-
Thông tin
-
Quiz
Kể tên một số triết gia tiêu biểu của triết học Hy Lạp thời kỳ cổ đại
Triết học phương Tây nói chung và triết học phương Tây hiện đại là một hình thái lý luận của thế giới quan và nhân sinh quan của giai cấp tư sản, là sự phản ánh thực trạng xã hội tư bản chủ nghĩa ở những hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 2.3 K tài liệu
Tài liệu khác 2.4 K tài liệu
Kể tên một số triết gia tiêu biểu của triết học Hy Lạp thời kỳ cổ đại
Triết học phương Tây nói chung và triết học phương Tây hiện đại là một hình thái lý luận của thế giới quan và nhân sinh quan của giai cấp tư sản, là sự phản ánh thực trạng xã hội tư bản chủ nghĩa ở những hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 2.3 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 2.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Kể tên một số triết gia tiêu biểu của triết học Hy Lạp thời kỳ cổ
đại (Triết học phương Tây)
1. Mở đầu vấn đề
Triết học phương Tây nói chung và triết học phương Tây hiện đại là một hình thái lý luận của thế giới quan
và nhân sinh quan của giai cấp tư sản, là sự phản ánh thực trạng xã hội tư bản chủ nghĩa ở những hoàn
cảnh lịch sử cụ thể khác nhau. Việc tìm hiểu, học tập và nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại giúp
chúng ta có được một nhận thức toàn diện, đúng đắn; thúc đẩy kết hợp giữa việc nghiên cứu triết học
phương Tây hiện đại của nước ta với việc nghiên cứu triết học chủ nghĩa Marx trong giai đoạn mới.
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số triết gia tiêu biểu của triết học Hy Lạp thời kỳ cổ đại.
2. Nhà Triết gia Heraclitie (Khoảng 540 – 475)
Heraclitus (Ἡράκλειτος - Herákleitos); khoảng 535 TCN – 475 TCN) xuất thân trong một gia đình quý tộc ở
Ionia nhưng ông sống một cuộc đời rất nghèo khổ và cô độc. Về cơ bản, ông là một nhà triết học duy vật và
được coi là ông tổ của phép biện chứng. Những tư tưởng biện chứng của ông rất sâu sắc, tuy vậy cách
thức thể hiện lại rất phức tạp và khó hiểu vì vậy ông thường được gọi là nhà triết học tối nghĩa. Hiện nay, tài
liệu của ông chỉ còn khoảng 130 đoạn bàn về tự nhiên.
Triết gia Heraclitie được xem là trung tâm trong lịch sử của phép biện chứng Hi Lạp cổ đại. Lênin coi
Heraclitie là một trong những người sáng lập ra phép biện chứng. Tư tưởng Heraclitie có ảnh hưởng lâu dài
đến sự phát triển của phép biện chứng sau này.
Ta có thể kể đến một số tư tưởng của ông như sau:
a. Đối với sự khởi nguyên của vũ trụ
Đối với Heraclitie, lửa chính là khởi nguyên cơ sở mọi thứ, theo đó:
- Lửa là khởi nguyên của thế giới, lửa tạo ra từng sự vật cụ thể hàng ngày gần gũi cho đến những hành tinh
xa lắc. “Thế giới này chỉ là một đối với mọi cái, không phải do thần thánh hay do con người tạo ra nhưng nó
mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo của những cái đang rực cháy và mức độ của
những cái đang lụi tàn”.
- Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới. “Thế giới chỉ là một ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt
ngày đêm”. Các hiện tượng tự nhiên như nắng mưa, các mùa,…theo ông không phải là những hiện tượng
thần bí mà chỉ là những trạng thái khác nhau của lửa. “Cái chết của lửa chỉ là sự ra đời của không khí, cái
chết của không khí chỉ là sự ra đời của nước. Nước sinh ra từ cái chết của đất, không khí sinh ra từ cái chết
của nước, lửa sinh ra từ cái chết của không khí”.
- Thế giới vận động theo trật tự mà ông gọi là logos: logos khách quan và logos chủ quan quan hệ với nhau
như là quan hệ giữa khách thể và nhận thức. Và như vậy thì sự phù hợp với logos khách quan là tiêu chuẩn
để đánh giá tư duy con người. Đây là một đóng góp có giá trị của Heraclit cho phép biện chứng sau này.
b. Sự vận động là phổ biến
Quan niệm về vận động đã được một số nhà triết học trước đó đề cập nhưng phải đến Heraclit thì mới tồn
tại với tư cách là học thuyết về vận động với câu nói nổi tiếng “không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Quan niệm về vận động của Heraclitie có nội dung cốt lõi là tư tưởng về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
- Với thống nhất là sự đồng nhất của cái đa dạng và là sự hài hoà giữa các mặt đối lập. Đồng nhất được
xem là giới hạn theo nghĩa cùng tồn tại trong một tương quan để so sánh, nếu thiếu thì không còn sự so
sánh nữa như là không thể quý sức khoẻ khi không biết mặt đối lập của nó là bệnh tật.
Tính chất của sự đồng nhất là tương đối. Bản chất của sự vật chỉ có thể được xác định trong mối liên hệ với
các sự vật khác. Nhưng ở những tương quan khác nhau sẽ cho những kết quả so sánh khác nhau. “Con khỉ
đẹp nhất trong loài khỉ cũng không thể so sánh với con người. Con người sáng suốt nhất so với Thượng đế
cũng chỉ là con khỉ xét về trí tuệ, sắc đẹp”.
- Với mỗi sự vật, mỗi hiện tượng trong quá trình biến đổi đều trải qua các trạng thái đối lập và chuyển thành
các mặt đối lập với nó.
- Đấu tranh của các mặt đối lập không chỉ là sự đối lập mà còn là sự thống nhất giữa các mặt đối lập, là điều kiện của tồn tại
Theo ông, cái vốn có ở trong hài hoà là đấu tranh và đó là điều kiện để hài hoà. Ở đâu không có sự khác
biệt thì ở đó không có sự thống nhất. Đấu tranh là nguồn gốc của mọi cái đang hiện hữu, là khởi nguyên
sáng tạo của sự sống và tồn tại. Vì vậy đấu tranh là phổ biến tất yếu.
=> Từ quan niệm về dòng chảy, về vận động là phổ biến, Heraclit đã kháiinh ra một khái niệm triết học mới
đó là Độ. Độ là cái tạo ra sự hài hoà, tính chu ky, tính ổn định, sự biến đổi của sự vật hiện tượng và các quá
trình trong thế giới. Với cách hiểu như vậy, độ chính là logos của logos.
c. Nhận thức luận và nhân bản học
- Mặt nhận thức: theo Heraclitie, nhận thức khởi đầu từ cảm tính thông qua các giác quan để con người
nhận thức các sự vật cụ thể. Ông cũng nhận thấy vai trò không giống nhau giữa các giác quan trong nhận
thức “mắt và tai là người thầy tốt nhất nhưng mắt tốt hơn tai”.
Ông chia nhận thức thành hai cấp độ là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính chỉ là
sự tiếp cận với logos nhưng không chắc chắn. Nhận thức lý tính là con đường đạt tới chân lý nên ông đề cao.
- Nhân bản học: Theo Heraclitie, con người là sự thống nhất cả hai mặt đối lập ẩm ướt và lửa. Linh hồn của
con người là biểu hiện của lửa. Lửa đưa con người đến điều thiện, làm cho con người trở nên hoàn hảo,
lửa là thôi thúc ở trong tim để ngăn ngừa những cám dỗ vì chống lại khoái cảm còn khó hơn chống lại sự giận dữ.
Theo ông, hạnh phúc không phải là sự hưởng lạc về mặt thể xác thoả mãn dục vọng mà ở chỗ phải biết
vượt lên trên mình biết nói, biết suy nghĩ, hành động theo logos.
3. Nhà triết học Đêmocrite (Giai đoạn khoảng 460-370)
Democritos (Δημόκριτος) là một triết gia người Hy Lạp sống trước thời kỳ Socrates. Ông sinh ra vào khoảng
460 TCN ở thành phố Abdera, một địa điểm trên bờ biển thuộc xứ Thrace (phần đất thuộc Hy Lạp và Thổ
Nhĩ Kỳ ngày nay). Democritus là học trò của Leucippus và cùng với Leucippus tạo ra thuyết nguyên tử thô
sơ. Theo thuyết nguyên tử của ông, mọi vật chất được tạo thành từ các dạng khác nhau của các phần tử
không chia nhỏ được, không nhìn thấy được, cái mà ông gọi là atoma (nguyên tử). Đó là ý tưởng độc nhất
vô nhị của Democritus, chính vì thế mà từ khi Democritos đưa ra khái niệm đó cho đến tận sau này khi khoa
học đã phát triển người ta mới có những bằng chứng cụ thể về sự tồn tại của nguyên tử và tiếp tục phát
triển lý thuyết về nguyên tử.
Chiếm vị trí nổi bật trong triết học Hi Lạp cổ đại là khuynh hướng nguyên tử luận mà đại biểu là Lơxip và
Đêmocrit. Là một trong những nhà triết học duy vật lớn nhất thời cổ đại.Ông cho rằng, tất cả mọi vật đều
hình thành từ nguyên tử, đó là phần tử vật chất bé nhỏ, cơ sở của mọi vật và không phân chia được nữa.
Học thuyết nguyên tử của Đêmôcrit là thành quả vĩ đại của tư tưởng duy vật trong thế giới cổ đại. Những tư
tưởng vũ trụ học của ông xây dựng trong lý luận nguyên tử về cấu tạo vật chất và thấm nhuần tinh thần biện
chứng tự phát có một ý nghĩa sâu sắc đối với lịch sử triết học.
Thừa nhận vũ trụ là vô tận và vĩnh cửu, Đêmocrit cho rằng có vô số thế giới vĩnh viễn phát sinh, phát triển và tiêu diệt.
Đêmocrite phỏng đoán rằng, vận động không tách rời vật chất, đó là một phỏng đoán thiên tài. Theo ông,
vận động của những nguyên tử là vĩnh viễn, không có điểm kết thúc.
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Đêmocrits nêu ra khái niệm không gian. Theo Đêmocrite, không gian là
khoảng chân không rộng lớn, trong đó những nguyên tử vận động vĩnh viễn. Không gian là những khoảng
trống giữa các vật thể, nhờ đó các vật thể có thể tụ lại hoặc giãn ra. Xuất phát từ học thuyết nguyên tử,
Đêmmocit cho rằng không gian là gián đoạn và có thể phân chia vô tận.
Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa duy vật Đêmôcit là quyết định luận (thừa nhận sự ràng buộc theo luật nhân
quả và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên) nhằm chống lại mục đích luận (là quan điểm duy tâm cho
rằng cái thống trị trong tự nhiên không phải là tính nhân quả mà có tính mục đích). Sự thừa nhận tính nhân
quả, tính tất yếu và tính quy luật trong giới tự nhiên là một trong những thành quả có giá trị nhất của triết
học duy vật Hi Lạp cổ đại.
Đêmocrit có nhiều công lao trong việc xây dựng lý luận về nhận thức. Ông đặt ra và giải quyết một cách duy
vật vấn đề đối tượng của nhận thức, vai trò của cảm giác với tính cách là điểm bắt đầu của nhận thức và vai
trò của tư duy trong việc nhận thức tự nhiên.
Nét đặc sắc trong triết học duy vật của Đêmôcrit là chủ nghĩa vô thần. Đêmocrite cho rằng sở dĩ con người
tin vào thần thánh là vì con người bất lực trước những hiện tượng khủng khiếp của tự nhiên. Theo ông, thần
thánh chỉ là sự nhân cách hoá những hiện tượng tự nhiên hay là những thuộc tính của con người. Thí dụ,
mặt trời mà tôn giáo Hi Lạp đã thần thánh hoá thì ông cho đó chỉ là một khối lửa.
Công lao có ý nghĩa lịch sử của Đêmôcrit là ông đã bền bỉ đấu tranh cho quan niệm duy vật về tự nhiên. Nó
đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tiếp theo của triết học duy vật. Đối lập với chủ nghĩa duy vật Hi
Lạp cổ đại là chủ nghĩa duy tâm trong triết học mà đại biểu lớn nhất là Platôn.
4. Nhà triết học Platôn (427-347)
Triết gia Hi Lạp, sở hữu tên Plato do bởi có lần đoạt giải vô địch trong một đại hội điền kinh cấp quốc gia.
Ông xuất thân từ một gia đình đại quí tộc, cháu ngoại của Solon, một trong bảy vị hiền triết Hi Lạp và là nhà
lập pháp, còn bên nội ông lại thuộc dòng dõi của vị vua Athens cuối cùng là Codrus. Người ta biết rất ít về
thời trẻ của ông ngoài việc từ năm 20 tuổi, ông là một môn đệ tận tụy của Socrates. Sau khi sư phụ qua đời,
Plato du hành tới rất nhiều nơi. Từ Mega, Plato du hành sang Cyrene, Ai Cập và Ý. Tại đó, ông đi lại với
giáo đoàn Pythagoras và tiêm nhiễm học thuyết của họ.
Năm 388, Plato rời Athens sang sống một thời gian trong triều đình của bạo chúa Dionysus Cả ở Syracuse.
Bị vị vua ấy ngược đãi, đem bán cho nô lệ, may nhờ nhà hiền triết Annikeris ở Cyrenaique chuộc với giá 20
đồng mines và giải phóng ông.
Tới năm 367, ông thành lập trường Academy, với câu châm ngôn treo trước cửa ‘Kẻ nào không thông suốt
hình học thì xin chớ vào đây’. Tại đó, ông dạy toán học và triết học cho tới ngày qua đời. Việc dạy học của
ông có bị gián đoạn hai lần vì đến thăm Syracuse — vào năm 368 và năm 361 — với vị vua mới và hoài bảo
vô vọng thực hiện các lý tưởng chính trị của mình ở đảo quốc Sicily.
Tác phẩm của Plato truyền lại cho hậu thế dưới hình thức các văn bản đối thoại và thư từ. Một số đối thoại
và nhiều thư từ qui cho ông đã được xác minh là thực, một số đáng ngờ. 35 bài đối thoại ấy, hoặc nhiều
hơn, của Plato, thường được chia thành 3 nhóm theo 3 thời kỳ của đời ông.
Nhà triết học Platôn là người dầu tiên xây dựng hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách
quan, đối lập với thế giới quan duy vật. Ông đã tiến hành đấu tranh gay gắt chống lại chủ nghĩa duy vật đặc
biệt là chống lại những đại biểu của chủ nghĩa duy vật thời bấy giờ như Hêraclit, Đêmôcrit.
- Theo Platôn, giới tự nhiên-thế giới của những vật cảm tính-bắt nguồn từ những thực thể tinh thần tức là từ
những ý niệm; vật thể cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm. Ông cho rằng, để nhận thức được chân lý người
ta phải từ bỏ mọi cái hữu hình cảm tính; phải “hồi tưởng” lại những gì mà linh hồn bất tử quan sát được
trong thế giới ý niệm. Thuyết hồi tưởng thần bí này được xây dựng trên cơ sở học thuyết về linh hồn bất tử,
tính độc lập của linh hồn với thể xác.
- Nếu ở Đêmocrit, phép biện chứng được sử dụng để phục vụ khoa học thì ở Platôn phép biện chứng lệ
thuộc vào triết học duy tâm. Đường lối Platôn chống lại đường lối Đêmôcrit trong triết học Hi Lạp cổ đại,
chống lại thuyết nguyên tử của Đêmôcrit. Các hiện tượng tự nhiên bị ông quy về các quan hệ toán học. Đạo
đức học của ông được xây dựng trên học thuyết về linh hồn bất tử là một hình thức của lý luận tôn giáo, là
bộ phạn quan trọng nhất của ý thức tư tưởng của tầng lớp chủ nô quý tộc.
- Là kẻ thù chính trị của chế độ dân chủ chủ nô Aten, Platôn coi “chế độ quý tộc” tức là chế độ nhà nước
của tầng lớp thượng lưu là “nhà nước lý tưởng”.
- Nhà triết học Platon được nhiều nhà triết học thời trung cổ và sau đó, nhiều nhà duy tâm thời cận đại lặp
lại dưới những hình thức cải biên…nhằm phục hồi và đẩy cao tính duy tâm mà Platôn mắc phải làm cho nó
trở nên thần bí hơn với khẩu hiệu “trở về với Platôn”.
5. Kết thúc vấn đề
Như vậy, triết học phương Tây nói chung hình thành và phát triển ở phương Tây tư bản chủ nghĩa, ở mức
độ nhất định có thể nói đó là hình thái lý luận của thế giới quan và nhân sinh quan giai cấp tư sản, do vậy
mà giới triết học Trung Quốc trước đây gọi nó là triết học tư sản hiện đại; điều này không phải là vô căn cứ,
bởi lẽ triết học là một loại hình thái ý thức, trong xã hội có giai cấp ắt gắn với lợi ích của một giai cấp nhất
định. Trước khi chủ nghĩa Marx ra đời, một số nhà tư tưởng phương Tây đã nói đến việc tất yếu phải vận
dụng phương pháp phân tích giai cấp. Nhưng dù ở trong một xã hội có giai cấp, triết học vẫn còn có nội
hàm văn hoá của một hình thái ý thức siêu giai cấp nào đó.
(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá
trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước
khi áp dụng vào thực tế.)