Kết bài về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 11

Bất kể bài văn nào, dù là văn nghị luận hay thuyết minh, tự sự, miêu tả,...thì đều phải tuân thủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi phần sẽ mang đến những chức năng, mỗi phần sẽ đóng những vai trò riêng biệt, góp phần tạo nên một bài văn mạch lạc đầy đủ ý tứ. Trong đó, phần kết bài sẽ là phần nằm cuối cùng của bài văn, Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Kết bài về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 11

Bất kể bài văn nào, dù là văn nghị luận hay thuyết minh, tự sự, miêu tả,...thì đều phải tuân thủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi phần sẽ mang đến những chức năng, mỗi phần sẽ đóng những vai trò riêng biệt, góp phần tạo nên một bài văn mạch lạc đầy đủ ý tứ. Trong đó, phần kết bài sẽ là phần nằm cuối cùng của bài văn, Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

24 12 lượt tải Tải xuống
Kết bài về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chọn lọc hay nhất
Chiều tối là một trong những tác phẩm thơ ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết đến nhiều nhất, tác
phẩm đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc từ sự ấn tượng của vẻ đẹp thiên nhiên, con người
và nét đẹp tâm hồn thi sĩ, phong cách thơ tài hoa, điêu luyện,...Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn đề tài
của nhiều đề văn, của nhiều bài nghị luận văn học, vì vậy bài viết dưới đây Luật Minh Khuê xin chia sẻ
tới các bạn kỹ năng, phương pháp làm và các bài tham khảo về kết bài của bài thơ "Chiều tối" của Hồ
Chí Minh chọn lọc hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Những vấn đề chung về kết bài
1.1. Tại sao cần phải có kết bài?
Bất kể bài văn nào, dù là văn nghị luận hay thuyết minh, tự sự, miêu tả,...thì đều phải tuân thủ bố cc
3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi phần sẽ mang đến những chức năng, mỗi phần sẽ đóng những
vai trò riêng biệt, góp phần tạo nên một bài văn mạch lạc đầy đủ ý tứ. Trong đó, phần kết bài sẽ là
phần nằm cuối cùng của bài văn, có vai trò chính là thông báo về việc kết thúc việc trình bày đề tài,
bàn luận ý kiến, đồng thời người viết sẽ nêu đánh giá khái quát những khía cạnh nổi bật nhất của vấn
đề, gợi liên tưởng mở rộng giúp bài văn chặt chẽ, sâu sắc hơn.
1.2. Các cách viết kết bài
Kết bài có nh chất tổng kết, khái quát, nâng cao những vấn đề đã trình bày ở phần thân bài. Và tùy
từng đề bài cụ thể mà chúng ta có những cách kết luận khác nhau, bởi lẽ có đề sẽ nằm trong phạm vi
kiến thức một bài, có bài sẽ yêu cầu người viết phải có sự liên hệ so sánh với tác phẩm khác hoặc so
sánh với thực ễn; hay cũng có trường hợp đề bài yêu cầu làm rõ một nhận định, một ý kiến, hay một
lời bình văn học nào đó qua việc phân ch một tác phẩm cthể. Chính vì vậy, mỗi trường hợp cần có
sự linh động trong việc triển khai, viết kết bài.
Tuy các yêu cầu, đề tài văn học thường rộng lớn dẫn đến việc viết kết bài sẽ đa dạng hơn nhưng đa
phần sẽ có bốn cách để chúng ta viết một kết bài hoàn chỉnh, đúng ý, đúng nguyên tắc, đúng cách. Vì
vậy để có một kết bài hay thì chúng ta phải có một kết bài đúng cách. Cụ thể:
Cách 1: Kết bài theo cách tóm lược (tóm tắt lại quan điểm, nội dung, luận điểm chính đã nêu ở
phần thân bài.
Cách 2: Phát triển, mở rộng thêm vấn đề đặt ra
Cách 3: Vận dụng, nêu phương hướng, bài học phát huy hay khắc phục vấn đề nêu ở thân bài
(đa phần cách này dùng cho bài nghị luận xã hội)
Cách 4: Liên tưởng, mượn ý tương tự bằng cách liên hệ thực ễn, hoặc m một câu nói, lời
bình văn học để làm sâu sắc bài viết.
1.3. Lưu ý khi viết kết bài
Để một kết bài hay thì trước hết kết bài phải đúng vào nội dung trọng tâm của đề thi, ngắn gọn không
dài dòng, lan man. Hay nói cách khác, qua phần kết bài chúng ta sẽ đánh giá nâng cao vấn đề ở phn
mở bài đã nêu.
Một kết bài thành công không chỉ làm nhiệm vụ "gói lại" vấn đề mà tốt hơn hết còn có chức năng "mở
ra" giúp người đọc được khơi mở, gợi sâu rộng hơn những suy nghĩ, nh cảm, hay nói cách khác là
tạo dư ba trong lòng nời đọc.
2. Kết bài về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chọn lọc hay nhất
2.1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm
- Tác giả:
Hồ Chí Minh (1890- 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam và toàn thể các dân tộc
trên thế giới, Người cũng là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà kiệt xuất chính trị, nhà
quân sự tài ba, vị anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ
lớn của văn học Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung.
Xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước, thuở nhỏ học chữ Hán, sau đó học chquốc ngữ
và ếng Pháp nên ở Người có sự hòa quyện của hai nền văn hóa phương Tây và phương
Đông, điều này cũng ảnh hưởng nhất định đến ngòi bút sáng tác của Người.
Phong cách nghệ thuật: Người luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có nh chân thật,
chú ý đến đối tượng thưởng thức mà tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, và hơn hết người
đến với văn chương với phương diện là một hoạt động nh thần phong phú, phục vụ có hiệu
quả cho sự nghiệp Cách mạng.
- Tác phẩm:
Bài thơ "Chiều tối" là cách gọi đã được dịch nghĩa, và tên gốc là "Mộ" được rút ra từ tập thơ
"Nhật ký trong tù"- tập thơ mà Hồ Chí Minh đã sáng tác trong 13 tháng khi bị chính quyền
ởng Giới Thạch giam giữ.
Bài thơ được lấy cảm hứng từ cuộc chuyển lao của Hồ Chính Minh từ nhà giam Lĩnh Tây đến
nhà giam Thiên Bảo.
Giá trị nội dung: bài thơ khắc họa lên một bức tranh tuyệt đẹp vào chiều tối, và cảnh vật tuy
đã về tối, có nét nh lặng u buồn nhưng không vì thế mà ảm đạm, hiện lên trên đó là bức
tranh đời sống con người với vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động. Qua đó cho thấy nh
yêu thiên nhiên, nh yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh của người chiến sĩ cách
mạng.
Giá trị nghệ thuật: bài thơ sử dụng thành công các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, liên tưởng,
bút pháp ước lệ, hình ảnh chọn lọc, từ ng đắt giá, cách tả cảnh ngụ nh,....tạo nên một bài
thơ mang chất cổ điển Đường thi mà không kém phần hiện đại.
2.2. Các kết bài về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chọn lọc hay nhất
1. Kết bài về phân ch vẻ đẹp thiên nhiên
Bài thơ Chiều tối có vẻ đẹp giản dị mà vô cùng sâu sắc, bằng những tài năng điêu luyện của mình Hồ
Chí Minh đã phác họa, đã vẽ nên một khung cảnh thiên nhiên chỉ bằng vài đường nét chấm phá.
Nhưng với những đường nét đó, người đọc đã được bước vào một khung cảnh yên bình, tuyệt đẹp có
chút buồn bã gợi nhiều liên tưởng, suy nghĩ, nhưng trên hết là ta vẫn cảm nhận được nh yêu thiên
nhiên sâu sắc của tác giả dù trong hoàn cảnh tù đày.
2. Kết bài về phân ch vẻ đẹp con người
"Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng" đó là lời nhn
xét của Bêlinxki về tư cách, về cái tâm của một người nghệ sĩ. Và Hồ Chí Minh thực sự là một nhà thơ
vĩ đại, Người đã phát hiện ra vẻ đẹp con người nơi miền sơn cước khi đang lao động, đó là một vẻ
đẹp lao động khỏe khoắn, hăng say, con người làm chủ trước thiên nhiên, giúp thiên nhiên trở nên có
hồn hơn. Và người thiếu nữ trong thơ Bác mang một nét đẹp mới, gắn liền với công việc lao động
bình dị, đời thường đầy sức sống chứ không giống quan điểm xưa kia đó là phải biết "cầm, kỳ, thi,
họa", được ví như "liễu yếu đào tơ", đó là một nhân cách, một tâm hồn nhạy cảm, hiện đại mới phát
hiện ra điều đó.
3. Kết bài về cảm nhận giá trị nội dung bài thơ
Bài thơ chỉ vỏn vẹn 28 chữ nhưng lại khắc họa sinh động hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm
mây, và hiện lên trên đó là hình ảnh của con người miền sơn cước khi màn đêm đang dần buông
xuống. Qua những điều đó cho ta thấy, tác giả tuy bị xiềng xích về thchất nhưng tâm hồn luôn tự do,
luôn hướng tới ánh sáng, sự sống tương lai, đó là một nh yêu thiên nhiên, yêu con người, rộng hơn
đó là vẻ đẹp của một người chiến sĩ cách mạng, một tâm hồn sắt đá mà không hề kém phần lãng mạn,
trữ nh.
4. Kết bài về cảm nhận giá trị nghệ thuật bài thơ
Maiacopxki từng nhận xét rằng "Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ", thật vậy làm
thơ cái đắt giá nhất có lẽ là ở ngôn ngữ, ngôn ngữ tả ít mà gợi nhiều và bài thơ Chiều tối của Hồ Chí
Minh là minh chứng rõ nét cho điều đó. Với những hình ảnh thơ đậm chất cổ điển, cùng với bút pháp
chấm phá trong phong cách xây dựng đã giúp người đọc hình dung ra được một bức tranh thiên
nhiên, con người chỉ bằng vài nét vẽ. Tác giả đã thực sự xuất sắc trong việc dùng những từ ngữ đắt
giá, chân thực nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc chạm đến tâm hồn người đọc.
5. Kết bài phân ch bài thơ Chiều tối
Chiều tối có vẻ đẹp giản dị mà sâu sắc, bài thơ đã diễn tả thành công phong cảnh thiên nhiên và đời
sống con người nơi miền sơn cước một cách chân thật, hàm súc nhất. Đồng thời đã thể hiện được
một khía cạnh vĩ đại của tâm hồn Hồ Chí Minh đó là một tấm lòng nhân ái đạt đến độ quên mình, một
nh yêu sâu sắc đối với tạo vật và con người.
6. Kết bài cảm nhận bài thơ Chiều tối
Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh đã để lại bao xúc cảm, suy nghĩ trong lòng người đọc, thật đúng
như nhận xét của Leonardo Da Vinci "Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngm". Thật vậy,
mỗi câu chữ mở ra là tâm hồn ta được dẫn lối đến những vùng đất mới ở đó có thiên nhiên, có con
người và khi bài thơ khép lại ta lại cảm nhận được nh yêu thương gắn bó với thiên nhiên, con
người. Hơn hết đó là sự khâm phục ý chí của người chiến sĩ cách mạng dù trong hoàn cảnh nào cũng
luôn hướng về tương lai phía trước, một tâm hồn ung dung, thư thái tự tại.
7. Kết bài vẻ đẹp cđiển và hiện đại trong Chiều tối
Với bài thơ Chiều tối Hồ Chí Minh đã thực sự viết nên những dòng thơ mang đậm đà màu sắc cổ đin
mà cũng rất hiện đại, nét cổ điển và hiện đại thể hiện một cách tự nhiên và gợi ra nhiều suy nghĩ, liên
ởng. Bên cạnh đó, nét hiện đại và cổ điển còn mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp vừa truyền thống
vừa hiện đại, điều này giúp bạn đọc dễ dàng cảm nhận, dễ ếp thu mà cũng dễ gợi mở hơn suy nghĩ
của mình. Và trên hết đó là một nh thần thép vượt lên trên hoàn cảnh, nh yêu thiên nhiên, cuộc
sống và cái tài ba nghệ sĩ của Hồ Chí Minh.
8. Kết bài về vẻ đẹp của nhân vật trữ nh
Giống như bao bài thơ khác, dù trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt, gian khổ nhưng ánh lên trên ấy
vẫn là hình ảnh một con người ung dung, tự tại, với một tâm hồn nghệ sĩ dạt dào nh yêu thiên nhiên
và con người. Đó là một con người có ý chí sắt đá để t lên trên mọi hoàn cảnh, và một nh thần
lạc quan, luôn n tưởng vào tương lai tươi sáng. Cũng bởi vẻ đẹp trong tâm hồn, cốt cách nghệ sĩ ấy
mà Hoàng Trung Thông đã viết rằng "Vần thơ của Bác, vần thơ thép. Mà vẫn mênh mông bát ngát
nh".
9. Kết bài về phân ch phong cách sáng tác Hồ Chí Minh qua bài Chiều tối
Qua bài thơ Chiều tối ta càng thấy rõ hơn phong cách sáng tác của Người đó là một phong cách thơ
hết sức ngắn gọn, súc ch, trong sáng, hồn nhiên, tự nhiên và vô cùng bình dị nhưng lại không hề đơn
điệu. Bên cạnh đó, qua những dòng thơ này ta còn thấy thơ của Người không chỉ hồn nhiên, sâu sắc
mà còn trẻ trung, hiện đại nhưng cũng đậm phong vị cổ điển, tràn đầy chất thép nhưng cũng chan
chứa bao nh cảm dạt dào trước thiên nhiên tạo và con người.
10. Kết bài về chất thép và chất trữ nh trong Chiều tối
Xuân Diệu đã từng nói "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa" ý muốn nói rằng dù thơ
là biểu cảm, là cảm xúc nhưng không được xa rời hiện thực, bởi chất liệu làm nên văn học chính là
hiện thực ngoài kia. Và Chiều tối của Hồ Chí Minh thực sự là một tác phẩm làm sáng tỏ cho nhận định
ấy của Xuân Diệu. Bởi lẽ. hiện thực trong bài thơ được Hồ Chí Minh nhìn nhận thông qua chất thép
trong nh thần của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày, và chất trữ nh ấy được cảm nhận,
được rung động bởi một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, yêu cuộc đời.
| 1/4

Preview text:

Kết bài về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chọn lọc hay nhất
Chiều tối là một trong những tác phẩm thơ ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết đến nhiều nhất, tác
phẩm đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc từ sự ấn tượng của vẻ đẹp thiên nhiên, con người
và nét đẹp tâm hồn thi sĩ, phong cách thơ tài hoa, điêu luyện,...Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn đề tài
của nhiều đề văn, của nhiều bài nghị luận văn học, vì vậy bài viết dưới đây Luật Minh Khuê xin chia sẻ
tới các bạn kỹ năng, phương pháp làm và các bài tham khảo về kết bài của bài thơ "Chiều tối" của Hồ
Chí Minh chọn lọc hay nhất.

Mục lục bài viết
1. Những vấn đề chung về kết bài
1.1. Tại sao cần phải có kết bài?
Bất kể bài văn nào, dù là văn nghị luận hay thuyết minh, tự sự, miêu tả,...thì đều phải tuân thủ bố cục
3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi phần sẽ mang đến những chức năng, mỗi phần sẽ đóng những
vai trò riêng biệt, góp phần tạo nên một bài văn mạch lạc đầy đủ ý tứ. Trong đó, phần kết bài sẽ là
phần nằm cuối cùng của bài văn, có vai trò chính là thông báo về việc kết thúc việc trình bày đề tài,
bàn luận ý kiến, đồng thời người viết sẽ nêu đánh giá khái quát những khía cạnh nổi bật nhất của vấn
đề, gợi liên tưởng mở rộng giúp bài văn chặt chẽ, sâu sắc hơn.

1.2. Các cách viết kết bài
Kết bài có tính chất tổng kết, khái quát, nâng cao những vấn đề đã trình bày ở phần thân bài. Và tùy
từng đề bài cụ thể mà chúng ta có những cách kết luận khác nhau, bởi lẽ có đề sẽ nằm trong phạm vi
kiến thức một bài, có bài sẽ yêu cầu người viết phải có sự liên hệ so sánh với tác phẩm khác hoặc so
sánh với thực tiễn; hay cũng có trường hợp đề bài yêu cầu làm rõ một nhận định, một ý kiến, hay một
lời bình văn học nào đó qua việc phân tích một tác phẩm cụ thể. Chính vì vậy, mỗi trường hợp cần có
sự linh động trong việc triển khai, viết kết bài.

Tuy các yêu cầu, đề tài văn học thường rộng lớn dẫn đến việc viết kết bài sẽ đa dạng hơn nhưng đa
phần sẽ có bốn cách để chúng ta viết một kết bài hoàn chỉnh, đúng ý, đúng nguyên tắc, đúng cách. Vì
vậy để có một kết bài hay thì chúng ta phải có một kết bài đúng cách. Cụ thể:

Cách 1: Kết bài theo cách tóm lược (tóm tắt lại quan điểm, nội dung, luận điểm chính đã nêu ở phần thân bài.
Cách 2: Phát triển, mở rộng thêm vấn đề đặt ra
Cách 3: Vận dụng, nêu phương hướng, bài học phát huy hay khắc phục vấn đề nêu ở thân bài
(đa phần cách này dùng cho bài nghị luận xã hội)
Cách 4: Liên tưởng, mượn ý tương tự bằng cách liên hệ thực tiễn, hoặc tìm một câu nói, lời
bình văn học để làm sâu sắc bài viết.
1.3. Lưu ý khi viết kết bài
Để một kết bài hay thì trước hết kết bài phải đúng vào nội dung trọng tâm của đề thi, ngắn gọn không
dài dòng, lan man. Hay nói cách khác, qua phần kết bài chúng ta sẽ đánh giá nâng cao vấn đề ở phần mở bài đã nêu.

Một kết bài thành công không chỉ làm nhiệm vụ "gói lại" vấn đề mà tốt hơn hết còn có chức năng "mở
ra" giúp người đọc được khơi mở, gợi sâu rộng hơn những suy nghĩ, tình cảm, hay nói cách khác là
tạo dư ba trong lòng người đọc.

2. Kết bài về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chọn lọc hay nhất
2.1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm - Tác giả:
Hồ Chí Minh (1890- 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam và toàn thể các dân tộc
trên thế giới, Người cũng là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà kiệt xuất chính trị, nhà
quân sự tài ba, vị anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ
lớn của văn học Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung.

Xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước, thuở nhỏ học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ
và tiếng Pháp nên ở Người có sự hòa quyện của hai nền văn hóa phương Tây và phương
Đông, điều này cũng ảnh hưởng nhất định đến ngòi bút sáng tác của Người.

Phong cách nghệ thuật: Người luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật,
chú ý đến đối tượng thưởng thức mà tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, và hơn hết người
đến với văn chương với phương diện là một hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu
quả cho sự nghiệp Cách mạng.
- Tác phẩm:
Bài thơ "Chiều tối" là cách gọi đã được dịch nghĩa, và tên gốc là "Mộ" được rút ra từ tập thơ
"Nhật ký trong tù"- tập thơ mà Hồ Chí Minh đã sáng tác trong 13 tháng khi bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch giam giữ.

Bài thơ được lấy cảm hứng từ cuộc chuyển lao của Hồ Chính Minh từ nhà giam Lĩnh Tây đến
nhà giam Thiên Bảo.
Giá trị nội dung: bài thơ khắc họa lên một bức tranh tuyệt đẹp vào chiều tối, và cảnh vật tuy
đã về tối, có nét tĩnh lặng u buồn nhưng không vì thế mà ảm đạm, hiện lên trên đó là bức
tranh đời sống con người với vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động. Qua đó cho thấy tình
yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh của người chiến sĩ cách mạng.

Giá trị nghệ thuật: bài thơ sử dụng thành công các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, liên tưởng,
bút pháp ước lệ, hình ảnh chọn lọc, từ ngữ đắt giá, cách tả cảnh ngụ tình,....tạo nên một bài
thơ mang chất cổ điển Đường thi mà không kém phần hiện đại.

2.2. Các kết bài về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chọn lọc hay nhất
1. Kết bài về phân tích vẻ đẹp thiên nhiên
Bài thơ Chiều tối có vẻ đẹp giản dị mà vô cùng sâu sắc, bằng những tài năng điêu luyện của mình Hồ
Chí Minh đã phác họa, đã vẽ nên một khung cảnh thiên nhiên chỉ bằng vài đường nét chấm phá.
Nhưng với những đường nét đó, người đọc đã được bước vào một khung cảnh yên bình, tuyệt đẹp có
chút buồn bã gợi nhiều liên tưởng, suy nghĩ, nhưng trên hết là ta vẫn cảm nhận được tình yêu thiên
nhiên sâu sắc của tác giả dù trong hoàn cảnh tù đày.

2. Kết bài về phân tích vẻ đẹp con người
"Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng" đó là lời nhận
xét của Bêlinxki về tư cách, về cái tâm của một người nghệ sĩ. Và Hồ Chí Minh thực sự là một nhà thơ
vĩ đại, Người đã phát hiện ra vẻ đẹp con người nơi miền sơn cước khi đang lao động, đó là một vẻ
đẹp lao động khỏe khoắn, hăng say, con người làm chủ trước thiên nhiên, giúp thiên nhiên trở nên có
hồn hơn. Và người thiếu nữ trong thơ Bác mang một nét đẹp mới, gắn liền với công việc lao động
bình dị, đời thường đầy sức sống chứ không giống quan điểm xưa kia đó là phải biết "cầm, kỳ, thi,
họa", được ví như "liễu yếu đào tơ", đó là một nhân cách, một tâm hồn nhạy cảm, hiện đại mới phát hiện ra điều đó.

3. Kết bài về cảm nhận giá trị nội dung bài thơ
Bài thơ chỉ vỏn vẹn 28 chữ nhưng lại khắc họa sinh động hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm
mây, và hiện lên trên đó là hình ảnh của con người miền sơn cước khi màn đêm đang dần buông
xuống. Qua những điều đó cho ta thấy, tác giả tuy bị xiềng xích về thể chất nhưng tâm hồn luôn tự do,
luôn hướng tới ánh sáng, sự sống tương lai, đó là một tình yêu thiên nhiên, yêu con người, rộng hơn
đó là vẻ đẹp của một người chiến sĩ cách mạng, một tâm hồn sắt đá mà không hề kém phần lãng mạn, trữ tình.

4. Kết bài về cảm nhận giá trị nghệ thuật bài thơ
Maiacopxki từng nhận xét rằng "Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ", thật vậy làm
thơ cái đắt giá nhất có lẽ là ở ngôn ngữ, ngôn ngữ tả ít mà gợi nhiều và bài thơ Chiều tối của Hồ Chí
Minh là minh chứng rõ nét cho điều đó. Với những hình ảnh thơ đậm chất cổ điển, cùng với bút pháp
chấm phá trong phong cách xây dựng đã giúp người đọc hình dung ra được một bức tranh thiên
nhiên, con người chỉ bằng vài nét vẽ. Tác giả đã thực sự xuất sắc trong việc dùng những từ ngữ đắt
giá, chân thực nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc chạm đến tâm hồn người đọc.

5. Kết bài phân tích bài thơ Chiều tối
Chiều tối có vẻ đẹp giản dị mà sâu sắc, bài thơ đã diễn tả thành công phong cảnh thiên nhiên và đời
sống con người nơi miền sơn cước một cách chân thật, hàm súc nhất. Đồng thời đã thể hiện được
một khía cạnh vĩ đại của tâm hồn Hồ Chí Minh đó là một tấm lòng nhân ái đạt đến độ quên mình, một
tình yêu sâu sắc đối với tạo vật và con người.

6. Kết bài cảm nhận bài thơ Chiều tối
Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh đã để lại bao xúc cảm, suy nghĩ trong lòng người đọc, thật đúng
như nhận xét của Leonardo Da Vinci "Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm". Thật vậy,

mỗi câu chữ mở ra là tâm hồn ta được dẫn lối đến những vùng đất mới ở đó có thiên nhiên, có con
người và khi bài thơ khép lại ta lại cảm nhận được tình yêu thương gắn bó với thiên nhiên, con
người. Hơn hết đó là sự khâm phục ý chí của người chiến sĩ cách mạng dù trong hoàn cảnh nào cũng
luôn hướng về tương lai phía trước, một tâm hồn ung dung, thư thái tự tại.

7. Kết bài vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Chiều tối
Với bài thơ Chiều tối Hồ Chí Minh đã thực sự viết nên những dòng thơ mang đậm đà màu sắc cổ điển
mà cũng rất hiện đại, nét cổ điển và hiện đại thể hiện một cách tự nhiên và gợi ra nhiều suy nghĩ, liên
tưởng. Bên cạnh đó, nét hiện đại và cổ điển còn mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp vừa truyền thống
vừa hiện đại, điều này giúp bạn đọc dễ dàng cảm nhận, dễ tiếp thu mà cũng dễ gợi mở hơn suy nghĩ
của mình. Và trên hết đó là một tinh thần thép vượt lên trên hoàn cảnh, tình yêu thiên nhiên, cuộc
sống và cái tài ba nghệ sĩ của Hồ Chí Minh.

8. Kết bài về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình
Giống như bao bài thơ khác, dù trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt, gian khổ nhưng ánh lên trên ấy
vẫn là hình ảnh một con người ung dung, tự tại, với một tâm hồn nghệ sĩ dạt dào tình yêu thiên nhiên
và con người. Đó là một con người có ý chí sắt đá để vượt lên trên mọi hoàn cảnh, và một tinh thần
lạc quan, luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Cũng bởi vẻ đẹp trong tâm hồn, cốt cách nghệ sĩ ấy
mà Hoàng Trung Thông đã viết rằng "Vần thơ của Bác, vần thơ thép. Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".

9. Kết bài về phân tích phong cách sáng tác Hồ Chí Minh qua bài Chiều tối
Qua bài thơ Chiều tối ta càng thấy rõ hơn phong cách sáng tác của Người đó là một phong cách thơ
hết sức ngắn gọn, súc tích, trong sáng, hồn nhiên, tự nhiên và vô cùng bình dị nhưng lại không hề đơn
điệu. Bên cạnh đó, qua những dòng thơ này ta còn thấy thơ của Người không chỉ hồn nhiên, sâu sắc
mà còn trẻ trung, hiện đại nhưng cũng đậm phong vị cổ điển, tràn đầy chất thép nhưng cũng chan
chứa bao tình cảm dạt dào trước thiên nhiên tạo và con người.

10. Kết bài về chất thép và chất trữ tình trong Chiều tối
Xuân Diệu đã từng nói "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa" ý muốn nói rằng dù thơ
là biểu cảm, là cảm xúc nhưng không được xa rời hiện thực, bởi chất liệu làm nên văn học chính là
hiện thực ngoài kia. Và Chiều tối của Hồ Chí Minh thực sự là một tác phẩm làm sáng tỏ cho nhận định
ấy của Xuân Diệu. Bởi lẽ. hiện thực trong bài thơ được Hồ Chí Minh nhìn nhận thông qua chất thép
trong tinh thần của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày, và chất trữ tình ấy được cảm nhận,
được rung động bởi một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, yêu cuộc đời.