Hướng dẫn ôn tập luật hiến pháp - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Chú ý hiểu và sử dụng đúng các khái niệm. Đặc biệt là không được nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “hiến pháp” và “luật hiến pháp” (có rất nhiều SV sử dụng không đúng). Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHẦN 1
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương trình môn học được kết cấu gồm 14 chương, tương ứng
với 14 chương trong Tài liệu học tập Luật Hiến pháp Việt Nam của
trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2017
(trong này gọi tắt là TLHT). Ngoài ra, SV nên đọc Giáo trình Luật
Hiến pháp Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội, xuất bản năm 2017.
Trong này, phần nào được ghi là “đọc TLHT” thì sinh viên (SV)
đọc ngay mục đó trong TLHT vì tên chương và tên đề mục trong
Tài liệu hướng dẫn ôn tập và kiểm tra với TLHT trùng khớp nhau.
Đối với SV học trực tuyến thì vẫn sử dụng Tài liệu hướng dẫn ôn
tập và kiểm tra này vì đề thi cuối kỳ giữa các loại hình đào tạo có
kết cấu tương tự nhau.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
1. Phân biệt một số khái niệm quan trọng
2. Bản chất và sự ra đời của Hiến pháp trong lịch sử
3. Lịch sử lập hiến Việt Nam
4. Nguồn của Luật Hiến pháp
5. Quy phạm pháp luật hiến pháp – Quan hệ pháp luật hiến pháp
Chương 2: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
1. Khái niệm Chế độ chính trị
2. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
3. Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam
4. Quan hệ đối ngoại, vấn đề dân tộc và chủ quyền quốc gia Việt Nam 3
Chương 3: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ
BẢN CỦA CÔNG DÂN
1. Khái niệm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
2. Các nguyên tắc hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân
3. Sự phát triển quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp
4. Phân loại quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp hiện hành
5. Quyền con người trong Hiến pháp hiện hành
Chương 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA,
GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
4.1. Chính sách kinh tế
4.2. Chính sách xã hội
4.3. Chính sách văn hóa
4.4. Chính sách giáo dục
4.5. Chính sách khoa học và công nghệ
4.6. Chính sách môi trường
Chương 5: QUỐC TỊCH VIỆT NAM
1. Khái niệm Quốc tịch
2. Một số vấn đề cơ bản trong pháp luật Quốc tịch Việt Nam
Chương 6: CHẾ ĐỘ BẦU CỬ
1. Khái niệm Chế độ bầu cử
2. Sự ra đời và phát triển chế độ bầu cử ở Việt Nam
3. Các nguyên tắc bầu cử
4. Những nội dung cơ bản về pháp luật bầu cử ở Việt Nam
Chương 7: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Khái niệm bộ máy nhà nước 4
2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam
3. Bộ máy Nhà nước CHXHCNVNqua các bản Hiến pháp
Chương 8: QUỐC HỘI
1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Quốc hội
2. Vị trí, tính chất và chức năng của Quốc hội
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội
4. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội
5. Hình thức hoạt động của Quốc hội
6. Đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội
Chương 9: CHỦ TỊCH NƯỚC
1. Vị trí pháp lý của Chủ tịch nước
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước
3. Việc bầu Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước
Chương 10: CHÍNH PHỦ
1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Chính phủ
2. Vị trí, tính chất và chức năng của Chính phủ
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ
4. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ
5. Hình thức hoạt động của Chính phủ
Chương 11: TÒA ÁN NHÂN DÂN
1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Tòa án nhân dân
2. Vị trí pháp lý của Tòa án nhân dân
3. Chức năng của Tòa án nhân dân
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
5. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
6. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân
7. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 5
Chương 12: VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Viện Kiểm sát nhân dân
2. Vị trí pháp lý của Viện Kiểm sát nhân dân
3. Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân
5. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân
6. Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân 7. Kiểm sát viên
Chương 13: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1. Hội đồng nhân dân
- Vị trí, tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
- Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân 2. Ủy ban nhân dân
- Vị trí, tính chất và chức năng của Ủy ban nhân dân
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân
- Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân
- Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân
Chương 14: HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1. Hội đồng bầu cử quốc gia
- Vị trí pháp lý của của Hội đồng bầu cử quốc gia
- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia 2. Kiểm toán nhà nước
- Vị trí pháp lý của của Kiểm toán nhà nước
- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước 6 PHẦN 2
CÁCH THỨC ÔN TẬP
Phần này sẽ nêu qua những vấn đề mà SV cần lưu ý khi học ôn.
Điều đó không có nghĩa là chỉ học bài thi trong những phần này
mà đây là những chỗ cần học kỹ, hiểu đúng và biết vận dụng khi
làm bài. Do vậy, có khi một chương có 5 nội dung nhưng cách
hướng dẫn ôn tập không nêu hết đầy đủ và theo đúng thứ tự 5
nội dung đó. SV cần hiểu rằng phần này nêu theo từng vấn đề,
vấn đề nào mà GV thấy cần thì sẽ hướng dẫn. Những vấn đề
không được nhắc đến trong phần này (phần B) thì SV phải tự đọc
Giáo trình và Tài liệu học tập (nếu có) theo Đề cương chi tiết ở phần A.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
1. Phân biệt một số khái niệm quan trọng
- Có 3 khái niệm: Hiến pháp, Luật Hiến pháp, Khoa học Luật Hiến pháp
- Chú ý hiểu và sử dụng đúng các khái niệm. Đặc biệt là không
được nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “hiến pháp” và “luật hiến
pháp” (có rất nhiều SV sử dụng không đúng).
VD: Trong bài thi, SV viết: “Tại Điều 2 Luật Hiến pháp năm 2013
quy định…” hoặc “ngành luật Hiến pháp năm 2013 là một trong
những ngành luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam hiện
hành…”. Kiểu diễn đạt trên cho thấy người viết hiểu không đúng
2 thuật ngữ trên nên đã sử dụng lẫn lộn, thừa các từ bị gạch chân.
2. Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp
Nắm được 4 phương pháp điều chỉnh của ngành luật này, mỗi
phương pháp phải cho được một ví dụ minh họa. Và ngược lại, 7
khi gặp một ví dụ được trích ra từ Điều nào đó của Hiến pháp,
SV phải xác định được quy phạm đó đã thể hiện phương pháp điều chỉnh nào.
Ví dụ: quy phạm“Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân,…” đã thể hiện phương pháp điều chỉnh của ngành
Luật Hiến pháp mang tính định nghĩa.
3. Nguồn của ngành Luật Hiến pháp
- Hiểu được nguồn của một ngành luật là gì? Từ đó, hiểu được
nguồn của ngành luật Hiến pháp là gì?
- Xác định được nguồn của Luật Hiến pháp bao gồm: Hiến pháp
(là nguồn cơ bản) và một số văn bản quy phạm pháp luật khác,
như một số Luật; một số Nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, của HĐND các cấp; một số Pháp lệnh,
một số Nghị định, một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
(gọi là nguồn không cơ bản). Vấn đề quan trọng cần lưu ý là
trong số những chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật thì chỉ có một số chủ thể được ban hành văn
bản được gọi là nguồn của Luật Hiến pháp, tức là văn bản có
chứa quy phạm pháp luật hiến pháp. Và ngay cả những văn
bản quy phạm pháp luật do những chủ thể này ban hành cũng
chỉ có một số văn bản trở thành nguồn của Luật Hiến pháp.
- Về phần giới thiệu Hiến pháp: Biết được sự ra đời của Hiến
pháp và nhớ mốc lịch sử ra đời của Hiến pháp Tư sản đầu tiên,
Hiến pháp XHCN đầu tiên là vào năm nào? của quốc gia nào?
Phân tích được đặc trưng của Hiến pháp.
Hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ, kết cấu Chương - Điều của
5 bản Hiến pháp cũng là vấn đề cần ôn tập và đáng ghi nhớ.
4. Quy phạm pháp luật Hiến pháp 8
Cần nêu được các đặc điểm của quy phạm pháp luật hiến pháp,
trong đó có đặc điểm chung và đặc điểm riêng. Vận dụng đặc
điểm riêng để giải quyết được các câu hỏi lý thuyết (nhất là dạng
câu hỏi nhận định đúng/sai).
5. Khoa học Luật Hiến pháp
Khi học về phương pháp thống kê (một trong các phương pháp
nghiên cứu của khoa học Luật Hiến pháp), SV cần hệ thống lại
kiến thức Luật HP theo từng vấn đề, xếp theo thứ tự về thời gian
(VD: 14 nhiệm kỳ của Quốc hội thể hiện thế nào?) hoặc xếp theo
quy định của 5 bản Hiến pháp (VD: Chính phủ Việt Nam qua 5
bản Hiến pháp có tên gọi thế nào?,…).
Từ bài học này, SV nên vận dụng phương pháp so sánh và thống
kê để xâu chuỗi từng chế định của Luật Hiến pháp qua 5 bản Hiến
pháp. Đây là cách học và ôn tập môn Luật Hiến pháp một cách có hiệu quả.
Chương 2. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
1. Khái niệm Chế độ chính trị
Có nhiều khái niệm được nêu trong giáo trình nhưng SV chỉ cần
nắm được khái niệm này dưới góc độ của môn học Luật Hiến pháp.
2. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam Thể hiện qua:
- Bản chất của một nhà nước nói chung (xem lại môn Lý luận
Nhà nước và pháp luật);
- Bản chất riêng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam (xem Điều 2 HP2013).
3. Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam
Xác định được hệ thống chính trị d ớ
ư i góc độ cấu trúc hệ thống.
Trong đó, cần xác định được vai trò, vị trí của từng thiết chế. 9
4. Quan hệ đối ngoại, vấn đề dân tộc và chủ quyền quốc gia Việt Nam
Phần này, sinh viên cần lưu ý vấn đề về “quyền dân tộc cơ bản”.
Dường như rất nhiều sinh viên chưa hiểu đúng cụm từ này nên
thường trả lời không đúng các câu hỏi có liên quan.
Quyền dân tộc cơ bản là những quyền cơ bản nhất, đồng thời
cũng là cơ sở tối thiểu để bảo đảm cho một dân tộc tồn tại và phát
triển bình thường, là cơ sở để dân tộc đó thực hiện các quyền khác
của mình. Quyền dân tộc cơ bản bao gồm bốn yếu tố: độc lập, có
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; được kế thừa và phát
triển (về cả nội dung lẫn hình thức) qua 5 bản Hiến pháp nước ta.
Trong HP 1946, quyền này thể hiện ở Điều 2, các Hiến pháp còn
lại đều thể hiện ở ngay Điều 1.
Thế nhưng, nhiều sinh viên hiểu đó là quyền đoàn kết, không
phân biệt giữa các dân tộc; hoặc trích dẫn toàn bộ vấn đề về quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân để trả lời. Đây là cái sai rất cơ
bản về kiến thức mà người học cần lưu ý khắc phục.
Chương 3. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
1. Khái niệm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Phân biệt được khái niệm “quyền con người” với “quyền công
dân” (khái niệm nào ra đời trước? khái niệm nào rộng hơn?,. .).
Qua đó, xác định được đâu là quyền con người, nghĩa vụ của
những người sống trên lãnh thổ Việt Nam và đâu là quyền và
nghĩa vụ của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp.
- Lý giải được tại sao quyền và nghĩa vụ của công dân được quy
định trong Hiến pháp được gọi là quyền và nghĩa vụ cơ bản?
2. Các nguyên tắc hiến pháp về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân 10
Nếu trong đề thi có câu phân tích nguyên tắc hiến pháp về quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thì mỗi
nguyên tắc, SV cần thiết phải trình bày 03 nội dung:
+ Cơ sở pháp lý (được quy định ở Điều nào trong Hiến pháp)?
+ Nội dung, đặc điểm của nguyên tắc là gì?
+ Ý nghĩa của nguyên tắc?
Khi nêu nội dung, đặc điểm của nguyên tắc, SV cần bám vào Giáo
trình/Tài liệu học tập để trình bày. Tuy nhiên, phải cho ví dụ
hoặc/và liên hệ với thực tiễn để chứng tỏ mình hiểu bài. Nếu bài
thi không nêu được phần này mà chỉ chép nguyên văn từ sách
vào thì sẽ không đạt điểm tối đa.
3. Quyền con người trong Hiến pháp hiện hành
SV cần trả lời được các vấn đề:
- “Quyền con người” được nhắc đến hoặc/và được trở thành chế
định của Hiến pháp từ bản Hiến pháp nào của Việt Nam?
- Những biểu hiện để chứng minh được quyền con người rất
được đề cao trong Hiến pháp hiện hành?
Chương 4. CHÍNH SÁCH KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA,
GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
4.1. Chính sách kinh tế
4.1.1. Các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế Việt Nam qua các Hiến pháp
SV đọc mục 4.1 và hiểu được hiện nay, Hiến pháp 2013 không
quy định về số lượng và tên gọi các thành phần kinh tế như trước đây.
4.2.2. Chính sách kinh tế của Việt Nam trong Hiến pháp 2013
Nội dung của chính sách kinh tế Việt Nam hiện nay được quy định
cụ thể tại Điều 51 Hiến pháp 2013. Theo đó, Việt Nam chủ trương
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó 11
là một nền kinh tế một mặt tôn trọng quy luật thị trường nhưng
chứa trong mình những yếu tố thúc đẩy và bảo đảm công bằng xã
hội. Nền kinh tế đó bao gồm nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế. Các thành phần kinh tế này bình đẳng với nhau. Để
bảo đảm điều tiết nền kinh tế đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa,
Hiến pháp cũng quy định rõ kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
và bảo đảm phát triển bền vững các ngành kinh tế. Nhà nước cũng
khuyến khích, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư, sản xuất,
kinh doanh của các chủ thể trong xã hội. Tài sản tư nhân được bảo
hộ và không bị quốc hữu hóa.
SV đọc mục 4.1.2.TLHT để phân tích 8 vấn đề về chính sách kinh tế.
4.2. Chính sách xã hội
4.3. Chính sách văn hóa
4.4. Chính sách giáo dục
4.5. Chính sách khoa học và công nghệ
4.6. Chính sách môi trường
Những phần này, sinh viên tự đọc TLHT và tự nghiên cứu để
nắm được các quy định của Hiến pháp.
Câu hỏi thi phần này (nếu có) thì chủ yếu tập trung vào các quy
định trong Chương 3 Hiến pháp 2013. SV dựa vào quy định của
Hiến pháp để xác định nội dung của nhận định đúng/sai và nêu
căn cứ pháp lý để giải thích.
Chương 5. QUỐC TỊCH VIỆT NAM
5.1. Giới thiệu chung về quốc tịch
Phần này cần nắm được các vấn đề:
- Về khái niệm: Quốc tịch là là mối quan hệ chính trị - pháp lý có tính
chất lâu dài, bền vững, ổn định cao về mặt thời gian, không bị giới hạn
về mặt không gian giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định; 12
- Về ý nghĩa của quốc tịch
- Về các nguyên tắc xác định quốc tịch trên thế giới
Về phần này, quan điểm của GV phụ trách môn học trực tuyến
và của TLHT có khác nhau. Do vậy, khi tham gia học trực tuyến,
các bạn theo quan điểm của GV để làm tốt các câu hỏi của bài.
Tuy nhiên, nếu tham gia kỳ thi tập trung kết thúc môn học thì các
bạn phải sử dụng kết hợp các quan điểm. Do vậy, trước khi trình
bày theo một quan điểm nào đó thì bạn phải luôn viết là “hiện
nay, các quan điểm về vấn đề này không thống nhất nhau…
Theo…. thì…” để thể hiện SV có nghiên cứu và có chính kiến trong học thuật.
5.2. Một số vấn đề cơ bản về Luật Quốc tịch Việt Nam
Có 4 vấn đề cần nắm vững ở phần này:
- Về các nguyên tắc xác định quốc tịch ở Việt Nam;
- Các trường hợp có quốc tịch Việt Nam (Trong đó, lưu ý về
điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam có điều kiện cần và điều kiện đủ).
- Các trường hợp mất quốc tịch Việt Nam (trong đó lưu ý: người
bị tước quốc tịch Việt Nam là sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam
nhưng ngược lại, người bị mất quốc tịch Việt Nam chưa chắc
là do bị tước quốc tịch mà còn có 4 trường hợp khác nữa).
- Thẩm quyền quyết định cho nhập, thôi quốc tịch Việt Nam do
Chủ tịch nước thực hiện.
Ngoài ra, mục 5.2.5.TLHT cũng có những điểm đáng lưu về các
quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành, các bạn cần đọc
và ghi nhớ để vận dụng khi làm bài.
Chương 6. CHẾ ĐỘ BẦU CỬ
6.1. Giới thiệu chung về chế độ bầu cử ở Việt Nam
Các vấn đề cần nắm kỹ: 13
1- Nêu và phân biệt được các khái niệm: bầu cử, quyền bầu cử
(chủ động, bị động), chế độ bầu cử.
2- Nêu và phân tích được 4 nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng,
trực tiếp, bỏ phiếu kín. Trong đó, cần trình bày được 3 vấn đề
trong mỗi nguyên tắc (cơ sở pháp lý, nội dung và ý nghĩa). Trong
đó, cần biết được đâu là nguyên tắc có mặt xuyên suốt trong tiến
trình bầu cử? phân tích được sự “xuyên suốt” đó.
6.2. Các tổ chức bầu cử ở Việt Nam
Các bạn tìm hiểu thêm các quy định tại Chương III Luật Bầu cử
và mục 6.2. Tài liệu học tập. Theo quy định của Luật Bầu cử, các
tổ chức phụ trách bầu cử gồm: Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban
bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử.
Trong đó, Hội đồng Bầu cử quốc gia là cơ quan hiến định độc lập
mới ở Việt Nam, có nhiều điểm khác nhau giữa cơ quan này với
cơ quan tiền thân của nó (là Hội đồng Bầu cử ở trung ương).
6.3. Tiến trình của cuộc bầu cử ở Việt Nam
Các bạn cần nắm khái quát một cuộc bầu cử diễn ra theo những
bước nào, nội dung của từng bước, các tổ chức, cá nhân liên quan
có quyền và nghĩa vụ gì. . Trong đó, SV cần lưu ý năm nội dung quan trọng:
- Việc công bố ngày bầu cử, theo quy định mới của Luật Bầu cử,
ngày bầu cử phải được công bố chậm nhất 115 ngày trước ngày bầu cử.
- Công dân chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng
nhân dân tối đa ở hai cấp trong cùng một nhiệm kỳ; nếu nộp
hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được nộp hồ sơ ứng cử
làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp.
- Việc vận động tranh cử phải được tiến hành theo quy định của
Luật Bầu cử, các ứng cử viên không được tự mình tổ chức vận
động tranh cử (pháp luật Việt Nam không cho phép ứng cử 14
viên tự mình tổ chức tranh cử). Mọi hành vi tự vận động tranh cử là trái pháp luật.
+ Công bố kết quả bầu cử không phải là khâu cuối cùng của một
cuộc bầu cử. Khâu này mới chỉ là việc xác nhận kết quả mà cử
tri đã chọn. Để một người chính thức trở thành đại biểu phải
được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tư cách (đại biểu Quốc
hội do Hội đồng Bầu cử quốc gia, đại biểu Hội đồng nhân dân
do Ủy ban Bầu cử xác nhận).
+ Bước thẩm tra và công nhận tư cách đại biểu là bước cuối cùng
của một cuộc bầu cử. Kết thúc bước này, các ứng cử viên trúng
cử mới chính thức được công nhận tư cách đại biểu và thực hiện nhiệm vụ của mình.
(SV cần đọc Luật bầu cử 2015 để viện dẫn đúng cơ sở pháp lý khi
giải quyết các tình huống liên quan đến bầu cử).
6.4. Bãi nhiệm đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND)
(SV cần đọc TLHT để hiểu được 2 vấn đề):
- Bãi nhiệm khác miễn nhiệm như thế nào?
- Chủ thể nào có quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử? tỷ lệ bỏ
phiếu trong trường hợp bãi nhiệm là bao nhiêu đối với từng chủ thể?
Chương 7. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
7.1. Khái niệm Bộ máy nhà nước và các cơ quan trong bộ máy
Nhà nước Việt Nam
Phần này, SV đọc TLHT và phân loại các loại cơ quan nhà nước
trong bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay theo các tiêu chí.
7.2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam
Nắm được cơ sở pháp lý, nội dung và ý nghĩa của 6 nguyên tắc. 15
7.2.1. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
7.2.2. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp (nguyên tắc này mới được bổ sung
từ “kiểm soát”, phân tích thêm)
7.2.3. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
7.2.4. Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc
7.2.5. Nguyên tắc tập trung dân chủ
7.2.6. Nguyên tắc pháp quyền Trong đó,
- Nguyên tắc thứ 2 mới được bổ sung từ “kiểm soát” (phân tích thêm);
- Nguyên tắc thứ 5 cần lưu ý tính phụ thuộc hai chiều (song
trùng trực thuộc) của cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương. Cho được VD và nhớ rằng thuộc tính này chỉ có ở loại cơ quan này;
Các nguyên tắc khác, các bạn đọc kỹ TLHT.
7.3. Bộ máy Nhà nước Việt Nam qua các Hiến pháp
Phần này trình bày về bộ máy nhà nước Việt Nam qua 5 bản Hiến
pháp (1946, 1959, 1980, 1992, 2013).
- Trước hết, các bạn cần vẽ được sơ đồ phát họa được bộ máy
nhà nước qua 5 bản HP để nắm được cái hệ thống, tổng quát
cho vững trước khi vào học từng cơ quan trong bộ máy nhà nước.
- Học bài bằng cách ghi chú vào bên dưới hoặc ngay trong sơ đồ đã vẽ.
- Cả 2 cách sau đây đều phải được áp dụng vào bài học:
+ Cách 1: Nắm vững bộ máy nhà nước theo từng Hiến pháp 16
Học theo hàng ngang: tức là nắm được bộ máy nhà nước
theo từng bản Hiến pháp để biết theo Hiến pháp này thì
ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có những cơ
quan nào? Tức là xác định được những cơ quan nào
thuộc cùng 1 cấp, đồng thời biết được mối quan hệ giữa chúng.
Học theo hàng dọc: tức là học theo hệ thống cơ quan.
Nắm được trong bộ máy nhà nước có bao nhiêu hệ thống
cơ quan? Các tên gọi khác nhau của cùng một hệ thống
cơ quan là gì? Trong hệ thống đó gồm có những cơ quan
nào? Mối quan hệ giữa cơ quan cấp trên với cấp dưới là
thế nào? Bên cạnh đó cũng phải nắm được có các thiết
chế hiến định độc lập, tức là cơ quan đó được Hiến pháp
quy định nhưng không thống thuộc một hệ thống cơ
quan nào. Do vậy, khi vẽ sơ đồ, loại cơ quan này đứng
riêng, không nằm chung trong một hệ thống nào (VD:
HP2013 có Chủ tịch nước và 2 thiết chế Hiến định độc
lập đó là Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước).
Theo cách học này, SV sẽ hình dung được bộ máy nhà nước
trong từng bản Hiến pháp để biết được Hiến pháp này khác
Hiến pháp kia như thế nào.
Lưu ý: Cách này được sử dụng triệt để khi học bài này.
+ Cách 2: Nắm vững lịch sử hình thành và phát triển của từng
cơ quan qua 5 bản Hiến pháp
Đây là cách học theo hàng dọc nhưng không phải dọc trong
một hệ thống cơ quan (trên 1 sơ đồ minh họa 1 bản Hiến
pháp) mà là dọc trong chiều dài lịch sử hình thành và phát
triển bộ máy nhà nước qua 5 bản HP. Người học phải biết
xâu chuỗi từng cơ quan theo thứ tự từ trước ra sau. VD: lấy
“Chính phủ” trong 5 sơ đồ ra để học, để xem sự kế thừa và 17
phát triển của Chính phủ qua 5 bản Hiến pháp được thể hiện như thế nào.
Theo cách học này, SV sẽ hình dung được một hệ thống cơ
quan nói chung cũng như một cơ quan hiến định nào đó
đều có quá khứ và hiện tại rõ ràng. Trên cơ sở đó, có thể so
sánh, đánh giá được tính kế thừa và phát triển của nó qua các Hiến pháp.
Lưu ý: Cách này được sử dụng triệt để khi học các chương từ Quốc hội về sau.
Trong cả 2 cách nêu trên, người học vẫn luôn chú trọng đến
Hiến pháp 2013, tức là vẫn học kỹ về bộ máy nhà nước hiện hành.
Thường thấy trong các câu hỏi thi những câu hỏi/câu nhận
định thể hiện sự so sánh/phân biệt một cơ quan nào đó trong
Hiến pháp này với Hiến pháp khác.
Đối với các câu hỏi trắc nghiệm khi học trực tuyến thì thường
thấy những câu chọn phát biểu đúng hoặc phát biểu sai khi
nói về một cơ quan nào đó trong Hiến pháp nào đó. Các bạn
phải đọc thật kỹ đề để không nhầm lẫn chữ “đúng” với chữ “sai” trong đó.
Chương 8. QUỐC HỘI
8.1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Quốc hội
Về sự ra đời và phát triển của Quốc hội, phần này áp dụng cách
học thứ 2 đã nêu trong Chương 7.
Để làm tốt việc “xâu chuỗi” Quốc hội, trước hết phải “xâu chuỗi”
được các văn bản quy phạm pháp luật quy định về Quốc hội theo
thứ tự về mặt thời gian mà trước hết đó là quy định của Hiến
pháp (Giảng viên đã giúp các bạn bằng cách hệ thống trong 1
slide nêu tài liệu tham khảo của Chương). Ngoài ra, mỗi giai đoạn
thi hành Hiến pháp thì có các văn bản Luật tương ứng nên cần 18
đặt các văn bản này sau Hiến pháp. Trên cơ sở đó, những quy
định về Quốc hội theo thời gian sẽ cho ta thấy sự phát triển dần của chế định này.
8.2. Vị trí và chức năng của Quốc hội
Phần này chỉ cần đọc TLHT thì sẽ nắm được, việc đọc các văn bản
pháp luật chỉ nên đọc để tham khảo thêm các điều luật nêu khái
niệm về Quốc hội qua các Hiến pháp (VD: Điều 22 HP1946, Điều
43 HP1959; Điều 82 HP1980; Điều 83 HP1992; Điều 69 HP2013).
Tương tự như vậy, các chương sau các bạn cũng lưu ý slide giới
thiệu tài liệu tham khảo của Chương để nhớ các điều luật tương
ứng với cơ quan đang được giới thiệu trong chương.
Tuy nhiên, ngoài TLHT, SV cũng cần phải dành thời gian cho việc
đọc văn bản vì Tập Hệ thống các văn bản pháp luật Hiến pháp sẽ
được mang vào phòng thi nên nếu không đọc trước, SV sẽ không
có thời gian tìm cơ sở pháp lý khi làm bài.
8.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội
Phần này, các bạn chỉ học theo Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức
Quốc hội 2014. Trong các nhóm thẩm quyền được giới thiệu trong
mục này, các bạn cần chú trọng các ý chính trong các nhóm thẩm quyền sau:
8.3.1. Thẩm quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội
SV đọc TLHT và đọc thêm Điều 69, Điều 70 Hiến pháp 2013 và các
điều được nhắc đến trong Luật Tổ chức Quốc hội 2014 để cần biết
rằng khác với HP1992, HP2013 không gọi quyền lập hiến là
quyền “duy nhất” của Quốc hội và tách rõ 2 quyền là quyền lập
hiến và quyền lập pháp. Các bạn ghi chú lại những nét chính để
tự trả lời được các câu hỏi:
- Chủ thể có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc
làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp hoặc trưng cầu ý dân về Hiến pháp? 19
- Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi nào?
- Cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ và kết quả trưng cầu ý dân về
Hiến pháp đảm bảo tỷ lệ nào?
- Quốc hội Thông qua Hiến pháp, luật/bộ luật/ nghị quyết với tỷ
lệ nào? Đây là nội dung rất quan trọng mà các bạn cần nhớ sau
khi đọc TLHT. Trong đó, chú ý kỹ các con số (2/3 hoặc 1/2), nếu
là 2/3 thì trước nó là từ “ít nhất” hoặc dấu ≥ còn nếu là 1/2 thì
trước nó là từ “quá” hoặc dấu >.
- Các chủ thể có quyền trình dự án Luật?
8.3.2. Thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội
SV đọc TLHT và lưu ý: Từ sự giám sát đó, Quốc hội có thẩm
quyền và nhiệm vụ thứ 10 tại Điều 70 của Hiến pháp và Điều 15
Luật Tổ chức Quốc hội 2014, đó là bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước,
UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội.
Trong đó, Quốc hội bãi bỏ văn bản của UBTVQH theo đề nghị
của Chủ tịch nước, bãi bỏ các văn bản còn lại theo đề nghị của UBTVQH.
8.3.3. Trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước
Chú ý thẩm quyền quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang
bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa
giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật.
8.3.4. Trong công tác tổ chức nhân sự
SV đọc TLHT và đọc các khoản 7, 8 Điều 70 Hiến pháp 2013 được
cụ thể hóa tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 Luật Tổ chức Quốc hội 2014. 20
Phần này, SV cần đầu tư thật kỹ vì có nhiều nội dung quan trọng
phục vụ cho kiến thức và cho bài thi của mình. Do vậy, việc vẽ sơ
đồ dạng nhánh để học phần này là rất cần thiết. Sơ đồ có 4 nhánh chính sau:
1- Quốc hội Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm 13 chức danh.
2- Quốc hội phê chuẩn 4 chức danh để bổ nhiệm và 2 danh sách thành viên;
3- Quốc hội Lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các
chức vụ do QH bầu (trừ 2 chức danh)
4- Quốc hội Bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các
chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn (không trừ chức danh nào).
(Trong từng nhánh trên thì có nhiều nhánh con).
8.3.5. Thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định những vấn
đề quan trọng của đất nước: SV đọc TLHT
8.4. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội
Chỉ cần đọc TLHT, học theo Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội
năm 2014, không cần học cơ cấu tổ chức của Quốc hội qua các bản
HP trước. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội được đề cập dưới hai khía
cạnh là cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân sự.
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Quốc hội bao gồm ba loại cơ quan
hợp thành đó là UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban
của Quốc hội. Trong này, cần học kỹ những vấn đề liên quan
đến thẩm quyền và nhân sự của UBTVQH.
- Về cơ cấu nhân sự: thành viên của Quốc hội bao gồm Chủ tịch
Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên UBTVQH
và các đại biểu Quốc hội khác.
8.5. Hoạt động của Quốc hội
SV cần phân biệt sự khác nhau giữa hình thức hoạt động của
Quốc hội với hình thức hoạt động của Chính phủ. Trong các hình 21
thức này, học kỹ về Kỳ họp của Quốc hội (học trong TLHT và đọc điều luật liên quan).
8.6. Đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội Trong này học kỹ về:
- Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội (Nắm được tiêu chuẩn trở
thành một đại biểu QH, trình tự bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu QH).
- Số lượng đại biểu Quốc hội (chú ý các tỷ lệ)
- Nghĩa vụ và quyền của đại biểu Quốc hội (Chú ý quyền ưu
đãi miễn trừ của Đại biểu Quốc hội).
- Về việc thay đổi, tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách đại biểu
Quốc hội (chú ý liên hệ với các trường hợp đại biểu Quốc hội
bị bãi nhiệm, miễn nhiệm trên thực tế).
Chương 9. CHỦ TỊCH NƯỚC
9.1. Vị trí pháp lý của Chủ tịch nước qua các Hiến pháp
SV đọc quy định về Chủ tịch nước trong 5 bản HP để so sánh
được sự giống và khác nhau cơ bản của chế định này qua các HP.
9.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 2013
Có 3 điểm cần quan tâm:
- Tương ứng với 6 khoản trong Điều 88 HP2013 là 6 nhóm thẩm
quyền của Chủ tịch nước nhưng trong đó, cần tập trung tất cả
những thẩm quyền của Chủ tịch nước liên quan đến công tác
tổ chức nhân sự về một nhóm để tiện hệ thống kiến thức.
- Tương tự như việc học phần này trong Chương Quốc hội, SV
cần vẽ sơ đồ dạng nhánh để học về thẩm quyền của Chủ tịch
nước trong công tác nhân sự. Sơ đồ có 4 nhánh thể hiện thẩm
quyền của Chủ tịch nước về nhân sự:
+ Đề nghị Quốc hội hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm 4 chức danh; 22