-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hướng dẫn tính điểm theo tín chỉ đại học 2024
Điểm theo tín chỉ được tính như thế nào năm 2024? Tính điểm tín chỉ đại học là việc rất quan trọng để biết được thành tích môn học, điểm học phần mình đạt được, từ đó sinh viên có kế hoạch điều chỉnh phương pháp học và các tín chỉ học phần trong học kì mới. Say đây là cách tính điểm đại học theo quy định mới nhất của Bộ GDĐT mời các bạn theo dõi chi tiết.
Tài liệu Tổng hợp 813 tài liệu
Tài liệu khác 889 tài liệu
Hướng dẫn tính điểm theo tín chỉ đại học 2024
Điểm theo tín chỉ được tính như thế nào năm 2024? Tính điểm tín chỉ đại học là việc rất quan trọng để biết được thành tích môn học, điểm học phần mình đạt được, từ đó sinh viên có kế hoạch điều chỉnh phương pháp học và các tín chỉ học phần trong học kì mới. Say đây là cách tính điểm đại học theo quy định mới nhất của Bộ GDĐT mời các bạn theo dõi chi tiết.
Môn: Tài liệu Tổng hợp 813 tài liệu
Trường: Tài liệu khác 889 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
I. Tín chỉ trong chương trình đào tạo đại học 1. Tín chỉ là gì?
Là đại lượng xác định khối lượng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tích lũy được
trong 15 giờ tín chỉ. Theo đó tín chỉ là đại lượng đo thời lượng học tập của sinh viên,
được phân thành ba loại theo các hình thức dạy – học và được xác định như sau:
● Một giờ tín chỉ lên lớp bằng 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học.
● Một giờ tín chỉ thực hành bằng 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học.
● Một giờ tín chỉ tự học bắt buộc bằng 03 tiết tự học bắt buộc nhưng được kiểm tra đánh giá.
Giá tiền học phí trên mỗi tín chỉ sẽ tùy thuộc và mỗi trường đại học, có trường thấp
và có trường lại cao các bạn nhé.
2. 1 năm học có bao nhiêu tín chỉ?
Hiện nay, có hai phương thức giảng dạy được áp dụng phổ biến tại các trường đại
học: phương thức học theo niên chế và phương thức học theo tín chỉ. Sự khác nhau
giữa 2 phương thức đào tạo này được hiểu như sau:
- Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, chương trình đào tạo của mỗi
ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định.
- Đào tạo theo tín chỉ áp dụng theo học kỳ. Một năm học tùy trường có thể tổ chức
đào tạo từ 2-3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học không tính theo
năm mà tính theo mức độ tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên cần tích lũy đủ
số tín chỉ quy định cho một ngành học. Hoàn thành đủ số tín chỉ cần tích lũy, sinh
viên được cấp bằng tốt nghiệp đại học và được ra trường.
Một năm học được chia thành 2 đến 3 học kỳ, Nhà trường sẽ có thông báo tới sinh
viên hoặc thông báo trên trang trực tuyến đăng ký tín chỉ về số tín chỉ tối thiểu và tối
đa mà sinh viên được phép đăng ký trong kỳ học đó. Nhưng dựa theo khối lượng
chương trình học thì trung bình sinh viên sẽ đăng ký tối đa là 25 tín chỉ cho một kỳ
học và thấp nhất là 14 tín chỉ.
Bên cạnh đó, trong mỗi năm học sẽ có thêm 1 học kỳ hè để sinh viên có thể học
vượt tín chỉ. Hoặc học lại nếu có thành tích chưa tốt.
Vì thế trung bình một năm học có 2 học kỳ, sinh viên học theo đúng chương trình
mà nhà trường đề ra không học nhanh thì có thể sẽ dao động từ 35 - 38 tín chỉ cho
một năm học. Đây là con số chưa xét tính đến trường hợp các em học thêm, học vượt chương trình.
II. Điểm tích lũy là gì?
Đơn giản thôi điểm tích lũy là điểm trung bình chung tất cả các môn học trong cả
khóa học của mình. Thích gọi thế cho mới thôi chứ cũng tương tự như điểm trung
bình cả năm của các bạn khi còn học sinh đấy.
Điểm tích lũy là số điểm được chia trung bình cho những môn mà bạn đã học, thông
thường điểm này dùng để xét bằng, xét học lực cho bạn khi ra trường. Khi các bạn
xem bảng điểm trên trang web của trường thì sẽ thấy điểm tích lũy được ghi ở phía
cuối danh sách môn học đã hoàn thành.
III. Cách tính điểm và xếp loại học lực đại học mới nhất 2024
Bao nhiêu điểm là qua môn? Cách tính điểm qua môn đại học 2024, cách tính
điểm trung bình học kỳ đại học, cách tính điểm học phần, tính điểm trung bình môn
đại học,... bạn đọc thực hiện theo quy định và hướng dẫn sau:
Cách tính điểm và xếp loại học lực đại học mới nhất 2024 áp dụng theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.
1. Đánh giá điểm học phần
Tại Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định về cách đánh giá và tính điểm học phần như sau:
Các điểm thành phần tính theo thang điểm 10
Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần,
đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh
giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10.
Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần
được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.
Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến
Với hình thức đánh giá trực tuyến (thi trực tuyến), khi áp dụng phải đảm bảo trung
thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không
quá 50% trọng số điểm học phần.
Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến
với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
- Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;
- Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên
hội đồng và người học;
- Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.
Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0
Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận
điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt
khác và được tính điểm lần đầu.
Cách tính và quy đổi điểm học phần
Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương
ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.
- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
A: từ 8,5 đến 10,0; B: từ 7,0 đến 8,4; C: từ 5,5 đến 6,9; D: từ 4,0 đến 5,4.
- Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.
- Loại không đạt F: dưới 4,0.
- Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào
điểm trung bình học tập:
I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;
X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
2. Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình,
điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây: - A quy đổi thành 4; - B quy đổi thành 3; - C quy đổi thành 2; - D quy đổi thành 1; - F quy đổi thành 0.
Một số trường đại học có thêm hệ điểm số như D+ là 1,5; C+ là 2,5 và B+ là 3,5.
Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính
vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm
trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá
kết quả học tập của sinh viên.
=> Như vậy, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo
thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo
thang điểm 10, sau đó xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi tương ứng ra
điểm thang 4 để tính điểm trung bình học kỳ, cả năm.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 10 cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo
niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học
phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.
3. Cách xếp loại học lực đại học
Tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học quy định, sinh viên được xếp loại học
lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
Theo thang điểm 4:
- Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
- Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
- Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
- Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
- Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu; - Dưới 1,0: Kém.
Theo thang điểm 10:
- Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
- Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
- Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
- Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
- Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu; - Dưới 4,0: Kém.
4. Bao nhiêu điểm thì qua môn?
Đạt được bao nhiêu điểm trong một môn học hoặc 1 tín chỉ học phần để qua môn là
một vấn đề được nhiều bạn sinh viên quan tâm. Tuỳ thuộc vào trường đại học mà
bạn nhập học, sẽ có các tính điểm khác nhau. Nhưng xét chung, thì mức độ đánh
giá điểm học phần, tín chỉ của sinh viên cũng tương đối giống nhau.
Khi sinh viên học theo tín chỉ, điểm đánh giá của môn học đó, dựa vào điểm tích luỹ
của môn học bao gồm: điểm chuyên cần, điểm thực hành, bài tập, điểm thi,… Từ
đây quy đổi sang thang điểm 4 hoặc 10 để xác định việc sinh viên đó đã đạt điểm
qua môn, qua tín chỉ hay chưa.
Hiện nay, thông thường các trường sẽ quy điểm trung bình môn hệ 4 và điểm chữ.
Điểm trung bình tích lũy từ điểm D trở lên thì không phải học lại. Những sinh viên
nào có điểm F tức là không qua môn và sẽ phải học lại, thi lại môn đó. Vì thế sẽ căn
cứ vào điểm trên lớp, điểm thi và hệ số tính điểm học kì của từng trường quy định
mà tính toán là đã đạt hay chưa.
Ví dụ: Điểm trên lớp trung bình là 8,0 trường quy định điểm trên lớp được tính 40%,
điểm thi tính 60%. Điểm số không bị tính F là đạt 4.0 điểm trung bình môn học.
Cách tính: 4 - (8 x 40%) = 4 - 3,2 = 0,8 / 60% = 1,333 Khi đi thi chỉ cần đạt 1,5 điểm là đã qua môn.
IV. Cách tính điểm tính điểm theo tín chỉ đại học
Cách tính điểm trung bình tích lũy, Tính điểm tích lũy hệ 4, Cách tính điểm học phần,
Cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ chi tiết dưới đây:
1. Cách tính điểm trung bình tích lũy hệ 4
Ví dụ có bảng điểm sau: Môn học Số tín Điểm hệ Tính chỉ 4 Môn 1 - 3 4 3x4 HK1 =12 Môn 2 - 4 3 4x3 HK1 =12 Môn 3 - 1 2 1x2 =2 HK2 Cộng 8 TC 26
=> Điểm trung bình tích lũy: 26/8 = 3.25
Điểm trung bình tích lũy là: Các học kỳ tiếp theo tính tổng điểm NHÂN VỚI số tín
chỉ từng môn đem CHIA CHO tổng số tín chỉ (tính lại từ học kỳ đâu không tính riêng từng học kỳ)
- Các môn học không tín điểm trung bình là: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng.
2. Cách tính điểm học phần
Quy chế thang điểm và tính điểm được quy định ở các trường sẽ có sự chênh lệch.
Dưới đây là cách tính điểm học phần được áp dụng khá phổ biến trong các trường đại học, cao đẳng.
Điểm học phần = Điểm kiểm tra x 40% + Điểm thi x 60%.
- Ví dụ: Điểm kiểm tra là 7, điểm thi là 8, vậy em được bao nhiêu điểm học phần môn đó?
Điểm học phần = 7 x 0,4 + 8 x 0,6 = 2,8 + 4,8 = 7,6.
Nếu sinh viên bị trừ 0.2 điểm chuyên cần thì lúc này điểm cuối cùng sẽ là: 7,6 - 0,2 = 7,4
3. Cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học hệ 10
Tương tự cách tính điểm trung bình tích lũy hệ 4, cách tính điểm trung bình tích lũy
hệ 10 rất đơn giản. Sau khi biết được điểm số trung bình và số tín chỉ từng môn học,
bạn chỉ cần lấy điểm trung bình nhân với số tín chỉ, cộng tổng các môn lại và chia
cho tổng số tín chỉ là ra điểm trung bình tích lũy của cả học kì (hoặc cả năm học). Ví dụ như sau: Môn Số tín Điểm hệ Tính học chỉ 10 Môn A 2 8.0 2 x 8.0 = 16.0 Môn B 2 7.6 2 x 7.6 = 15.2 Môn C 3 8.5 3 x 8.5 = 25.5 Môn D 3 7.0 3 x 7.0 = 21.0 Tổng: 10 77.7
Điểm trung bình tích lũy = 77.7 / 10 = 7.77
=> Như vậy, trong trường hợp ví dụ này, 7.77 là điểm trung bình tích lũy hệ 10 cho 4
môn học A, B, C, D. Nếu số lượng môn học nhiều hơn thì vẫn sẽ tính theo cách này.
Hiện nay, đại đa số các trường đại học đều có bảng tính điểm online, tự động tính
chính xác điểm trung bình tích lũy học kỳ hoặc cả năm cho sinh viên. Tuy nhiên, các
bạn sinh viên vẫn nên nắm được cách tính điểm để có thể tự ước lượng điểm số và
lên kế hoạch, mục tiêu cải thiện điểm số, nâng cao kết quả học tập và xếp loại tốt nghiệp.
4. Cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ
Thông thường kết thúc mỗi năm học, bộ phận công tác sinh viên sẽ tổng kết điểm và
quy thành điểm trung bình tích lũy của năm học đó. Khi sinh viên hoàn thành xong
chương trình đào tạo đại học tức đã tích lũy đủ tín chỉ. Có nhiều trường hợp 3 năm,
4 năm hoặc 5 năm thì hoàn thành chương trình học đại học.
Điểm tốt nghiệp đại học sẽ được tính theo trung bình năm học hoặc trung bình điểm
tích lũy các kỳ và quy thành hệ 4. Ví dụ:
- Điểm tích lũy trung bình năm nhất: 3.5
- Điểm tích lũy trung bình năm hai: 3.0
- Điểm tích lũy trung bình năm ba: 2.8
- Điểm tích lũy trung bình năm tư: 3.0
Thì điểm tốt nghiệp đại học là: (3.5 + 3.0 + 2.8 + 3.0) : 4 = 3.08
Với số điểm này, bạn sẽ xếp loại học lực khá và tốt nghiệp với bằng khá.
V. Bảng quy đổi điểm hệ 10 sang hệ 4
Dựa trên căn cứ tại Khoản 3 và 4 Điều 9 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về
đánh giá và tính điểm học phần. Ta có bảng quy đổi thang điểm 10 sang thang điểm 4 và ngược lại như sau: Điểm hệ Điểm hệ 4 Điểm Xếp loại 10 (GPA) chữ 8.5 - 10 4.0 A Giỏi Đạt 8.0 - 8.4 3.5 B+ Khá giỏi 7.0 - 7.9 3 B Khá 6.5 - 6.9 2.5 C+ Trung bình khá 5.5 - 6.4 2 C Trung bình 5.5 - 6.4 1.5 D+ Trung bình yếu 4.0 - 4.9 1 D Yếu <4.0 0 F Kém Không đạt
Ngoài ra, một số trường sẽ có thêm có mức xếp loại Xuất sắc dành cho sinh viên như sau: Điểm hệ Điểm hệ 4 Điểm Xếp loại 10 (GPA) chữ 9.5 - 10 4.0 A+ Xuất sắc Đạt 8.5 - 9.4 3.7 A Giỏi 8.0 - 8.4 3.5 B+ Khá giỏi 7.0 - 7.9 3 B Khá 6.5 - 6.9 2.5 C+ Trung bình khá 5.5 - 6.4 2 C Trung bình 5.5 - 6.4 1.5 D+ Trung bình yếu 4.0 - 4.9 1 D Yếu <4.0 0 F Kém Không đạt
VI. Cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ
1. Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 10
Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam quy định cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ
phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần. Tất cả sẽ được
chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân.
Phần điểm học phần là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá bộ phận của học phần
đó nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần của các môn sẽ được làm tròn đến
một chữ số thập phân và được thành điểm chữ từ A đến D như sau:
● Điểm A là từ (8.0 – 10) : Giỏi
● Điểm B là từ (6.5 – 7.9) : Khá
● Điểm C là từ (5.0 – 6,4) : Trung bình
● Điểm D là từ (3.5 – 4,9) : Yếu.
Ở một số trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam còn xét thêm các mức điểm B+ C+
D+. Do đó việc xếp loại học lực đại học theo tín chỉ được đánh giá như sau:
● Điểm A là từ A (8.5- 10): Giỏi
● Điểm A là từ B+ (8.0 – 8.4): Khá giỏi
● Điểm A là từ B (7.0 – 7.9): Khá
● Điểm A là từ C+ (6.5 – 6.9): Trung bình khá
● Điểm A là từ C (5.5 – 6,4): Trung bình
● Điểm A là từ D+ (5.0 – 5.4): Trung bình yếu
● Điểm A là từ D (4.0 – 4.9): Yếu
● Quy điểm phần loại không đạt: F (dưới 4.0) Kém.
Những sinh viên đạt điểm D ở các học phần nào thì sẽ được học cải thiện điểm của
học phần đó. Nếu sinh viên có học phần bị điểm F thì phải đăng ký học lại từ đầu
theo quy định của nhà trường. Đây là cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ theo
thang điểm 10. Còn cách tính điểm xếp loại theo thang điểm 4 sẽ ra sao?
2. Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 4
Để có thể tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của
mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Thì tương ứng với mỗi mức điểm chữ của mỗi
học phần sẽ được quy đổi qua điểm số như sau: ● A tương ứng với 4 ● B+ tương ứng với 3.5 ● B tương ứng với 3 ● C+ tương ứng với 2.5
● Điểm C tương ứng với 2 ● D+ tương ứng với 1.5 ● D tương ứng với 1
● Điểm F tương ứng với 0
Như vậy, hạng tốt nghiệp sẽ được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của
toàn khoá học của sinh viên ở trường như sau:
● Đối với loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00
● Loại giỏi: Số điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59
● Đối với loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19
● Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
Tuy nhiên, phần thứ hạng xếp loại học lực đại học theo tín chỉ của những sinh viên
có kết quả học tập toàn khóa trong diện loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức.
Nếu ở trong các trường hợp dưới đây:
Có khối lượng của các học phần phải thi lại (Ở điểm F) vượt quá 5% so với tổng số
tín chỉ quy định cho toàn chương trình học của mỗi sinh viên. Sinh viên đã bị kỷ luật
từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học. Bởi vậy, để đạt được bằng loại xuất sắc
và giỏi bạn cần phải lưu ý nhé!
VII. Cách tính điểm A B C D đại học dành cho sinh viên
1. Thang điểm A B C D là gì?
Thang điểm A B C D là thang điểm chữ được sử dụng ở nhiều trường đại học trên
thế giới. Đây là cách đánh giá học phần theo hệ thống tín chỉ của cả một quá trình
học, gồm điểm thành phần trong quá trình học môn học và điểm thi cuối kỳ. Điểm thi
cuối kỳ chỉ chiếm khoảng 30 đến 50% tỷ trọng điểm. Điều này đặt ra yêu cầu buộc
sinh viên phải nghiêm túc học tập trong suốt quá trình học phần, chứ không chỉ chờ
đến lúc gần thi mới học. Do đó, nếu điểm thành phần không đạt, sinh viên phải học lại từ đầu.
2. Cách tính điểm theo thang điểm A B C D
Cách tính điểm theo thang điểm chữ A B C D được quy đổi như sau: ● A (8.5 - 10) Giỏi ● B (7.0 - 8.4) Khá ● C (5.5 - 6,9) Trung bình ● D (4.0 - 5,4) Yếu ● F (dưới 4.0) Kém
Tùy vào mỗi trường đại học sẽ có thêm mức điểm A+, B+, C+ cho từng học phần.
Do đó loại đạt được đánh giá như sau: ● A (8.5- 10) Giỏi ● B+ (8.0 - 8.4) Khá giỏi ● B (7.0 - 7.9) Khá
● C+ (6.5 - 6.9) Trung bình khá ● C (5.5 - 6,4) Trung bình
● D+ (5.0 - 5.4) Trung bình yếu ● D (4.0 - 4.9) Yếu ● F (dưới 4.0) Kém
VIII. Bao nhiêu điểm thì qua môn ở Đại học?
Điểm qua môn ở Đại học không phải là một con số cố định áp dụng cho tất cả các
trường đại học, các ngành học và các học kỳ.
Thông thường, điểm học phần môn học sẽ được tính từ tổng các điểm thành phần
nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.
Dựa trên quy đổi điểm học phần theo thang điểm 4 thì nếu sinh viên được điểm 0,
tức là sinh viên sẽ xếp loại ở mức F - Không đạt và không thể qua môn học.
Tương tự, quy đổi điểm học phần theo thang điểm 10 thì sinh viên nếu có mức điểm
dưới 4,0 hoặc dưới 3,5 (tùy quy định của từng trường) thì tức là xếp loại Yếu hoặc
Trung bình, sinh viên cũng không đủ điều kiện để qua môn.
Do đó, để qua một môn học, các bạn sinh viên cần đạt điểm trung bình chung của
môn từ 4.0 trở lên (theo thang điểm 10) và từ 1.0 - xếp loại D trở lên (theo thang điểm 4).
Lưu ý: Mỗi trường đại học, mỗi khoa và thậm chí mỗi môn học có thể có những quy
định riêng về thang điểm, cách tính điểm và xếp loại. Vì vậy, bạn nên tham khảo kỹ
quy chế đào tạo của trường và của khoa mình học để nắm rõ. Hoặc có thể hỏi giảng
viên giảng dạy bộ môn, các thầy cô sẽ là người tư vấn chính xác nhất về yêu cầu
điểm qua môn của từng môn học.
IX. Sinh viên có điểm trung bình bao nhiêu thì bị buộc thôi học?
Thực tế, có nhiều sinh viên ở các trường đại hoc bị buộc thôi học do không đạt điểm
trung bình năm học hoặc không đạt điểm trung bình tích lũy theo quy định và vượt
quá số tín chỉ nợ đọng.
Căn cứ Điều 11 và Điều 12 Quy chế đào tạo tình độ đại học ban hành kèm theo
Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên bị buộc thôi học trong trường hợp:
● Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa vượt quá 16 tín chỉ.
● Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8.
● Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học
và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi.
● Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định
=> Như vậy, các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất cần lưu ý cách tính
điểm và làm quen dần với phương pháp học ở bậc đại học, phân bổ thời gian học
hợp lý để theo kịp chương trình. Chỉ cần ngay năm nhất, điểm trung bình năm học
của bạn dưới 0,8 thì bạn sẽ bị đuổi học.
X. Sinh viên có điểm trung bình học tập bao nhiêu thì được tốt nghiệp?
Theo Khoản 1 Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, quy định như sau:
Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo
yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không
đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập. ...
=> Như vậy, sinh viên cần đạt điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học (4 hoặc 5
năm học) đạt từ trung bình trở lên mới đủ điều kiện để được tốt nghiệp. Tức là với
thang điểm 10, sinh viên phải đạt tối thiểu 5,0 điểm trở lên; với thang điểm 4, sinh
viên phải đạt tối thiểu từ 2,0 điểm trở lên để được công nhận tốt nghiệp.
XI. Cách tính điểm học kỳ đại học trong trường học
sinh viên phải học lại, học cải thiện
Trong trường hợp sinh viên phải học lại do chưa đạt điểm số qua môn hoặc học cải
thiện điểm để tăng điểm số thì việc tính điểm trung bình tích lũy của cả hệ 4 và hệ
10 đều sẽ được tính lại theo điểm trung bình mới của môn học mà các bạn học lại,
học cải thiện. Nghĩa là cách tính điểm trung bình tích lũy cả kỳ học hoặc năm học
vẫn sẽ như Mục IV bài viết này, điểm số chỉ thay đổi do bạn đã học lại hoặc học cải thiện.
Ví dụ: Trong học kì 1, bảng điểm của bạn sau khi học lại, học cải thiện như sau: Môn Điểm
Điểm lần 2 (điểm thi lại/học Tính Tín học lần 1
lại/học cải thiện) chỉ Môn A 3 4.3 7.8 3 x 7.8 = 23.4 Môn B 4 8.5 4 x 8.5 = 34 Môn C 2 7.6 2 x 7.6 = 15.2 Môn D 3 3.5 8.0 3 x 8.0 = 24.0 Tổng: 12 23.4 + 34 + 15.2 + 24 = 96.6
Điểm trung bình tích lũy sau khi học lại/học cải thiện = 96.6 / 12 = 8.05
XII. Sinh viên được học lại tối đa bao nhiêu tín chỉ?
Chương trình học đại học có rất nhiều môn học khó khiến sinh viên phải học lại, học
cải thiện là điều bình thường. Tuy nhiên, nhiều sinh viên lo lắng, sinh viên được học
lại tối đa bao nhiêu tín chỉ để không bị hạ bằng tốt nghiệp, không ảnh hưởng đến
điểm số hoặc thậm chí không được tốt nghiệp.
Việc sinh viên được học lại tối đa bao nhiêu tín chỉ phụ thuộc vào quy định của từng
trường học, không có quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật chung nên
sinh viên không cần lo lắng về vấn đề học lại quá nhiều sẽ không được tốt nghiệp.
Với quy định hạ bằng tốt nghiệp, thông thường các trường sẽ có quy định, nếu sinh
viên học lại quá 5-10% số lượng tín chỉ của chương trình học thì sẽ bị hạ bằng tốt
nghiệp từ xuất sắc xuống giỏi, từ giỏi xuống khá.
XIII. Bao nhiêu tín chỉ mới được ra trường?
Căn cứ tại Khoản 2 và 3 Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về khối
lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của
Khung trình độ quốc gia Việt Nam cụ thể như sau:
Sinh viên theo chương trình đào tạo đại học cần tích lũy tối thiểu 120 tín chỉ (cộng
với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh) mới được ra trường.
Ngoài ra nếu theo học chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 thì
cần tối thiểu 150 tín chỉ (cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc
phòng-an ninh) hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng
nhóm ngành mới đủ điều kiện ra trường.
Bên cạnh đó, nếu theo học chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín
chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín
chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.
XIV. Đại học 1 năm bao nhiêu tín chỉ?
Hiện nay không có quy định cụ thể về số lượng tín chỉ mà sinh viên phải học trong 1
năm đại học. Tùy theo quy định của mỗi trường đại học, số lượng tín chỉ mà sinh
viên có thể đăng ký trong 1 năm học sẽ khác nhau, điều này được căn cứ dựa trên
thời gian phân bổ, khối lượng kiến thức và chương trình học của mỗi ngành đào tạo.
Nhằm tạo điều kiện học tập phù hợp nhất đối với sinh viên từng ngành.
Trung bình mỗi học kỳ, sinh viên có thể đăng ký trong khoảng 10 đến 30 tín chỉ. Và
trong 1 năm đại học thì sinh viên có thể đăng ký 40 đến 60 tín chỉ.
Lưu ý rằng, có thể có yêu cầu nhất định về số tín chỉ tối thiểu cần đăng ký dành cho
sinh viên muốn đạt được học bổng trong kỳ học tùy từng trường.
Tuy không có quy định cụ thể cần đăng ký bắt buộc bao nhiêu, nhưng thông thường
nếu sinh viên đăng kí càng nhiều tín chỉ (trong mức cho phép) trong một năm học thì
quá trình tích lũy tín chỉ sẽ càng được đẩy nhanh, sinh viên có thể hoàn thành sớm
hơn chương trình đào tạo so với thời gian học thực tế là 4 năm.