Hợp đồng mua bán - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao tài sản, chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.

HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Điều 430 Bộ luật dân sự 2015
Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên bán có nghĩa vụ
giao tài sản, chuyển giao đó cho bên mua và nhận tiền; còn quyền sở hữu tài sản
bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
VD: Hợp đồng mua bán nhà đất, xe cộ, hàng hóa,…
Đối tượng của hợp đồng mua bán (Điều 431 BLDS)
1. Đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản được phép giao dịch
2. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là thì vật phải được xác vật
định rõ.
3. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là thì phải có quyền tài sản
giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.
Chủ thể của hợp đồng mua bán
Bên bán và bên mua có thể là cá nhân hoặc tổ chức được thành lập theo đúng quy
định của pháp luật.
*Theo quy định tại Điều 431 BLDS và các quy định khác có liên quan, tài sản là
đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tài sản phải là tài sản được phép giao dịch
(Tài sản không nằm trong danh mục cấm của nhà nước, chẳng hạn như: các chất
ma túy, các loại pháo,…Ngoài ra, tiền cũng là một loại tài sản, tuy nhiên tiền là
phương tiện thanh toán, không phải đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản.)
- Tài sản phải được xác định cụ thể
Tính xác định cụ thể áp dụng với cả có và tài sản hiện tài sản hình thành trong
tương lai. Đối với tài sản là vật thì được xác định thông qua số lượng, đặc điểm…
Đối với tài sản là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng
minh thuộc quyền sở hữu của bên bán. Đối với tài sản hình thành trong tương lai
thì bên bán phải có căn cứ chứng minh là vật đó đang hoặc chuẩn bị được hình
thành;
- Tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu
/Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt./ Khi
đối tượng của hợp đồng là tài sản đang có tranh chấp về quyền sở hữu, thì bên bán
có thể không có quyền bán tài sản được pháp luật công nhận, từ đó, dẫn đến hợp
đồng mua bán tài sản bị vô hiệu và người mua không đạt được mục đích mua tài
sản của mình.
- Tài sản không phải là tài sản đang bị kê biên để thi hành án
Kê biên tài sản thường được áp dụng khi người phải thi hành án phải thi hành
nghĩa vụ trả tiền và mặc dù người này có điều kiện thi hành nhưng không tự
nguyện thi hành. Nói cách khác, khi bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản, quyền sở
hữu tài sản của chủ sở hữu sẽ bị hạn chế. Do đó, tài sản đang bị kê biên không phải
là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản.
- Tài sản không phải là tài sản đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác;
Pháp luật Việt Nam công nhận 9 biện pháp bảo đảm bao gồm cầm cố, thế chấp, đặt
cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản.
Đối với từng biện pháp, quyền và nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ được quy định cụ
thể, trong đó có những trường hợp, bên có nghĩa vụ không có quyền bán tài sản
bảo đảm hoặc chỉ có quyền bán tài sản bảo đảm trong trường hợp bên có quyền
đồng ý.
- Tài sản là tài sản hạn chế giao dịch thì việc mua bán phải tuân theo quy định của
pháp luật về trình tự, thủ tục chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó.
Đặc điểm pháp lí của hợp đồng mua bán
Chúng ta có thể điểm qua một số đặc điểm của HĐMB như sau:
- Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ.
Bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Trong hợp đồng này, bên
bán có quyền yêu cầu bên mua nhận vật và trả tiền mua vật; ngược lại, bên mua có
quyền yêu cầu bên bán chuyển giao vật và nhận tiền bán vật.
- Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù.
Khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản là khoản đền bù về việc
mua bán tài sản. Đặc điểm có đền bù trong HĐMB tài sản là yếu tố phân biệt giữa
hợp đồng này với hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù.
- Mục đích chuyển giao quyền sở hữu.
Đây là căn cứ kế tục quyền sở hữu tài sản. Đặc điểm này là yếu tố phân biệt giữa
HĐMB tài sản với hợp đồng cho mượn tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản.
Hình thức hợp đồng mua bán
Điều 24 Luật Thương mại quy định:
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được
lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Theo đó, hình thức hợp đồng do các bên tự thỏa thuận trừ trường hợp bắt buộc phải
lập thành văn bản.
(Nếu đối tượng của HĐMB là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì hình thức của
HĐMB phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.)
Là căn cứ để xác định người bán và người mua đã tham gia vào HĐMB, từ đó xác
định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; xác định trách nhiệm dân sự
của bên vi phạm hợp đồng.
Giá và phương thức thanh toán
Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định
theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh
toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của
các bên phải phù hợp với quy định đó.
Nghĩa vụ của bên bán
Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá
Đây là nghĩa vụ đầu tiên và cơ bản nhất của bên bán. Điều 45 LTM
Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm:
1) Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên
thứ ba;
2) Hàng hóa đó phải hợp pháp;
3) Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.
Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá (điều 46 LTM)
Bên bán có nghĩa vụ đảm bảo hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không phải
hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp
có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán trừ
trường hợp hàng hóa được sản xuất, chế tạo, chế biến theo công thức, bản vẽ,
thông số kỹ thuật chi tiết do bên mua cung cấp, trường hợp này bên mua phải chịu
trách nhiệm nếu có khiếu nại khiếu kiện liên quan đến hàng hóa.
Nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng của hợp đồng và chứng từ liên quan
Bên bán có trách nhiệm giao hàng đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng: bao gồm
giao hàng đúng đối tượng hàng hóa, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thông
số kỹ thuật... đã được hai bên thỏa thuận.
Bên cạnh việc giao hàng, bên bán còn phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Đó có thể là vận đơn, các thông tin về hàng hóa, quy cách đóng gói bảo quản,
hướng dẫn sử dụng... Đây là nghĩa vụ bắt buộc trong cả trường hợp hai bên không
có thỏa thuận.
"Điều 34. LTM Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
1- Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng,
chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
2- Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và
chứng từ liên quan theo quy định của Luật này".
Đối với trường hợp giao hàng không đúng đối tượng được thỏa thuận, bên mua có
quyền từ chối nhận hàng và yêu cầu bồi thường nếu có thiệt hại thực tế xảy ra.
Nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận
Bên bán có nghĩa vụ tôn trọng những thỏa thuận của hai bên về thời điểm cũng như
địa điểm giao hàng.
//Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng
được xác định như sau:
(i) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại
nơi có hàng hoá đó
(ii) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa
điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại
địa điểm đó;
(iii) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh
của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú
của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán;
(iv) Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm chính xác để giao hàng, mà
chỉ thỏa thuận về thời hạn giao hàng, bên bán có nghĩa vụ tuân thủ thỏa thuận này,
tiến hành giao hàng vào thời gian bất kỳ trong thời hạn giao hàng đã được ấn định,
đồng thời phải thông báo trước cho bên mua.
Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng
trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Thời hạn hợp lý này phụ thuộc vào một số yếu tố như: đối tượng của hợp đồng
(hàng hóa có phải là vật cần có điều kiện bảo quản, dễ hư hỏng hay không?), nhu
cầu cấp bách của bên mua và một số yếu tố khách quan khác.
Một điểm cần lưu ý nữa là việc giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận, tức là sớm
hơn, trường hợp này bên mua có quyền từ chối nhận nếu các bên không có thỏa
thuận khác.
Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa (Điều 49 LTM)
Đây là một trong những nghĩa vụ cơ bản của người bán, được quy định trong Bộ
Luật dân sự năm 2015 và Luật Thương mại 2005, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng và một số văn bản khác.
(Hàng hóa có bảo hành thường là hàng hóa không tiêu hao hoặc ít tiêu hao. Hàng
hóa dễ tiêu hao thì thời hạn bảo hành thường ngắn hoặc thậm chí không được bảo
hành.) Khoản 1 Điều 49 Luật Thương mại năm 2005 quy định về nghĩa vụ bảo
hành hàng hóa như sau:
"1- Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm
bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
2- Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn
cảnh thực tế cho phép.
3- Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận
khác"
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mà một bên là thương nhân, một bên là cá
nhân/tổ chức tham gia hợp đồng với mục đích mua bán hàng hóa để tiêu dùng thì
có thể áp dụng các quy định trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
để yêu cầu bên bán thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa trong
trường hợp hàng hóa có khiếm khuyết trong thời hạn được bảo hành.
Nghĩa vụ thông báo
Trong Bộ luật dân sự năm 2015 và cả Luật Thương mại năm 2005 ngoài quy định
về nghĩa vụ thông báo của bên bán trong trường hợp có khiếu nại về sự vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa được sản xuất theo yêu cầu, công thức bên
mua cung cấp, bên bán còn có nghĩa vụ thông báo với bên mua về sự kiện bất khả
kháng xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nghĩa vụ của bên mua
Nghĩa vụ thanh toán
Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo
trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát,
hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp
mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời gian và địa điểm thanh toán,
có thể căn cứ theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Thương mại năm 2005 để
xác định thời gian và địa điểm thanh toán phù hợp.
Nghĩa vụ nhận hàng
Tương ứng với nghĩa vụ giao hàng của bên bán thì bên mua cũng có nghĩa vụ nhận
hàng và thiện chí thực hiện các biện pháp để bên bán giao hàng đúng thời gian và
địa điểm đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ thông báo
Nếu không có thỏa thuận khác, bên mua có nghĩa vụ thông báo cho bên bán về
việc khiếu nại, khiếu kiện của bên thứ ba liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ, hoặc sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của
hai bên.
Nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa
Bên mua có nghĩa vụ đảm bảo hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không phải
hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp bên mua đặt hàng và yêu
cầu bên bán sản xuất hàng hóa theo bản vẽ thiết kế, công thức cụ thể, chi tiết.
Tựu chung lại, nghĩa vụ quan trọng và hàng đầu của các bên vẫn là tuân thủ
nghiêm túc những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng, phù hợp quy định pháp
luật và đạo đức xã hội.
Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán
Thời hạn thực hiện HĐMB do các bên thỏa thuận.
Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ
được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu
bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ
lúc nào, nhưng .phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý
Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc
xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại
thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Theo Điều 439 của BLDS 2015 quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu
1. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời
điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.
2. Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì
quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng
ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.
3. Trong trường hợp tài sản mua bán chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi,
lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên bán.
Và tất nhiên họ cũng sẽ chịu những rủi ro khi tài sản bị thiệt hại. Nếu bên mua cố
tình không thực hiện đăng kí sang tên thì hết thời hạn luật định, người bán không
phải chịu trách nhiệm về việc tài sản hư hỏng.
Thông thường, khi bên mua trả tiền và nhận được tài sản như đã thỏa thuận thì bên
mua có quyền sở hữu đối với tài sản mua. Đối với tài sản phải đăng ký thì thời
điểm chuyển quyền sở hữu là sau khi đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu. Điều 441 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ về thời điểm chịu rủi ro như
sau:
“1.Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên
mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2.Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký
quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên
mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.”
Có nghĩa là, sau thời điểm chuyển quyền sở hữu thì bên bán không còn trách
nhiệm gì đối với tài sản và không phải chịu bất kỳ rủi ro nào đối với tài sản nữa.
Trách nhiệm chịu rủi ro sẽ chuyển sang cho bên mua bởi vì sau khi chuyển quyền
sở hữu, bên mua là chủ sở hữu đối với tài sản mua.
//Do đó thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa còn được xác định tùy vào
đối tượng của hợp đồng.
Nếu như không có thỏa thuận trong hợp đồng và hàng hóa người bán giao là động
sản nói chung thì quyền sở hữu của bên mua được phát sinh kể từ khi người bán
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay nói cách khác là người mua nhận được hàng.
Như vậy người bán giao hàng đúng thời hạn hợp đồng nhưng người mua không có
mặt để nhận hàng hóa thì quyền sở hữu của người mua vẫn chưa được xác lập, chỉ
xác lập khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua.//
Tại Điều 332 BLDS 2015 có quy định cụ thể về quyền đòi lại tài sản.
Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa
thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền
bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp
bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại.//
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS)
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ
thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền
dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
VD: Dịch vụ sửa chữa tài sản, dịch vụ pháp lí, dịch vụ cung cấp thông tin thương
mại, dịch vụ quảng cáo...
Đặc điểm pháp lí của hợp đồng dịch vụ
- Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí nhất định và giao kết
quả cho bên thuê dịch vụ.
- Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho
bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang
lại kết quả như đã thỏa thuận.
- Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ. Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các
hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ
tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ (Điều 541 BLDS)
//Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ đó là công việc mà bên cung ứng dịch vụ có thể
thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, phạm vi công việc cũng phải
tuân thủ quy định của pháp luật đó là các công việc không vi phạm điều cấm của
luật và không được trái đạo đức xã hội.
Chủ thể của hợp đồng dịch vụ
Chủ thể của hợp đồng dịch vụ gồm bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ
(khách hàng). Hai bên này có thể là cá nhân hoặc là tổ chức.
Người cung ứng dịch vụ bằng công sức, trí tuệ của mình để hoàn thành công việc
đã nhận. Tuy nhiên, người cung ứng dịch vụ có thể sử dụng những người cộng sự
giúp việc cho mình và phải chịu trách nhiệm về những sự việc xảy ra do lỗi của
người cộng sự. Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ không được giao cho người khác
làm thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.
Hình thức của hợp đồng dịch vụ
Điều 74 Luật Thương mại 2005
Có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được thiết lập bằng văn bản
thì phải tuân theo các quy định đó.
Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
- Nghĩa vụ cung cấp thông tin
Nếu đối tượng của hợp đồng dịch vụ yêu cầu phải có thông tin từ bên sử dụng dịch
vụ thì bên sử dụng dịch vụ phải cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin và tài
liệu đầy đủ (dịch vụ pháp lí).
- Nghĩa vụ trả tiền dịch vụ
Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa
thuận.
Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ thì giá được xác
định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao
kết hợp đồng.
Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành
dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc
không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền
dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quyền của bên sử dụng dịch vụ
- Quyền yêu cầu thực hiện công việc theo thỏa thuận
Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng,
thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng
dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường
thiệt hại.
Bên sử dụng dịch vụ có quyền hủy hợp đồng nếu bên cung ứng dịch vụ hoàn thành
kết quả công việc không như thỏa thuận hoặc hoàn thành không đúng thời hạn mà
do đó công việc không có ý nghĩa đối với bên sử dụng dịch vụ và yêu cầu bên cung
ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại nếu có.
- Quyền yêu cầu trong trường hợp có sai sót
Nếu trong quá trình thực hiện dịch vụ, nếu có những sai sót từ phía cung ứng dịch
vụ thì bên sử dụng có quyền yêu cầu sửa chữa sai sót đó. Nếu sai sót dịch vụ
nghiêm trọng và việc sử dụng dịch vụ đòi hỏi phải chi phí thêm, bên sử dụng dịch
vụ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Điều 517 BLDS quy định bên cung ứng dịch vụ có những nghĩa vụ sau:
– Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận
khác.
– Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng
ý của bên sử dụng dịch vụ.
– Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được
giao sau khi hoàn thành công việc.
– Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ,
phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu
có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
– Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu,
phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
Quyền của bên cung ứng dịch vụ
Điều 518 BLDS quy định bên cung ứng có quyền sau:
- Quyền yêu cầu cung cấp thông tin
Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực
hiện công việc.
- Quyền thay đổi điều kiện dịch vụ
Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất
thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại
cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
Trong thời hạn thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ có thể thay đổi điều kiện
dịch vụ nếu việc thay đổi đó không làm phương hại đến lợi ích của bên sử dụng
dịch vụ.
Trong quy trình thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải tự mình chuẩn bị
phương tiên, kĩ thuật và tổ chức thực hiện công việc mà mình đã nhận. Do vậy,
điều kiện của dịch vụ có thể phải thay đổi cho phù hợp với khả năng của bên cung
ứng dịch vụ.
- Quyền yêu cầu trả tiền dịch vụ
Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ. Sau khi hoàn thành công việc đúng
kì hạn mà bên sử dụng dịch vụ không nhận kết quả của công việc, nếu xảy ra rủi ro
thì bên cung ứng dịch vụ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại cho bên sử
dụng dịch vụ.
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Khi thực hiện dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ biết được việc tiếp tục làm dịch vụ
sẽ có hại cho bên sử dụng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng mặc dù bên sử dụng dịch vụ không đồng ý.
Khi hợp đồng dịch vụ thực hiện một công việc mà các bên không thỏa thuận về kết
quả công việc, nếu hết hạn hợp đồng mà công việc chưa thực hiện xong thì hợp
đồng chấm dứt và cần thanh toán hợp đồng. Nếu bên cung ứng dịch vụ tiếp tục
thực hiện công việc đến khi hoàn thành mà bên sử dụng dịch vụ không có ý kiến
thì đó là hợp đồng dịch vụ được coi là kéo dài thời gian. Trường hợp này, bên sử
dụng dịch vụ phải thanh toán tiền công của thời gian kéo dài sau khi hết hạn của
hợp đồng.
| 1/12

Preview text:

HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Điều 430 Bộ luật dân sự 2015
Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên bán có nghĩa vụ
giao tài sản, chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó cho bên mua và nhận tiền; còn
bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
VD: Hợp đồng mua bán nhà đất, xe cộ, hàng hóa,…
Đối tượng của hợp đồng mua bán (Điều 431 BLDS)
1. Đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản được phép giao dịch
2. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ.
3. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có
giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.
Chủ thể của hợp đồng mua bán
Bên bán và bên mua có thể là cá nhân hoặc tổ chức được thành lập theo đúng quy định của pháp luật.
*Theo quy định tại Điều 431 BLDS và các quy định khác có liên quan, tài sản là
đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tài sản phải là tài sản được phép giao dịch
(Tài sản không nằm trong danh mục cấm của nhà nước, chẳng hạn như: các chất
ma túy, các loại pháo,…Ngoài ra, tiền cũng là một loại tài sản, tuy nhiên tiền là
phương tiện thanh toán, không phải đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản.)
- Tài sản phải được xác định cụ thể
Tính xác định cụ thể áp dụng với cả tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai
. Đối với tài sản là vật thì được xác định thông qua số lượng, đặc điểm…
Đối với tài sản là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng
minh thuộc quyền sở hữu của bên bán. Đối với tài sản hình thành trong tương lai
thì bên bán phải có căn cứ chứng minh là vật đó đang hoặc chuẩn bị được hình thành;
- Tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu
/Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt./ Khi
đối tượng của hợp đồng là tài sản đang có tranh chấp về quyền sở hữu, thì bên bán
có thể không có quyền bán tài sản được pháp luật công nhận, từ đó, dẫn đến hợp
đồng mua bán tài sản bị vô hiệu và người mua không đạt được mục đích mua tài sản của mình.
- Tài sản không phải là tài sản đang bị kê biên để thi hành án
Kê biên tài sản thường được áp dụng khi người phải thi hành án phải thi hành
nghĩa vụ trả tiền và mặc dù người này có điều kiện thi hành nhưng không tự
nguyện thi hành. Nói cách khác, khi bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản, quyền sở
hữu tài sản của chủ sở hữu sẽ bị hạn chế. Do đó, tài sản đang bị kê biên không phải
là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản.
- Tài sản không phải là tài sản đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác;
Pháp luật Việt Nam công nhận 9 biện pháp bảo đảm bao gồm cầm cố, thế chấp, đặt
cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản.
Đối với từng biện pháp, quyền và nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ được quy định cụ
thể, trong đó có những trường hợp, bên có nghĩa vụ không có quyền bán tài sản
bảo đảm hoặc chỉ có quyền bán tài sản bảo đảm trong trường hợp bên có quyền đồng ý.
- Tài sản là tài sản hạn chế giao dịch thì việc mua bán phải tuân theo quy định của
pháp luật về trình tự, thủ tục chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó.
Đặc điểm pháp lí của hợp đồng mua bán
Chúng ta có thể điểm qua một số đặc điểm của HĐMB như sau: -
Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ.
Bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Trong hợp đồng này, bên
bán có quyền yêu cầu bên mua nhận vật và trả tiền mua vật; ngược lại, bên mua có
quyền yêu cầu bên bán chuyển giao vật và nhận tiền bán vật. -
Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù.
Khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản là khoản đền bù về việc
mua bán tài sản. Đặc điểm có đền bù trong HĐMB tài sản là yếu tố phân biệt giữa
hợp đồng này với hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù. -
Mục đích chuyển giao quyền sở hữu.
Đây là căn cứ kế tục quyền sở hữu tài sản. Đặc điểm này là yếu tố phân biệt giữa
HĐMB tài sản với hợp đồng cho mượn tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản.
Hình thức hợp đồng mua bán
Điều 24 Luật Thương mại quy định:
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được
lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Theo đó, hình thức hợp đồng do các bên tự thỏa thuận trừ trường hợp bắt buộc phải lập thành văn bản.
(Nếu đối tượng của HĐMB là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì hình thức của
HĐMB phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.)
Là căn cứ để xác định người bán và người mua đã tham gia vào HĐMB, từ đó xác
định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; xác định trách nhiệm dân sự
của bên vi phạm hợp đồng.
Giá và phương thức thanh toán
Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định
theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh
toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của
các bên phải phù hợp với quy định đó.
Nghĩa vụ của bên bán
Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá
Đây là nghĩa vụ đầu tiên và cơ bản nhất của bên bán. Điều 45 LTM
Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm:
1) Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba;
2) Hàng hóa đó phải hợp pháp;
3) Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.
Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá (điều 46 LTM)
Bên bán có nghĩa vụ đảm bảo hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không phải
hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp
có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán trừ
trường hợp hàng hóa được sản xuất, chế tạo, chế biến theo công thức, bản vẽ,
thông số kỹ thuật chi tiết do bên mua cung cấp, trường hợp này bên mua phải chịu
trách nhiệm nếu có khiếu nại khiếu kiện liên quan đến hàng hóa.
Nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng của hợp đồng và chứng từ liên quan
Bên bán có trách nhiệm giao hàng đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng: bao gồm
giao hàng đúng đối tượng hàng hóa, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thông
số kỹ thuật... đã được hai bên thỏa thuận.
Bên cạnh việc giao hàng, bên bán còn phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Đó có thể là vận đơn, các thông tin về hàng hóa, quy cách đóng gói bảo quản,
hướng dẫn sử dụng... Đây là nghĩa vụ bắt buộc trong cả trường hợp hai bên không có thỏa thuận.
"Điều 34. LTM Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
1- Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng,
chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.

2- Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và
chứng từ liên quan theo quy định của Luật này".

Đối với trường hợp giao hàng không đúng đối tượng được thỏa thuận, bên mua có
quyền từ chối nhận hàng và yêu cầu bồi thường nếu có thiệt hại thực tế xảy ra.
Nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận
Bên bán có nghĩa vụ tôn trọng những thỏa thuận của hai bên về thời điểm cũng như địa điểm giao hàng.
//Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng
được xác định như sau:
(i) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó
(ii) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa
điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
(iii) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh
của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú
của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán;
(iv) Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm chính xác để giao hàng, mà
chỉ thỏa thuận về thời hạn giao hàng, bên bán có nghĩa vụ tuân thủ thỏa thuận này,
tiến hành giao hàng vào thời gian bất kỳ trong thời hạn giao hàng đã được ấn định,
đồng thời phải thông báo trước cho bên mua.
Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng
trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Thời hạn hợp lý này phụ thuộc vào một số yếu tố như: đối tượng của hợp đồng
(hàng hóa có phải là vật cần có điều kiện bảo quản, dễ hư hỏng hay không?), nhu
cầu cấp bách của bên mua và một số yếu tố khách quan khác.
Một điểm cần lưu ý nữa là việc giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận, tức là sớm
hơn, trường hợp này bên mua có quyền từ chối nhận nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa (Điều 49 LTM)
Đây là một trong những nghĩa vụ cơ bản của người bán, được quy định trong Bộ
Luật dân sự năm 2015 và Luật Thương mại 2005, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng và một số văn bản khác.
(Hàng hóa có bảo hành thường là hàng hóa không tiêu hao hoặc ít tiêu hao. Hàng
hóa dễ tiêu hao thì thời hạn bảo hành thường ngắn hoặc thậm chí không được bảo
hành.) Khoản 1 Điều 49 Luật Thương mại năm 2005 quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa như sau:
"1- Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm
bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.

2- Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn
cảnh thực tế cho phép.

3- Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác"
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mà một bên là thương nhân, một bên là cá
nhân/tổ chức tham gia hợp đồng với mục đích mua bán hàng hóa để tiêu dùng thì
có thể áp dụng các quy định trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
để yêu cầu bên bán thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa trong
trường hợp hàng hóa có khiếm khuyết trong thời hạn được bảo hành. Nghĩa vụ thông báo
Trong Bộ luật dân sự năm 2015 và cả Luật Thương mại năm 2005 ngoài quy định
về nghĩa vụ thông báo của bên bán trong trường hợp có khiếu nại về sự vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa được sản xuất theo yêu cầu, công thức bên
mua cung cấp, bên bán còn có nghĩa vụ thông báo với bên mua về sự kiện bất khả
kháng xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nghĩa vụ của bên mua Nghĩa vụ thanh toán
Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo
trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát,
hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp
mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời gian và địa điểm thanh toán,
có thể căn cứ theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Thương mại năm 2005 để
xác định thời gian và địa điểm thanh toán phù hợp.
Nghĩa vụ nhận hàng
Tương ứng với nghĩa vụ giao hàng của bên bán thì bên mua cũng có nghĩa vụ nhận
hàng và thiện chí thực hiện các biện pháp để bên bán giao hàng đúng thời gian và
địa điểm đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ thông báo
Nếu không có thỏa thuận khác, bên mua có nghĩa vụ thông báo cho bên bán về
việc khiếu nại, khiếu kiện của bên thứ ba liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ, hoặc sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của hai bên.
Nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa
Bên mua có nghĩa vụ đảm bảo hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không phải
hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp bên mua đặt hàng và yêu
cầu bên bán sản xuất hàng hóa theo bản vẽ thiết kế, công thức cụ thể, chi tiết.
Tựu chung lại, nghĩa vụ quan trọng và hàng đầu của các bên vẫn là tuân thủ
nghiêm túc những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng, phù hợp quy định pháp
luật và đạo đức xã hội.
Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán
Thời hạn thực hiện HĐMB do các bên thỏa thuận.
Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ
được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu
bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ
lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc
xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại
thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Theo Điều 439 của BLDS 2015 quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu
1. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời
điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.

2. Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì
quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng
ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.

3. Trong trường hợp tài sản mua bán chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi,
lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên bán.

Và tất nhiên họ cũng sẽ chịu những rủi ro khi tài sản bị thiệt hại. Nếu bên mua cố
tình không thực hiện đăng kí sang tên thì hết thời hạn luật định, người bán không
phải chịu trách nhiệm về việc tài sản hư hỏng.
Thông thường, khi bên mua trả tiền và nhận được tài sản như đã thỏa thuận thì bên
mua có quyền sở hữu đối với tài sản mua. Đối với tài sản phải đăng ký thì thời
điểm chuyển quyền sở hữu là sau khi đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu. Điều 441 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ về thời điểm chịu rủi ro như sau:
“1.Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên
mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2.Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký
quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên
mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Có nghĩa là, sau thời điểm chuyển quyền sở hữu thì bên bán không còn trách
nhiệm gì đối với tài sản và không phải chịu bất kỳ rủi ro nào đối với tài sản nữa.
Trách nhiệm chịu rủi ro sẽ chuyển sang cho bên mua bởi vì sau khi chuyển quyền
sở hữu, bên mua là chủ sở hữu đối với tài sản mua.
//Do đó thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa còn được xác định tùy vào
đối tượng của hợp đồng.
Nếu như không có thỏa thuận trong hợp đồng và hàng hóa người bán giao là động
sản nói chung thì quyền sở hữu của bên mua được phát sinh kể từ khi người bán
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay nói cách khác là người mua nhận được hàng.
Như vậy người bán giao hàng đúng thời hạn hợp đồng nhưng người mua không có
mặt để nhận hàng hóa thì quyền sở hữu của người mua vẫn chưa được xác lập, chỉ
xác lập khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua.//
Tại Điều 332 BLDS 2015 có quy định cụ thể về quyền đòi lại tài sản.
Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa
thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền
bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp
bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.//
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS)
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ
thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền
dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
VD: Dịch vụ sửa chữa tài sản, dịch vụ pháp lí, dịch vụ cung cấp thông tin thương
mại, dịch vụ quảng cáo...
Đặc điểm pháp lí của hợp đồng dịch vụ
- Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí nhất định và giao kết
quả cho bên thuê dịch vụ.
- Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho
bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang
lại kết quả như đã thỏa thuận.
- Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ. Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các
hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ
tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ (Điều 541 BLDS)
//Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ đó là công việc mà bên cung ứng dịch vụ có thể
thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, phạm vi công việc cũng phải
tuân thủ quy định của pháp luật đó là các công việc không vi phạm điều cấm của
luật và không được trái đạo đức xã hội.
Chủ thể của hợp đồng dịch vụ
Chủ thể của hợp đồng dịch vụ gồm bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ
(khách hàng). Hai bên này có thể là cá nhân hoặc là tổ chức.
Người cung ứng dịch vụ bằng công sức, trí tuệ của mình để hoàn thành công việc
đã nhận. Tuy nhiên, người cung ứng dịch vụ có thể sử dụng những người cộng sự
giúp việc cho mình và phải chịu trách nhiệm về những sự việc xảy ra do lỗi của
người cộng sự. Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ không được giao cho người khác
làm thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.
Hình thức của hợp đồng dịch vụ
Điều 74 Luật Thương mại 2005
Có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được thiết lập bằng văn bản
thì phải tuân theo các quy định đó.
Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
- Nghĩa vụ cung cấp thông tin
Nếu đối tượng của hợp đồng dịch vụ yêu cầu phải có thông tin từ bên sử dụng dịch
vụ thì bên sử dụng dịch vụ phải cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin và tài
liệu đầy đủ (dịch vụ pháp lí).
- Nghĩa vụ trả tiền dịch vụ
Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ thì giá được xác
định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.
Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành
dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc
không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền
dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quyền của bên sử dụng dịch vụ
- Quyền yêu cầu thực hiện công việc theo thỏa thuận
Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng,
thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng
dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên sử dụng dịch vụ có quyền hủy hợp đồng nếu bên cung ứng dịch vụ hoàn thành
kết quả công việc không như thỏa thuận hoặc hoàn thành không đúng thời hạn mà
do đó công việc không có ý nghĩa đối với bên sử dụng dịch vụ và yêu cầu bên cung
ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại nếu có.
- Quyền yêu cầu trong trường hợp có sai sót
Nếu trong quá trình thực hiện dịch vụ, nếu có những sai sót từ phía cung ứng dịch
vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu sửa chữa sai sót đó. Nếu sai sót
nghiêm trọng và việc sử dụng dịch vụ đòi hỏi phải chi phí thêm, bên sử dụng dịch
vụ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Điều 517 BLDS quy định bên cung ứng dịch vụ có những nghĩa vụ sau:
– Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
– Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng
ý của bên sử dụng dịch vụ.
– Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được
giao sau khi hoàn thành công việc.
– Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ,
phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu
có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
– Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu,
phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
Quyền của bên cung ứng dịch vụ
Điều 518 BLDS quy định bên cung ứng có quyền sau:
- Quyền yêu cầu cung cấp thông tin
Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
- Quyền thay đổi điều kiện dịch vụ
Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất
thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại
cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
Trong thời hạn thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ có thể thay đổi điều kiện
dịch vụ nếu việc thay đổi đó không làm phương hại đến lợi ích của bên sử dụng dịch vụ.
Trong quy trình thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải tự mình chuẩn bị
phương tiên, kĩ thuật và tổ chức thực hiện công việc mà mình đã nhận. Do vậy,
điều kiện của dịch vụ có thể phải thay đổi cho phù hợp với khả năng của bên cung ứng dịch vụ.
- Quyền yêu cầu trả tiền dịch vụ
Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ. Sau khi hoàn thành công việc đúng
kì hạn mà bên sử dụng dịch vụ không nhận kết quả của công việc, nếu xảy ra rủi ro
thì bên cung ứng dịch vụ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ.
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Khi thực hiện dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ biết được việc tiếp tục làm dịch vụ
sẽ có hại cho bên sử dụng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng mặc dù bên sử dụng dịch vụ không đồng ý.
Khi hợp đồng dịch vụ thực hiện một công việc mà các bên không thỏa thuận về kết
quả công việc, nếu hết hạn hợp đồng mà công việc chưa thực hiện xong thì hợp
đồng chấm dứt và cần thanh toán hợp đồng. Nếu bên cung ứng dịch vụ tiếp tục
thực hiện công việc đến khi hoàn thành mà bên sử dụng dịch vụ không có ý kiến
thì đó là hợp đồng dịch vụ được coi là kéo dài thời gian. Trường hợp này, bên sử
dụng dịch vụ phải thanh toán tiền công của thời gian kéo dài sau khi hết hạn của hợp đồng.