-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hướng dẫn viết tiểu luận Triết học Mác- Lenin
Hướng dẫn viết tiểu luận Triết học Mác- Lenin
Triết học Mác- Lenin (TH112) 12 tài liệu
Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 228 tài liệu
Hướng dẫn viết tiểu luận Triết học Mác- Lenin
Hướng dẫn viết tiểu luận Triết học Mác- Lenin
Môn: Triết học Mác- Lenin (TH112) 12 tài liệu
Trường: Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 228 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Preview text:
HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN MÔN NL MLN – P2
Tiểu luận là một bài viết ngắn để trình bày quan điểm, nghiên cứu, phát hiện về
một chủ đề mà người viết tâm đắc, dung lượng 10 -12 trang. Nhiệm vụ của tiểu luận nêu
lên vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện
được, hay nêu ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết.
Một tiểu luận khoa học được trình bày theo những tiêu chuẩn quy định chuẩn về
cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, kiểu chữ, tiêu đề, trình bày lời cảm ơn, ghi
chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo...
I. CÁC YÊU CẦU CỦA TIỂU LUẬN
1. Yêu cầu về nội dung
Tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học sau khi học xong một môn học nào
đó. Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng
hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa
ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới
trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.
2. Yêu cầu về phương pháp
Tiểu luận - công trình khoa học nhỏ. Do vậy cần phải xác định rõ phương pháp
thực hiện tiểu luận bao gồm các phương pháp nghiên cứu của ngành học cùng với các
phương pháp hỗ trợ khác.
3. Yêu cầu về hình thức
Tiểu luận cần được soạn thảo bằng máy tính, trình bày đúng qui cách, bao gồm các điểm chính. 1
+ Trình bày rõ ràng, sáng sủa, văn phong giản dị, trong sáng, sử dụng chính xác
các thuật ngữ chuyên môn, đặc biệt, không được mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp.
+ Bìa: Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa, giữa
trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người
thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung .
+ Trang phụ bìa - bản chụp của bìa trên giấy bình thường
+ Lời cảm ơn (nếu cần) + Mục lục
+ Phần nội dung chính: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận.
Phần này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở mục sau (xem mục II.3).
+ Danh mục tài liệu tham khảo + Phụ lục (nếu cần)
II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIỂU LUẬN
Các bước chính để thực hiện một tiểu luận: xác định đề tài; tập hợp thông tin; lập
đề cương; giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu; hoàn thiện tiểu luận. Tùy theo
điều kiện cụ thể mà có thể phải có thêm bớt các bước.
Bước 1. Xác định đề tài
Trước tiên cần tìm kiếm và lựa chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài có thể do người
hướng dẫn nêu ra nhưng cũng có khi sinh viên phải tự tìm kiếm. Có thể tìm kiếm đề tài
trong chương trình học hoặc trong thực tiễn liên quan tới ngành hoặc môn học.
Cần phải xác định rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài như giới hạn về nội dung, về
mức độ nghiên cứu, đối với một số ngành cũng phải giới hạn về thời gian, không gian của
sự kiện, điều kiện thực hiện... Vì thời gian làm tiểu luận có hạn nên cần chọn những đề 2
tài vừa sức và phải đưa ra những giới hạn phù hợp, đừng nên chọn những đề tài quá khó, quá rộng.
Khi trình bày với giáo viên hướng dẫn, cần phải nói rõ nội dung đề tài, lý do chọn
đề tài, phương pháp nghiên cứu đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là tên
đề tài (tên đề tài ngắn gọn, chính xác với nội dung và giới hạn của đề tài).
Bước 2. Tập hợp thông tin
Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học... được lưu trữ trong
các thư viện hoặc trên Internet.
Các kết quả có được từ các thí nghiệm, thực nghiệm, thực địa, thực tập, điều tra...
Kết quả của việc tập hợp thông tin là một bản danh mục các tài liệu tham khảo,
trong đó các tài liệu được sắp thứ tự theo tên tác giả hoặc tên tài liệu...
Bước 3. Lập đề cương
Đề cương - các nét chính về phương cách giải quyết vấn đề nghiên cứu
được nêu ra. Ở bước này, cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽ gồm bao nhiêu phần,
chương, mục; cách bố trí ra sao, nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì. Tất nhiên đây chỉ là
những dự kiến, sau này có thể cũng thay đổi.
Nội dung tiểu luận gồm các phần chính:
Phần mở đầu Trong phần này cần nói rõ nội dung đề tài nghiên cứu, lý do : chọn,
mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu...
Phần nội dung:
Phần này bao gồm nhiều phần nhỏ: phần thực trạng tình 3
hình và phần các giải pháp. Phần thực trạng tình hình phải phân tích thực trạng,
đánh giá chung về thực trạng và nêu rõ những phần ưu điểm cũng như nhược điểm của
thực trạng tình hình đồng thời rút ra nguyên nhân của những ưu điểm và nhược điểm đó...
Phần giải pháp thì người viết nêu phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu,
chủ trương... trong thời gian tới và đề xuất những giải pháp để phát huy những ưu điểm
và khắc phục những mặt hạn chế...
Đây là nội dung chủ yếu của tiểu luận, thuộc chuyên môn của môn học. Mỗi phần
nhỏ có thể gồm nhiều mục, thể hiện quá trình giải quyết vấn đề nêu trong đề tài, các kết
quả trong quá trình nghiên cứu, các nhận định, đánh giá... Phần này có thể được viết
nhiều lần, sửa chữa, bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu. Đây là phần chủ yếu thể
hiện công sức và trình độ nghiên cứu của người thực hiện tiểu luận.
Phần kết luận : Trong phần này cần tóm tắt quá trình giải quyết vấn đề các
kết quả nghiên cứu. Nêu lên được ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễ n của kết
quả nghiên cứu. Cuối cùng, nêu ra những vấn đề chưa giải quyết được và hướng
phát triển của đề tài.
Bước 4. Giải quyết nội dung nghiên cứu
Đây là bước chiếm nhiều công sức nhất trong quá trình làm tiểu luận. Người thực
hiện tiểu luận cần phải tiến hành:
+ Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra
những nhận xét, đánh giá... cho từng mục trong tiểu luận. Sau đó viết những kết quả
nghiên cứu của mình vào tiểu luận. Trước hết nên viết dưới dạng bản thảo tất cả những
thông tin, những kết quả có được, những ý tưởng đó cú cho đề tài cho dự cũng lộn xộn,
chưa chắc chắn. Trong các bước tiếp theo sẽ sửa chữa, sàng lọc, sắp xếp, hoàn chỉnh lại.
Bước 5. Hoàn thiện tiểu luận 4
Sau khi đã viết được hầu hết nội dung tiểu luận, cần phải đọc lại và hoàn thiện
tiểu luận. Chính trong phần này, việc soạn thảo tiểu luận bằng máy tính sẽ phát huy tác
dụng rất tốt. Với máy tính, ta có thể thêm, bớt, xóa, sửa văn bản tiểu luận một cách hết
sức tự do, có thể chọn các hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ, công thức... rất tiện lợi.
+ Điều chỉnh nội dung và bố cục tiểu luận cho phù hợp với quá trình và kết quả
nghiên cứu, đồng thời khiến các phần được liên kết với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng.
Lược bỏ những phần, những ý chưa thật chắc chắn hoặc quá lan man.
+ Sửa chữa lỗi chính tả, câu văn và ý tứ sao cho tiểu luận được trình bày một cách
chính xác, dễ hiểu và trong sáng.
+ Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh... Nhập danh mục tài liệu tham khảo.
+ Điều chỉnh định dạng các phần của văn bản tiểu luận như các tiêu đề, chú thích,
tham chiếu... Tạo các phần cần thiết cho văn bản tiểu luận như: trang bìa, mục lục.
Đó là các yêu cầu hết sức cần thiết để có một tiểu luận nói chung và tiểu luận
trung cấp lý luận chính trị –hành chính nhằm dạt đến hiệu quả cao.
LỰA CHỌN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
Chọn đúng đề tài nghiên cứu phù hợp là một việc rất khó, có vai trò quyết định đến sự
thành công của một công trình khoa học. Quá trình thực hiện hướng dẫn tiểu luận thời
gian vừa qua, giảng viên hướng dẫn và người thực hiện đề tài nghiên cứu thường gặp khó
khăn trong việc việc xác định vấn đề nghiên cứu, lựa chọn tên đề tài nghiên cứu như thế
nào cho phù hợp với mục tiêu và yêu cầu học tập.
Về lựa chọn đề tài nghiên cứu
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của người nghiên cứu khoa học là lựa chọn đề tài.
Đối với nhà nghiên cứu, các đề tài thường được lựa chọn qua kinh nghiệm và kiến thức
tích lũy được, đặt trong bối cảnh yêu cầu về mặt chuyên môn, quản lí hoặc nhu cầu thực 5
tế của xã hội. Đối với học viên ĐH KTQD, đề tài được lựa chọn thường là những vấn đề
thực tiễn đang đặt ra đối với hoạt động nghiên cứu và quản lý kinh tế.
- Người hướng dẫn giới thiệu một đề tài mà mình đang quan tâm, ưu tiên trong các
nghiên cứu trước mắt: có thể người thầy sẽ có tâm thế sẵn sàng hơn khi hướng dẫn những
đề tài như vậy; người hướng dẫn gợi ý một đề tài được cho là phù hợp, có thể là với khả
năng và điều kiện thực tế; học viên lựa chọn một đề tài trong danh sách các chủ đề nghiên
cứu của người hướng dẫn: ở đó có thể có đủ cả những vấn đề bắt buộc phải nghiên cứu,
những vấn đề ưu tiên, những vấn đề ưa thích, hay chỉ đơn giản là những gợi ý nghiên
cứu; Hiện nay, trong quá trình hướng dẫn viết tiểu luận, thầy giáo hướng dẫn thường
cung cấp cho học viên một bảng danh mục tên đề tài đề họ có thể lựa chọn tên đề tài. -
Học viên lựa chọn một đề tài từ các ý tưởng có sẵn của mình: có thể liên quan đến những
lợi ích, điều kiện thuận tiện trước mắt hoặc khả năng, sở thích nghiên cứu của học viên.
Từ đó học viên và người hướng dẫn có thể trao đổi, thảo luận với nhau, mỗi người đưa ra
những ý tưởng, lí do, đánh giá ưu nhược điểm của mỗi vấn đề… và cuối cùng đi đến một
lựa chọn phù hợp nhất.
Tiêu chí cơ bản cuả một đề tài nghiên cứu -
Có phạm vi giới hạn: vì phạm vi càng hẹp vấn đề sẽ càng được đào sâu, trong khi
một vấn đề có phạm vi rộng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ dàn trải, thiếu tập trung, xử lí các vấn
đề chỉ ở trên bề mặt. -
Có tính thiết thực, giải quyết các vấn đề mà học viên đang trăn trở, tâm huyết, tập
trung giải quyết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình ở các cơ quan, đơn vị, hoặc địa phương. -
Có tính mới và độc đáo: kết quả nghiên cứu phải mang lại một sự tiến bộ nhất
định trong tri thức khoa học, không trùng lặp với những kết quả, công trình đã công bố
trước đó; xử lí vấn đề tương đối trọn vẹn: sao cho kết quả thu được giúp rút ra những kết
luận rõ ràng, góp phần giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu đã đặt ra (thể hiện qua tên đề tài). -
Thể hiện bằng một bản báo cáo kết quả nghiên cứu: chặt chẽ trong phương pháp
tiến hành, rõ ràng trong phong cách trình bày và dễ đọc. Tiêu chí của đề tài: 6
(1) Thích đáng: Đây là tiêu chí trung tâm của đề tài nghiên cứu, nó nhằm đánh giá
tínhchất khoa học và logic của đề tài (thường được thể hiện qua phần lý do chọn đề tài).
(2) Đo lường và kiểm chứng. Do lĩnh vực xã hội bao gồm rất nhiều khái niệm trừu tượng
không thể quan sát trực tiếp được. Do đó, để có thể áp thực tế vào các khái niệm ấy,
cần phải cụ thể hóa những khái niệm trừu tượng, nghĩa là phải biến các khái niệm
trừu tượng thành những công thức có thể đo đếm được. Kết hợp tốt phương pháp
nghiên cứu định lượng và định tính trong nghiên cứu khoa học xã hội.
(3) Đạo đức. Vì sứ mệnh của khoa học là phục vụ nhân loại và phục vụ đời sống con
người nên các công trình khoa học là nhằm phục vụ cho con người, giúp nhân loại tiến bộ. (4) Khả thi: + Quy mô đề tài.
+ Quỹ thời gian có phù hợp không?
+ Kinh phí cho phép thực hiện đề tài không?
+ Địa bàn khảo sát đề tài có dễ tiếp cận không?
+ Phương tiện có dễ kiếm chứng không? Đặt tên đề tài
Đặt tên đề tài là vấn đề khó, thường gây ra những tranh luận trong quá trình xét
duyệt và chấm tiểu luận tốt nghiệp. Tên đề tài, ít nhất phải đảm bảo được hai tiêu chí sau đây:
(1) Do nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh một cách cô đọng
nhất trong tiêu đề của nó, cho nên tên của đề tài cần có tính đơn nghĩa, khúc chiết,
rõ ràng, không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.
(1) Tên đề tài phải thống nhất với mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và nội dung
nghiên cứu đã được xác định và trình bày trong tiểu luận.
Trên cơ sở xác định các tiêu chí định hướng cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, đa
dạng hóa các nội dung hướng dẫn tiểu luận, khuyến khích học viên lựa chọn những đề tài 7
mới, có tính phức tạp hơn, chắc chắn trong thời gian việc hướng dẫn tiểu luận sẽ đạt
những kết quả ngày càng cao.
CÁC HƯỜNG ĐỀ TÀI
Chọn 1 trong các hướng đề tài sau:
1. Lý luận Mác – xít về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp CNH - HĐH
đất nước Việt Nam hiện nay
2. Nhận thức luận Mác – xít và sự vận dụng lý luận đó trong sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay
3. Nhận thức luận Mác – xít và sự vận dụng lý luận đó tiến trình học tập của bản thân sinh viên.
4. Lý luận Mác – xít về cách mạng và sự vận dụng trong trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay
5. Lý luận Mác – xít về mâu thuẫn biện chứng và sự vận dụng trong quá trình xây
dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
6. Lý luận Mác – xít về mâu thuẫn biện chứng và sự vận dụng trong quá trình rèn
luyện của bản thân sinh viên.
7. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và sự vận dụng trong hoạt động học tập,
rèn luyện của bản thân sinh viên
8. Quy luật SX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX và sự vận
dụng trong quá trình xây dựng kinh tế ở Việt Nam hiện nay
9. Quan hệ lượng - chất, nhân - quả và thực trạng sinh viên trước xu thế toàn cầu hoá.
10. Lý luận Mác – xít về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và sự vận dụng trong
giải quyết vấn đề việc làm, thất nghiệp của sinh viên đã tốt nghiệp 8