Kể tên một số kĩ năng cơ bản trong làm văn? | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Kể tên một số kĩ năng cơ bản trong làm văn? | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
30 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Kể tên một số kĩ năng cơ bản trong làm văn? | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Kể tên một số kĩ năng cơ bản trong làm văn? | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

30 15 lượt tải Tải xuống
Câu 1 : Kể tên một số kĩ năng cơ bảnn trong làm văn?
Năng lực tạo lập văn bản được thể hiện trên 2 phương diện:
- Thứ nhất :
+ Biết suy nghĩ trước một vấn đề của văn học và cuộc sống
+ Muốn viết bài văn trước hết phải có “ ý ” -> Muốn có ý phải biết suy nghĩ và những suy nghĩ
sâu sắc
Cần tập nghĩ – bằng cách trước những hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học cần bắt
đầu bằng việc đặt ra câu hỏi và trả lời các câu hỏi xung quanh hiện tượng đó : Là gì?
Nghĩa là như thế nào?Tại sao? Biểu hiện như thế nào?Vì sao đúng? Vì sao sai? Có nghĩa
là gì?...
Càng biết hỏi và trả lời những câu hỏi ý nghĩa thì việc lý giải hiện tượng ấy càng sâu sắc
=> Có được nhiều ý và độc đáo
- Thứ 2 :
+ Biết diễn đạt, trình bày những suy nghĩ,tình cảm – cũng như hiểu biết của mình về văn học
và cuộc sống một cách sáng sủa, mạch lạc có sức thuyết phục theo yêu cầu của 1 loại văn bản
nào đó
+ Diễn đạt đúng -> diễn đạt hay
+ Có ý nghĩ rõ ràng, sáng sủa thì sẽ diễn đạt 1 cách dễ dàng nhưng không phải cứ nghĩ được là
diễn đạt tốt => Cần học tập và rèn luyện cách diễn đạt ý nghĩ của mình bằng cả hình thức NÓI
và VIẾT
+ Có năng lực tạo lập văn bản tốt? Yếu tố quyết định: Siêng năng rèn luyện, làm nhiều, viết
nhiều. Để luyện tập có hiệu quả cần chú ý 1 số kĩ năng cơ bản sau ( Trang 9-13 giáo trình )
1. Tìm hiểu- phân tích đề
2. Tìm ý và lập dàn ý
3. Diễn đạt
4. Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết
5. Dùng từ độc đáo
6. Viết câu linh hoạt
7. Viết văn có hình ảnh
8. So sánh văn học
9. Lập luận sắc sảo chặt chẽ
10.Phân tích dẫn chứng
Câu 2 : Phân tích kĩ năng tìm hiểu và phân tích đề ? Cho ví dụ minh hoạ ?
- Nhận thức đề cho đúng và trúng - Tránh trường hợp mới đọc qua đề, chưa cần tìm hiểu
gì đã vội vã viết ngay, làm ngay, gặp gì viết nấy
Ví dụ : Đề viết về Nam Caoo là viết tất cả những gì mình viết về tác giả này. Nhưng thật ra
hoàn toàn không phải vậy.Mỗi đề văn ngoài những yêu cầu bình thường còn có những ẩn ý chỉ
khi học sinh chịu khó tìm hiểu, suy nghĩ mới có thể phát hiện ra và đáp ứng được.
- Để nhận thức đề cho đúng và trúng -> quan trọng . Để nhận thức chính xác đề văn cần
đọc kĩ và trả lời mấy câu hỏi sau đây:
+ Vấn đề trọng tâm ( đề tài ) cần làm nổi bật ở bài viết này là gì?
+ Đề văn này thuộc kiểu văn bản nào?
+ Phương thức biểu đạt chính và các phương thức nào có thể kết hợp? Nếu là văn nghị
luận thì bài viết cần vận dụng những thao tác nghị luận nào?
+ Phạm vi kiến thức cần huy động và làm sáng tỏ ở đây là gì? Về lý luận văn học? Về
kiến thức văn học sử, về kiến thức tác phẩm tác giả? Kiến thức đời sống và kinh nghiệm
bản thân?...
Câu 3: Khái niệm văn bản tự sự?
- Tự sự là kể lại 1 câu chuyện nào đó mà người kể biết, thông qua nhiều cách khác nhau
như : trực tiếp tham gia, trực tiếp chứng kiến, được nghe người khác kể lại, được đọc
trong một cuốn sách hay 1 tờ báo, được xem trên 1 chương trình truyền hình nào đó…
- Ví dụ :
+ Sáng nay trên đường đến trường, em nhìn thấy một bà cụ bán hàng trên phố, nhưng
chẳng ai mua .Em kể lại câu chuyện ấy cho những người bạn cùng lớp mình nghe -> Đó
chính là tự sự
+ Truyện Thánh Gióng -> VB tự sự. Truyện cho ta biết : Truyện kể về ai? Ở thời nào?
Nhân vật đã làm gì? Diễn biến sự việc?...
Tự sự ( kể chuyện ) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến
sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa ; Tự sự giúp người kể
giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Câu 4 : Đặc điểm của VB tự sự?
1. Lời kể trong VB tự sự
- Tự sự hay VB tự sự dùng lời kể và lời miêu tả của người kể chuyện để thông báo về thời
gian, địa điểm , gọi ra đặc điểm của nhân vật, sự kiện, phân tích tâm trạng, tình huống
nhằm làm hiện lên bức tranh đời sống.
- Lời kể và lời miêu tả chiếm 1 bộ phận lớnn và giữ vai trò chủ đạo trong lời văn nghệ
thuật của VBTS ( Văn bản tự sự )
- Khi tái hiện các sự kiện, biến cố, nhân vật , lời kể và lời miêu tả trong VB tự sự đồng
thời có nhiệm vụ thuyết minh , bình phẩm và đánh giá về các sự kiện, biến cố, nhân vật
đó… lời kể có chức năng tái hiện lại lời nhân vật.
- Một câu chuyện nhiều cách kể: Cùng một câu chuyện nhưng mỗi người lại có 1 cách
kể khác nhau.
Mỗi người kể sẽ dùng ngôn từ trong vốn từ của mình để kể lại theo 1 cách riêng.
- Ví dụ câu chuyện bà cụ bán hàng, bạn thứ nhất kể:
Sáng nay, trên đường đến trường, mình nhìn thấy một cụ đã ngoài 70
tuổi, ngồi góc phố. Trước mặt cụ một mẹt hàng, bán vài món hàng lặt
vặt, như móc chìa khóa, bao diêm, bật lửa,... Cụ ngồi mãi mọi người đi qua
chẳng thấy ai ngó ngàng.
- Bạn thứ hai có thể kể:
Mỗi ngày đến trường, ngồi sau xe bố, mình nhìn thấy bao nhiêu
chuyện. Như sáng nay, mình nhìn thấy một cụ, gươm mặt nhăn nheo, dáng
điệu lam lũ, ngồi bán một mẹt hàng góc phố, nhưng chẳng thấy ai mua hàng
cho cụ.
Một chuyện nhưng có thể mỗi người có một cách nghĩ, một thái độ
Thông qua việc kể lại một câu chuyện, người kể thường bộc lộ thái độ,
tình cảm với những con người hoặc sự việc được kể lại.
- Ví dụ với câu chuyện trên, bạn thứ nhất có thể viết tiếp:
Mình tự hỏi: sao cụ đã quá nhiều tuổi, người ốm yếu như thế phải
đi bán hàng nhỉ? Các con của cụ thật đáng trách khi để cụ đã đến tuổi nghỉ
ngơi phải ngồi hè phố để kiếm tiền sinh sống.
- Nhưng bạn thứ hai lại bày tỏ thái độ, tình cảm khác.
Mình thấy yêu mến cụ. nhiều tuổi nhưng cụ vẫn chăm chỉ kiếm
sống. Lao động là vinh quang. Bà thật đáng được kính trọng.
=> Cùng một câu chuyện, một con người sự việc nhưng mỗi người
một cách nghĩ, mỗi người có một tình cảm, thái độ khác nhau. Bạn thứ nhất cảm
thấy buồn bực vì chuyện bà cụ đã già mà vẫn phải đi bán hàng. Bạn ấy nghĩ đến
những con người không hiếu thuận với cụ. Bạn thứ hai lại nghĩ khác. Bạn tỏ thái
độ đồng tình với việc cụ đi bán hàng cho rằng tự kiếm sống, không dựa
dẫm vào người khác là một việc đáng kính trọng.
Kể chuyện để giải thích một điều gì đó
- Kể lại một câu chuyện không chỉ để chia sẻ, thể hiện thái độ, tình cảm mà còn
dùng để giải thích một điều gì đó.
- dụ: để giải thích hiện tượng tự nhiên hàng năm vào cuối mùa hạ nước trên
những sông suối thường dân cao, khi làm vỡ đê điều, gây úng lụt, thiệt hại
về người của cải, dân gian đã sáng tác câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh.
Chuyện kể về hai vị thần, một Sơn Tinh đại diện cho cộng đồng con người
sự sống trên cạn, một Thủy Tinh đại diện cho những loài thủy tộc sống
dưới nước. Sơn Tinh Thủy Tinh cùng ý định muốn lấy Mị Nương
công chúa, con gái vua Hùng làm vợ, nhưng cuối cùng, do có sự ưu ái của vua
Hùng Sơn Tinh đã lấy được Mị Nương.ghen tức, hàng năm Thủy Tinh
thường dâng nước đánh Sơn Tinh...
2. Nhân vật trong văn bản tự sự
- Văn bản tự sự (nhất là VB truyện) có khả năng thể hiện nhân vật trong thế giới
nghệ thuật của nó một cách linh hoạt, đa dạng, đầy đặn.
- Nhân vật đây, thể được miêu tả toàn bộ hay một phần cuộc đời, thể
được miêu tả càng từ chân dung ngoại hình cho đến những suy tư thầm kín
bên trong, từ hành trang cho đến quá trình phát triển, từ một vài đến nhiều mặt
hoạt động trong quan hệ đời sống.
- Trong mỗi câu chuyện được kể lại, nhân vật thường là một thành phần trung
tâm, . Một câu chuyện không thể thiếu nhân vật. Nhân vậtvô cùng quan trọng
thể là: con người, con vật, cây cối, đồ vật,…( Nếu nhân vật con vật, cây
cối hoặc đồ vật thì thường được nhân hóa, tức chúng hành động, tính
cách giống con người)
dụ: Dưới đây là một câu chuyện mà ba nhân vật là con người, con vật
và đồ vật cùng xuất hiện và trò chuyện với nhau.
Nhớ đến trận đòn chiều qua, thằng Lười mủi lòng.
- Tao mà được như mày, tao sướng quá!
Con mèo ngoe ngoẩy cái đuôi, kêu lên một tiếng to.
- Meo! Tôi mà được làm người như anh, tôi cũng sướng quá!
Nghe con mèo nói, thằng Lười bỗng nảy ra một ý nghĩ lạ, nó đưa tay
giụi mắt, con mắt nó sáng lên:
- Hay là tao với mày đổi đi, mày làm tao, còn tao làm mày, chịu không?
Con mèo cứ mở tròn hai con mắt nhìn thằng Lười nửa tin, nửa ngờ.
- Tại anh lười, anh nói vậy, chớ đời nào anh chịu đổi!
Thằng Lười tức mình hét lên, nó hét làm ba ông táo bếp giật nảy mình.
- Sao lại không
chịu? (…)
Thằng Lười hăm hở.
- Tao với mày cùng vái.
- Vái?
- Ừ!
- Vái ai,
anh?
Thằng
Lười:
- Mày cư nằm im để tao vái cho.
Con mèo nghe lời, nằm cuốn tròn lại, hai con mắt lại lim dim, thằng Lười
ngồi xuống xếp hàng, chắp hai tay đưa lên.
- Các con khỏi vái! – Bỗng có tiếng ai đó, tiếng ồm ồm của một người
già, dội lên từ dưới đất, sau lưng hai đứa.
Hai đứa giật mình quay lại. Ba ông táo bếp bỗng lúc la lúc lắc, rồi ông
táo từ dưới lớp tro bếp hiện lên.
( Trích Con mèo và chú bé Lười – Nguyễn Quang Sáng)
Trong câu chuyện trên, chú bé Lườinhân vật con người , nhân vật con
vật con mèo nhân vật trong tưởng tượng là ba ông táo bếp đều
thể nói năng, hoạt động giống con người.
Muốn cho câu chuyện hấp dẫn, người kể chuyện phải biết tạo nên
những nhân vật sinh động. Người viết văn tự sự cần phải có những câu
văn tả, phác họa được những đặc điểm đặc biệt nào đó về dáng vẻ,
diện mạo hoặc hành động, ngôn ngữ của nhân vật thì mới làm cho
nhân vật sống động, có hồn.
3. Sự kiện trong văn tự sự
- Văn bản tự sự sự kiện, biến cố, cốt truyện ( các loại văn bản khác không
có hay không cần đến các yếu tố này)
- Nhà văn kể về chúng như “một cái gì tách biệt với mình”.
- Cốt truyện, nếu có, được tổ chức thành chuỗi biến cố xảy ra liên tiếp, cái này
tiếp sau cái kia, xô đẩy nhau đến đỉnh điểm buộc phải giải quyết và kết thúc.
- Sự kiện trong VBTS luôn được xem như tiêu chí quan trọng để nhận
diện loại VB này.
- Sự kiện tạo nên mạch chính cho tác phẩm cũng mạch quy luật của đời sống,
bộc lộ bản chất của các tính cách, các hiện tượng đời sống.
Ví dụ : để thể hiện lòng tham vô đáy của người anh trong truyện cổ tích (truyện
Cây khế), tác giả kể lại chuyện anh ta chia của, chiếm gần hết gia tài, chỉ để
lại cho người em một cây khế, việc anh ta hoa mắt ở đảo vàng và lấy quá nhiều
vàng đến nỗi quá sức chở của chim thần, lộn cổ xuống biển mà chết,…
- Sự kiện là những sự việc mà các nhân vật đã làm, đã tạo nên. Mỗi câu chuyện lại
nhiều sự việc nhưng không phải sự việc nào cũng sự kiện. Những sự việc
mà mọi người làm theo như một “thời khóa biểu” hằng ngày thì không thể gọi là
sự kiện.
dụ : hàng ngày em thức dậy vào 6h sáng, đi học lúc 7h, vào lớp lúc 7h30, ăn
trưa lúc 11h30…những sự việc đó chỉ là sự việc thông thường.
Sự kiện là những sự việc làm cho cuộc sống của nhân vật thay đổi
dụ: Chẳng hạn, mọi khi em đi mẫu giáo, tháng 9 năm nay em đủ 6 tuổi,
bố mẹ đưa em đi đến trường. Ngày đầu tiên đến trường Tiểu học, ngày em
trở thành học sinh đó một sự kiện. Bởi từ ngày đó cuộc sống của em đã
thay đổi.
“Hằng năm cứo cuối mỗi thu, ngoài đường rụng nhiều trên
không những đám y ng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn
man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng
tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, hồi ấy tôi không biết
ghi ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt núp
dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi sáng đầy sương thu gió lạnh, mẹ tôi
âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài hẹp. Con đường này tôi đã
quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi
đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
(Tôi đi học – Thanh Tịnh)
Đó là những ấn tượng, những tình cảm, cảm xúc vô cùng mạnh, khó quên
của cậu lần đầu đi học. Ngày đầu đi học ấy, đối với cậu thế giới xung
quanh cái cũng lạ lẫm, đẹp đáng nhớ. Sự kiện bao giờ cũng khiến con
người bị tác động mạnh đến thế.
Muốn cho bài văn tự sự hấp dẫn, người viết phải tạo ra sự kiện cho những câu
chuyện mình kể. Sự kiện trong văn tự sự rất quan trọng bởi sự kiện khiến
cho các nhân vật bộc lộ được tính cách, suy nghĩ, thái độ trước con người
và cuộc sống.
4. Cốt truyện và trình tự kể trong văn tự sự
Cốt truyện trong văn tự sự
- Một bài văn tự sự hay thì phải có cốt truyện hay -> người viết văn tự sự phải rất quan
tâm đến việc tạo dựng một cốt truyện cho câu chuyện mình sắp kể.
- Một câu chuyện được kể lại bao giờ cũng có nhiều sự việc và một vài sự kiện. Cốt
truyện giống như sợi dây xâu chuỗi các sự việc, sự kiện trong câu chuyện lại với
nhau.
- Cốt truyện thể được tạo dựng từ những câu chuyện thật người viết được biết
trong cuộc sống.
- Đôi khi, người viết cũng có thể hình thành cốt truyện bằng sự tưởng tượng của mình.
Dựa vào một vài sự việc trong cuộc sống, chắp nối thành một câu chuyện khác,
trường hợp này gọi là hư cấu.
dụ : Thuở nhỏ nhà văn Tô Hoài thường ra bãi sông Lịch gần làng Nghĩa Đô
chơi. đó, cậu Nguyễn Sen (tên khai sinh của nhà văn) say sưa với biết bao trò
chơi trẻ con: bắt dế, chuồn chuồn,... ngắm nghía quan sát những con vật... Từ những
con vật ấy, Tô Hoài đã tạo ra một thế giới các nhân vật là các con vật trong truyện Dế
Mèn phiêu lưu . Hình dáng, diện mạo, hành động, tính cách của Dế Mèn, Dế Trũi,
Bọ Ngựa... tất thảy đều được nhà văn tưởng tượng ra từ việc chắp nối những
câu chuyện có thật trong cuộc đời.
Trật tự kể trong văn tự sự
- Trật tự kể tức nói về việc người viết sắp xếp các nhân vật, các sự kiện trong câu
chuyện như thế nào: để nhân vật nào xuất hiện trước, nhân vật nào xuất hiện sau; để
sự việc nào xuất hiện trước, sự việc nào xuất hiện sau,...
+ Kể theo trình tự thuận chiều thời gian (chuyện gì xảy ra trước kể trước, xảy ra
sau kể sau; các nhân vật cũng vậy, nhân vật nào xuất hiện trước kể trước).
+ Kể theo trình tự đảo chiều thời gian (chuyện xảy ra sau kể trước, chuyện xảy ra
trước kể sau).
+ Phối hợp hai cách kể: kể thuận chiều và đảo chiều thời gian.
5. Ngôi kể trong văn tự sự
- Ngôi kể là: vị trí giao tiếp mà người tạo lập sử dụng để kể chuyện.
- Có hai ngôi kể: kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba.
+ Khi người kể xưng toàn bộ câu chuyện được kể những người xưngtôi
tôi nhìn thấy, nghe thấy, tức là văn bản đó được kể theo ngôi thứ nhất.
+ Còn trong những văn bản tự sự không có nhân vật xưng , người kể tự giấu đi, tứctôi
là văn bản đó được kể theo . ngôi thứ ba
- Khi xây dựng một văn bản tự sự, tác giả sẽ lựa chọn ngôi kể cho thích hợp. ( Lưu ý,
người kể chuyện xưng không phải lúc nào cũng là tác giả. )tôi
Ngôi thứ nhất, tức văn bản nhân vật tôi, thường xuất hiện nhiều trong
các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại. Khi nhà văn muốn kể lại một câu
chuyện nào đó vừa mới xảy ra, đang xảy ra trong thời đại mình thì họ thường
lựa chọn ngôi kể thứ nhất.
- Ưu điểm của việc dùng ngôi kể thứ nhất giúp cho người đọc dễ dàng theo
dõi mạch kể của chuyện. Bởi tất cả các nhân vật đều quan hệ với nhân
vật xưng tôi, c sự kiện diễn ra trong suốtu chuyện đều những nhân
vật xưng tôi nhìn thấy, nghe thấy hoặc trực tiếp tham gia.
dụ: trong truyện của Hoài, các nhân vật như DếDế Mèn phiêu lưu
Trũi, Bọ Ngựa, chị Cốc,... những chuyến phiêu lưu, những cuộc đấu võ, những
chuyện dại dột... đều được kể lại từ chính nhân vật xưng là Dế Mèn.i
Tuy nhiên, khi nhân vật xưng tôi lại hạn chế phạm vi kể chuyện. Đó khi
nhà văn muốn kể một câu chuyện diễn ra qua nhiều đời người,.. Hoặc khi nhà
văn không chỉ muốn thể hiện suy nghĩ, thái độ của một nhân vật mà còn muốn
khám phá tâm tư, tình cảm của nhiều nhân vật, lúc đó nhà văn sẽ lựa chọn
ngôi thứ ba. Khi ấy, câu chuyện dễ dàng chuyển từ đời này sang đời khác,
nhân vật này sang nhân vật khác,... Cụ thể:
- Kể theo hình thức người kể chuyện ngầm ẩn (ngôi thứ ba), người kể không hề
xuất hiện, nhưng lại biết hết mọi chuyện kể lại rành rọt từ đầu đến cuối. Đây
là cách kể phổ biến ở truyện cổ tích hay truyện trung đại.
- Kể theo hình thức người kể ngầm ẩn (ngôi thứ ba) nhưng lại nhìn theo điểm
nhìn của một nhân vật trong truyện (như của Thạch Lam).Gió lạnh đầu mùa
- Kể theo hình thức người kể chuyện là một người đứng ở khoảng cách nhất định,
chứng kiến và kể lại (chỉ đóng vai người kể chuyện, xưng tôi).
Trong một văn bản tự sự thể kết hợp nhiều vai kể, một phần kể theo vai
người kể ngầm ẩn, một phần kể theo vai nhân vật xưng tôi, trao quyền kể
chuyện cho nhau. Việc lựa chọn vai kể, điểm nhìn phải dụng ý đạt hiệu
quả nghệ thuật.
Câu 5: Tạo lập một văn bản ngắn ?
Mỗi chúng ta, ai cũng ước mơ sau này khi trưởng thành lớn lên đều sẽ trở thành một người
tốt một người giỏi và có ích cho xã hội. Con đường ước mơ của mỗi chúng ta có thể hoàn
thiện thì không thể nào thiếu được những đôi chân của các thầy cô dạy mình được. Người
xưa có câu “ Cô giáo như mẹ hiền” – cô giáo là người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng ta nên
người. Chắc hẳn trong lòng chúng ta sẽ đều ngưỡng mộ quý mến nhất định dành cho thầy cô
giáo mà . Đối với tôi ấn tượng nhấtt có lẽ chính là cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của tôi, cô
Nguyễn Thị Lộc.
Năm ấy cô tôi cũng đã khoảng ngoài 50 tuổi rồi. Cô giáo tôi tuy nhiều tuổi ấy vậy mà
xinh lắm, trông cô rất trẻ. Khuôn mặt cô tròn trịa, hiền hoà với đôi mắt 1 mí, cô đeo thêm
kính. Khuôn mặt cô lúc ấy hiện ra như một người mẹ hiền chăm sóc các con cái của mình.
Ánh mắt , cử chỉ, điệu bộ của cô rất ấm áp, hiền dịu. Tôi cứ nhớ mãi ngày hôm ấy, vào
một buổi sáng Thứ 2 chào cờ, cô mặc bộ áo dài màu đỏ kèm theo đó là những ánh nắng
vàng rực rỡ chiếu qua tà áo dài càng làm cô thêm rực rỡ biết bao. Tôi vẫn nhớ đôi bàn tay
của cô thật ấm áp làm sao, cô dắt tôi qua đám đông hôm ấy, mọt cảm giác thật khó tả!
Vào lớp, cô bắt đầu dạy chúng tôi tập đọc tập nói tập nghe tập viết.. Bàn tay cô nắn nót
viết từng chữ trên bảng cho chúng tôi xem. Cô rất ân cần, chỗ nào chúng tôi không hiểu
hay không biết cô đều sẽ cẩn thận tỉ mỉ giảng lại cho chúng tôi đến khi hiểu mới thôi. Giờ
ra chơi cô tổ chức xếp đội cho chúng tôi chơi trò chơi , cô cùng chúng tôi chơi đùa sau
những tiết học mệt mỏi. Đến bữa trưa , bàn tay cô hối hả xới cơm, chan canh, múc thức
ăn cho chúng tôi. Cô cố gắng múc thật nhanh để thức ăn không bị nguội, dường như cô
muốn chúg tôi có một bữa ăn thật đủ và nóng hổi.
| 1/30

Preview text:

Câu 1 : Kể tên một số kĩ năng cơ bảnn trong làm văn?
Năng lực tạo lập văn bản được thể hiện trên 2 phương diện: - Thứ nhất :
+ Biết suy nghĩ trước một vấn đề của văn học và cuộc sống
+ Muốn viết bài văn trước hết phải có “ ý ” -> Muốn có ý phải biết suy nghĩ và những suy nghĩ sâu sắc
 Cần tập nghĩ – bằng cách trước những hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học cần bắt
đầu bằng việc đặt ra câu hỏi và trả lời các câu hỏi xung quanh hiện tượng đó : Là gì?
Nghĩa là như thế nào?Tại sao? Biểu hiện như thế nào?Vì sao đúng? Vì sao sai? Có nghĩa là gì?...
 Càng biết hỏi và trả lời những câu hỏi ý nghĩa thì việc lý giải hiện tượng ấy càng sâu sắc
=> Có được nhiều ý và độc đáo - Thứ 2 :
+ Biết diễn đạt, trình bày những suy nghĩ,tình cảm – cũng như hiểu biết của mình về văn học
và cuộc sống một cách sáng sủa, mạch lạc có sức thuyết phục theo yêu cầu của 1 loại văn bản nào đó
+ Diễn đạt đúng -> diễn đạt hay
+ Có ý nghĩ rõ ràng, sáng sủa thì sẽ diễn đạt 1 cách dễ dàng nhưng không phải cứ nghĩ được là
diễn đạt tốt => Cần học tập và rèn luyện cách diễn đạt ý nghĩ của mình bằng cả hình thức NÓI và VIẾT
+ Có năng lực tạo lập văn bản tốt? Yếu tố quyết định: Siêng năng rèn luyện, làm nhiều, viết
nhiều. Để luyện tập có hiệu quả cần chú ý 1 số kĩ năng cơ bản sau ( Trang 9-13 giáo trình )
1. Tìm hiểu- phân tích đề 2. Tìm ý và lập dàn ý 3. Diễn đạt
4. Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết 5. Dùng từ độc đáo 6. Viết câu linh hoạt
7. Viết văn có hình ảnh 8. So sánh văn học
9. Lập luận sắc sảo chặt chẽ 10.Phân tích dẫn chứng
Câu 2 : Phân tích kĩ năng tìm hiểu và phân tích đề ?
Cho ví dụ minh hoạ ?
- Nhận thức đề cho đúng và trúng - Tránh trường hợp mới đọc qua đề, chưa cần tìm hiểu
gì đã vội vã viết ngay, làm ngay, gặp gì viết nấy
Ví dụ : Đề viết về Nam Caoo là viết tất cả những gì mình viết về tác giả này. Nhưng thật ra
hoàn toàn không phải vậy.Mỗi đề văn ngoài những yêu cầu bình thường còn có những ẩn ý chỉ
khi học sinh chịu khó tìm hiểu, suy nghĩ mới có thể phát hiện ra và đáp ứng được.
- Để nhận thức đề cho đúng và trúng -> quan trọng . Để nhận thức chính xác đề văn cần
đọc kĩ và trả lời mấy câu hỏi sau đây:
+ Vấn đề trọng tâm ( đề tài ) cần làm nổi bật ở bài viết này là gì?
+ Đề văn này thuộc kiểu văn bản nào?
+ Phương thức biểu đạt chính và các phương thức nào có thể kết hợp? Nếu là văn nghị
luận thì bài viết cần vận dụng những thao tác nghị luận nào?
+ Phạm vi kiến thức cần huy động và làm sáng tỏ ở đây là gì? Về lý luận văn học? Về
kiến thức văn học sử, về kiến thức tác phẩm tác giả? Kiến thức đời sống và kinh nghiệm bản thân?...
Câu 3: Khái niệm văn bản tự sự?
- Tự sự là kể lại 1 câu chuyện nào đó mà người kể biết, thông qua nhiều cách khác nhau
như : trực tiếp tham gia, trực tiếp chứng kiến, được nghe người khác kể lại, được đọc
trong một cuốn sách hay 1 tờ báo, được xem trên 1 chương trình truyền hình nào đó… - Ví dụ :
+ Sáng nay trên đường đến trường, em nhìn thấy một bà cụ bán hàng trên phố, nhưng
chẳng ai mua .Em kể lại câu chuyện ấy cho những người bạn cùng lớp mình nghe -> Đó chính là tự sự
+ Truyện Thánh Gióng -> VB tự sự. Truyện cho ta biết : Truyện kể về ai? Ở thời nào?
Nhân vật đã làm gì? Diễn biến sự việc?...
 Tự sự ( kể chuyện ) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến
sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa ; Tự sự giúp người kể
giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Câu 4 : Đặc điểm của VB tự sự?
1. Lời kể trong VB tự sự
- Tự sự hay VB tự sự dùng lời kể và lời miêu tả của người kể chuyện để thông báo về thời
gian, địa điểm , gọi ra đặc điểm của nhân vật, sự kiện, phân tích tâm trạng, tình huống
nhằm làm hiện lên bức tranh đời sống.
- Lời kể và lời miêu tả chiếm 1 bộ phận lớnn và giữ vai trò chủ đạo trong lời văn nghệ
thuật của VBTS ( Văn bản tự sự )
- Khi tái hiện các sự kiện, biến cố, nhân vật , lời kể và lời miêu tả trong VB tự sự đồng
thời có nhiệm vụ thuyết minh , bình phẩm và đánh giá về các sự kiện, biến cố, nhân vật
đó… lời kể có chức năng tái hiện lại lời nhân vật.
- Một câu chuyện nhiều cách kể: Cùng một câu chuyện nhưng mỗi người lại có 1 cách kể khác nhau.
Mỗi người kể sẽ dùng ngôn từ trong vốn từ của mình để kể lại theo 1 cách riêng.
- Ví dụ câu chuyện bà cụ bán hàng, bạn thứ nhất kể:
Sáng nay, trên đường đến trường, mình nhìn thấy một bà cụ đã ngoài 70
tuổi, ngồi ở góc phố. Trước mặt bà cụ là một mẹt hàng, bán vài món hàng lặt
vặt, như móc chìa khóa, bao diêm, bật lửa,... Cụ ngồi mãi mà mọi người đi qua
chẳng thấy ai ngó ngàng.
- Bạn thứ hai có thể kể:
Mỗi ngày đến trường, ngồi sau xe bố, mình nhìn thấy bao nhiêu là
chuyện. Như sáng nay, mình nhìn thấy một bà cụ, gươm mặt nhăn nheo, dáng
điệu lam lũ, ngồi bán một mẹt hàng ở góc phố, nhưng chẳng thấy ai mua hàng cho cụ.
Một chuyện nhưng có thể mỗi người có một cách nghĩ, một thái độ
Thông qua việc kể lại một câu chuyện, người kể thường bộc lộ thái độ,
tình cảm với những con người hoặc sự việc được kể lại.
- Ví dụ với câu chuyện trên, bạn thứ nhất có thể viết tiếp:
Mình tự hỏi: sao bà cụ đã quá nhiều tuổi, người ốm yếu như thế mà phải
đi bán hàng nhỉ? Các con của cụ thật đáng trách khi để bà cụ đã đến tuổi nghỉ
ngơi phải ngồi hè phố để kiếm tiền sinh sống.
- Nhưng bạn thứ hai lại bày tỏ thái độ, tình cảm khác.
Mình thấy yêu mến bà cụ. Dù nhiều tuổi nhưng cụ vẫn chăm chỉ kiếm
sống. Lao động là vinh quang. Bà thật đáng được kính trọng.
=> Cùng một câu chuyện, một con người và sự việc nhưng mỗi người có
một cách nghĩ, mỗi người có một tình cảm, thái độ khác nhau. Bạn thứ nhất cảm
thấy buồn bực vì chuyện bà cụ đã già mà vẫn phải đi bán hàng. Bạn ấy nghĩ đến
những con người không hiếu thuận với cụ. Bạn thứ hai lại nghĩ khác. Bạn tỏ thái
độ đồng tình với việc bà cụ đi bán hàng và cho rằng tự kiếm sống, không dựa
dẫm vào người khác là một việc đáng kính trọng.
Kể chuyện để giải thích một điều gì đó
- Kể lại một câu chuyện không chỉ để chia sẻ, thể hiện thái độ, tình cảm mà còn
dùng để giải thích một điều gì đó.
- Ví dụ: để giải thích hiện tượng tự nhiên hàng năm vào cuối mùa hạ nước trên
những sông suối thường dân cao, có khi làm vỡ đê điều, gây úng lụt, thiệt hại
về người và của cải, dân gian đã sáng tác câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh.
Chuyện kể về hai vị thần, một là Sơn Tinh đại diện cho cộng đồng con người
và sự sống trên cạn, một là Thủy Tinh đại diện cho những loài thủy tộc sống
dưới nước. Vì Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng có ý định muốn lấy Mị Nương –
công chúa, con gái vua Hùng làm vợ, nhưng cuối cùng, do có sự ưu ái của vua
Hùng mà Sơn Tinh đã lấy được Mị Nương. Vì ghen tức, hàng năm Thủy Tinh
thường dâng nước đánh Sơn Tinh...
2. Nhân vật trong văn bản tự sự
- Văn bản tự sự (nhất là VB truyện) có khả năng thể hiện nhân vật trong thế giới
nghệ thuật của nó một cách linh hoạt, đa dạng, đầy đặn.
- Nhân vật ở đây, có thể được miêu tả toàn bộ hay một phần cuộc đời, có thể
được miêu tả kĩ càng từ chân dung ngoại hình cho đến những suy tư thầm kín
bên trong, từ hành trang cho đến quá trình phát triển, từ một vài đến nhiều mặt
hoạt động trong quan hệ đời sống.
- Trong mỗi câu chuyện được kể lại, nhân vật thường là một thành phần trung
tâm, vô cùng quan trọng. Một câu chuyện không thể thiếu nhân vật. Nhân vật
có thể là: con người, con vật, cây cối, đồ vật,…( Nếu nhân vật là con vật, cây
cối hoặc đồ vật thì thường được nhân hóa, tức là chúng có hành động, tính cách giống con người)
Ví dụ: Dưới đây là một câu chuyện mà ba nhân vật là con người, con vật
và đồ vật cùng xuất hiện và trò chuyện với nhau.
Nhớ đến trận đòn chiều qua, thằng Lười mủi lòng.
- Tao mà được như mày, tao sướng quá!
Con mèo ngoe ngoẩy cái đuôi, kêu lên một tiếng to.
- Meo! Tôi mà được làm người như anh, tôi cũng sướng quá!
Nghe con mèo nói, thằng Lười bỗng nảy ra một ý nghĩ lạ, nó đưa tay
giụi mắt, con mắt nó sáng lên:
- Hay là tao với mày đổi đi, mày làm tao, còn tao làm mày, chịu không?
Con mèo cứ mở tròn hai con mắt nhìn thằng Lười nửa tin, nửa ngờ.
- Tại anh lười, anh nói vậy, chớ đời nào anh chịu đổi!
Thằng Lười tức mình hét lên, nó hét làm ba ông táo bếp giật nảy mình. - Sao lại không chịu? (…)
Thằng Lười hăm hở.
- Tao với mày cùng vái. - Vái? - Ừ! - Vái ai, anh? Thằng Lười:
- Mày cư nằm im để tao vái cho.
Con mèo nghe lời, nằm cuốn tròn lại, hai con mắt lại lim dim, thằng Lười
ngồi xuống xếp hàng, chắp hai tay đưa lên.
- Các con khỏi vái! – Bỗng có tiếng ai đó, tiếng ồm ồm của một người
già, dội lên từ dưới đất, sau lưng hai đứa.
Hai đứa giật mình quay lại. Ba ông táo bếp bỗng lúc la lúc lắc, rồi ông
táo từ dưới lớp tro bếp hiện lên.
( Trích Con mèo và chú bé Lười – Nguyễn Quang Sáng)
 Trong câu chuyện trên, nhân vật con người là chú bé Lười, nhân vật con
vật là con mèo và nhân vật trong tưởng tượng là ba ông táo bếp đều có
thể nói năng, hoạt động giống con người.
 Muốn cho câu chuyện hấp dẫn, người kể chuyện phải biết tạo nên
những nhân vật sinh động. Người viết văn tự sự cần phải có những câu
văn tả, phác họa được những đặc điểm đặc biệt nào đó về dáng vẻ,
diện mạo hoặc hành động, ngôn ngữ của nhân vật thì mới làm cho
nhân vật sống động, có hồn.
3. Sự kiện trong văn tự sự
- Văn bản tự sự có sự kiện, biến cố, cốt truyện ( các loại văn bản khác không
có hay không cần đến các yếu tố này)
- Nhà văn kể về chúng như “một cái gì tách biệt với mình”.
- Cốt truyện, nếu có, được tổ chức thành chuỗi biến cố xảy ra liên tiếp, cái này
tiếp sau cái kia, xô đẩy nhau đến đỉnh điểm buộc phải giải quyết và kết thúc.
- Sự kiện trong VBTS luôn được xem như là tiêu chí quan trọng để nhận diện loại VB này.
- Sự kiện tạo nên mạch chính cho tác phẩm – cũng là mạch quy luật của đời sống,
bộc lộ bản chất của các tính cách, các hiện tượng đời sống.
Ví dụ : để thể hiện lòng tham vô đáy của người anh trong truyện cổ tích (truyện
Cây khế), tác giả kể lại chuyện anh ta chia của, chiếm gần hết gia tài, chỉ để
lại cho người em một cây khế, việc anh ta hoa mắt ở đảo vàng và lấy quá nhiều
vàng đến nỗi quá sức chở của chim thần, lộn cổ xuống biển mà chết,…
- Sự kiện là những sự việc mà các nhân vật đã làm, đã tạo nên. Mỗi câu chuyện lại
có nhiều sự việc nhưng không phải sự việc nào cũng là sự kiện. Những sự việc
mà mọi người làm theo như một “thời khóa biểu” hằng ngày thì không thể gọi là sự kiện.
Ví dụ : hàng ngày em thức dậy vào 6h sáng, đi học lúc 7h, vào lớp lúc 7h30, ăn
trưa lúc 11h30…những sự việc đó chỉ là sự việc thông thường.
 Sự kiện là những sự việc làm cho cuộc sống của nhân vật thay đổi
Ví dụ: Chẳng hạn, mọi khi em đi mẫu giáo, tháng 9 năm nay em đủ 6 tuổi,
bố mẹ đưa em đi đến trường. Ngày đầu tiên đến trường Tiểu học, ngày em
trở thành học sinh đó là một sự kiện. Bởi từ ngày đó cuộc sống của em đã thay đổi.
“Hằng năm cứ vào cuối mỗi thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên
không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn
man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng
tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết
ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp
dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi sáng đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi
âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã
quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi
đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
(Tôi đi học – Thanh Tịnh)
Đó là những ấn tượng, những tình cảm, cảm xúc vô cùng mạnh, khó quên
của cậu bé lần đầu đi học. Ngày đầu đi học ấy, đối với cậu bé thế giới xung
quanh cái gì cũng lạ lẫm, đẹp và đáng nhớ. Sự kiện bao giờ cũng khiến con
người bị tác động mạnh đến thế.
 Muốn cho bài văn tự sự hấp dẫn, người viết phải tạo ra sự kiện cho những câu
chuyện mình kể. Sự kiện trong văn tự sự rất quan trọng bởi sự kiện khiến
cho các nhân vật bộc lộ được tính cách, suy nghĩ, thái độ trước con người
và cuộc sống.
4. Cốt truyện và trình tự kể trong văn tự sự
Cốt truyện trong văn tự sự
- Một bài văn tự sự hay thì phải có cốt truyện hay -> người viết văn tự sự phải rất quan
tâm đến việc tạo dựng một cốt truyện cho câu chuyện mình sắp kể.
- Một câu chuyện được kể lại bao giờ cũng có nhiều sự việc và một vài sự kiện. Cốt
truyện giống như sợi dây xâu chuỗi các sự việc, sự kiện trong câu chuyện lại với nhau.
- Cốt truyện có thể được tạo dựng từ những câu chuyện thật mà người viết được biết trong cuộc sống.
- Đôi khi, người viết cũng có thể hình thành cốt truyện bằng sự tưởng tượng của mình.
Dựa vào một vài sự việc trong cuộc sống, chắp nối thành một câu chuyện khác,
trường hợp này gọi là hư cấu.
Ví dụ : Thuở nhỏ nhà văn Tô Hoài thường ra bãi sông Tô Lịch gần làng Nghĩa Đô
chơi. Ở đó, cậu bé Nguyễn Sen (tên khai sinh của nhà văn) say sưa với biết bao trò
chơi trẻ con: bắt dế, chuồn chuồn,... ngắm nghía quan sát những con vật... Từ những
con vật ấy, Tô Hoài đã tạo ra một thế giới các nhân vật là các con vật trong truyện Dế
Mèn phiêu lưu kí. Hình dáng, diện mạo, hành động, tính cách của Dế Mèn, Dế Trũi,
võ sĩ Bọ Ngựa... tất thảy đều được nhà văn tưởng tượng ra từ việc chắp nối những
câu chuyện có thật trong cuộc đời.
Trật tự kể trong văn tự sự - T
rật tự kể tức là nói về việc người viết sắp xếp các nhân vật, các sự kiện trong câu
chuyện như thế nào: để nhân vật nào xuất hiện trước, nhân vật nào xuất hiện sau; để
sự việc nào xuất hiện trước, sự việc nào xuất hiện sau,...
+ Kể theo trình tự thuận chiều thời gian (chuyện gì xảy ra trước kể trước, xảy ra
sau kể sau; các nhân vật cũng vậy, nhân vật nào xuất hiện trước kể trước).
+ Kể theo trình tự đảo chiều thời gian (chuyện xảy ra sau kể trước, chuyện xảy ra trước kể sau).
+ Phối hợp hai cách kể: kể thuận chiều và đảo chiều thời gian.
5. Ngôi kể trong văn tự sự
- Ngôi kể là: vị trí giao tiếp mà người tạo lập sử dụng để kể chuyện.
- Có hai ngôi kể: kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba.
+ Khi người kể xưng tôi
toàn bộ câu chuyện được kể là những gì mà người xưng
tôi nhìn thấy, nghe thấy, tức là văn bản đó được kể theo ngôi thứ nhất.
+ Còn trong những văn bản tự sự không có nhân vật xưng tôi, người kể tự giấu đi, tức
là văn bản đó được kể theo ngôi thứ ba.
- Khi xây dựng một văn bản tự sự, tác giả sẽ lựa chọn ngôi kể cho thích hợp. ( Lưu ý,
người kể chuyện xưng tôi không phải lúc nào cũng là tác giả. )
Ngôi thứ nhất, tức là văn bản có nhân vật tôi, thường xuất hiện nhiều trong
các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại. Khi nhà văn muốn kể lại một câu
chuyện nào đó vừa mới xảy ra, đang xảy ra trong thời đại mình thì họ thường
lựa chọn ngôi kể thứ nhất.
- Ưu điểm của việc dùng ngôi kể thứ nhất là giúp cho người đọc dễ dàng theo
dõi mạch kể của chuyện. Bởi vì tất cả các nhân vật đều có quan hệ với nhân
vật xưng tôi, các sự kiện diễn ra trong suốt câu chuyện đều là những gì nhân
vật xưng tôi nhìn thấy, nghe thấy hoặc trực tiếp tham gia.
Ví dụ: trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, các nhân vật như Dế
Trũi, Bọ Ngựa, chị Cốc,... những chuyến phiêu lưu, những cuộc đấu võ, những
chuyện dại dột... đều được kể lại từ chính nhân vật xưng tôi là Dế Mèn.
 Tuy nhiên, có khi nhân vật xưng tôi lại hạn chế phạm vi kể chuyện. Đó là khi
nhà văn muốn kể một câu chuyện diễn ra qua nhiều đời người,.. Hoặc khi nhà
văn không chỉ muốn thể hiện suy nghĩ, thái độ của một nhân vật mà còn muốn
khám phá tâm tư, tình cảm của nhiều nhân vật, lúc đó nhà văn sẽ lựa chọn
ngôi thứ ba. Khi ấy, câu chuyện dễ dàng chuyển từ đời này sang đời khác,
nhân vật này sang nhân vật khác,... Cụ thể:
- Kể theo hình thức người kể chuyện ngầm ẩn (ngôi thứ ba), người kể không hề
xuất hiện, nhưng lại biết hết mọi chuyện và kể lại rành rọt từ đầu đến cuối. Đây
là cách kể phổ biến ở truyện cổ tích hay truyện trung đại.
- Kể theo hình thức người kể ngầm ẩn (ngôi thứ ba) nhưng lại nhìn theo điểm
nhìn của một nhân vật trong truyện (như Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam).
- Kể theo hình thức người kể chuyện là một người đứng ở khoảng cách nhất định,
chứng kiến và kể lại (chỉ đóng vai người kể chuyện, xưng tôi).
 Trong một văn bản tự sự có thể kết hợp nhiều vai kể, một phần kể theo vai
người kể ngầm ẩn, một phần kể theo vai nhân vật xưng tôi, trao quyền kể
chuyện cho nhau. Việc lựa chọn vai kể, điểm nhìn phải có dụng ý và đạt hiệu quả nghệ thuật.
Câu 5: Tạo lập một văn bản ngắn ?
Mỗi chúng ta, ai cũng ước mơ sau này khi trưởng thành lớn lên đều sẽ trở thành một người
tốt một người giỏi và có ích cho xã hội. Con đường ước mơ của mỗi chúng ta có thể hoàn
thiện thì không thể nào thiếu được những đôi chân của các thầy cô dạy mình được. Người
xưa có câu “ Cô giáo như mẹ hiền” – cô giáo là người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng ta nên
người. Chắc hẳn trong lòng chúng ta sẽ đều ngưỡng mộ quý mến nhất định dành cho thầy cô
giáo mà . Đối với tôi ấn tượng nhấtt có lẽ chính là cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của tôi, cô Nguyễn Thị Lộc.
Năm ấy cô tôi cũng đã khoảng ngoài 50 tuổi rồi. Cô giáo tôi tuy nhiều tuổi ấy vậy mà
xinh lắm, trông cô rất trẻ. Khuôn mặt cô tròn trịa, hiền hoà với đôi mắt 1 mí, cô đeo thêm
kính. Khuôn mặt cô lúc ấy hiện ra như một người mẹ hiền chăm sóc các con cái của mình.
Ánh mắt , cử chỉ, điệu bộ của cô rất ấm áp, hiền dịu. Tôi cứ nhớ mãi ngày hôm ấy, vào
một buổi sáng Thứ 2 chào cờ, cô mặc bộ áo dài màu đỏ kèm theo đó là những ánh nắng
vàng rực rỡ chiếu qua tà áo dài càng làm cô thêm rực rỡ biết bao. Tôi vẫn nhớ đôi bàn tay
của cô thật ấm áp làm sao, cô dắt tôi qua đám đông hôm ấy, mọt cảm giác thật khó tả!
Vào lớp, cô bắt đầu dạy chúng tôi tập đọc tập nói tập nghe tập viết.. Bàn tay cô nắn nót
viết từng chữ trên bảng cho chúng tôi xem. Cô rất ân cần, chỗ nào chúng tôi không hiểu
hay không biết cô đều sẽ cẩn thận tỉ mỉ giảng lại cho chúng tôi đến khi hiểu mới thôi. Giờ
ra chơi cô tổ chức xếp đội cho chúng tôi chơi trò chơi , cô cùng chúng tôi chơi đùa sau
những tiết học mệt mỏi. Đến bữa trưa , bàn tay cô hối hả xới cơm, chan canh, múc thức
ăn cho chúng tôi. Cô cố gắng múc thật nhanh để thức ăn không bị nguội, dường như cô
muốn chúg tôi có một bữa ăn thật đủ và nóng hổi.