/3

Preview text:

1.Khái niệm Hợp đồng gia công
Căn cứ theo quy định tại Điều 178, Luật Thương mại 2005: “Gia
công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia
công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia
công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo
yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.”.
Theo Điều 542, Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng gia công là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc
để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công
nhận sản phẩm và trả tiền công.”
2. Đối tượng hợp đồng gia công
Tại Điều 543, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Đối tượng của hợp
đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà
các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo quy định tại Điều 180, Luật Thương mại 2005, cũng quy định:
- Tất cả các loại sản phẩm/ hàng hóa đều có thể được gia công (trừ các
loại sản phẩm/ hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh).
- Có thể gia công các loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất
khẩu, cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước
ngoài trong trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công có một số đặc điểm sau đây: Là hợp đồng song vụ
Trong hợp đồng gia công, có 01 bên nhận nguyên vật liệu của bên
kia để tạo ra sản phẩm mới gọi là bên gia công. Bên nhận gia công có
quyền yêu cầu bên đặt gia công phải chuẩn bị và giao cho họ các vật liệu
đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, tính đồng bộ cùng với số lượng,
vật mẫu, bản vẽ để chế tạo sản phẩm/ hàng hóa mới theo thỏa thuận. Còn
bên đặt gia công sẽ phải nhận sản phẩm/ hàng hóa mới do bên gia công
tạo ra và trả tiền công cho bên gia công theo như các nội dung đã thoả thuận.
Là hợp đồng có tính đền bù
Trong quá trình gia công, bên nhận gia công sẽ tự tổ chức thực
hiện và hoàn thành công việc, sau đó giao kết quả là sản phẩm/ hàng hóa
đã được gia công cho bên đặt gia công để nhận thù lao. Khoản tiền mà
bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công được xem là khoản đền
bù. Và bên nhận gia công có thể nhận khoản đền bù bằng tiền hoặc bằng
sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công tùy theo thỏa thuận.
Hợp đồng gia công có kết quả được vật thể hóa
Sản phẩm gia công là kết quả của quá trình gia công. Sản phẩm gia
công sẽ được xác định trước theo mẫu mà bên đặt gia công yêu cầu hoặc
theo tiêu chuẩn riêng do các bên thoả thuận. Trường hợp pháp luật đã quy
định tiêu chuẩn riêng cho sản phẩm gia công thì bên gia công phải tuân
thủ theo các tiêu chuẩn này.
Vật mẫu hay tiêu chuẩn của vật gia công chỉ được hiện thực hoá (vật chất
hoá hay trở thành hàng hoá) sau khi bên nhận gia công đã hoàn thành việc gia công.
Mang nét của Hợp đồng mua bán hàng hóa.
Nguyên liệu để gia công thường bao gồm nguyên liệu chính và các phụ
liệu. Thông thường, bên đặt gia công chỉ cần cung cấp nguyên liệu chính
ở dạng thô còn bên nhận gia công sẽ căn cứ vào từng loại sản phẩm cần
gia công mà chuẩn bị thêm các nguyên phụ liệu khác. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp, bên đặt gia công chỉ yêu cầu kết quả còn bên nhận gia
công sẽ phải tự chuẩn bị tất cả từ nguyên vật liệu, phụ liệu đến bao bì,…
và bên đặt gia công phải trả tiền mua nguyên vật liệu và tiền gia công hàng hoá đó.
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng gia công
* Đối với bên đặt gia công
- Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và
địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp đầy đủ giấy tờ
cần thiết liên quan đến việc gia công.
- Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng bằng cách cử người
đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử
chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản
phẩm gia công theo như nội dung thoả thuận trong hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của
hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia
công chuyển cho bên nhận gia công.
- Trả tiền công cho bên nhận gia công theo đúng thỏa thuận.
- Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức,
thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
- Được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường
thiệt hại trong trường hợp bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
- Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công
đồng ý nhận sản phẩm nhưng với yêu cầu bên nhận gia công sửa chữa sản
phẩm theo đúng như chất lượng đã thỏa thuận nhưng bên nhận gia công
không thể sửa chữa được trong thời hạn được thỏa thuận thì bên đặt gia
công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên nhận gia công bồi thường
thiệt hại về việc sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
* Đối với bên nhận gia công
- Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số
lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
- Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
- Nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng phải báo cho bên đặt gia
công biết để đổi nguyên vật liệu khác; nếu biết hoặc phải biết việc sử
dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội thì phải
từ chối thực hiện gia công.
- Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình
thực hiện hợp đồng và phải báo ngay cho bên đặt gia công nếu nhận thấy
chỉ dẫn đó của bên đặt gia công có thể làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
- Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương
thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm (trừ trường hợp sản phẩm
không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung
cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công dẫn đến chất
lượng sản phẩm được tạo ra không đảm bảo).
- Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.
- Yêu cầu bên đặt gia công trả đầy đủ tiền công theo đúng thời hạn và
phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng. 5 Ví dụ
Hợp đồng gia công quần áo, giày dép;
Hợp đồng gia công gồ gốm, sứ;
Hợp đồng gia công cơ khí,…