-
Thông tin
-
Quiz
Hướng dẫn thực hiện đánh giá tâm lý - Vận động Test Denver II
Test DenVer II chủ yếu vận dụng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển của trẻ em từ 1 tuổi đến 6 tuổi vào một hệ thống chung để tiến hành nhận định,đánh giá và có thể làm lại nhiều lần trên cùng một đối tượng . Đây là một phương pháp nhằm sớm đánh giá trình độ phát triển của trẻ. Phát hiện sớm các trạng thái chậm phát triển trí tuệ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu Tổng hợp 1.7 K tài liệu
Tài liệu khác 1.8 K tài liệu
Hướng dẫn thực hiện đánh giá tâm lý - Vận động Test Denver II
Test DenVer II chủ yếu vận dụng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển của trẻ em từ 1 tuổi đến 6 tuổi vào một hệ thống chung để tiến hành nhận định,đánh giá và có thể làm lại nhiều lần trên cùng một đối tượng . Đây là một phương pháp nhằm sớm đánh giá trình độ phát triển của trẻ. Phát hiện sớm các trạng thái chậm phát triển trí tuệ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1.7 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT BIM BIM
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ - VẬN ĐỘNG TEST DENVER II 1/ Mục đích
Test DenVer II chủ yếu vận dụng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển của trẻ
em từ 1 tuổi đến 6 tuổi vào một hệ thống chung để tiến hành nhận định,đánh giá và có
thể làm lại nhiều lần trên cùng một đối tượng .
Đây là một phương pháp nhằm sớm đánh giá trình độ phát triển của trẻ.
Phát hiện sớm các trạng thái chậm phát triển trí tuệ.
2/ Dụng cụ: Bao gồm
1. Phiếu làm test và hình vẽ
2. Một quả bóng bằng lên đỏ
3. Mười quả nho khô, hạt lạc 4. Xúc xắc có cán
5. 10 khối gỗ vuông bán kính 2,5cm 1
6. Một lọ sạch có miệng 2cm 7. Một quả bóng tennis 8. Một cây bút chì mềm
9. Một búp bê và bình sứa ( cái muỗng)
10. Một Cốc nhựa có quai 11. Một cái chuông 12. Giấy màu 13. Giấy trắng
14. Một bộ bài Dụng cụ hổ trợ 1. Bàn ghế
2. Đồ chơi làm quen trẻ
3. Khăn hay đệm để trên bàn cho trẻ nằm 3/ Nội dung
Test DenVer II gồm 126 Items, nội dung các Items được sắp xếp trên 1 phiếu kiểm tra theo 4 khu vực.
Khu vực cá nhân – xã hội.
Khu vực vận động tinh tế - thích ứng. Khu vực ngôn ngữ Vận động thô sơ.
Test Denver II dùng để đánh giá sự phát triển của trẻ tính theo tháng từ tháng 1- tháng 24
Được tính theo năm là 2,5năm - 6năm
4. Phương pháp và cách tính điểm 4.1. Phương pháp:
+ Bước 1: Tính tuổi trẻ
+ Bước 2: Kẻ đường tuổi.
+ Bước 3: Tiến hành các items
+ Bước 4: Đánh giá
4.2. Cách tính điểm
4.2.1 Đối với những items nằm trên đường tuổi có cách tính điểm như sau:
- Dựa vào mức phần trăm trẻ làm được
- Tất cả các items rơi trước vạch 50 được tính 75 điểm.
- Tất cả các items rơi vào điểm 50 được tính 50 điểm.
- Tất cả các items rơi vào khoảng từ 50-75 thì chia đôi (biểu hiện đường).
4.2.2 Đối với những items bên trái đường tuổi
- Mỗi items làm được tính 10 điểm.
4.2.3 Đối với những items bên phải đường tuổi
- Mỗi items làm được tính 75 điểm.
5. Nhận định kết quả
* Không bình thường, thể hiện trong những hợp sau:
- Ở 2 khu vực trong mỗi khu vực có ít nhất 2 biểu hiện chậm phát triển trí tuệ
- Ở 1 khu vực có ít nhất 2 biểu hiện chậm và đồng thời ở khu vực thứ 3 có 1 biểu hiện
chậm và khu vực còn lại có 1 items làm được nhưng bên trái đường tuổi.
- Ở 1 khu vực có ít nhất 2 biểu hiện phía bên trái đường tuổi hoặc tại 1 hoặc nhiều khu
vực, mỗi khu vực có 1 biểu hiện chậm, làm sai. Nếu có khu vực đúng thì nằm phía bên
trái đường tuổi làm đúng
* Với những trẻ bình thường thể hiện: 2
- Có 3 items bên trái đường tuổi nếu như có 1 items làm sai và tất cả các items phía
bên phải đường tuổi làm được thì trẻ bình thường.
- Trẻ bình thường làm được hết tất cả những items bên trái đường tuổi và trên đường tuổi.
6. Hướng dẫn thực hiện test Denver II
Đối với các mục trong trắc nghiệm với chữ “R” có thể hỏi cha mẹ trẻ hoặc trắc
Trắc nghiệm viên làm mẫu trước.
A. CÁ NHÂN XÃ HỘI 1. Nhìn mặt:
- Đặt trẻ nằm ngữa. Người giám sát hướng mặt mình lại gần mặt trẻ cách khoảng 30cm.
- Cho điểm nếu trẻ đáp lại người giám sát hoặc thay đổi hoạt động một cách nào đó. 2. Cười đáp:
- Trong lúc kiểm tra quan sát xem có thấy trẻ mỉm cười với cah mẹ hoặc người
giám sát một cách thoải mái không hay phải do kích thích nào khác.
- Cho điểm nếu thấy trẻ cười. có thể căn cứ vào câu trả lời “có” của cha mẹ cháu.
3. Mỉm cười hồn nhiên
- Có thể thấy xuất hiện khá sớm ngay lúc trẻ mới được khoảng 1,5 tháng tuổi.
- Cho điểm nếu thấy có. Có thể cho thông qua căn cứ vào nhận xét cuả cha mẹ cháu. 4. Tự ăn bánh
- Hỏi xem trẻ có tự cầm ăn bánh không - Cho điểm nếu có 5. Giữ đồ chơi
- Đưa cho trẻ một thứ đồ chơi, trong lúc trẻ đang chơi, ta tìm cách thu lại đồ chơi
đó và xem trẻ phản ứng ra sao.
- Cho điểm nếu thấy trẻ biết giữ lại đồ chơi đó 6. Chơi ú òa (ú tim)
- Chọn một số lỗ thủng giữa phiếu kiểm tra, khi trẻ đang nhìn người giám sát,
người đó sẽ dùng phiếu này tự che mặt lại rồi lại ló mặt ra nhìn trẻ và nói “ú
òa”, làm như vậy 3 lần, sau đó nhìn qua lỗ phiếu kiểm tra xem trẻ có chú ý tìm
kiếm người giám sát không. - Cho điểm nếu có.
7. Vươn tới đồ chơi ngoài tầm tay
- Đặt một thứ đồ chơi trẻ ưa thích lên bàn trước mặt trẻ và để hơi xa tầm tay với
của trẻ một chút, không nên để quá xa khiến cho trẻ lúng túng
- Cho điểm nếu thấy trẻ vươn thân hay vươn tay về phía đồ chơi; trẻ không cần nắm được đồ chơi
8. Bẽn lẽn trước người lạ
- Chú ý xem trẻ có tỏ ra bẽn lẽn, e thẹn khi mới nhìn thấy người giám sát lần đầu không?
- Cho điểm nếu có. Trường hợp không nhìn thấy rõ nên hỏi cha mẹ cháu xem
cách biểu lộ của cháu khi gặp người lạ ra sao; không nên hỏi dò xem trẻ có biết
sợ người lạ không vì như vậy không đúng với yêu cầu của item này.
9. Vẫy tay hoặc chào tạm biệt
- Thử làm cho trẻ đưa tay vẫy hoặc lấy tay chào tạm biệt. Không nên chạm vào
bàn tay hoặc cánh tay của trẻ để trợ giúp 3
- Cho điểm nếu có, có thể cho thông qua item này căn cứ vào nhận xét của phụ huynh
10. Chơi bóng với người giám sát
- Người giám sát lăn quả bóng quần về phía trẻ đang đứng và ra hiệu cho trẻ ném
bóng lại hoặc đá bóng trả lại
- Cho điểm nếu trẻ lăn bóng về phía người giám sát. Nếu trẻ cầm bóng trao tay
lại cho người giám sát là sai. 11. biểu lộ ý muốn
- Hỏi cha mẹ trẻ xem trẻ bày tỏ ý muốn như thế nào khi cháu muốn đòi thứ này thứ khác.
- Ví dụ: xin bánh hay đồ chơi
- Cho điểm nếu trẻ tự chỉ tay, lôi kéo áo cha mẹ hoặc nói một từ nào đó. Nếu trẻ kêu la là sai
12. Uống bằng chén: 15 - 16 tháng biết cầm cốc
- Hỏi cha mẹ xem trẻ có biết cầm cốc hoặc chén để uống mà không đổ rơi vải quá nhiều không. - Cho điểm nếu có
13. Cởi áo, tháo dép (trẻ đang mang một vật gì trên người tháo bỏ ra)
- hỏi cha mẹ xem trẻ có biết cởi bỏ áo khoác hay bít tất, giày dép cháu đang mang trên người không.
- Cho điểm nếu trẻ làm được
14. Bắt chước việc nhà: 13 - 19 tháng bắt chước
- Hỏi cha mẹ trẻ xem trẻ có bắt chước một số công việc trong gia đình như : lau
chùi, quét dọn, xắp xếp lặt vặt... không
- Cho điểm nếu trẻ bắt chước được bất cứ việc gì cũng được 15. Dùng thìa để xúc
- Hỏi cha mẹ xem trẻ có biết dùng thìa xúc ăn không.
- Cho điểm nếu trẻ làm được biết tự dùng thìa xúc ăn mà không đánh rơi vãi quá nhiều 16. Cởi quần áo
- Hỏi cha mẹ xem trẻ có tự cởi quần áo ra được không,
- Cho điểm nếu trẻ có thể tự cởi quần áo 17. Cho búp bê ăn
- Trắc nghiệm viên đưa cho trẻ búp bê và cái thìa
- Cho điểm nếu trẻ chơi giả bộ với búp bê, bằng cách cho búp bê ăn hay uống nước....
18. Biết mặc quần áo ( có được sự trợ giúp)
- Hỏi cha mẹ trẻ xem trẻ có tự mặc quần áo không? Nếu biết thì cần phải giúp thêm những gì.
- Cho điểm nếu trẻ biết mặc vào và cởi quần áo ra phía trước và phía sau của
quần áo, có thể cài được khuy không cần đúng vị trí, nếu trẻ không cài khuy
được thì được là hỏng.
19. Đánh răng có trợ giúp
- Hỏi cha mẹ trẻ xem trẻ có tự đánh răng không? Nếu biết thì phải giúp những gì?
- Cho điểm nếu trẻ có thể bỏ kem đánh răng ra bàn chải, đưa vào miệng đánh 20. Rửa tay lau khô
- Hỏi cha mẹ xem trẻ có rửa tay lau khô không.
- Cho điểm khi trẻ rửa tay xong và lau vào khăn. 4 21. Gọi tên bạn
- Trẻ có thể gọi đúng tên bạn cùng chơi với trẻ. Có thể hỏi cha mẹ hoặc giáo viên 22. Mặc áo chui
- Hỏi cha mẹ xem trẻ có tự mặc áo chui không cần giúp đỡ không. Nếu biết thì co thể giúp những gì?
- Cho điểm nếu trẻ có thể chui được áo qua đầu, xỏ được 2 tay vào. 23. Tự mặc quần áo
- Cho điểm nếu trẻ tự mặc quần áo không cần trợ giúp 24. Chơi bài
- Trắc nghiệm viên và trẻ cùng chơi, lúc đầu Trắc nghiệm viên phát bài cho trẻ
trước sau đó chờ đợi xem trẻ co phát lại cho mình không?
- Cho điểm nếu trẻ biết chơi luân phiên 25. Tự đánh răng
- Cho điểm khi trẻ có thể tự đánh răng không cần trợ giúp
26. Tự chuẩn bị bữa ăn
- Hỏi cha mẹ xem trẻ có giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn không?
- Cho điểm nếu trẻ có thể lấy chén bát, muỗng, đũa lên bàn
B. KHU VỰC VẬN ĐỘNG TINH TẾ THÍCH ỨNG
1. Nhìn tới đường giữa
- Đặt trẻ nằm ngữa, đầu trẻ có thể hơi nghiêng về một bên. Trắc nghiệm viên đưa
túm len đỏ cách phía trước mặc trẻ khoảng 30cm, lay động túm len cho trẻ chú ý rồi từ
từ di chuyển túm len vượt qua đường giữa sang một phía. Theo dõi sự di chuyển của mắt và đầu của trẻ
2. Nhìn quá đường giữa
- Làm như items 1, nhưng túm len vượt qua đường giữa nhiều hơn khoảng 8 giây.
- Cho điểm nếu trẻ cử động mắt và đầu nhìn theo túm len 3. Nắm lúc lắc
- Đặt quả lắc chạm vào đầu các ngón tay trẻ. Quan sát xem trẻ có giơ tay nắm quả lắc không?
- Cho điểm nếu trẻ cầm lúc lắc có thể lắc nhẹ hoặc mạnh đều được 4. Nắm hai bàn tay
- Chắp hai tay cùng lúc ở vị trí đường giữa cơ thể.
- Cho điểm nếu trẻ đặt đúng vị trí 5. Nhìn theo 1800
- Cách làm giống như items 1 và 3 nhưng túm len vượt qua đường giữa 1800. Quan
sát xem trẻ có quay cả mắt và đầu từ phía bên này sang phía bên kia không?
- Cho điểm nếu trẻ làm được 6. Nhìn hạt lạc
- Để rơi một số hạt lạc xuống bàn trong tầm với của trẻ ở trước mặt trẻ. Quan sát
xem trẻ có nhìn hạt lạc không.
- Cho điểm nếu thấy trẻ nhìn hạt lạc 7. Với lấy đồ chơi
- Đặt một đồ chơi trong tầm với của trẻ. Quan sát trẻ với lấy đồ chơi
- Cho điểm khi trẻ đưa tay với lấy đồ chơi 8. Nhìn túm len rơi
- Giơ túm len để cho trẻ để ý tới. Trong lúc trẻ đang nhìn túm len, buông rơi túm
len. Quan sát trẻ có đưa mắt nhìn túm len rơi không. 5
- Cho điểm nếu trẻ nhìn túm len 9. Cào lấy hạt
- Để rơi hạt lạc trong tầm với của trẻ. Quan sát trẻ nhìn hạt lạc
- cho điểm nếu thấy trẻ cào hay nhặt hạt lạc
10. Chuyển tay khối gỗ
- Xem trẻ có thể chuyển một khối từ tay này sang tay kia không. Trắc Trắc nghiệm
viên có thể đưa cho trẻ một khối rồi lại đưa thêm khối nữa vào bàn tay trẻ đang cầm khối trước đó.
- Cho điểm nếu trẻ chuyển khối thứ nhất sang bàn tay kia và dùng tay này đón nhận
khối thứ 2 mà không cần dùng miệng, bàn... 11. Hai tay cầm 2 khối
- để hai khối trên bàn, trước mặt trẻ. Bảo trẻ tự cầm lấy 2 khối gỗ đó.
- Cho điểm nếu trẻ cầm được 2 tay hai khối
12. Nhặt bằng ngón cái
- Để rơi hạt lạc trước mặt trẻ. Quan sát xe trẻ khi nhặt hạt lạc trẻ có dùng ngón tay
cái với một ngón tay khác không
- Cho điểm nếu trẻ làm giống với mô tả ở trên
13. Ghép hai khối vào nhau
- Làm mẫu cho trẻ, sau đó đưa hai khối gỗ vào tay trẻ. Quan sát xem trẻ có đập 2 khối gỗ vào nhau không,
- Cho điểm nếu trẻ làm được 14. Bỏ khối vào cốc
- Đặt lên bàn 1 khối và 1 cái cốc. Quan sát xem trẻ có lấy khối bỏ vào cốc không.
- Cho điểm nếu trẻ dùng ngón tay cái và ngón trỏ nhặt bỏ khối vào cốc 15. Vẽ nguêch ngoạc
- Đặt bút chì vào tay trẻ xem trẻ vạch 2-3 nét nguêch ngoạc lên tờ giấy không.
- Cho điểm nếu trẻ vẽ được 16. Đỗ hạt ra lọ
- Đưa cho trẻ một lọ nhỏ có đựng hạt lạc bảo trẻ dốc hạt lạc ra khỏi lọ
- Cho điểm nếu trẻ làm được. Nếu trẻ để hạt vào miệng hoặc thò ngón tay vào nhặt hạt là không được. 17. Xếp chồng 2 khối
- Làm mẫu xếp chồng khối nọ lên khối kia. Quan sát trẻ xếp chồng 2 khối.
Cho điểm nếu trẻ làm được giống mẫu
18. Xếp chồng bốn khối
- Làm mẫu trước cho trẻ, động viên trẻ xếp chồng 4 khối lên nhau bằng cách đưa
từng khối gỗ vào tay trẻ.
- Cho điểm nếu trẻ làm được 19. Xếp chồng 6 khối
- Làm tương tự như items 18 20. Vạch đường thẳng
- làm mẫu cho trẻ. Đưa cho trẻ cây bút chì vào tay, xem trẻ có vạch được đường thẳng không
- Cho điểm nếu trẻ vạch được những đường thẳng ngang dọc khoảng 2cm và không nghiêng quá 300 21. Xếp chồng 8 khối
- Cách làm tương tự như items 18,19 6
22. Ngọ nguậy ngón cái
- Làm mẫu trước cho trẻ, sau đó quan sát trẻ thực hiện
- Cho điểm nếu trẻ làm được.
23. Bắt chước vẽ hình tròn
- Trắc nghiệm viên đưa cho trẻ xem mẫu hình tròn. Sau đó yêu cầu trẻ vẽ.
- Cho điểm nếu trẻ vẽ có thể tròn hoặc bầu dục, còn nếu hình xoắn tròn hoặc vòng
tròn không khép kín là sai.
24. Vẽ người ba phần
- yêu cầu trẻ vẽ một hình người
- Cho điểm nếu trẻ vẽ được hình người trên 3 phần
25. Bắt chước vẽ dấu cộng
- Trắc nghiệm viên đưa cho trẻ xem mẫu hình dấu cộng. yêu cầu trẻ vẽ lại
- Cho điểm nếu trẻ vẽ được hai đường thẵng cắt nhau ở bất cứ vị trí nào mà không cần hướng dẫn
26. Chỉ đường thẵng dài hơn
- Cho trẻ xem hình 2 đường thẳng song song trong phiếu kiểm tra. Hỏi trẻ xem đường nào dài hơn
- Cho điểm nếu trẻ chỉ đúng
27. Bắt chước vẽ hình vuông
- Trắc nghiệm viên đưa mẫu hình vuông cho trẻ xem. Yêu cầu trẻ vẽ lại
- Cho điểm nếu trẻ vẽ đúng hình có 4 góc vuông mà không cần hướng dẫn trẻ. Nếu
trẻ vẽ có gọc nhọn hay góc tròn là sai. 28. Vẽ người 6 phần
- yêu cầu trẻ vẽ một hình người
- Cho điểm nếu trẻ vẽ được hình người trên 6 phần 29. Sao chép hình vuông
- Trắc nghiệm viên vẽ cho trẻ xem hình vuông . Yêu cầu trẻ vẽ lại
- Cho điểm nếu trẻ có thể vẽ lại hình vuông giống hình của Trắc nghiệm viên C. LĨNH VỰC NGÔN NGỮ
1. Đáp lại tiếng chuông
- Để chuông ở vị trí sau tai trẻ để trẻ không nhìn thấy. quan sát các động tác của
trẻ khi nghe tiếng chuông.
- Cho điểm nếu trẻ có bất cứ cử động nào. 2. Phát âm
27. quan sát trong quá trình đánh giá trẻ có p hát ra âm khác ngoài tiếng khóc không.
28. Cho điểm nếu trẻ có phát ra bất cứ âm gì.
3. Phát ra âm “oo, a, oh”.
29. Hỏi cha mẹ xem trẻ có phát âm oo,a,oh không.
30. Cho điểm nếu trẻ có thể phát âm được ít nhất 2 âm
4. Cười thành tiếng
31. Hỏi cha mẹ xem “con bạn có cười lớn để đáp ứng với một kích thích xã hội
thích ứng, như làm những tiếng động ngớ ngẫn đối với trẻ”.
32. Cho điểm nếu trẻ phát ra tiếng cười khi bạn chơi với trẻ. 5. Reo cười 7
33. Trong khi làm test ta có thể thử xem trẻ có reo cười thành tiếng to khi thỏa mản cái gì hay không.
34. Cho điểm nếu trẻ làm được
6. Quay theo tiếng chuông, lúc lắc
35. khi trẻ đang ngồi, Trắc nghiệm viên lắc chuông cách người trẻ khoảng 25cm
trên đầu, bên cạnh rồi phía trên đầu trẻ.
36. Trẻ được điểm khi hướng về chuông, nếu trẻ có quay đầu về phía chuông trẻ
không cần nhìn vị trí của chuông
7. Hướng về tiếng nói
37. Thì thào gọi tên trẻ phía sau tai trẻ với khoảng cách 20cm. Quan sát trẻ có
hướng về tiếng gọi không.
38. Cho điểm nếu trẻ quay lại khi nghe gọi tên
8. Âm tiết đơn ba ba hoặc ma ma không đặc hiệu
39. Quan sát hoặc hỏi cha mẹ xem trẻ có phát ra âm ba ba hoặc ma ma đặc hiệu không.
40. Cho điểm nếu trẻ đạt được
9. Bắt chước âm nói
41. Trẻ có bắt chước các âm thanh do cha mẹ, Trắc nghiệm viên nói không.
42. Cho điểm nếu trẻ làm được có thể căn cứ vào nhận xét của cha mẹ trẻ
10. “Ba ba, má má”
43. Hỏi cha mẹ xem trẻ có dùng từ ba ba, ma ma mà không dùng từ này đặc biệt cho ba, mẹ trẻ không.
44. Cho điểm nếu trẻ có dùng từ này cho mọi người trong nhà không riêng gì bố mẹ trẻ
11. “Ba, má” âm tiết trên 3 lần
45. Phát ra âm ba, ma trên 3 lần ( ví dụ: ba ba ba, ma ma ma)
46. Cho điểm nếu trẻ đạt được điểm 12. Nói bập bẹ
47. Trong lúc làm test xem trẻ có nói bập bẹ không? Hoặc có thể hỏi cha mẹ trẻ.
48. Cho điểm nếu trẻ làm được
13. “Ba ba, ma ma” với bố mẹ
49. Hỏi cha mẹ xem trẻ có dùng từ ba hay ma đặc hiệu cho cha, mẹ trẻ hay người thay thế cha, mẹ không?
50. Cho điểm nếu trẻ làm được mà không dùng từ này cho bất kỳ ai khác 14. Nói 1 từ
51. Hỏi cha mẹ xem con bạn có dùng từ nào khác ngoài 2 từ ba ma hay một tên ai
khác trong gia đình không?
52. Cho điểm khi các từ được dùng một cách nhất quán, đặc hiệu và tự phát 15. Nói 2 từ đơn
53. Hỏi cha mẹ xem ngoài tên người con bạn nói được bao nhiêu từ một cách nhất
quán, đặc hiệu và tự phát.
54. Cho điểm nếu từ vựng gồm 2 từ 2. Nói 3 từ đơn
55. Làm tương tự như items 15
56. Cho điểm nếu từ vựng gồm 3 từ 2. Nói 6 từ đơn
57. Làm tương tự như items 15,16
58. Cho điểm nếu từ vựng gồm 6 từ 8 2. Chỉ 2 hình
59. Trẻ được xem 4 ảnh và được hỏi để chỉ mổi ảnh như: “chỉ cho ba con chó, chỉ cho ba cái nhà ”.
60. Trẻ được điểm khi chỉ đúng 2 trong 4 hình 2. Nói câu 2 từ
61. Hỏi cha mẹ xem con bạn có thể nói những câu 2 từ gồm một danh từ hoặc một
đại từ và một động từ không?
62. Cho điểm nếu trẻ nói được câu 2 từ tự phát và thích hợp
2. Gọi tên một hình
63. Trắc nghiệm viên đưa cho trẻ xem hình trong phiếu kiểm tra.
64. Cho điểm nếu trẻ gọi được tên hình trong phiếu kiểm tra
2. Chỉ 6 bộ phận cơ thể
65. Bảo trẻ chỉ cho ta xem măt, mũi, miệng, tóc, tay.....
66. Cho điểm nếu trẻ chỉ được đúng từng bộ phận được hỏi 2. Chỉ 4 hình
67. Trắc nghiệm viên đưa cho trẻ xem hình trong phiếu kiểm tra, yêu cầu trẻ chỉ
mổi ảnh như: chỉ cho cô con chó, ngôi nhà, con ngựa....
68. Cho điểm nếu trẻ chỉ đúng 4 hình
2. Hiểu lời trẻ nói
69. Trong quá trình kiểm tra Trắc nghiệm viên xem mình có thể hiểu hết lời trẻ nói không. 70. Cho điểm nếu có 2. Gọi tên 4 hình
71. Trắc nghiệm viên đưa cho trẻ xem hình trong phiếu kiểm tra.
72. Cho điểm nếu trẻ gọi được tên 4 hình trong phiếu kiểm tra.
2. Hiểu 2 hành động
73. Trắc nghiệm viên đưa cho trẻ xem hình trong phiếu kiểm tra, sau đó hỏi trẻ xem
con vật nào biết bay, con nào kêu go go...
74. Cho điểm nếu trẻ chỉ đúng tên con vật, và khuyến khích trẻ bắt chước tiếng kêu con vật 2. Hiểu 2 tính từ
75. Trắc nghiệm viên có thể hỏi trẻ xem :” lúc con đói con thường làm gì?, lúc con ốm con làm gì?”
76. Cho điểm nếu trẻ trả lời đúng 2. Gọi tên 1 màu
77. Trắc nghiệm viên đưa cho trẻ xem thẻ màu(đỏ, xanh, vàng).
78. Cho điểm nếu trẻ gọi đúng tên một màu
2. Biết dùng 2 đố vật
79. Hỏi trẻ xem cái cốc, bút chì...... dùng để làm gi?
80. Cho điểm nếu trẻ trả lời đúng. (những từ chỉ hành động phải có trong câu trả lời) 2. Đếm một khối
81. Trẻ được thấy nhiều khối: “ hỏi : cho cô xin một khối - chỉ một khối mà thôi”.
Đưa tay ra cho trẻ đưa vào tay mình
82. Cho điểm nếu trẻ chỉ đưa một khối.
2. Biết dùng 3 đồ vật
83. Cách làm tương tự như làm items 28. 9
84. Cho điểm nếu trẻ trả lời đúng. (những từ chỉ hành động phải có trong câu trả lời)
2. Hiểu 4 hoạt động
85. Trắc nghiệm viên đưa cho trẻ xem hình trong phiếu kiểm tra, sau đó hỏi trẻ xem
con vật nào biết bay, con nào kêu go go, con nào biết bơi, ai đang cười...
86. Cho điểm nếu trẻ chỉ đúng tên con vật, và khuyến khích trẻ bắt chước tiếng kêu con vật
2. Hiểu hết lời trẻ nói
87. Trong quá trình kiểm tra Trắc nghiệm viên xem mình có thể hiểu hết lời trẻ nói không. 88. Cho điểm nếu có.
2. Hiểu 4 giới từ
89. Trắc nghiệm viên cùng chơi bóng với trẻ sau đó đặt quả bóng lên bàn, dưới bàn,
bên trái, bên phải... mổi lần như vậy hỏi trẻ xem “quả bóng đang nằm ở đâu?”
90. Cho điểm nếu trẻ trả lời đúng 2. Gọi tên 4 màu
91. Trắc nghiệm viên đưa cho trẻ xem thẻ màu(đỏ, xanh, vàng, tím).
92. Cho điểm nếu trẻ gọi đúng tên 4 màu 2. Định nghĩa 5 từ
93. Trắc nghiệm viên hỏi lần lượt:” quả bóng là gì?; hồ nước, cái bàn, cái nhà, quả chuối, là gì?”
94. Cho điểm nếu trẻ định nghĩa được công dụng, hình dáng, vật làm bằng gì?...
2. hiểu mệt, lạnh, đói
95. Cách làm tương tự như items 26
96. Cho điểm nếu trẻ trả lời đúng 3 tính từ 2. Đếm 5 khối
97. Đặt lên bàn nhiều khối, bảo trẻ đếm cho cô từ 1 -5 khối. vừa đếm vừa chỉ
98. Cho điểm nếu trẻ làm đúng như mô tả ở trên
2. Hiểu từ trái nghĩa
99. Trắc nghiệm viên hỏi trẻ: “ con voi to, còn con kiến thì sao?; đá thì lạnh còn lửa thì sao?”. 100.
Cho điểm nếu trẻ trả lời đúng 2/3 câu
2. Định nghĩa 7 từ 101.
Cách làm tương tự như items 35 102.
Cho điểm nếu trẻ định nghĩa được công dụng, hình dáng, vật làm bằng gì?...
D. KHU VỰC VẬN ĐỘNG THÔ
2. Cử động đều: 103.
Nghiệm viên quan sát hoặc hỏi cha mẹ trẻ xem tư thế của các chi và thân
không cân xứng, đầu còn chưa vững nhưng ở tư thế bụng có thể thấy trẻ bắt đầu
ngẩng đầu lên. Khi trẻ nằm ngửa, đầu quay sang một bên, đầu gối duỗi, hai
chân đối diện nhau. Tay chân của trẻ chuyển động không định hướng. 104.
Cho điểm nếu trẻ có những biểu hiện trên. 2. Ngẩng đầu: 105.
Đặt trẻ nằm sấp trên bàn, nếu trẻ ngẩng đầu lên trong chốc lát không tỳ
cằm xuống bàn, không cần phải nghiêng người. 106.
Cho điểm nếu trẻ làm giống mô tả trên. 10
3. Nâng đầu lên 450 107.
Đặt trẻ nằm xấp trên bàn xem trẻ có nâng cao đầu đạt tới mức tạo được
một góc chừng 450 giữa mặt trẻ và mặt bàn 108.
Cho điểm nếu trẻ làm được
4. Nâng đầu lên 900 109.
Cách làm tương tự như items 3
5. Ngồi giữ vững đầu 110.
Hỏi cha mẹ trẻ xem trẻ có ngồi được vững đầu mà không bị lắc lư không? 111.
Cho điểm nếu trẻ làm được
6. Đở đứng bằng 2 chân
- Hỏi cha mẹ trẻ xem có thể đứng dẫm bàn chân lên mặt bàn.
- Cho điểm nếu trẻ làm được
7. Chống tay nâng ngực 112.
Đặt trẻ nằm sấp trên một mặt phẳng 113.
Cho điểm nếu thấy trẻ có thể nâng cao đầu và ngực bằng cách chống bàn
tay hoặc tì lên cẳng tay; ở tư thế này trẻ có thể đưa mặt nhìn thẳng phía trước 8. Lật, lẫy
- Trắc nghiệm viên có thể kiểm tra hoặc hỏi cha mẹ trẻ xem trẻ có tự lật được không
- Cho điểm nếu thấy trẻ có thể lật nguời từ tư thế nằm ngữa sang tư thế nằm sấp
9. Kéo ngồi lên, đầu không trể
- Đặt trẻ ở tư thế nằm ngữa, trắc nghiệm viên nắm bàn tay hoặc cổ tay của trẻ, rồi
nhẹ nhàng từ từ kéo trẻ sang tư thế ngồi. Chú ý không nên kéo trẻ quá nhanh quá mạnh
khiến đầu trẻ ngữa hỏng ra sau.
- Cho điểm nếu trẻ làm được
10. Ngồi không đở
- Giữ cho trẻ tư thế ngồi trên bàn. Người giám sát từ từ rời bàn tay thôi không cần đở trẻ
- Cho điểm nếu trẻ có thể ngồi như vậy trong vòng 5 giây hoặc lâu hơn. Trẻ có thể
chống tay lên đùi, lên bàn. 11. Đứng vịn
- Đặt trẻ ở tư thế đứng vịn tay vào một vật vững chắc, nhưng không vịn vào một người.
- Cho điểm nếu trẻ đứng như vậy trong 5 giây hoặc lâu hơn. 12. Tự đứng vịn
- Có thể hỏi cha mẹ hoặc thử xem trẻ có tự đứng dậy được bằng cách vịn vào vật vững chắc không.
- Cho điểm nếu trẻ tự vị đứng được một mình mà không cần giúp 13. Tự ngồi lên
- Trắc nghiệm viên quan sát hoặc hỏi cha mẹ xem trẻ có tự mình ngồi dậy được không.
- Cho điểm nếu trẻ có thể tự ngồi vững không cần trợ giúp
14. Đứng được 2 giây
- Đặt trẻ ở tư thế đứng trên sàn nhà. Sau khi trẻ giữ được thăng bằng rồi, nghiệm
viên nhẹ nhàng rời tay đở trẻ 11
- Ghi đúng nếu trẻ đứng được một mình trong 2 giây
15. Đứng vững một mình
- Đặt trẻ ở tư thế đứng trên sàn nhà. Sau khi trẻ giữ được thăng bằng rồi, nghiệm
viên nhẹ nhàng rời tay đở trẻ
- Ghi đúng nếu trẻ đứng được một mình trong 10 giây
16. Cúi xuống và đứng lên
- Trong lúc trẻ đang đứng ta đặt một đồ chơi trước mặt trẻ và ngay dưới chân trẻ.
Yêu cầu trẻ nhặt đồ chơi đó lên
- Cho điểm nếu trẻ làm được không có trợ giúp 17. Đi vững
- Quan sát xem trẻ đi như thế nào?
- Cho điểm nếu trẻ đi giữ được thăng bằng, ít bị ngã 18. Đi giật lùi
- Nghiệm viên làm mẫu sau đó bảo trẻ làm theo
- Ghi đúng nếu trẻ đi được 2 bước hoặc hơn 19. Chạy
- Quan sát xem trẻ chạy như thế nào?
- Cho điểm nếu trẻ chạy giữu được thăng bằng, không ngã nhiều lần 20. Bước lên bậc
- Hỏi cha mẹ của trẻ xem trẻ bước lên bậc như thế nào?
- Cho điểm nếu trẻ bước lên bậc mà không phải bò, trườn, trẻ có thể vịn vào tường
nhưng không được nắm vào người khác
21. Đá bóng về phía trước
- Đặt quả bóng quần dưới đất cách trẻ đang đứng khoảng 15 cm rồi bảo trẻ đá quả
bóng về phía trước mặt
- Cho điểm nếu trẻ thực hiện được mà không cần vịn vào đâu cả. 22. Nhảy tại chổ
- Bảo trẻ nhảy co cả 2 chân lên đồng thời ta có thể làm mẫu cho trẻ xem cách tiến hành
- Cho điểm nếu trẻ làm được mà không nhất thiết đặt bàn chân trở lại mặt đất đúng vị trí ban đầu 23. Ném bóng cao tay
- Bảo trẻ đưa cao tay ném quả bóng về phía nghiệm viên. Có thể hướng dẫn cách
ném bóng cho trẻ trước khi tiến hành
- Cho điểm nếu trẻ ném được bóng.
24. Nhảy xa tại chổ
- Bảo trẻ nhảy co cả hai chân lên đồng thời
- Cho điểm nếu trẻ làm được
25. Đứng một chân 1 giây
- Bảo trẻ đứng co một chân và không vịn vào đâu cả trong 1 giây.
- Cho điểm nếu trẻ làm được 2/ 3 lần thử
26. Đứng một chân 2 giây
- Làm tương tự như items 25 27. Nhảy lò cò
- Bảo trẻ nhảy lò cò, nghiệm viên có thể làm mẫu trước cho trẻ
- Cho điểm nếu trẻ đạt 2/3 lần thử
28. Đứng một chân trong 3 giây
- Làm tương tự như items 25 12
29.Đứng một chân trong 4giây
- Làm tương tự như items 25
30. Đứng một chân trong 5 giây
- Làm tương tự như items 25 31. Đi nối gót
- Hướng dẫn trẻ đi nối gót bằng cách đặt gót của một bàn chân trước sát các đầu
ngón chân của bàn chân kia. Nghiệm viên đi mẫu cho trẻ khoảng 8 bước rồi bảo trẻ đi thử.
- Cho điểm nếu trẻ đi được 2/3 lần thử
32. Đứng một chân 6 giây
- Làm tương tự như items 25 E. KIỂM TRA HÀNH VI
- Trong lúc làm test thì Nghiệm viên quan sát những hành vi của trẻ và đánh vào phiếu kiểm tra. 13