ta (QUOTA) gì? Phân loại Quota hạn ngạch xuất nhập
khẩu
Biện pháp này chỉ được áp dụng đối với một số mặt hàng tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế
quốc dân nhằm các mục đích chủ yếu là: bảo hộ sản xuất trong nước; hướng dẫn sản xuất tiêu dùng
trong nước; bảo vệ tài nguyên quốc gia môi trường sinh thái, bảo tồn văn hóa dân tộc; sử dụng hiệu
quả cao quỹ ngoại tệ; bảo đảm cam kết của chính phủ nước ngoài.
Cô ta (QUOTA) là hạn ngạch về số lượng (hoặc trị giá) mặt hàng do nhà nước ấn định được phép xuất khẩu
(hoặc nhập khẩu) qua thị trường và trong thời hạn nhất định (thường là không quá 1 năm).
Biện pháp này chỉ được áp dụng đối với một số mặt hàng tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế
quốc dân nhằm các mục đích chủ yếu là: bảo hộ sản xuất trong nước; hướng dẫn sản xuất tiêu dùng
trong nước; bảo vệ tài nguyên quốc gia môi trường sinh thái, bảo tồn văn hóa dân tộc; sử dụng hiệu
quả cao quỹ ngoại tệ; bảo đảm cam kết của chính phủ nước ngoài.
1. Khái niệm Quota ?
Quota-hạn ngạch, bịện pháp quản của Nhà Nước quy định giới hạn lượng hàng hóa được phép nhập
khẩu xuất khẩu trong một thời thường 1 năm. Biện pháp này được Chính Phủ áp dụng vào những
mặt hàng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như gạo, sản phẩm dệt may…nhằm kiểm soát
hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, bảo hộ sản xuất trong nước, điều tiết thương mại quốc tế.
2. Phân loại Quota
Hạn ngạch thường được chia làm 2 loại: Hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu.
3. Hạn ngạch nhập khẩu
Đưa ra những quy định về hạn chế số lượng, khối lượng giá trị của hàng hóa nhập khẩu, điều này làm
ảnh hưởng đến giá trị nội địa của hàng hóa nhập khẩu khiến giá cả của hàng hóa tăng cao.
Tác động của hạn ngạch nhập khẩu tương đối giống thuế nhập khẩu.
Hạn ngạch nhập khẩu mang về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nhưng không mang lại lợi nhuận cho Chính
Phủ.
Có hai loại hạn ngạch nhập khẩu chính, là hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế suất:
Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn về số lượng hàng hóa nhất định thể tham gia thương mại trong khoảng
thời gian cụ thể.
Hạn ngạch thuế suất: Cho phép nhập khẩu một số lượng hàng hóa cụ thể với mức thuế suất giảm trong thời
gian áp dụng hạn ngạch, số lượng nhập vượt quá giới hạn hạn ngạch sẽ bị mức thuế cao hơn.
4. Hạn ngạch xuất khẩu
Đưa ra những quy định về hạn chế số lượng, khối lượng giá trị của hàng hóa xuất khẩu, đây hạn
nghạch ít được sử dụng.
Ngoài ra còn có một số hạn ngạch đặc biệt khác như:
Tariff quota (hạn ngạch thuế quan) chế độ phân biệt về thuế quan theo lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc
xuất khẩu.
International quota (hạn ngạch quốc tế) hạn ngạch sử dụng trong các hiệp hội ngành hàng như dệt may,
da giày…
Điều kiện được áp dụng Quota (hạn ngạch thương mại) theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế
giới-WTO (World Trade Oganizatio):
Tại điều XI của Hiệp định GATT 1994 phiên bản mới của GATT (Hiệp định chung về thuế quan thương
mại) một phần Hiệp định về WTO điều chỉnh các vấn đề về thương mại hàng hóa hạn chế việc áp
dụng hạn ngạch trong xuất-nhập khẩu hàng hóa của các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
giới.
Tuy đã qui định các quốc gia không được sử dụng biện pháp hạn ngạch vì các lí do: không minh bạch, dễ bị
biến tướng nhưng WTO vẫn cho phép các quốc gia sử dụng biện pháp hạn ngạch trong các trường hợp đặc
biệt như:
Nhằm hạn chế, ngăn ngừa, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm hay các sản
phẩm khác mang tính trọng yếu đối với Bên kí kết đang xuất khẩu;
Nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán;
Các nước đang phát triển thể áp dụng hạn ngạch trong chương trình trợ giúp của chính phủ về đẩy
mạnh phát triển kinh tế, hoặc hạn chế để bảo vệ cho một số ngành công nghiệp.
Bảo vệ đạo đức xã hội;
Bảo vệ sức khỏe con người;
Bảo vệ động vật quí hiếm…
Tuy nhiên bên cạnh đó sẽ kèm theo những điều kiện cho các nước áp dụng hạn ngạch như:
Tránh gây tổn hại không cần thiết cho quyền lợi thương mại và kinh tế của các bên ký kết;
Không áp dụng các hạn chế nhằm ngăn ngừa bất hợp việc nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào số lượng
thương mại tối thiểu;
Các quốc gia phải công bố thời gian cụ thể và những thay đổi nếu có nếu áp dụng hạn ngạch…
5. Những hạn chế của Hạn ngạch
Việc sử dụng hạn ngạch thương mại ngoài những tác dụng như bảo hộ được nền kinh tế trong nước, kiểm
soát số lượng hàng hóa xuất- nhập khẩu, khuyến khích sản xuất hàng hóa trong nước…thì hạn nghạch
thương mại củng có những hạn chế như:
Khiến cho giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng cao, hạn chế sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước, giảm sự
lựa chọn của người tiêu dùng, khiến họ khó tiếp cận được với hàng hóa nhập khẩu.
Lãng phí nguồn lực xã hội.
Nhà nước không thu được lợi nhuận.
Có thể biến doanh nghiệp thành nhà độc quyền về hàng hóa.
Dễ biến tướng, phát sinh các vấn đề tiêu cực trong việc xin hạn ngạch của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng
tham nhũng, hối lộ.
Có thể dẫn đến tình trạng buôn lậu hàng hóa.
Hiện nay Việt Nam đang xem xét để hủy bỏ hạn ngạch thương mại cho một số loại mặt hàng quan trọng
như mía đường. Theo cam kết tại điều 20 của Hiệp định ATIGA (Hiệp định hàng hóa Asean) được năm
2009, Việt Nam đã đưa cam kết không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng đường. Tuy nhiên
do mía đường ngành sản xuất quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến người dân trồng mía củng như được
sự đồng ý của các nước trong khối Asean, Việt Nam đã tạm hoãn cam kết này đến năm 2020. Thời hạn
chính thức thực hiện dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu mía đường với các nước thành viên trong khối Asean đã
được thực hiện từ 01/01/2020 theo Thông tư số 23/2019/TT-BCT của bộ Công thương.
6. Một số hoạt động thương mại cụ thể khác
Gia công trong thương mại
Điều 178. Gia công trong thương mại
Gia công trong thương mại hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc
toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình
sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Điều 179. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Điều 180. Hàng hóa gia công
1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ nước ngoài thì hàng hóa
thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thể được gia công nếu được quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép.
Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền
để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
2. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu,
vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên
liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn
kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
5. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật
liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
1. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công
về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
2. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ
sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật thừa, phế phẩm,
phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
4. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập
khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp
đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công
thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Điều 183. Thù lao gia công
1. Bên nhận gia công thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết
bị dùng để gia công.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao
gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về
nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.
Điều 184. Chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài
Việc chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, nhân nước ngoài được thực hiện theo thoả
thuận trong hợp đồng gia công phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao
công nghệ.
Đấu giá hàng hóa
Điều 185. Đấu giá hàng hoá
1. Đấu giá hàng hoá hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức
đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
2. Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai phương thức sau đây:
a) Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm
là người có quyền mua hàng;
b) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá
khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
Điều 188. Nguyên tắc đấu giá
Việc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
Điều 193. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
1. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác
giá trị pháp lý tương đương.
2. Trường hợp hàng hoá được đấu giá đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá
phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu
giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp.
3. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp thoả thuận về việc bán đấu giá người cầm cố, thế
chấp vắng mặt không có do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức
đấu giá.

Preview text:

Cô ta (QUOTA) là gì? Phân loại Quota và hạn ngạch xuất nhập khẩu
Biện pháp này chỉ được áp dụng đối với một số mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế
quốc dân nhằm các mục đích chủ yếu là: bảo hộ sản xuất trong nước; hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng
trong nước; bảo vệ tài nguyên quốc gia và môi trường sinh thái, bảo tồn văn hóa dân tộc; sử dụng có hiệu
quả cao quỹ ngoại tệ; bảo đảm cam kết của chính phủ nước ngoài.
Cô ta (QUOTA) là hạn ngạch về số lượng (hoặc trị giá) mặt hàng do nhà nước ấn định được phép xuất khẩu
(hoặc nhập khẩu) qua thị trường và trong thời hạn nhất định (thường là không quá 1 năm).
Biện pháp này chỉ được áp dụng đối với một số mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế
quốc dân nhằm các mục đích chủ yếu là: bảo hộ sản xuất trong nước; hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng
trong nước; bảo vệ tài nguyên quốc gia và môi trường sinh thái, bảo tồn văn hóa dân tộc; sử dụng có hiệu
quả cao quỹ ngoại tệ; bảo đảm cam kết của chính phủ nước ngoài. 1. Khái niệm Quota ?
Quota-hạn ngạch, là bịện pháp quản lý của Nhà Nước quy định giới hạn lượng hàng hóa được phép nhập
khẩu và xuất khẩu trong một thời kì thường là 1 năm. Biện pháp này được Chính Phủ áp dụng vào những
mặt hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như gạo, sản phẩm dệt may…nhằm kiểm soát
hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, bảo hộ sản xuất trong nước, điều tiết thương mại quốc tế. 2. Phân loại Quota
Hạn ngạch thường được chia làm 2 loại: Hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu.
3. Hạn ngạch nhập khẩu
Đưa ra những quy định về hạn chế số lượng, khối lượng và giá trị của hàng hóa nhập khẩu, điều này làm
ảnh hưởng đến giá trị nội địa của hàng hóa nhập khẩu khiến giá cả của hàng hóa tăng cao.
Tác động của hạn ngạch nhập khẩu tương đối giống thuế nhập khẩu.
Hạn ngạch nhập khẩu mang về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nhưng không mang lại lợi nhuận cho Chính Phủ.
Có hai loại hạn ngạch nhập khẩu chính, là hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế suất:
Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn về số lượng hàng hóa nhất định có thể tham gia thương mại trong khoảng thời gian cụ thể.
Hạn ngạch thuế suất: Cho phép nhập khẩu một số lượng hàng hóa cụ thể với mức thuế suất giảm trong thời
gian áp dụng hạn ngạch, số lượng nhập vượt quá giới hạn hạn ngạch sẽ bị mức thuế cao hơn.
4. Hạn ngạch xuất khẩu
Đưa ra những quy định về hạn chế số lượng, khối lượng và giá trị của hàng hóa xuất khẩu, đây là hạn
nghạch ít được sử dụng.
Ngoài ra còn có một số hạn ngạch đặc biệt khác như:
Tariff quota (hạn ngạch thuế quan) là chế độ phân biệt về thuế quan theo lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
International quota (hạn ngạch quốc tế) là hạn ngạch sử dụng trong các hiệp hội ngành hàng như dệt may, da giày…
Điều kiện được áp dụng Quota (hạn ngạch thương mại) theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế
giới-WTO (World Trade Oganizatio):

Tại điều XI của Hiệp định GATT 1994 phiên bản mới của GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương
mại) và là một phần Hiệp định về WTO điều chỉnh các vấn đề về thương mại hàng hóa có hạn chế việc áp
dụng hạn ngạch trong xuất-nhập khẩu hàng hóa của các nước là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Tuy đã qui định các quốc gia không được sử dụng biện pháp hạn ngạch vì các lí do: không minh bạch, dễ bị
biến tướng nhưng WTO vẫn cho phép các quốc gia sử dụng biện pháp hạn ngạch trong các trường hợp đặc biệt như:
Nhằm hạn chế, ngăn ngừa, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm hay các sản
phẩm khác mang tính trọng yếu đối với Bên kí kết đang xuất khẩu;
Nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán;
Các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn ngạch trong chương trình trợ giúp của chính phủ về đẩy
mạnh phát triển kinh tế, hoặc hạn chế để bảo vệ cho một số ngành công nghiệp.
Bảo vệ đạo đức xã hội;
Bảo vệ sức khỏe con người;
Bảo vệ động vật quí hiếm…
Tuy nhiên bên cạnh đó sẽ kèm theo những điều kiện cho các nước áp dụng hạn ngạch như:
Tránh gây tổn hại không cần thiết cho quyền lợi thương mại và kinh tế của các bên ký kết;
Không áp dụng các hạn chế nhằm ngăn ngừa bất hợp lý việc nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào có số lượng thương mại tối thiểu;
Các quốc gia phải công bố thời gian cụ thể và những thay đổi nếu có nếu áp dụng hạn ngạch…
5. Những hạn chế của Hạn ngạch
Việc sử dụng hạn ngạch thương mại ngoài những tác dụng như bảo hộ được nền kinh tế trong nước, kiểm
soát số lượng hàng hóa xuất- nhập khẩu, khuyến khích sản xuất hàng hóa trong nước…thì hạn nghạch
thương mại củng có những hạn chế như:
Khiến cho giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng cao, hạn chế sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước, giảm sự
lựa chọn của người tiêu dùng, khiến họ khó tiếp cận được với hàng hóa nhập khẩu.
Lãng phí nguồn lực xã hội.
Nhà nước không thu được lợi nhuận.
Có thể biến doanh nghiệp thành nhà độc quyền về hàng hóa.
Dễ biến tướng, phát sinh các vấn đề tiêu cực trong việc xin hạn ngạch của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng tham nhũng, hối lộ.
Có thể dẫn đến tình trạng buôn lậu hàng hóa.
Hiện nay Việt Nam đang xem xét để hủy bỏ hạn ngạch thương mại cho một số loại mặt hàng quan trọng
như mía đường. Theo cam kết tại điều 20 của Hiệp định ATIGA (Hiệp định hàng hóa Asean) được kí năm
2009, Việt Nam đã đưa cam kết không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng đường. Tuy nhiên
do mía đường là ngành sản xuất quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến người dân trồng mía củng như được
sự đồng ý của các nước trong khối Asean, Việt Nam đã tạm hoãn cam kết này đến năm 2020. Thời hạn
chính thức thực hiện dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu mía đường với các nước thành viên trong khối Asean đã
được thực hiện từ 01/01/2020 theo Thông tư số 23/2019/TT-BCT của bộ Công thương.
6. Một số hoạt động thương mại cụ thể khác
Gia công trong thương mại
Điều 178. Gia công trong thương mại
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc
toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình
sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Điều 179. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Điều 180. Hàng hóa gia công
1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa
thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép.
Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền
để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
2. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu,
vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên
liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn
kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
5. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật
liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
1. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công
về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
2. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ
sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm,
phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
4. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập
khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp
đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công
thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Điều 183. Thù lao gia công
1. Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao
gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về
nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.
Điều 184. Chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài
Việc chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thoả
thuận trong hợp đồng gia công và phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ. Đấu giá hàng hóa
Điều 185. Đấu giá hàng hoá
1. Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức
đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
2. Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai phương thức sau đây:
a) Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm
là người có quyền mua hàng;
b) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá
khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
Điều 188. Nguyên tắc đấu giá
Việc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
Điều 193. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
1. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có
giá trị pháp lý tương đương.
2. Trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá
phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp và bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu
giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp.
3. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế
chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá.