Khái niệm của ý chí học phần Luật hành chính
Khái niệm của ý chí học phần Luật hành chính của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|17327243
Trong hoạt động của con người, nhận thức có thể coi là cơ sở để xây dựng kế
hoạch hoạt động và tình cảm là động lực thúc đẩy hoạt động. Trong quá trình
diễn ra các hoạt động, con người thường gặp những khó khăn trở ngại, cho dù
những khó khăn đó không lớn thì lúc này một hiện tượng tâm lý xuất hiện giúp
cho con người có thể vượt qua được những khó khăn trở ngại đó. Hiện tượng
tâm lý này được gọi là ý chí. I)KHÁI NIỆM Ý CHÍ
- Ý chí là mặt năng động của ý thức, thể hiện ở khả năng thực hiện những
hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng để khắc phục
những khó khăn trở ngại.
- Năng lực kiểm soát, điều chỉnh hành vi một cách có ý thức nảysinh trong
hoạt động lao động. Động vật không có ý chí. Ý chí là mặt đặc trưng của
tâm lí người, bởi vì con vật chỉ thích ứng một cách thụ động với thiên
nhiên, còn con người bằng lao động – một loại hoạt động có ý thức – đã
chinh phục và cải biến thiên nhiên. ý chí con người được hình thành trong
quá trình lao động. Ngay cả hoạt động lao động đơn giản nhất (ví dụ, việc
săn bắt nguyên thủy…) cũng đòi hỏi con người phải có phẩm chất ý chí
nhất định, nó hình thành nên ở con người những phẩm chất ý chí nhất
định, Ph. Ănghen đã nói: “Loài người càng cách xa loài vật thì tác động của
con người vào giới tự nhiên càng mang tính chất của một hoạt động có
tính toán trước, tiến hành một cách có phương hướng vào những mục
đích nhất định, đã đề ra từ trước”.
- Ý chí phản ánh điều kiện của hiện thực khách quan dưới dạng mục đích của hành động.
- Ý chí được xem là "điểm hội tụ" của nhận thức và tình cảm hướng vào
hoạt động của con người: khi nhận thức còn sâu sắc và tình cảm càng
mãnh liệt thì ý chí càng cao.
- Ý chí là một phẩm chất tâm lý của cá nhân, 1 thành tố cấu thành nhân cách của con người.
- Giá trị chân chính của ý chí không chỉ ở chỗ ý chí đó như thế nào (tức là
cao hay thấp, mạnh hay yếu) mà điều chủ yếu còn là ở chỗ nó được
hướng vào cái gì cho nên cần phải phân biệt mức độ ý chí và nội dung đạo
đức của ý chí. VD: một người với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn để vượt qua
muôn vàn khó khăn trở ngại, nhưng là để giết một người khác nhằm mục
đích trả mối thù cá nhân thì không thể nói là người đó có ý chí. lOMoARc PSD|17327243
- Chỉ có những ý chí được giáo dục về đạo đức mới có thể giúp con người
thực hiện được những chuyển biến lớn lao trong sự nghiệp của mình.
II)VAI TRÒ CỦA Ý CHÍ:
- Nhờ ý chí mà con người tổ chức được mọi hoạt động của mình một cách
hợp lý và có ích nhất.
- Nhờ ý chí mà con người có thể cải tạo được tự nhiên, cải tạo xã hội và cải
tạo chính bản thân mình.
- Nhờ có ý chí mà con người có thể sáng tạo ra được nhữnggiá trị vật chất
và tinh thần phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của xã hội loài người.
- Nhờ có ý chí mà hoạt động tâm lý của con người mang một nội dung và ý
nghĩa hoàn toàn khác, hơn hẳn về chất so với tâm lý của động vật.
III)CÁC PHẨM CHẤT CỦA Ý CHÍ a) Tính mục đích:
- Tính mục đích là kỹ năng của con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc
sống của mình những mục đích gần và xa, và điều khiển hành vi của mình
phục tùng cấp một mục đích ấy. Nhưng tính mục đích của người lớn phụ
thuộc vào thế giới quan và những nguyên tắc đạo đức của người đó.
- VD: ý chí của bọn cướp của giết người khác với ý chí của những người
chiến sĩ cách mạng. Khác ở chỗ người chiến sĩ cách mạng đã biết đặt mục đích là vì
nhân dân vì Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc…
- VD: Nhà bác học Edison, người có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự phát
triển của cuộc sống loài người đã dành cả đời để theo đuổi mục đích của
mình không màng thất bại. Cuộc đời của ông đã có nhiều phát minh hữu
ích như máy điện báo tự động, cải tiến và thực hiện đèn điện, điện
thoại,... Tất cả những phát minh này của ông đều rất hữu ích và gắn liền
với thực tế, vì ông đã đề ra những mục đích nhất định phải đạt
được. Chỉ vì có mục đích rõ ràng mà không quan tâm đến sự vất vả
của bất cứ công việc thử nghiệm nào dù thất bại nhiều lần. Điều
đó giống như một bàn đạp để ông phát triển và thực hiện ước mơ
của mình. Khi có mục đích, con người chúng ta sẽ phấn đấu và có
chí hướng hướng tới để đạt được mục đích đó mãnh liệt hơn. b) Tính độc lập:
- Đó là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà
không chịu ảnh hưởng của một ai.
- VD: Cựu sinh viên đại học Harvard - Mark Zuckerbergđã tự mình
làm nên một đế chế và trở thành tỷ phú trẻ nhất hiện nay trên thế lOMoARc PSD|17327243
giới. Cuộc đời của Mark khiến nhiều người quan tâm, không phải
chỉ vì anh nắm giữ mạng xã hội lớn nhất thế giới mà câu chuyện
lập nghiệp của chàng tỷ phú trẻ này đã kích thích cảm hứng cho vô
vàn nhà khởi nghiệp trên thế giới. Xuất thân là một chàng trai Do
Thái mù màu với một tình yêu bất diệt về công nghệ, Mark nhiều
lần nhận được những lời mời làm việc cho những công nghệ khác
của các công ty lớn, nhưng anh đều từ chối và quyết tâm tự tạo
dựng một đế chế cho riêng mình. Mark xây dựng lên trang mạng
xã hội Facebook trong trường học vào năm 2004 và phát triển trở
thành một mạng xã hội lớn nhất hiện nay. Anh đã bỏ đại học, tự
xây dựng văn phòng và thành lập công ty cùng những người bạn
để phát triển ý tưởng của mình mà không cần phụ thuộc hay chịu
ảnh hưởng từ ai. Tính độc lập trong ý chí đã góp phần tạo nên
thành công của Mark cũng như mạng xã hội Facebook như hiện nay.
c) Tính quyết đoán:
- Đó là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời và cứng rắn mà
không có những sự dao động không cần thiết.
- VD: Vị CEO dám nghĩ dám làm Michael Dell, cha đẻ của hãng máy
tính Dell với tài năng và sự liều lĩnh của mình đã có trong tay một đế chế 18 tỷ USD. Năm
14 tuổi, Dell mua được chiếc máy tính đầu tiên trong đời loại
Apple II và cậu phát hiện ra mình có thể tháo tung chúng ra xem
cơ chế hoạt động để rồi lắp ráp lại như cũ. Do sinh trưởng trong
gia đình trung lưu nên cha mẹ của Dell luôn khuyên con trai theo
ngành y để nối nghiệp cũng như đảm bảo một cuộc sống bền vững
như hiện tại. Tuy nhiên, cậu bé mang dòng máu Do Thái này không
chịu ngồi yên khi luôn có tư duy độc lập, chính kiến và sự phán
đoán của mình. Những năm tháng trung học của ông không suôn
sẻ mấy và sau khi tốt nghiệp nhập học đại học, Michael Dell nhập
học Đại học Texas tại Austin, dự định trở thành một bác sĩ, nhưng
kể từ khi trải nghiệm những thành công đầu tiên trong lĩnh vực
máy tính và kỹ thuật, Dell quyết định bỏ học năm 19 tuổi để tìm về
những ước mơ thời thơ bé. Nếu năm đó ông vẫn tiếp tục theo học
ngành y thì có lẽ bây giờ chúng ta sẽ không có một chủ tịch hội
đồng quản trị tập đoàn sản xuất máy tính hàng đầu thế giới. Với
sự quyết đoán trong ý chí, vị CEO đã chọn cho mình một con
đường đi đúng đắn và thích hợp. Và từ đó đến nay, trong bất kỳ lOMoARc PSD|17327243
tình huống nào Michael luôn áp dụng nguyên tắc: "Nếu như bạn
cảm thấy ý tưởng nào đó tốt, thì ngay lập tức phải thử nghiệm nó trên thực tế". d) Tính kiên trì:
- Phẩm chất này được thể hiện ở kỹ năng đạt được mục đích đề ra,
dù cho con đường đạt tới chúng có lâu dài và gian khổ đến đâu đi chăng nữa.
- VD: Terry Fox, chàng trai phải cắt một chân do ung thư xương khơi
nguồn phong trào chạy bộ xuyên Canada nhằm quyên góp tiền
cho việc nghiên cứu chữa trị căn bệnh này. Với một chân trái kéo
lê trên đường, vượt qua chặng đường 42 km với một bên chân
giả khập khiễng, băng qua miền Đông Canada, Quebec và Ontario.
Sau 143 ngày hoàn thành hành trình 5.373 km, chàng trai kiên
cường đã phải dừng bước ở Thunder Bay do căn bệnh ung thư đã
xâm lấn. Anh qua đời ở tuổi 22 nhưng còn sống mãi trong lòng
mọi người như hình ảnh về một tấm gương nghị lực và kiên cường. e) Tính tự chủ:
- Đó là khả năng làm chủ được bản thân cả những suy nghĩ bên
trong và hành vi bên ngoài như chiến thắng với những thúc đẩy
không mong muốn, không lành mạnh, tính tự chủ là khả năng
kiểm soát, làm chủ được những xúc động, cảm xúc (sợ hãi, giận
dữ) xảy ra không đúng lúc, không cần thiết của mỗi người.
- Tính tự chủ giúp con người khắc phục được tính cụccằn cũng như
các trạng thái tâm lí khác (buồn chán, hoang mang, dao động, hoài
nghi…), những trạng thái tâm lí này thường nảy sinh trong công
tác, trong quan hệ với đồng nghiệp, trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân.
- Tính tự chủ của con người được hiểu là sự kiềm chế những cảm
xúc, xúc động trong tình cảm. Khi kiềm chế những cảm xúc đó
người ta gắn liền nó với những phản ứng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
- Sở dĩ có những cách hiểu bó hẹp như vậy vì phẩm chất ý chí này
thường biểu hiện rõ nhất trong phạm vi điều khiển, điều chỉnh các
cảm xúc – thực ra nó còn có khả năng điều khiển, điều chỉnh hành
vi con người trong giao tiếp.
IV)TẦM QUAN TRỌNG CỦA Ý CHÍ lOMoARc PSD|17327243
- Sống có ý chí mạnh mẽ giúp con người luôn lạc quan, tin tưởng
vào công việc và cuộc sống. Thái độ sống tích cực ấy giúp chúng ta
luôn chủ động, sáng tạo, dễ dàng gặt hái thành công và sống một cuộc đời có ý nghĩa.
- Thất bại không loại trừ bất cứ ai nhưng biết vượt qua thất bại, làm
tiếp và hướng đến tương lai cần phải có nghị lực sống đủ mạnh.
Nếu thiếu nghị lực sống, không những không thể có được thành
tựu mà còn rất dễ bi quan, đau khổ và thất bại. Cuộc đời
chứa nhiều giông bão, kẻ yếu đuối rất dễ bị sóng gió cuốn đi.
- Câu nói điển hình của một sống có ý chí: Thắng không kiêu bại không nản!
Vậy làm thế nào để rèn luyện ý chí? Để rèn luyện ý chí thì các bạn phải
rèn luyện ở cả ba phương diện, đó là suy nghĩ – quyết định – hành động.
Cho nên để được xem là một con người có ý chí ta phải đạt được mức suy
nghĩ thấu đáo – tinh thần quyết đoán – hành động tự chủ. Những đức tính
này phải trung hòa lẫn nhau, bởi nếu như thái quá sẽ dẫn đến có hại cho ý chí.