Kế hoạch PR của TPBank | Báo cáo cuối môn PR doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chú ý nhiều hơn  đến việc tạo dựng thương hiệu, uy tín đối với khách hàng, đối tác. Đơn giản bởi khi các giá trị cốt lõi của sản phẩm không chênh lệch nhiều thì thương hiệu là chiếc  chìa khóa tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:

PR doanh nghiệp 1 tài liệu

Thông tin:
48 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Kế hoạch PR của TPBank | Báo cáo cuối môn PR doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chú ý nhiều hơn  đến việc tạo dựng thương hiệu, uy tín đối với khách hàng, đối tác. Đơn giản bởi khi các giá trị cốt lõi của sản phẩm không chênh lệch nhiều thì thương hiệu là chiếc  chìa khóa tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

47 24 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO
BÁO CÁO CUI MÔN
Môn: PR DOANH NGHIP
K HOCH PR CA TPBANK
CÙNG TPBANK - VC LI MÀU XANH SINH THÁI
Hà Nội, 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................4
1. NGHIÊN CỨU...............................................................................................4
2. MỤC TIÊU...................................................................................................16
3. CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU.......................................................................17
4. THÔNG ĐIỆP CHỦ ĐẠO...........................................................................18
5. BIG CONCEPT............................................................................................18
6. CHIẾN LƯỢC & CHIẾN THUẬT..............................................................18
7. TIMELINE & BUDGET..............................................................................29
8. NGÂN SÁCH...............................................................................................31
9. EVALUATION.............................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................35
SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG......................................................................36
BÁO CÁO CÁ NHÂN.......................................................................................39
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chú ý
nhiều hơn đến việc tạo dựng thương hiệu, uy tín đối với khách hàng, đối tác.
Đơn giản bởi khi các giá trị cốt lõi của sản phẩm không chênh lệch nhiều thì
thương hiệu chiếc chìa khóa tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Nói
cách khác, thương hiệu chính thứ tài sản hình của doanh nghiệp trong
đó, ngành quan hệ công chúng đóng vai trò đắc lực trong việc đưa thương hiệu
đến gần hơn với công chúng.
Mark Albion đã từng nói: “Thế nào một doanh nghiệp tốt? Một doanh
nghiệp tốt nâng cao tinh thần con người giúp giảm bớt sự nghèo đói khổ
đau trên hành tinh”. Thuật ngữ trách nhiệm hội của doanh nghiệp (Corporate
Social Responsibility - CSR) đã chính thức xuất hiện cách đây hơn 60 năm.
Dưới góc độ của ngành Quan hệ công chúng, việc truyền thông cho các hoạt
động CSR của doanh nghiệp một phần không thể thiếu để góp phần vào sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp, nâng cao uy tín thương hiệu tăng
cường mối quan hệ gắn kết với cộng đồng.
Trải qua 14 năm xây dựng phát triển, thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa tầm
quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng hội, Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong ( ) quyết định ra mắt chiến dịchTPBank
“Cùng TPBank - Vực lại màu xanh sinh thái” với mục đích kêu gọi mọi
người cùng chung tay khôi phục lại Trái Đất trước những tàn phá do con người
để lại.
NỘI DUNG
1. NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan về TPBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhongBank) được
thành lập vào tháng 05/2008 bởi Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di
động VMS (MobiFone) Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt
Nam (Vinare). TienPhongBank được kế thừa các thế mạnh về công nghệ thông
tin, công nghệ viễn thông di động, tiềm lực tài chính vị thế của các cổ đông
lớn này mang lại. TienPhongBank xác định phát huy các ưu thế này để xây dựng
cho mình một nền tảng bền vững mang đến cho khách hàng cuộc sống tài
chính đơn giản, hiệu quả hơn.
FPT là cổ đông lớn nhất với 16.90% cổ phần, đóng vai trò quan trong việc
hỗ trợ công nghệ kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ thông tin
trong hoạt động của Ngân hàng. Các khách hàng của TienPhongBank cũng được
hưởng lợi khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác của FPT như viễn thông, máy
tính, điện thoại di động, chứng khoán, đầu tư… nhờ các gói dịch vụ trọn gói của
TienPhongBank phối hợp với FPT. Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt
Nam (Vinare) cổ đông lớn thứ 2 của TienPhongBank với số vốn góp 10%.
Vinare góp phần quan trọng cho TienPhongBank về tiềm lực tài chính, hệ thống
đối tác rộng khắp kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản trị tài
chính. Công ty Thông tin di động VMS (MobiFone) cũng cổ đông lớn của
TienPhongBank với số vốn góp 4.76%. VMS (MobiFone) đóng vai trò chiến
lược trong việc hỗ trợ các giải pháp về việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng
thông qua kênh điện thoại di động (Mobile Banking) với chất lượng dịch vụ cao.
Mobile Banking một yếu tố không thể thiếu của một ngân hàng hiện đại
nhằm phục vụ các khách hàng một cách nhanh chóng thuận tiện. Các khách
hàng của MobiFone cũng sẽ được hưởng lợi khi thêm sự lựa chọn trong việc
sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua mạng di động chất lượng cao họ gắn
bó.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Các cột mốc đáng nhớ trong quá trình hình thành phát triển của
TPBank:
Tháng 6 năm 2008, TPBank chính thức được khai trương
Tháng 9 năm 2008, chính thức trở thành công ty đại chúng
Trải qua hơn 10 năm thành lập phát triển, TPBank đã trở thành
ngân hàng vững mạnh tại thị trường Việt Nam với chi nhánh phủ sóng rộng khắp
cả nước, liên kết với gần 300 ngân hàng trên thế giới ngân hàng nổi bật
trong lĩnh vực công nghệ số (ngân hàng số).
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam
với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến
góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
Sứ mệnh:
- TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng
và Đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao.
- TPBank tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả bền
vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.
- TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên cuộc sống đầy
đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo phát triển sự nghiệp của bản
thân.
- TPBank tổ chức trách nhiệm hội cao, tích cực tham gia các hoạt
động cộng đồng với mục tiêu vì con người và hưng thịnh quốc gia.
Giá trị cốt lõi: 5 giá trị cốt lõi dưới đây là nền tảng để TPBank xây dựng
thương hiệu, xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng, các cổ đông và là điều
kiện cần để TPBank đạt được các mục tiêu chiến lược hiện tại và tương lai:
Liêm chính: Liêm khiết, chính trực, đạo đức nghề nghiệp phẩm giá
hàng đầu với mỗi cán bộ ngân hàng.
Sáng tạo: Mỗi nhân cần đổi mới trong nhận thức, sáng tạo đột phá
trong giải pháp, quyết liệt trong thực hiện nhằm mang lại giá trị đích thực cho
Ngân hàng và Khách hàng.
Cầu tiến: Mỗi nhân phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, phát huy sở
trường, năng lực nội tại, tiềm năng của mỗi nhân đơn vị. Ngân hàng tạo
điều kiện tốt nhất để mỗi cá nhân vươn tới sự hoàn hảo.
Hợp lực: cộng lực, hợp tác, gắn chia sẻ trong công việc, nhận
thức rõ giá trị của các cá nhân nằm trong giá trị của Ngân hàng.
Bền bỉ: kiên định, vững chí vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đi
đến thành công.
1.4. Sản phẩm/Dịch vụ
Sản phẩm thẻ ngân hàng TPbank, bao gồm:
Thẻ tín dụng
Thẻ ghi nợ
- Dịch vụ ngân hàng số TPbank
- Dịch vụ tiết kiệm ngân hàng TPbank
- Dịch vụ cho vay ngân hàng TPBank.
Bên cạnh các sản phẩm/ dịch vụ truyền thống, TPBank luôn nỗ lực mang
lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân
khúc khách hàng trẻ năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến
trình độ quản chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank đã
tập trung đầu để hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những
sản phẩm đột phá như:
- LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7
- Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng
- QuickPay – thanh toán bằng mã QR code
- Ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank…
- Trợ ảo T’aio với trí thông minh nhân tạo AI công nghệ máy
học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói vân
tay…
1.5. Khách hàng
Khách hàng của TPBank gồm khách hàng nhân khách hàng
doanh nghiệp. Trong đó, nhóm khách hàng trẻ trong các thế hệ Y (1980 1990)
thế hệ Z (1995-2015) phân khúc khách hàng TPBank luôn hướng tới.
nhóm khách hàng này đều những người trẻ, năng động. Họ khả năng
tiếp thu nhanh các nền tảng công nghệ và mức độ lan truyền thông tin của thế hệ
này cùng lớn điều này rất phù hợp với mục tiêu phát triển chuyên sâu của
ngân hàng TPBank về ngân hàng số. Bằng chứng trong năm 2020, tổng số
lượng khách hàng của TPBank đã lên 3,6 triệu khách đa phần là các khách hàng
của hệ thống LiveBank.
1.6. SWOT
Điểm mạnh Cơ hội
- Chủ động trong việc thiết kế các sản
phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
như Livebank, Mobile banking eBank,
các gói kích thích cho vay
- Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân
hàng: luôn ưu tiên phát triển các công cụ
hỗ trợ việc vận hành thẻ cũng như nghiên
cứu những sản phẩm công nghệ cao.
- Trình độ dân trí ngày càng cao dần
hình thành thói quen mua sắm thanh
toán trực tuyến
- Môi trường công nghệ: nền tảng công
nghệ Việt Nam nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển thanh toán trên di
động
Điểm yếu Thách thức
- Hệ thống mạng lưới mỏng: 92 chi
nhánh/phòng giao dịch 336 NH tự
động Livebank, giới hạn khả năng tiếp
cận khách hàng.
- Môi trường pháp lý: Chính phủ mới
quyết định quy định về các hoạt
động phát hành thanh toán thẻ trả
trước quốc tế phi vật lý, đòi hỏi các
ngân hàng phát hành cần đầu thời
gian nghiên cứu chỉnh sửa quy định
sản phẩm cho phù hợp.
- Quản trị rủi ro thẻ: Mặc thẻ
TPBank eMoney MasterCard ứng dụng
các công nghệ hiện đại để nâng cao tính
an toàn nhưng tội phạm công nghệ cao,
tội phạm rửa tiền cũng ngày càng phát
triển nên vấn đề quản trị rủi ro thẻ gặp
tương đối khó khăn.
1.7. Hoạt động truyền thông
1.7.1. Hoạt động quan hệ công chúng
PR được xem thế mạnh tuyệt đối của TPBank. Với đội ngũ nhân sự
đông đảo, được đào tạo nghiệp vụ báo chí chuyên sâu, trong nhiều năm qua,
TPBank đã hình thành một quy trình PR khép kín bao gồm cả truyền thông đối
nội và đối ngoại.
Về mặt đối nội, bên cạnh website được xếp hạng uy tín, các công cụ còn
lại bao gồm tờ Thông tin TPBank email nội bộ được khai 49 thác dưới nhiều
hình thức đa dạng phong phú, góp phần định hình văn hóa doanh nghiệp đối
với mỗi cán bộ TPBank. Các thông tin được cập nhật thường xuyên cùng hình
thức trình bày mới lạ, trẻ trung, thể hiện những biến chuyển tích cực, không
ngừng ấn tượng của TPBank góp phần tạo nên sự gắn kết của hơn 9.000 cán
bộ, nhân viên với công ty.
Về mặt PR đối ngoại, TPBank luôn tự hào đơn vị tương tác tích cực
nhất với giới truyền thông, trong đó thông tin được truyền tải trên nguyên tắc
“Nhanh chóng – Trung thực – Khách quan”. Hiện nay, TPBank đã thiết lập quan
hệ thông tin đa chiều với hơn 150 quan báo chí truyền thông hàng đầu trong
cả nước.
Ngân hàng Tiên Phong luôn được nhìn nhận một trong những doanh
nghiệp hàng đầu đóng góp cho các hoạt động chung của hội. Hầu hết các sự
kiện lớn của đất nước đều được sự tham gia ủng hộ cả về tài chính cũng như con
người của TPBank. Tất cả các chương trình, sự kiện trên đều thực hiện trên môi
trường offline được đăng tải, đưa tin trên các kênh truyền thông của TPBank
cũng như các trang báo điện tử. Cụ thể, Công đoàn TPBank đã thành lập Quỹ từ
thiện mang tên “Heart in Hands”, thường xuyên thực hiện các hoạt động tình
nguyện cứu trợ, về nguồn lực mang tính tổ chức hiệu quả cao. Bên cạnh đó,
một số hoạt động CSR nổi bật có thể kể đến như:
- 11/2019: Tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo 3 miền Bắc - Trung -
Nam
- 05/2021: TPBank đóng góp 10 tỷ đồng vào chương trình vaccine phòng
COVID-19 của chính phủ
- 08/2021: TPBank tặng 1 máy thở đặc dụng cao cấp OXYLOG VE300,
1000 khẩu trang và trang thiết bị vật tư thiết yếu cho bệnh viện phổi trung
ương.
TPBank ủng hộ 5 tỷ đồng phòng chống COVID-19
1.7.2. Chiến dịch LiveBank – “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay”
Một trong những chiến dịch truyền thông thành công nhất của TPBank có thể
kể đến Chiến dịch LiveBank – “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay”.
Chiến dịch được thực hiện với mục tiêu:
- Củng cố định vị “Ngân hàng Số hàng đầu” tại Việt Nam
- Tăng lượng khách hàng m sử dụng các sản phẩm dịch vụ đột phát
như LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, QuickPay, Savy …, đặc
biệt nhóm khách hàng trẻ năng động quan tâm tới các dịch vụ ngân
hàng tiện lợi, nhanh chóng và nhiều lợi ích.
Chiến dịch triển khai hoạt động trên nhiều kênh truyền thông, cụ thể:
Mạng xã hội:
Chiến dịch được khởi động bằng ra mắt trên kênh YouTube của SơnTCV
Tùng M-TP vào ngày 08/08/2020. TVC nhanh chóng nhận được phản hồi tích
cực không chỉ từ cộng đồng fan của nam ca còn nhận được sự quan tâm
rất lớn từ phía khách hàng.
Tại đây, TPBank đã chi hơn 30% ngân sách để truyền thông về chiến dịch
trên các nền tảng social khác với những nội dung trendy, sáng tạo để khán giả trẻ
dễ dàng tiếp cận.
Ngoài ra, TPBank cũng dành tới 60% ngân sách cho các dịch vụ trả phí
trên Facebook Google Display Network để tối ưu mức độ hiển thị về công
nghệ mới này.
TPBank lần đầu xuất hiện trên kênh Youtube của Sơn Tùng M-TP
OOH:
TPBank thực hiện thêm các hoạt động quảng cáo offline: Banner, trình
chiếu video tại LCD/Digital frame tại các khu văn phòng, trung tâm thương mại,
chung cư, sân bay,…
Quảng cáo của TPBank tại sân bay
Event:
TPBank khuếch tán độ phủ mạnh mẽ hơn với Đêm Đại nhạc hội TPBank
Musicology ‘Beyond The Future’, Light Up, Đêm Nghệ thuật kỷ niệm 25 năm
thành lập,... thể thấy, Đại nhạc hội sự hòa quyện tuyệt vời giữa Âm nhạc
và Công nghệ, nhằm khẳng định vị thế ngân hàng số hàng đầu của mình.
TPBank tại Đêm Đại nhạc hội TPBank Musicology ‘Beyond The Future’
Báo chí:
Trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch, số lượng bài báo PR của TPBank
được xuất bản liên tục trên các trang báo điện tử. Đầu báo chủ đề được phân
chia theo hai nhóm đối tượng độc giả chính:
- Nhóm khách hàng trẻ: Yeah1, Kenh14, SaoStar, Zing News
- Nhóm các nhà đầu tư, kinh doanh: CafeF, VnExpress, VTC
Tựu chung, đứng trước những thách thức những thay đổi mới trong
công nghệ cũng như trong sự cạnh tranh về sản phẩm mới giữa các ngân hàng,
Ngân hàng Tiên Phong đã những bước đi nhất định trong hoạt động truyền
thông. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông như đã nói ở trên đa phần diễn khá rời
rạc, chưa nhiều sự tập trung cho việc xây dựng các chiến lược, chiến dịch
truyền thông.
1.8 PESTEL
1.8.1 Yếu tố chính trị
Nền chính trị Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế
giới. Đây một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng
nền kinh tế Việt Nam nói chung. Khi các doanh nghiệp phát triển các doanh
nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vốn vào ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc
đẩy ngành Ngân hàng phát triển. Các tập đoàn tài chính nước ngoài đầu vốn
vào ngành Ngân Hàng tại Việt Nam dẫn đến cường độ cạnh tranh trong ngành
Ngân Hàng tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển. Nền
chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy về khủng bố, đình công, bãi công…
Từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tránh
được những rủi ro. Và thông qua đó, sẽ thu hút đầu tư vào các ngành nghề, trong
đó có ngành Ngân hàng.
1.8.2. Yếu tố kinh tế
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, năm 2020, suy giảm
mạnh về tăng trưởng hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, song Việt Nam nằm trong
số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương 2,91% (quý I
tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%); lạm
phát dù cao nhất trong 5 năm qua, song vẫn trong phạm vi của Quốc hội đề ra.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vượt qua “năm Covid-19” một cách
ngoạn mục, với sự hồi phục mạnh mẽ, thanh khoản tăng cao kỷ lục, cùng với đó
là sự tham gia mạnh mẽ của lớp nhà đầu tư mới.
Cả nước 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng thành lập, giảm 2,3% so
với năm 2019, nhưng vốn đăng nh quân một doanh nghiệp đạt 16,6 tỷ
đồng, tăng 32,3%.
Cộng hưởng tất cả các nhân tố trên cho thấy, trong năm 2021, nền kinh tế
nước ta sẽ giữ được sự ổn định trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Ngành Ngân hàng nói chung các ngân hàng thương mại nói riêng stiếp tục
đóng vai trò là “vận động viên” tiếp sức cho doanh nghiệp và cá nhân khôi phục
sản xuất kinh doanh trước tác động của đại dịch Covid-19.
1.8.3. Yếu tố văn hóa - xã hội
Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống
người dân ngày càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc
thanh toán qua ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng
cung cấp ngày càng tăng. Tâm của người Việt Nam luôn biến động không
ngừng theo những quy luật do sự biến động trên thị trường mang lại. Ví dụ: Khi
tình hình kinh tế lạm phát, người dân chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng,…
Hiện nay, độ đô thị hóa cao cùng với cấu dân số trẻ khiến cho nhu cầu sử
dụng các dịch vụ tiện ích do Ngân hàng mang lại gia tăng đáng kể.
1.8.4. Yếu tố công nghệ
Việt Nam ngày càng bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới, do đó hệ
thống kỹ thuật công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cấp
trang bị hiện đại. Với xu thế hội nhập thế giới, ngày càng nhiều nhà đầu
bước vào thị trường Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài chiếm ưu thế hơn các
ngân hàng trong nước về mặt công nghệ, do đó, để thể cạnh tranh, các ngân
hàng trong nước phải không ngừng phát triển ứng dụng các công nghệ một
cách nhanh chóng, hiệu quả. Sự thay đổi công nghệ đã, đang sẽ tiếp tục tác
động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi công nghệ càng
cao thì càng cho phép ngân hàng đổi mới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ,
các cách thức phân phối, và đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như:
dịch vụ Ngân hàng trực tuyến, dịch vụ Ngân hàng qua tin nhắn di động… Điều
này sẽ giúp cho các ngân hàng giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động
và tăng thêm sự trung thành ở khách hàng của mình.
1.8.5. Yếu tố môi trường
Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn chung của cả nhân loại.
Riêng Việt Nam, thực trạng ô nhiễm môi trường đang mức báo động được
thể hiện cụ thể như sau: nguồn đất bị ô nhiễm và trở nên cằn cỗi, thiếu chất dinh
dưỡng, không thích hợp cho cây trồng; môi trường không khí bị ô nhiễm gây ra
mưa axit; khói bụi che chắn; tăng hiệu ứng nhà kính. Trong đó, ô nhiễm nguồn
nước vấn đề nghiêm trọng nhất tại nước ta hiện nay, đang hủy diệt các sinh
vật sống trong nước.
Dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 01/2020 đến
nay, tổng số ca mắc Covid-19 là 2.448 ca (tính đến ngày 1/3/2021). Covid-19 tác
động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội: Cầu của nền kinh tế (tiêu dùng,
đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất tăng
trưởng của nền kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay
chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất. Đối với yếu tố cung,
đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động.
Như vậy, với những ảnh hưởng của môi trường tác động của đại dịch
Covid-19 đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần điều chỉnh lại các chỉ tiêu hoạt
động của mình, nghiên cứu phát triển các sản phẩm cho vay trong lĩnh vực năng
lượng xanh, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong giao dịch, đồng
thời, áp dụng chính sách lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cấp hệ thống công
nghệ để tạo thuận lợi trong các giao dịch trực tuyến.
1.8.6. Yếu tố pháp luật
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật
pháp. Các hoạt động của ngành Ngân hàng được điều chỉnh một cách chặt của
Ngân hàng Nhà Nước, chịu sự chi phối của các văn bản luật dưới luật trong
ngành như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân Hàng, Các Nghị định, Thông
tư có liên quan để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh đa dạng và liên tục thay đổi
nhằm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các tổ chức tín dụng.
1.9. Đối thủ cạnh tranh
Agribank - Ngân hàng Nông Nghiệp Phát triển nông thôn Việt
Nam:
Đây là ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam (theo đánh giá của UNDP). Mạng
lưới của Agribank cũng là mạng lưới lớn nhất trong cả nước. Sứ mệnh hoạt động
của ngân hàng này đã nằm ngay trong tên gọi của nó: “Nông nghiệp phát
triển nông thôn”. Song song với sứ mệnh của mình, Agribank luôn tích cực triển
khai rất nhiều chương trình, hoạt động hội từ thiện giàu ý nghĩa nhân văn,
đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới cộng đồng. Một vài hoạt động trong số đó
thể kể đến như tham gia đầu các chương trình trọng điểm, chương trình lớn
của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn; triển khai chương trình trao tặng tủ sách, thiết bị học tập “Thêm con chữ,
bớt đói nghèo” tại 30 địa phương trên cả nước với tổng kinh phí 4,5 tỷ đồng
trong năm 2020;...
VietinBank - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam:
Trải qua 25 năm xây dựng phát triển, Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam (VietinBank) ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam , nắm giữ
vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên
cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, VietinBank còn một trong
những đơn vị tích cực nhất, đi đầu trong công tác hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo
trên hầu hết 63 tỉnh, thành cả nước. Với những thành tích đóng góp tích cực
trong công tác an sinh xã hội đền ơn đáp nghĩa, VietinBank đã vinh dự được
đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất về thành tích “đền ơn, đáp nghĩa”,
cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng”, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
Bộ LĐTB&XH; Bộ y tế, Bộ Giáo dục và nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận sự đóng
góp hiệu quả của VietinBank đối với địa phương trong công tác hỗ trợ an sinh
xã hội.
Vietcombank - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam một trong những ngân hàng
hàng đầu tại Việt Nam ngân hàng đầu tiên thuộc hệ thống các NHTM Nhà
nước. Với lợi thế về cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm và đặc biệt là sự hỗ trợ của Nhà
Nước, Vietcombank đã nhanh chóng vươn lên trở thành ngân hàng hàng đầu
trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Hướng tới mục tiêu xuyên suốt trở
thành một ngân hàng xanh, phát triển bền vững cộng đồng, hoạt động an sinh
hội, Vietcombank đã không ngừng đẩy mạnh các chương trình thiết thực, ý
nghĩa, được triển khai trên quy lớn. Chỉ tính riêng năm 2020, ngân hàng đã
đóng góp trên 386,5 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội, trong đó, giáo dục và y
tế hai lĩnh vực trọng điểm với số tiền đóng góp trị giá lần lượt hơn 159 tỷ
đồng và hơn 20 tỷ đồng.
2. MỤC TIÊU
2.1. Brand Objectives
- Củng cố hình ảnh một doanh nghiệp hàng đầu trong thực hiện trách nhiệm
với xã hội
- Khẳng định vị thế ngân hàng số 1 tại Việt Nam: TPBank luôn tiên phong
trong các xu hướng sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang bản sắc riêng
đậm nét.
2.2. Communication Objectives
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công chúng mục tiêu về vấn đề bảo
vệ môi trường
- 1.500.000 người (18 - 25 tuổi) tiếp cận chiến dịch
- 1.000.000 người tham gia thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của
chiến dịch
- 600.000 người quan tâm và thảo luận về chiến dịch.
3. CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU
ĐẶC ĐIỂM CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU
Nhân khẩu học - Độ tuổi: 18 - 25
- Nơi sinh sống: Các thành phố lớn
- Nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên, người đi làm
- Thu nhập: Trung bình 5 triệu/ tháng.
Tâm lý - Quan tâm tới vấn đề môi trường nhưng chưa hành động
cụ thể
- Thích những sáng tạo mới mẻ, ưu việt, đặc biệt trong
công nghệ
- Ưa thích sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian
- Có nhu cầu khẳng định bản thân.
Hành vi - Hạn chế sử dụng các giải pháp gây hại cho môi trường
- Thường ủng hộ các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu bảo vệ
môi trường
- Sẵn sàng chia sẻ các thông tin ích đối với việc bảo vệ
môi trường
4. THÔNG ĐIỆP CHỦ ĐẠO
“Trước những hậu quả do công nghiệp hoá, hiện đại hoá để lại, hãy
nghiêm túc nhìn nhận và có những hành động thiết thực để bảo vệ Trái Đất -
Ngôi nhà của chúng ta.”
Là ngân hàng tiên phong trong chuyển đổi số, TPBank muốn tận dụng thế
mạnh của mình về công nghệ để thay thế các thói quen sinh hoạt hàng ngày với
những thao tác đơn giản nhất, như một giải pháp cho việc bảo vệ môi trường
phát triển bền vững sau này.
5. BIG CONCEPT
“Cùng TPBank - Vực lại màu xanh sinh thái”
Trái Đất còn được biết đến với tên gọi “hành tinh xanh”, nhà của hàng
triệu loài sinh vật, trong đó con người cho đến nay nơi duy nhất
trong trụ được biết đến sự sống. Chúng ta không chỉ biết ơn với vẻ đẹp
mà thiên nhiên ban tặng cho Trái Đất mà chúng ta còn cảm thấy biết ơn vì đây là
nơi nuôi sống chúng ta hàng ngày. Vậy hiện nay, con người đang những
hành động tàn phá chính ngôi nhà của mình. Trái Đất không chỉ dần mất đi vẻ
đẹp vốn còn gánh chịu những hậu quả - trong đó ảnh hưởng đến tính
mệnh của chúng ta con cháu mình sau này. Vì vậy, chiến dịch này được thực
hiện nhằm kêu gọi mọi người cùng nhau khắc phục những hệ quả do chính con
người để lại, cũng là khôi phục “màu xanh” của Trái Đất.
6. CHIẾN LƯỢC & CHIẾN THUẬT
6.1. Strategic alliance (liên minh chiến lược)
Hợp tác thương hiệu chiến lược tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử
dụng để tạo nên các sản phẩm hoặc dịch vụ sở hữu nhiều tên thương hiệu khác
nhau như một phần của liên minh chiến lược (strategic alliance). Hình thức này
còn được gọi quan hệ đối tác thương hiệu, đồng thương hiệu hoặc hợp tác
thương hiệu, bao gồm sự tham gia của ít nhất hai công ty khác nhau.
Hợp tác thương hiệu giúp hai hoặc nhiều thương hiệu nhằm mục tiêu chính như
giành thị phần, tăng nguồn doanh thu nâng cao nhận thức của khách hàng.
Sản phẩm cũng được người dùng tin tưởng hơn bởi được đi kèm với nhiều
thương hiệu khác nhau, đảm bảo độ nhận diện thương hiệu doanh thu cho
doanh nghiệp so với truyền thông riêng lẻ.
TPBank có thể liên kết, hợp tác với các công ty sau:
6.1.1. VinBus – Vingroup
VinBus là thương hiệu vận tải hành khách công cộng thuộc Tập đoàn
Vingroup, được thành lập vào 25/04/2019 với tổng số vốn điều lệ 1000 tỷ đồng.
Xe bus chạy bằng điện của VinBus
VinBus vận hành theo hình phi lợi nhuận, với mục tiêu hàng đầu
góp phần xây dựng nền giao thông công cộng xanh văn minh, hiện đại, giảm
thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn đô thị tại Việt Nam.
Với hy vọng gia tăng nhận thức khuyến khích người dân sử dụng giao
thông công cộng, VinBus luôn nỗ lực nâng cao trải nghiệm của hành khách qua
sự tiện nghi, đẳng cấp, thân thiện, an toàn.
Chiếc VinBus do VinFast sản xuất, có thiết bên ngoài giống xe buýt thông
thường, với điểm nhấn là các đường chỉ xanh thể hiện cho động cơ điện chạy từ
đầu xe tới thân xe. VinBus cho biết giá tương đương xe bus thông thường,
thanh toán bằng tiền mặt, qua app hoặc thanh toán điện tử.
Với mục tiêu chung xây dựng môi trường xanh, việc TPBank liên kết
với VinBus không chỉ gia tăng về lợi nhuận còn quảng bá, nâng cao nhận
thức của người dân về việc giảm thiểu phương tiện gây ô nhiễm, góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
, công ty sẽ đối tác về công nghệ số của Vinbus. BởiVề phía TP Bank
đứng sau TPBank tập đoàn FPT một tập đoàn lớn mạnh về lĩnh vực công
nghệ thông tin. TPBank VinBus sẽ tạo thẻ thông minh dùng công nghệ hiện
đại (nhằm giúp việc thanh toán dịch vụ giao thông công cộng tr nên nhanh
chóng chỉ với một chạm. Sau khi thẻ được đăng thành công nạp tiền,
thể sử dụng thẻ ngay lập tức. Với ưu điểm không cần cầm tiền mặt, khách
hàng thể dễ dàng thanh toán xe bus bằng QR code chỉ với một chiếc điện
thoại cầm tay thông qua ứng dụng VinID ứng dụng TPBank. Tiền sẽ tr
trực tiếp vào số tài khoản khách hàng. Sẽ những ưu đãi cũng như hoạt
động tích điểm đổi lấy cây xanh nếu thanh toán qua ngân hàng của TP Bank. (Ví
dụ: 10 điểm green point thì sẽ đổi lấy được 1 cây xanh sẽ được trồng thực tế).
Về phía Vinbus, mỗi chiếc xe sẽ được dán những tờ áp phích quảng cáo
cho chiến dịch xanh cùng những sản phẩm mới của TPBank.
6.1.2. Công ty đường sắt Hà Nội
| 1/48

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO BÁO CÁO CUỐI MÔN Môn: PR DOANH NGHIỆP KẾ HOẠCH PR CỦA TPBANK
“CÙNG TPBANK - VỰC LẠI MÀU XANH SINH THÁI” Hà Nội, 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................4
1. NGHIÊN CỨU...............................................................................................4
2. MỤC TIÊU...................................................................................................16
3. CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU.......................................................................17
4. THÔNG ĐIỆP CHỦ ĐẠO...........................................................................18
5. BIG CONCEPT............................................................................................18
6. CHIẾN LƯỢC & CHIẾN THUẬT..............................................................18
7. TIMELINE & BUDGET..............................................................................29
8. NGÂN SÁCH...............................................................................................31
9. EVALUATION.............................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................35
SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG......................................................................36
BÁO CÁO CÁ NHÂN.......................................................................................39 MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chú ý
nhiều hơn đến việc tạo dựng thương hiệu, uy tín đối với khách hàng, đối tác.
Đơn giản bởi khi các giá trị cốt lõi của sản phẩm không chênh lệch nhiều thì
thương hiệu là chiếc chìa khóa tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Nói
cách khác, thương hiệu chính là thứ tài sản vô hình của doanh nghiệp mà trong
đó, ngành quan hệ công chúng đóng vai trò đắc lực trong việc đưa thương hiệu
đến gần hơn với công chúng.
Mark Albion đã từng nói: “Thế nào là một doanh nghiệp tốt? Một doanh
nghiệp tốt nâng cao tinh thần con người và giúp giảm bớt sự nghèo đói và khổ
đau trên hành tinh”. Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate
Social Responsibility - CSR) đã chính thức xuất hiện cách đây hơn 60 năm.
Dưới góc độ của ngành Quan hệ công chúng, việc truyền thông cho các hoạt
động CSR của doanh nghiệp là một phần không thể thiếu để góp phần vào sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp, nâng cao uy tín thương hiệu và tăng
cường mối quan hệ gắn kết với cộng đồng.
Trải qua 14 năm xây dựng và phát triển, thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa và tầm
quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội, Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) quyết định ra mắt chiến dịch
“Cùng TPBank - Vực lại màu xanh sinh thái” với mục đích kêu gọi mọi
người cùng chung tay khôi phục lại Trái Đất trước những tàn phá do con người để lại. NỘI DUNG 1. NGHIÊN CỨU 1.1.Tổng quan về TPBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhongBank) được
thành lập vào tháng 05/2008 bởi Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di
động VMS (MobiFone) và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt
Nam (Vinare). TienPhongBank được kế thừa các thế mạnh về công nghệ thông
tin, công nghệ viễn thông di động, tiềm lực tài chính và vị thế của các cổ đông
lớn này mang lại. TienPhongBank xác định phát huy các ưu thế này để xây dựng
cho mình một nền tảng bền vững và mang đến cho khách hàng cuộc sống tài
chính đơn giản, hiệu quả hơn.
FPT là cổ đông lớn nhất với 16.90% cổ phần, đóng vai trò quan trong việc
hỗ trợ công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ thông tin
trong hoạt động của Ngân hàng. Các khách hàng của TienPhongBank cũng được
hưởng lợi khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác của FPT như viễn thông, máy
tính, điện thoại di động, chứng khoán, đầu tư… nhờ các gói dịch vụ trọn gói của
TienPhongBank phối hợp với FPT. Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt
Nam (Vinare) là cổ đông lớn thứ 2 của TienPhongBank với số vốn góp 10%.
Vinare góp phần quan trọng cho TienPhongBank về tiềm lực tài chính, hệ thống
đối tác rộng khắp và kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản trị tài
chính. Công ty Thông tin di động VMS (MobiFone) cũng là cổ đông lớn của
TienPhongBank với số vốn góp 4.76%. VMS (MobiFone) đóng vai trò chiến
lược trong việc hỗ trợ các giải pháp về việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng
thông qua kênh điện thoại di động (Mobile Banking) với chất lượng dịch vụ cao.
Mobile Banking là một yếu tố không thể thiếu của một ngân hàng hiện đại
nhằm phục vụ các khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Các khách
hàng của MobiFone cũng sẽ được hưởng lợi khi có thêm sự lựa chọn trong việc
sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua mạng di động chất lượng cao mà họ gắn bó.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Các cột mốc đáng nhớ trong quá trình hình thành và phát triển của TPBank:
Tháng 6 năm 2008, TPBank chính thức được khai trương
Tháng 9 năm 2008, chính thức trở thành công ty đại chúng
Trải qua hơn 10 năm thành lập và phát triển, TPBank đã trở thành
ngân hàng vững mạnh tại thị trường Việt Nam với chi nhánh phủ sóng rộng khắp
cả nước, liên kết với gần 300 ngân hàng trên thế giới và là ngân hàng nổi bật
trong lĩnh vực công nghệ số (ngân hàng số).
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam
với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến
góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Sứ mệnh:
- TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng
và Đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao.
- TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền
vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.
- TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên có cuộc sống đầy
đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.
- TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt
động cộng đồng với mục tiêu vì con người và hưng thịnh quốc gia.
Giá trị cốt lõi: 5 giá trị cốt lõi dưới đây là nền tảng để TPBank xây dựng
thương hiệu, xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng, các cổ đông và là điều
kiện cần để TPBank đạt được các mục tiêu chiến lược hiện tại và tương lai:
Liêm chính: Liêm khiết, chính trực, là đạo đức nghề nghiệp và phẩm giá
hàng đầu với mỗi cán bộ ngân hàng.
Sáng tạo: Mỗi cá nhân cần đổi mới trong nhận thức, sáng tạo và đột phá
trong giải pháp, quyết liệt trong thực hiện nhằm mang lại giá trị đích thực cho Ngân hàng và Khách hàng.
Cầu tiến: Mỗi cá nhân phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, phát huy sở
trường, năng lực nội tại, tiềm năng của mỗi cá nhân và đơn vị. Ngân hàng tạo
điều kiện tốt nhất để mỗi cá nhân vươn tới sự hoàn hảo.
Hợp lực: Là cộng lực, hợp tác, gắn bó và chia sẻ trong công việc, nhận
thức rõ giá trị của các cá nhân nằm trong giá trị của Ngân hàng.
Bền bỉ: Là kiên định, vững chí vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đi đến thành công. 1.4. Sản phẩm/Dịch vụ
Sản phẩm thẻ ngân hàng TPbank, bao gồm: Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ -
Dịch vụ ngân hàng số TPbank -
Dịch vụ tiết kiệm ngân hàng TPbank -
Dịch vụ cho vay ngân hàng TPBank.
Bên cạnh các sản phẩm/ dịch vụ truyền thống, TPBank luôn nỗ lực mang
lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân
khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và
trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank đã
tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như: -
LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7 -
Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng -
QuickPay – thanh toán bằng mã QR code -
Ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank… -
Trợ lý ảo T’aio với trí thông minh nhân tạo AI và công nghệ máy
học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay… 1.5. Khách hàng
Khách hàng của TPBank gồm có khách hàng cá nhân và khách hàng
doanh nghiệp. Trong đó, nhóm khách hàng trẻ trong các thế hệ Y (1980 – 1990)
và thế hệ Z (1995-2015) là phân khúc khách hàng mà TPBank luôn hướng tới.
Vì nhóm khách hàng này đều là những người trẻ, năng động. Họ có khả năng
tiếp thu nhanh các nền tảng công nghệ và mức độ lan truyền thông tin của thế hệ
này vô cùng lớn điều này rất phù hợp với mục tiêu phát triển chuyên sâu của
ngân hàng TPBank về ngân hàng số. Bằng chứng là trong năm 2020, tổng số
lượng khách hàng của TPBank đã lên 3,6 triệu khách đa phần là các khách hàng của hệ thống LiveBank. 1.6. SWOT Điểm mạnh Cơ hội
- Chủ động trong việc thiết kế các sản - Trình độ dân trí ngày càng cao dần
phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hình thành thói quen mua sắm và thanh
như Livebank, Mobile banking eBank, và toán trực tuyến các gói kích thích cho vay
- Môi trường công nghệ: nền tảng công
- Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân nghệ ở Việt Nam có nhiều điều kiện
hàng: luôn ưu tiên phát triển các công cụ thuận lợi để phát triển thanh toán trên di
hỗ trợ việc vận hành thẻ cũng như nghiên động
cứu những sản phẩm công nghệ cao. Điểm yếu Thách thức
- Hệ thống mạng lưới mỏng: 92 chi - Môi trường pháp lý: Chính phủ mới
nhánh/phòng giao dịch và 336 NH tự có quyết định quy định về các hoạt
động Livebank, giới hạn khả năng tiếp động phát hành và thanh toán thẻ trả cận khách hàng.
trước quốc tế phi vật lý, đòi hỏi các
ngân hàng phát hành cần đầu tư thời
gian nghiên cứu và chỉnh sửa quy định sản phẩm cho phù hợp.
- Quản trị rủi ro thẻ: Mặc dù thẻ
TPBank eMoney MasterCard ứng dụng
các công nghệ hiện đại để nâng cao tính
an toàn nhưng tội phạm công nghệ cao,
tội phạm rửa tiền cũng ngày càng phát
triển nên vấn đề quản trị rủi ro thẻ gặp tương đối khó khăn.
1.7. Hoạt động truyền thông
1.7.1. Hoạt động quan hệ công chúng
PR được xem là thế mạnh tuyệt đối của TPBank. Với đội ngũ nhân sự
đông đảo, được đào tạo nghiệp vụ báo chí chuyên sâu, trong nhiều năm qua,
TPBank đã hình thành một quy trình PR khép kín bao gồm cả truyền thông đối nội và đối ngoại.
Về mặt đối nội, bên cạnh website được xếp hạng uy tín, các công cụ còn
lại bao gồm tờ Thông tin TPBank và email nội bộ được khai 49 thác dưới nhiều
hình thức đa dạng và phong phú, góp phần định hình văn hóa doanh nghiệp đối
với mỗi cán bộ TPBank. Các thông tin được cập nhật thường xuyên cùng hình
thức trình bày mới lạ, trẻ trung, thể hiện những biến chuyển tích cực, không
ngừng và ấn tượng của TPBank góp phần tạo nên sự gắn kết của hơn 9.000 cán
bộ, nhân viên với công ty.
Về mặt PR đối ngoại, TPBank luôn tự hào là đơn vị tương tác tích cực
nhất với giới truyền thông, trong đó thông tin được truyền tải trên nguyên tắc
“Nhanh chóng – Trung thực – Khách quan”. Hiện nay, TPBank đã thiết lập quan
hệ thông tin đa chiều với hơn 150 cơ quan báo chí truyền thông hàng đầu trong cả nước.
Ngân hàng Tiên Phong luôn được nhìn nhận là một trong những doanh
nghiệp hàng đầu đóng góp cho các hoạt động chung của xã hội. Hầu hết các sự
kiện lớn của đất nước đều được sự tham gia ủng hộ cả về tài chính cũng như con
người của TPBank. Tất cả các chương trình, sự kiện trên đều thực hiện trên môi
trường offline và được đăng tải, đưa tin trên các kênh truyền thông của TPBank
cũng như các trang báo điện tử. Cụ thể, Công đoàn TPBank đã thành lập Quỹ từ
thiện mang tên “Heart in Hands”, thường xuyên thực hiện các hoạt động tình
nguyện cứu trợ, về nguồn lực mang tính tổ chức và hiệu quả cao. Bên cạnh đó,
một số hoạt động CSR nổi bật có thể kể đến như:
- 11/2019: Tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo 3 miền Bắc - Trung - Nam
- 05/2021: TPBank đóng góp 10 tỷ đồng vào chương trình vaccine phòng COVID-19 của chính phủ
- 08/2021: TPBank tặng 1 máy thở đặc dụng cao cấp OXYLOG VE300,
1000 khẩu trang và trang thiết bị vật tư thiết yếu cho bệnh viện phổi trung ương.
TPBank ủng hộ 5 tỷ đồng phòng chống COVID-19
1.7.2. Chiến dịch LiveBank – “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay”
Một trong những chiến dịch truyền thông thành công nhất của TPBank có thể
kể đến Chiến dịch LiveBank – “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay”.
Chiến dịch được thực hiện với mục tiêu:
- Củng cố định vị “Ngân hàng Số hàng đầu” tại Việt Nam
- Tăng lượng khách hàng mở và sử dụng các sản phẩm dịch vụ đột phát
như LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, QuickPay, Savy …, đặc
biệt là nhóm khách hàng trẻ và năng động quan tâm tới các dịch vụ ngân
hàng tiện lợi, nhanh chóng và nhiều lợi ích.
Chiến dịch triển khai hoạt động trên nhiều kênh truyền thông, cụ thể: Mạng xã hội:
Chiến dịch được khởi động bằng TCV ra mắt trên kênh YouTube của Sơn
Tùng M-TP vào ngày 08/08/2020. TVC nhanh chóng nhận được phản hồi tích
cực không chỉ từ cộng đồng fan của nam ca sĩ mà còn nhận được sự quan tâm
rất lớn từ phía khách hàng.
Tại đây, TPBank đã chi hơn 30% ngân sách để truyền thông về chiến dịch
trên các nền tảng social khác với những nội dung trendy, sáng tạo để khán giả trẻ dễ dàng tiếp cận.
Ngoài ra, TPBank cũng dành tới 60% ngân sách cho các dịch vụ trả phí
trên Facebook và Google Display Network để tối ưu mức độ hiển thị về công nghệ mới này.
TPBank lần đầu xuất hiện trên kênh Youtube của Sơn Tùng M-TP OOH:
TPBank thực hiện thêm các hoạt động quảng cáo offline: Banner, trình
chiếu video tại LCD/Digital frame tại các khu văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư, sân bay,…
Quảng cáo của TPBank tại sân bay Event:
TPBank khuếch tán độ phủ mạnh mẽ hơn với Đêm Đại nhạc hội TPBank
Musicology ‘Beyond The Future’, Light Up, Đêm Nghệ thuật kỷ niệm 25 năm
thành lập,... Có thể thấy, Đại nhạc hội là sự hòa quyện tuyệt vời giữa Âm nhạc
và Công nghệ, nhằm khẳng định vị thế ngân hàng số hàng đầu của mình.
TPBank tại Đêm Đại nhạc hội TPBank Musicology ‘Beyond The Future’ Báo chí:
Trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch, số lượng bài báo PR của TPBank
được xuất bản liên tục trên các trang báo điện tử. Đầu báo và chủ đề được phân
chia theo hai nhóm đối tượng độc giả chính:
- Nhóm khách hàng trẻ: Yeah1, Kenh14, SaoStar, Zing News
- Nhóm các nhà đầu tư, kinh doanh: CafeF, VnExpress, VTC
Tựu chung, đứng trước những thách thức và những thay đổi mới trong
công nghệ cũng như trong sự cạnh tranh về sản phẩm mới giữa các ngân hàng,
Ngân hàng Tiên Phong đã có những bước đi nhất định trong hoạt động truyền
thông. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông như đã nói ở trên đa phần diễn khá rời
rạc, chưa có nhiều sự tập trung cho việc xây dựng các chiến lược, chiến dịch truyền thông. 1.8 PESTEL 1.8.1 Yếu tố chính trị
Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế
giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và
nền kinh tế Việt Nam nói chung. Khi các doanh nghiệp phát triển và các doanh
nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vốn vào ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc
đẩy ngành Ngân hàng phát triển. Các tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn
vào ngành Ngân Hàng tại Việt Nam dẫn đến cường độ cạnh tranh trong ngành
Ngân Hàng tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển. Nền
chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi công…
Từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tránh
được những rủi ro. Và thông qua đó, sẽ thu hút đầu tư vào các ngành nghề, trong đó có ngành Ngân hàng. 1.8.2. Yếu tố kinh tế
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, năm 2020, dù suy giảm
mạnh về tăng trưởng và hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, song Việt Nam nằm trong
số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương 2,91% (quý I
tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%); lạm
phát dù cao nhất trong 5 năm qua, song vẫn trong phạm vi của Quốc hội đề ra.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vượt qua “năm Covid-19” một cách
ngoạn mục, với sự hồi phục mạnh mẽ, thanh khoản tăng cao kỷ lục, cùng với đó
là sự tham gia mạnh mẽ của lớp nhà đầu tư mới.
Cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập, giảm 2,3% so
với năm 2019, nhưng vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3%.
Cộng hưởng tất cả các nhân tố trên cho thấy, trong năm 2021, nền kinh tế
nước ta sẽ giữ được sự ổn định trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Ngành Ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng sẽ tiếp tục
đóng vai trò là “vận động viên” tiếp sức cho doanh nghiệp và cá nhân khôi phục
sản xuất kinh doanh trước tác động của đại dịch Covid-19.
1.8.3. Yếu tố văn hóa - xã hội
Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống
người dân ngày càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc
thanh toán qua ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng
cung cấp ngày càng tăng. Tâm lý của người Việt Nam luôn biến động không
ngừng theo những quy luật do sự biến động trên thị trường mang lại. Ví dụ: Khi
tình hình kinh tế lạm phát, người dân chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng,…
Hiện nay, độ đô thị hóa cao cùng với cơ cấu dân số trẻ khiến cho nhu cầu sử
dụng các dịch vụ tiện ích do Ngân hàng mang lại gia tăng đáng kể. 1.8.4. Yếu tố công nghệ
Việt Nam ngày càng bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới, do đó hệ
thống kỹ thuật – công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cấp và
trang bị hiện đại. Với xu thế hội nhập thế giới, ngày càng có nhiều nhà đầu tư
bước vào thị trường Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài chiếm ưu thế hơn các
ngân hàng trong nước về mặt công nghệ, do đó, để có thể cạnh tranh, các ngân
hàng trong nước phải không ngừng phát triển và ứng dụng các công nghệ một
cách nhanh chóng, hiệu quả. Sự thay đổi công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục tác
động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi công nghệ càng
cao thì càng cho phép ngân hàng đổi mới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ,
các cách thức phân phối, và đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như:
dịch vụ Ngân hàng trực tuyến, dịch vụ Ngân hàng qua tin nhắn di động… Điều
này sẽ giúp cho các ngân hàng giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động
và tăng thêm sự trung thành ở khách hàng của mình.
1.8.5. Yếu tố môi trường
Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn chung của cả nhân loại.
Riêng ở Việt Nam, thực trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động được
thể hiện cụ thể như sau: nguồn đất bị ô nhiễm và trở nên cằn cỗi, thiếu chất dinh
dưỡng, không thích hợp cho cây trồng; môi trường không khí bị ô nhiễm gây ra
mưa axit; khói bụi che chắn; tăng hiệu ứng nhà kính. Trong đó, ô nhiễm nguồn
nước là vấn đề nghiêm trọng nhất tại nước ta hiện nay, đang hủy diệt các sinh vật sống trong nước.
Dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 01/2020 đến
nay, tổng số ca mắc Covid-19 là 2.448 ca (tính đến ngày 1/3/2021). Covid-19 tác
động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội: Cầu của nền kinh tế (tiêu dùng,
đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng
trưởng của nền kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay
chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất. Đối với yếu tố cung,
đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động.
Như vậy, với những ảnh hưởng của môi trường và tác động của đại dịch
Covid-19 đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần điều chỉnh lại các chỉ tiêu hoạt
động của mình, nghiên cứu phát triển các sản phẩm cho vay trong lĩnh vực năng
lượng xanh, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong giao dịch, đồng
thời, áp dụng chính sách lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cấp hệ thống công
nghệ để tạo thuận lợi trong các giao dịch trực tuyến. 1.8.6. Yếu tố pháp luật
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật
pháp. Các hoạt động của ngành Ngân hàng được điều chỉnh một cách chặt của
Ngân hàng Nhà Nước, chịu sự chi phối của các văn bản luật và dưới luật trong
ngành như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân Hàng, Các Nghị định, Thông
tư có liên quan để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh đa dạng và liên tục thay đổi
nhằm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các tổ chức tín dụng. 1.9. Đối thủ cạnh tranh
Agribank - Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam:
Đây là ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam (theo đánh giá của UNDP). Mạng
lưới của Agribank cũng là mạng lưới lớn nhất trong cả nước. Sứ mệnh hoạt động
của ngân hàng này đã nằm ngay trong tên gọi của nó: “Nông nghiệp và phát
triển nông thôn”. Song song với sứ mệnh của mình, Agribank luôn tích cực triển
khai rất nhiều chương trình, hoạt động xã hội từ thiện giàu ý nghĩa nhân văn,
đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới cộng đồng. Một vài hoạt động trong số đó có
thể kể đến như tham gia đầu tư các chương trình trọng điểm, chương trình lớn
của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn; triển khai chương trình trao tặng tủ sách, thiết bị học tập “Thêm con chữ,
bớt đói nghèo” tại 30 địa phương trên cả nước với tổng kinh phí 4,5 tỷ đồng trong năm 2020;...
VietinBank - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam:
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam (VietinBank) là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam , nắm giữ
vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên
cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, VietinBank còn là một trong
những đơn vị tích cực nhất, đi đầu trong công tác hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo
trên hầu hết 63 tỉnh, thành cả nước. Với những thành tích đóng góp tích cực
trong công tác an sinh xã hội và đền ơn đáp nghĩa, VietinBank đã vinh dự được
đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất về thành tích “đền ơn, đáp nghĩa”,
cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng”, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
Bộ LĐTB&XH; Bộ y tế, Bộ Giáo dục và nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận sự đóng
góp hiệu quả của VietinBank đối với địa phương trong công tác hỗ trợ an sinh xã hội.
Vietcombank - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong những ngân hàng
hàng đầu tại Việt Nam và là ngân hàng đầu tiên thuộc hệ thống các NHTM Nhà
nước. Với lợi thế về cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm và đặc biệt là sự hỗ trợ của Nhà
Nước, Vietcombank đã nhanh chóng vươn lên trở thành ngân hàng hàng đầu
trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Hướng tới mục tiêu xuyên suốt là trở
thành một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng, hoạt động an sinh
xã hội, Vietcombank đã không ngừng đẩy mạnh các chương trình thiết thực, ý
nghĩa, được triển khai trên quy mô lớn. Chỉ tính riêng năm 2020, ngân hàng đã
đóng góp trên 386,5 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội, trong đó, giáo dục và y
tế là hai lĩnh vực trọng điểm với số tiền đóng góp trị giá lần lượt là hơn 159 tỷ
đồng và hơn 20 tỷ đồng. 2. MỤC TIÊU 2.1. Brand Objectives -
Củng cố hình ảnh một doanh nghiệp hàng đầu trong thực hiện trách nhiệm với xã hội -
Khẳng định vị thế ngân hàng số 1 tại Việt Nam: TPBank luôn tiên phong
trong các xu hướng sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang bản sắc riêng đậm nét. 2.2. Communication Objectives -
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công chúng mục tiêu về vấn đề bảo vệ môi trường -
1.500.000 người (18 - 25 tuổi) tiếp cận chiến dịch -
1.000.000 người tham gia thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của chiến dịch -
600.000 người quan tâm và thảo luận về chiến dịch. 3. CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU ĐẶC ĐIỂM CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU Nhân khẩu học - Độ tuổi: 18 - 25
- Nơi sinh sống: Các thành phố lớn
- Nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên, người đi làm
- Thu nhập: Trung bình 5 triệu/ tháng. Tâm lý
- Quan tâm tới vấn đề môi trường nhưng chưa có hành động cụ thể
- Thích những sáng tạo mới mẻ, ưu việt, đặc biệt là trong công nghệ
- Ưa thích sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian
- Có nhu cầu khẳng định bản thân. Hành vi
- Hạn chế sử dụng các giải pháp gây hại cho môi trường
- Thường ủng hộ các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu bảo vệ môi trường
- Sẵn sàng chia sẻ các thông tin có ích đối với việc bảo vệ môi trường 4. THÔNG ĐIỆP CHỦ ĐẠO
“Trước những hậu quả do công nghiệp hoá, hiện đại hoá để lại, hãy
nghiêm túc nhìn nhận và có những hành động thiết thực để bảo vệ Trái Đất - Ngôi nhà của chúng ta.”
Là ngân hàng tiên phong trong chuyển đổi số, TPBank muốn tận dụng thế
mạnh của mình về công nghệ để thay thế các thói quen sinh hoạt hàng ngày với
những thao tác đơn giản nhất, như một giải pháp cho việc bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững sau này. 5. BIG CONCEPT
“Cùng TPBank - Vực lại màu xanh sinh thái”
Trái Đất còn được biết đến với tên gọi “hành tinh xanh”, là nhà của hàng
triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất
trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Chúng ta không chỉ biết ơn với vẻ đẹp
mà thiên nhiên ban tặng cho Trái Đất mà chúng ta còn cảm thấy biết ơn vì đây là
nơi nuôi sống chúng ta hàng ngày. Vậy mà hiện nay, con người đang có những
hành động tàn phá chính ngôi nhà của mình. Trái Đất không chỉ dần mất đi vẻ
đẹp vốn có mà còn gánh chịu những hậu quả - trong đó ảnh hưởng đến tính
mệnh của chúng ta và con cháu mình sau này. Vì vậy, chiến dịch này được thực
hiện nhằm kêu gọi mọi người cùng nhau khắc phục những hệ quả do chính con
người để lại, cũng là khôi phục “màu xanh” của Trái Đất.
6. CHIẾN LƯỢC & CHIẾN THUẬT
6.1. Strategic alliance (liên minh chiến lược)
Hợp tác thương hiệu là chiến lược tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử
dụng để tạo nên các sản phẩm hoặc dịch vụ sở hữu nhiều tên thương hiệu khác
nhau như một phần của liên minh chiến lược (strategic alliance). Hình thức này
còn được gọi là quan hệ đối tác thương hiệu, đồng thương hiệu hoặc hợp tác
thương hiệu, bao gồm sự tham gia của ít nhất hai công ty khác nhau.
Hợp tác thương hiệu giúp hai hoặc nhiều thương hiệu nhằm mục tiêu chính như
giành thị phần, tăng nguồn doanh thu và nâng cao nhận thức của khách hàng.
Sản phẩm cũng được người dùng tin tưởng hơn bởi được đi kèm với nhiều
thương hiệu khác nhau, đảm bảo độ nhận diện thương hiệu và doanh thu cho
doanh nghiệp so với truyền thông riêng lẻ.
TPBank có thể liên kết, hợp tác với các công ty sau: 6.1.1. VinBus – Vingroup
VinBus là thương hiệu vận tải hành khách công cộng thuộc Tập đoàn
Vingroup, được thành lập vào 25/04/2019 với tổng số vốn điều lệ 1000 tỷ đồng.
Xe bus chạy bằng điện của VinBus
VinBus vận hành theo mô hình phi lợi nhuận, với mục tiêu hàng đầu là
góp phần xây dựng nền giao thông công cộng xanh văn minh, hiện đại, giảm
thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn đô thị tại Việt Nam.
Với hy vọng gia tăng nhận thức và khuyến khích người dân sử dụng giao
thông công cộng, VinBus luôn nỗ lực nâng cao trải nghiệm của hành khách qua
sự tiện nghi, đẳng cấp, thân thiện, an toàn.
Chiếc VinBus do VinFast sản xuất, có thiết bên ngoài giống xe buýt thông
thường, với điểm nhấn là các đường chỉ xanh thể hiện cho động cơ điện chạy từ
đầu xe tới thân xe. VinBus cho biết giá vé tương đương xe bus thông thường,
thanh toán bằng tiền mặt, qua app hoặc thanh toán điện tử.
Với mục tiêu chung là xây dựng môi trường xanh, việc TPBank liên kết
với VinBus không chỉ gia tăng về lợi nhuận mà còn quảng bá, nâng cao nhận
thức của người dân về việc giảm thiểu phương tiện gây ô nhiễm, góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
• Về phía TP Bank, công ty sẽ là đối tác về công nghệ số của Vinbus. Bởi
đứng sau TPBank là tập đoàn FPT – một tập đoàn lớn mạnh về lĩnh vực công
nghệ thông tin. TPBank và VinBus sẽ tạo thẻ thông minh dùng công nghệ hiện
đại (nhằm giúp việc thanh toán dịch vụ giao thông công cộng trở nên nhanh
chóng chỉ với một chạm. Sau khi thẻ được đăng ký và thành công nạp tiền, có
thể sử dụng thẻ ngay lập tức. Với ưu điểm là không cần cầm tiền mặt, khách
hàng có thể dễ dàng thanh toán vé xe bus bằng QR code chỉ với một chiếc điện
thoại cầm tay thông qua ứng dụng VinID và ứng dụng TPBank. Tiền vé sẽ trừ
trực tiếp vào số dư tài khoản khách hàng. Sẽ có những ưu đãi cũng như hoạt
động tích điểm đổi lấy cây xanh nếu thanh toán qua ngân hàng của TP Bank. (Ví
dụ: 10 điểm green point thì sẽ đổi lấy được 1 cây xanh sẽ được trồng thực tế).
• Về phía Vinbus, mỗi chiếc xe sẽ được dán những tờ áp phích quảng cáo
cho chiến dịch xanh cùng những sản phẩm mới của TPBank.
6.1.2. Công ty đường sắt Hà Nội