Khả năng kết hợp- Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội

một trong những cơ sở phân định từ loại, người ta còn dựa vào khả năng kết hợp của từ để xác định xem từ đó thuộcloại từ nào. Khả năng kết hợp ở đây chính là một trong những đặc trưng ngữ pháp của từở mặt từ loại, cái thể tiềm ẩn của mỗi từ trong việc kết hợp với từ khác để tự bộc lộ bản tính của mình.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem

KHẢ NĂNG KẾT HỢP
Bên cạnh việc lấy ý nghĩa khái quát (ý nghĩa phạm trù) làm một trong những cơ sở phân
định từ loại, người ta còn dựa vào khả năng kết hp của từ để xác định xem từ đó thuộc
loại từ nào. Khả năng kết hp ở đây chính là một trong những đặc trưng ngữ pháp của từ
ở mặt tloại, cái thể ềm ẩn của mỗi từ trong việc kết hợp với từ khác để tự bộc lộ bản
nh của mình.
Không phải mọi cách kết hợp có thực của từ đều là dấu hiệu của sự bộc lộ khả năng
tác dụng phân loại từ nói ở đây mà chỉ những cách kết hợp nào làm bộc lộ bản nh từ loại
của từ, tức đặc trưng ngữ pháp của chúng, mới có tác dụng định loại chúng. Từ trước đến
nay, để xác định từ loại người ta sử dụng 2 cách xét khả năng kết hp là: dùng từ chng
(từ làm chứng) và dùng cụm từ chính phụ.
Tuy nhiên trong mt số bối cảnh, nếu chỉ lấy chức vụ cú pháp làm êu chuẩn duy nhất đ
phân định từ loại thì sẽ khó phân biệt các từ loại giống nhau về chức vụ cú pháp, thấy
được sự hạn chếy nên khi đưa ra êu chuẩn "dựa vào mệnh đề" để bổ sung cho êu
chuẩn "dựa vào đoản ngữ" để phân định từ loại, Nguyễn Tài Cẩn (1975) chỉ giới hạn sự
xem xét ở hai chức vụ chyếu là chủ tố và vị tố. Thế nhưng giải pháp này cũng chỉ khắc
phục được trngại về số luợng của các chức vụ cú pháp mà vẫn chưa giải quyết triệt đ
những khó khăn về êu chí nhận diện chúng. Dưới ảnh hưởng của phân bố luận, Lê Văn
Lý (1948) lại chủ trương dựa vào khả năng kết hợp, mà cụ thể là sự có mặt hay vắng mặt
của các "từ chứng" để phân định từ loại ếng Việt. Thủ pháp này đã được Nguyễn Tài
Cẩn (1960, 1975), và sau đó là Lưu Vân Lăng (1988) ếp thu và phát triển thành nguyên
tắc phân định từ loại theo mô hình kết cấu đoản ngữ. Dù vẫn có sự khác nhau vvic lựa
chọn êu chí và kết quả phân loại cụ thể, nhưng các tác giả theo hướng này đều thống
nht ch"dựa vào đoản ngữ" (tức là dựa o khả năng làm thành tố của đoản ngữ cũng
như khả năng kết hợp với kiểu trung tâm hay thành t phnht định) để phân định từ
ếng Việt.
Nguồn tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt
2. Về vấn đề phân định từ loại trong ếng Việt (*)-Nguyễn Hồng Cổn
hp://lrc.quangbinhuni.edu.vn:8181/dspace/bitstream/TVDHQB_123456789/1562
/1/ngon_ngu_trg_2_16__7327.pdf
| 1/2

Preview text:

KHẢ NĂNG KẾT HỢP
Bên cạnh việc lấy ý nghĩa khái quát (ý nghĩa phạm trù) làm một trong những cơ sở phân
định từ loại, người ta còn dựa vào khả năng kết hợp của từ để xác định xem từ đó thuộc
loại từ nào. Khả năng kết hợp ở đây chính là một trong những đặc trưng ngữ pháp của từ
ở mặt từ loại, cái thể tiềm ẩn của mỗi từ trong việc kết hợp với từ khác để tự bộc lộ bản tính của mình.
Không phải mọi cách kết hợp có thực của từ đều là dấu hiệu của sự bộc lộ khả năng có
tác dụng phân loại từ nói ở đây mà chỉ những cách kết hợp nào làm bộc lộ bản tính từ loại
của từ, tức đặc trưng ngữ pháp của chúng, mới có tác dụng định loại chúng. Từ trước đến
nay, để xác định từ loại người ta sử dụng 2 cách xét khả năng kết hợp là: dùng từ chứng
(từ làm chứng) và dùng cụm từ chính phụ.
Tuy nhiên trong một số bối cảnh, nếu chỉ lấy chức vụ cú pháp làm tiêu chuẩn duy nhất để
phân định từ loại thì sẽ khó phân biệt các từ loại giống nhau về chức vụ cú pháp, thấy
được sự hạn chế này nên khi đưa ra tiêu chuẩn "dựa vào mệnh đề" để bổ sung cho tiêu
chuẩn "dựa vào đoản ngữ" để phân định từ loại, Nguyễn Tài Cẩn (1975) chỉ giới hạn sự
xem xét ở hai chức vụ chủ yếu là chủ tố và vị tố. Thế nhưng giải pháp này cũng chỉ khắc
phục được trở ngại về số luợng của các chức vụ cú pháp mà vẫn chưa giải quyết triệt để
những khó khăn về tiêu chí nhận diện chúng. Dưới ảnh hưởng của phân bố luận, Lê Văn
Lý (1948) lại chủ trương dựa vào khả năng kết hợp, mà cụ thể là sự có mặt hay vắng mặt
của các "từ chứng" để phân định từ loại tiếng Việt. Thủ pháp này đã được Nguyễn Tài
Cẩn (1960, 1975), và sau đó là Lưu Vân Lăng (1988) tiếp thu và phát triển thành nguyên
tắc phân định từ loại theo mô hình kết cấu đoản ngữ. Dù vẫn có sự khác nhau về việc lựa
chọn tiêu chí và kết quả phân loại cụ thể, nhưng các tác giả theo hướng này đều thống
nhất ở chỗ "dựa vào đoản ngữ" (tức là dựa vào khả năng làm thành tố của đoản ngữ cũng
như khả năng kết hợp với kiểu trung tâm hay thành tố phụ nhất định) để phân định từ tiếng Việt.
Nguồn tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt
2. Về vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt (*)-Nguyễn Hồng Cổn
http://lrc.quangbinhuni.edu.vn:8181/dspace/bitstream/TVDHQB_123456789/1562
/1/ngon_ngu_trg_2_16__7327.pdf