Khái niệm hợp đồng - Luật kinh tế | Đại học Nội Vụ Hà Nội

1. Khái niệm- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015).Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

lOMoARcPSD| 45734214
I. Hợp đồng
1. Khái niệm
- Hợp đồng sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền,nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015).
- Hợp đồng:
+ Theo nghĩa hẹp, "hợp đồng dân sự sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hay chấm dứt các quyền nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn,
tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác
mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng" (Điều 1 Pháp
lệnh hợp đồng dân sự năm 1991).
+ Theo nghĩa rộng, hợp đồng dân sự không chỉ là sự thoả thuận để một bên chuyển giao tài
sản, thực hiện một công việc cho bên kia mà thể còn sự thoả thuận để thay đổi hay
chấm dứt các nghĩa vụ đó.
2. Đặc điểm
- Theo quy định tại Điều 385 BLDS năm 2015 , hợp đồng dân sự bao gồm những đặc điểm
sau:
+ Thứ nhất, hợp đồng dân sự sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng sự thỏa
thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Hợp đồng dân sự sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người tạo lập nên một
nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc cụ thể, nếu chỉ ý chí của một bên thì đó
được gọi hành vi pháp đơn phương. Tuy nhiên, thỏa thuận không dựa trên sự
tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân sự đó
bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa
trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất
ý chí thì không được coi hợp đồng dân sự.Chỉ khi thống nhất ý chí thì quyền
nghĩa vụ dân sự mới phát sinh. Đồng thời, sự thỏa thuận thống nhất ý chí còn phải
phù hợp với ý chí của Nhà nước để Nhà nước kiểm soát và cho phép Hợp đồng dân
sự phát sinh trên thực tế.
+ Thứ hai, hợp đồng dân sự một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý: Xác lập,
thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
Sự kiện pháp lý sự biến hoặc hành vi pháp luật quy định khi xuất hiện thì s
xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Hợp đồng dân sự một sự kiện
pháp lý, theo đó các bên khi nhu cầu tham gia giao lưu dân sự nhằm thỏa mãn
mục đích của mình sẽ tiến hành thực hiện.
Nghĩa vụ dân sự được phát sinh từ hai nguồn gốc hành vi pháp hoặc sự kiện
pháp lý. Sự kiện pháp lý bao gồm các sự kiện, hoặc tự nguyện (như vi phạm) hoặc
lOMoARcPSD| 45734214
không tự nguyện; hợp pháp hoặc không hợp pháp hậu quả pháp cụ thể của
chúng được xác định không phải bởi các bên mà bởi pháp luật. Tự nguyện trong sự
kiện pháp lý chỉ là tự nguyện đối với hậu quả thiệt hại chứ không tự nguyện đối với
hậu quả pháp lý.
Hành vi pháp một sự thể hiện ý chí nhằm làm phát sinh ra một hậu quả pháp
lý, nghĩa làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi. Sự thể hiện ý
chỉ thể đơn phương (như đề nghị giao kết hợp đồng) hoặc có thể đa phương,
hay còn gọi sự thống nhất ý chí, nghĩa là sự thỏa thuận, sự thỏa thuận
mục đích xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi được gọi là hợp đồng. Vậy nên
hợp đồng thường được định nghĩa sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người xác lập
nhằm thay đổi, chấm dt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
+ Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự quyền và nghĩa vụ các bên chủ thể quy định
cho nhau.
Hợp đồng sự thống nhất của ý chí các chủ thể tham gia giao kết, nội dung của
hợp đồng thể hiện rõ ý chỉ đó của các bên trong phần quyền và nghĩa vụ cụ thể. Vì
vậy, hợp đồng ít nhất phải có hai bên chủ động cùng nhau tạo lập một quan hệ nghĩa
vụ pháp cụ thể. Nếu phân tích hợp đồng từ các lời hứa hay sự cam kết, thì hợp
đồng có thể được xem là một phương thức mà theo đó người này thương lượng với
người khác để thể tạo ra sự đảm bảo rằng những lời hứa hay sự cam kết của họ
có đời sống dài u hơn so với những trạng thái dễ thay đổi trong suy nghĩ của họ.
Điều này nghĩa khi đã cam kết thực sự mong muốn tạo lập ra một hậu quả
pháp lý, những người cam kết bị ràng buộc o cam kết của nh (trừ trường hợp
trở ngại khách quan, bất khả kháng) mà pháp luật gọi đó là nghĩa vụ.
+ Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà
các bên cùng ớng tới: Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc
được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh
hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế.
3. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
- Thứ nhất, về mặt chủ thể, thì chủ thể tham gia hợp đồng dân sự phải đảm bảo đầy đủ
năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với loại hợp đồng đó.
Chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng nếu là nhân phải năng lực hành vi dân
sự, nhân thức làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập thay đổi chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.
Tùy thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được tham gia vào các
hợp đồng phù hợp với độ tuổi.
lOMoARcPSD| 45734214
Còn nếu pháp nhân tham gia vào hợp đồng dân sự được thực hiện thông qua
người đại diện hợp pháp. Trong trường hợp người tham gia hợp đồng là tổ hợp tác,
tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, hộ gia đình thì chủ thể tham gia xác lập,
kí kết thực hiện hợp đồng đó là người đại diện hoặc người được được ủy quyền.
- Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng.
Mục đích những lợi ích hợp pháp, hậu quả pháp trực tiếp giao dịch dân
sự (phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự) mà c bên tham gia
mong muốn đạt được khi thực hiện hợp đồng. Nội dung của hợp đồng tổng hợp
các điều khoản, các cam kết được xác định là quyền và nghĩa vụ của các bên và có
tính chất ràng buộc các chủ thể khi tham gia thực hiện hợp đồng. Theo quy định của
pháp luật thì mục đích nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của
pháp luật không được trái với đạo đức của hội những chuẩn mực ứng xử
chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận tôn trọng. Nếu mục đích,
nội dung của hợp đồng vi phạm quy định của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội,
trái với thuần phong mĩ tục thì đó cũng là căn cứ để xác định hợp đồng bị vô hiệu
- Thứ ba, ý chí khi thực hiện hợp đồng.
Bản chất của hợp đồng giao dịch n sự, việc giao kết hợp đồng sẽ phát sinh
quyền lợi nghĩa vụ cả các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng, do vậy khi thực
hiện giao kết hợp đồng các bên phải đảm bảo tính tự nguyện, tự do trong quá trình
cam kết thỏa thuận.
Tính tự nguyện tự do trong quá trình giao kết hợp đồng là các bên thể tự do
bày tỏ mong muốn theo ý chí của mình không bị chi phối, bị cưỡng ép bị ép buộc
hay bị đe dọa bởi bất người nào khác. Nếu việc thực hiện hợp đồng do bị đe
dọa cưỡng ép nhằm tránh thiệt hại về nh mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân
phẩm, i sản của mình hoặc của người thân thích của mình thì hợp đồng đó sẽ bị
vô hiệu.
- Thứ tư, hình thức của hợp đồng.
Về mặt nh thức của giao dịch dân sự, thì giao dịch n sự thể được thể hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau như: bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc bằng những
hành vi cụ thể. Tương tự như vậy, hợp đồng cũng được thể hiện dưới các hình thức
như lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, tuy nhiên, thường thì khi giao kết
hợp đồng các n thường lựa chọn thể hiện dưới hình thức văn bản. Trong một số
trường hợp nhất định thì việc thể hiện hình thức của hợp đồng ngoài việc thể hiện
bằng văn bản thì hợp đồng còn phải được công chứng, chứng thực theo định quy
định của luật đó thì mới có hiệu lực.
| 1/3

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45734214 I. Hợp đồng 1. Khái niệm
- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền,nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). - Hợp đồng:
+ Theo nghĩa hẹp, "hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn,
tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác
mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng"
(Điều 1 Pháp
lệnh hợp đồng dân sự năm 1991).
+ Theo nghĩa rộng, hợp đồng dân sự không chỉ là sự thoả thuận để một bên chuyển giao tài
sản, thực hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thoả thuận để thay đổi hay
chấm dứt các nghĩa vụ đó. 2. Đặc điểm
- Theo quy định tại Điều 385 BLDS năm 2015 , hợp đồng dân sự bao gồm những đặc điểm sau:
+ Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự thỏa
thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.
• Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người mà tạo lập nên một
nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc cụ thể, nếu chỉ là ý chí của một bên thì đó
được gọi là hành vi pháp lý đơn phương. Tuy nhiên, thỏa thuận không dựa trên sự
tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân sự đó
bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa
trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất
ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự.Chỉ khi thống nhất ý chí thì quyền và
nghĩa vụ dân sự mới phát sinh. Đồng thời, sự thỏa thuận thống nhất ý chí còn phải
phù hợp với ý chí của Nhà nước để Nhà nước kiểm soát và cho phép Hợp đồng dân
sự phát sinh trên thực tế.
+ Thứ hai, hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý: Xác lập,
thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
• Sự kiện pháp lý là sự biến hoặc hành vi mà pháp luật quy định khi xuất hiện thì sẽ
xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Hợp đồng dân sự là một sự kiện
pháp lý, theo đó các bên khi có nhu cầu tham gia giao lưu dân sự nhằm thỏa mãn
mục đích của mình sẽ tiến hành thực hiện.
• Nghĩa vụ dân sự được phát sinh từ hai nguồn gốc là hành vi pháp lý hoặc sự kiện
pháp lý. Sự kiện pháp lý bao gồm các sự kiện, hoặc tự nguyện (như vi phạm) hoặc lOMoAR cPSD| 45734214
không tự nguyện; hợp pháp hoặc không hợp pháp mà hậu quả pháp lý cụ thể của
chúng được xác định không phải bởi các bên mà bởi pháp luật. Tự nguyện trong sự
kiện pháp lý chỉ là tự nguyện đối với hậu quả thiệt hại chứ không tự nguyện đối với hậu quả pháp lý.
• Hành vi pháp lý là một sự thể hiện ý chí nhằm làm phát sinh ra một hậu quả pháp
lý, có nghĩa là làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi. Sự thể hiện ý
chỉ có thể là đơn phương (như đề nghị giao kết hợp đồng) hoặc có thể là đa phương,
hay còn gọi là sự thống nhất ý chí, có nghĩa là sự thỏa thuận, mà sự thỏa thuận có
mục đích xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi được gọi là hợp đồng. Vậy nên
hợp đồng thường được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người xác lập
nhằm thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
+ Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể quy định cho nhau.
• Hợp đồng là sự thống nhất của ý chí các chủ thể tham gia giao kết, nội dung của
hợp đồng thể hiện rõ ý chỉ đó của các bên trong phần quyền và nghĩa vụ cụ thể. Vì
vậy, hợp đồng ít nhất phải có hai bên chủ động cùng nhau tạo lập một quan hệ nghĩa
vụ pháp lý cụ thể. Nếu phân tích hợp đồng từ các lời hứa hay sự cam kết, thì hợp
đồng có thể được xem là một phương thức mà theo đó người này thương lượng với
người khác để có thể tạo ra sự đảm bảo rằng những lời hứa hay sự cam kết của họ
có đời sống dài lâu hơn so với những trạng thái dễ thay đổi trong suy nghĩ của họ.
Điều này nghĩa là khi đã cam kết thực sự và mong muốn tạo lập ra một hậu quả
pháp lý, những người cam kết bị ràng buộc vào cam kết của mình (trừ trường hợp
trở ngại khách quan, bất khả kháng) mà pháp luật gọi đó là nghĩa vụ.
+ Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà
các bên cùng hướng tới: Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc
được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh
hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế.
3. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
- Thứ nhất, về mặt chủ thể, thì chủ thể tham gia hợp đồng dân sự phải đảm bảo có đầy đủ
năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với loại hợp đồng đó.
• Chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng nếu là cá nhân phải có năng lực hành vi dân
sự, nhân thức và làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập thay đổi chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.
Tùy thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được tham gia vào các
hợp đồng phù hợp với độ tuổi. lOMoAR cPSD| 45734214
• Còn nếu là pháp nhân tham gia vào hợp đồng dân sự được thực hiện thông qua
người đại diện hợp pháp. Trong trường hợp người tham gia hợp đồng là tổ hợp tác,
tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, hộ gia đình thì chủ thể tham gia xác lập,
kí kết thực hiện hợp đồng đó là người đại diện hoặc người được được ủy quyền.
- Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng.
• Mục đích là những lợi ích hợp pháp, là hậu quả pháp lý trực tiếp mà giao dịch dân
sự (phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự) mà các bên tham gia
mong muốn đạt được khi thực hiện hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là tổng hợp
các điều khoản, các cam kết được xác định là quyền và nghĩa vụ của các bên và có
tính chất ràng buộc các chủ thể khi tham gia thực hiện hợp đồng. Theo quy định của
pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của
pháp luật và không được trái với đạo đức của xã hội là những chuẩn mực ứng xử
chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Nếu mục đích,
nội dung của hợp đồng vi phạm quy định của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội,
trái với thuần phong mĩ tục thì đó cũng là căn cứ để xác định hợp đồng bị vô hiệu
- Thứ ba, ý chí khi thực hiện hợp đồng.
• Bản chất của hợp đồng là giao dịch dân sự, việc giao kết hợp đồng sẽ phát sinh
quyền lợi và nghĩa vụ cả các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng, do vậy khi thực
hiện giao kết hợp đồng các bên phải đảm bảo tính tự nguyện, tự do trong quá trình cam kết thỏa thuận.
• Tính tự nguyện và tự do trong quá trình giao kết hợp đồng là các bên có thể tự do
bày tỏ mong muốn theo ý chí của mình và không bị chi phối, bị cưỡng ép bị ép buộc
hay bị đe dọa bởi bất kì người nào khác. Nếu việc thực hiện hợp đồng là do bị đe
dọa cưỡng ép nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân
phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu.
- Thứ tư, hình thức của hợp đồng.
• Về mặt hình thức của giao dịch dân sự, thì giao dịch dân sự có thể được thể hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau như: bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc bằng những
hành vi cụ thể. Tương tự như vậy, hợp đồng cũng được thể hiện dưới các hình thức
như lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, tuy nhiên, thường thì khi giao kết
hợp đồng các bên thường lựa chọn thể hiện dưới hình thức văn bản. Trong một số
trường hợp nhất định thì việc thể hiện hình thức của hợp đồng ngoài việc thể hiện
bằng văn bản thì hợp đồng còn phải được công chứng, chứng thực theo định quy
định của luật đó thì mới có hiệu lực.