KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Điều kiện lịch sử- xã hội, gia đình, thời đại:
tưởng Hồ Chí Minh sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách
quan, đáp ứng những nhu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX đến
nay.
a. Điều kiện lịch sử.
- Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, nước ta bị đế quốc Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang
kháng chiến chống Pháp liên tục nổi lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước: từ Trương Định,
Nguyễn Trung Trực,... Nam bộ; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình
Phùng... ở miền Trung đến Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích... ở miền Bắc. Tuy nhiên,
do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, dựa trên ý thức hệ phong kiến, nên đều thất bại.
- Bước sang đầu thế kỷ XX, hội Việt Nam bắt đầu có sự biến chuyển và phân hóa, tầng lớp
tiểu tư sản và mầm mống của giai cấp tư bản bắt đầu xuất hiện, ảnh hưởng của cuộc vận động
cải cách của của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc tác động vào Việt Nam. Phong
trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự
xuất hiện của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục
hội... do các phu phong kiến tưởng duy tân truyền dẫn dắt, nhưng do bất cập
trước lịch sử, nên không tránh khỏi thật bại. ( Nguyên nhân thất bại )
- Những năm đầu thế kỷ XX thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của nhân
dân ta. Trường Đông Kinh Nghĩa thục bị đóng cửa (tháng 12- 1907; cuộc biểu tình chống sưu
thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp (tháng 4 – 1908); vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại
bị tàn sát (tháng 6-1908); căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây đánh phá (tháng 01
1909); phong trào Đông Du bị tan rã, Phan bội Châucác đồng chí của ông bị trục xuất khỏi
nước Nhật (tháng 02-1909); các lãnh tụ của phong trào Duy Tân trung kỳ, người bị lên máy
chém (Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi..), người bị đày ra Côn Đảo (Phan Chu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn...). Tình hình đó cho thấy, phong trào cứu nước
của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường cách mạng mới.
b. Quê hương, gia đình.
- Quê hương.
Nghệ Tĩnh, quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại
xâm. Nơi đây đã nuôi dưỡng nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai thúc
Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội
Châu...
Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực
của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương. Những tội ác của bọn thực dân thái độ
ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều đã thôi thúc Người ra đi tìm một con đường
cách mạng mới để cứu dân, cứu nước.
- Gia đình.
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. ,Cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người là một nhà nho giàu lòng yêu nước thương dân sâu sắc,
lao động cần cù, ý chí kiên cường vượt qua gian khổ, khó khăn để đạt được mục tiêu, chí
hướng. Chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - hội của cụ Phó bảng
Sắc đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành tư tưởng chính trị và nhân cách của Hồ Chí
Minh.
c. Thời đại.
- Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc và đã trở thành một hệ thống thế giới. Các nước đế quốc vừa tranh giành, xâu xé
thuộc địa, vừa vào hùa với nhau để dịch các dân tộc nhỏ yếu trong vòng kìm kẹp thuộc địa
của chúng.
- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX đã không còn là hành động riêng rẽ của mỗi
nước chống lại sự xâm lược thống trị của chủ nghĩa đế quốc, trở thành cuộc đấu tranh
chung của các dân tộc thuộc địa gắn với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế chống giai
cấp tư sản ở chính quốc.
- Khi còn ở trong nước, Hồ Chí Minh tuy chưa nhận thức được đặc điểm của thời đại, nhưng từ
thực tế lịch sử của đất nước mình Người đã thấy rõ con đường của các bậc cha anh không đem
lại kết quả, phải đi tìm một con đường mới. Trong khoảng 10 năm, Hồ Chí Minh đã vượt ba đại
dương, bốn châu lục, đặt chân lên khoảng gần 30 nước. Nhờ đó, Người đã hiểu được bản chất
chung của chủ nghĩa đế quốc và hoàn cảnh chung của các nước thuộc địa trên thế giới.
- Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng trong phong trào công nhân châu Âu
diễn ra ngày càng thêm sâu sắc, dẫn đến sự phân liệt trong nội bộ các đảng hội Dân chủ
thuộc Quốc tế II. Một số đảng bị phân hóa. Phái tả trong các đảng tách ra, thành lập các Đảng
cộng sản. Tháng 3 – 1919, Lênin thành lập Quốc tế III- Quốc tế cộng sản, đưa phong trào cộng
sản thoát khỏi chủ nghĩa cải lương, theo đuôi các chính quyền tư sản của các đảng xã hội. Tác
phẩm của V.I.LêninSơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
các văn kiện Đại hội II Quốc tế Cộng sản đánh dấu sự khẳng định về mặt luận việc thực
hiện mối quan hệ hữu cơ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa, có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên tế giới.
2. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.
a. Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một
nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý.
- Trước hết, đó chủ nghĩa yêu nước ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước giữ
nước. Chủ nghĩa yêu nước dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam,
chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa – tinh thần việt Nam. Mọi học thuyết đạo đức, tôn
giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của
tưởng yêu nước đó.
- Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái. Truyền thống này
cũng hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnhnhu cầu đấu tranh quyết liệt
với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Bước sang thế kỷ XX, mặcxã hội Việt Nam đã có sự
biến đổi sâu sắc về cấu giai cấp hội, nhưng truyền thống này vẫn bền vững. Hồ Chí
Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương
ái thể hiện tập trung trong bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).
- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Tinh thần lạc quan
đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính
nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân của truyền thống lạc quan đó.
- Thứ, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi
mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Người việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với
đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan. Trên sở giữ vững bản sắc của dân tộc,
nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành
những giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minhnh ảnh sinh động trọn vẹn của truyền thống
đó.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp thụ môt nền Quốc
học Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người thể viết văn Anh, văn Pháp sắc
sảo như một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi nhu cầu thì Người làm thơ“tự bạch”
bằng chữ Hán. Chính điều đó tạo điều kiện cho Người tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại
và làm nên nét đặc sắc ở Hồ Chí Minh, một con người biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa văn
hóa Đông – Tây.
- Tư tưởng văn hóa phương Đông.
+ Nho giáo. Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo cũng có nhiều yếu tố
tích cực, nên ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử. Đó triết hành động, tưởng nhập
thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp
phần đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần hiếu học.
Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho
nhiệm vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới
thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” .(2)
+ Phật giáo. Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm. Những mặt
tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong duy, hành động, cách ứng xử
của con người Việt Nam.
Phật giáo có tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương
thân; xây dựng nếp sống đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đề cao tinh
thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Phật giáo Thiền
tông coi trọng lao động, chống lười biếng.
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ đã hình thành nên Thiền
phái trúc lâm Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước,
tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc.
Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động, để lại dấu ấn sâu
sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu thấu hiểu tưởng của các nhà tư tưởng phương Đông
như Lão tử, Mặc tử, Quản tử... Khi đã trở thành người mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm về
chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của
tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người.
- Tư tưởng và văn hóa phương Tây.
+ Ngay từ khi còn họcTrường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc học Huế, Hồ Chí Minh
đã làm quen với văn hóa Pháp. Đặc biệt, Người rất ham môn lịch sử, say sưa tìm hiểu
cuộc Đại cách mạng Pháp 1789.
+ Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở New York, làm thuê ở Bruclin và thường
đến thăm khu Haclem của người da đen. Người thường suy nghĩ về tự do, độc lập, quyền sống
của con người... được ghi trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ.
+ Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng
như tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, khế ước xã hội của Rútxô... Tư tưởng dân chủ của các
nhà khai sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của Người.
+ Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Người
học được cách làm việc dân chủ trong cách sinh hoạt khoa học Câu lạc bộ Phôbua
(Faubourg), trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp.
Tóm lại, nhờ sự thông minh, óc quan sát, ham học hỏi và được rèn luyện trong phong trào công
nhân Pháp, trên hành trình cứu nước Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí
tuệ của thời đại, của văn hóa Đông, Tây, từ tầm cao củ tri thức nhân loại suy nghĩ lựa
chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
c. Chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa nhân với dân tộc thời đại đã đưa Hồ Chí
Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu tước trở thành người cộng sản. Nhờ có thế
giới quan phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin Hồ Chí Minh đã hấp thụ chuyển
hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng
văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Vì vậy, tưởng Hồ Chí Minh thuộc
hệ tư tưởng Mác – Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong những
phạm trù cơ bản của lý luận mác – Lênin.
- Sở Hồ Chí Minh đã lựa chọn các nguyênbản của chủ nghĩa Mác Lênin, vận dụng
sáng tạophát triển chủ nghĩa MácLênin trên một loạt luận điểm cơ bản hình thành nên
tưởng Hồ Chí Minh có nguyên nhân sâu xa là:
+ Khi đi tìm đường cứu nước, tuổi 20, Hồ Chí Minh đã có một vốn học vấn chắc chắn, một
năng lực trí tuệ sắc sảo. Nhờ vậy Người quan sát, phân tích, tổng kết một cách độc lập tự chủ
và sáng tạo; không rơi vào sao chép, giáo điều, rập khuôn; tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác
– Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác Lênin để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc,
tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.Chính Người đã viết: “Lúc đầu, chính là chủ
nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin ,tin theo Quốc tế
III”(3). Nhờ Lênin, người đã tìm thấy và từ Lênin, Người đã“Con đường giải phóng chúng ta”
trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn.
+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp nhận thức mácxít, cốt nắm lấy
cái tinh thần, cái bản chất chứ không tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ. Người vận dụng lập
trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để tự tìm ra những chủ trương,
giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt
Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở kinh điển.
d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
- Trước hết, đóduy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng
suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu.
- Đó sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh
nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.
- Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim
yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ sẵn sàng chịu đựng những hy sinh
cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn
lọc, chuyển hóa phát triển những tinh hoa của dân tộc thời đại thành tưởng đặc sắc của
mình.
Cơ sở lý luận :Giá trị truyền thống
Chủ nghĩa yêu nước ,
2. Tình hình Việt Nam
Giữa thế kỷ XIX (1858), Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập đã bị chủ nghĩa bản Pháp
xâm lược, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự xâm nhập của chủ nghĩabản Pháp
đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Dưới ách
thống trị của thực dân Pháp, bị mất độc lập tự do, nhân dân ta không ngừng nổi lên chống lại chúng.
Kể từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) chịu sự bảo hộ của đế quốc Pháp,
trừ một số ít người cam tâm làm tay sai cho giặc, còn đại đa số nhân dân vẫn nung nấu ý chí căm thù
chờ thời vùng lên tự giải phóng. Lớp lớp phu đồng bào yêu nước đã liên tục đứng lên
chiến đấu giành lại độc lập. Song, những kinh nghiệm lịch sử chống ngoại xâm không phát huy được
tác dụng trước một kẻ thù mới - chủ nghĩa đế quốc. Các phong trào kháng chiến đều bị dìm trong
máu, lửa. Sau thất bại của phong trào Cần Vương và các phong trào cứu nước theo hệtưởng tư
sản, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối. Cả dân tộc chìm đắm trong đêm dài nô lệ,
tưởng chừng như không có đường ra.
Từ những bối cảnh quốc tế và trong nước nêu trên, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và từng
bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại.
II. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần lao động, anh dũng chiến đấu trong dựng
nước giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống tình, nghĩa, nhân ái Việt Nam. Trong những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử
dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo làm người, niềm tự hào
và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết: “Dân ta một lòng nồng nàn yêu nước. Đó một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nhấn chìm tất cả bán nước cướp
nước” (3) .
Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đi tìm đường cứu
nước, cứu dân. Đó động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời
hoạt động cách mạng. Đó cũng chínhcơ sở tưởng đã dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác -
Lênin. Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chínhchủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản
đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” (4) .
2. Tinh hoa văn hoá nhân loại: phương Đông và phương Tây
Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông. Người
cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ
Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng Trung Quốc.
Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh được theo học chữ Nho với các thầy vốn những nhà Nho yêu
nước. Đạo đức Nho giáo thấm vào tư tưởng tình cảm của Người không phải là những giáo điều “tam
cương”, “ngũ thường” nhằm bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến, mà tinh thần “nhân nghĩa”, đạo “tu thân”,
sự ham học hỏi, đức “khiêm tốn”, tính “hoà nhã”, cách đối nhân xử thế “có lý, có tình”. Những mệnh
đề “trung hiếu”, “nhân nghĩa”, “tứ hải giai huynh đệ”, “dân vi quý, tắc thứ chi, quân vi khinh”,
phương châm “khắc kỷ phục lễ”,... của các nhà hiền triết phương Đông được Hồ Chí Minh hết sức
trân trọng. Trong khi tiếp thu, vận dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo, Người cũng đồng thời
phê phán loại bỏ những yếu tố thủ cựu, tiêu cực của nó.
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu tưởng
dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam dân của Tôn
Trung Sơn (Trung Quốc)... Người đã vận dụng và phát triển các trào lưutưởng học thuyết ấy lên
một trình độ mới phù hợp với dân tộc và thời đại mới.
Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa chọn
lọc tinh hoa văn hoá phương Đông phương Tây, nâng lên một trình độ mới trên cơ sở phương pháp
luận mácxít - lêninnít.
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Từ khi rời Tổ quốc (1911) cho đến năm 1917, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa nhiều
nước tư bản đế quốc. Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được bổ sung thêm những nhận thức
mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên
Người đã nghe. Khoảng cuối năm 1917, khi trở lại Pari, Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt
động chính trị, xã hội của nước Pháp và nhiều nước trên thế giới. Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia
Đảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy giờ thuộc Quốc tế II.
Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin tháng 7-1920 và trở thành người cộng sản vào
cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tưởng của Người. Thế giới quan phương
pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận, đánh giá phân tích tổng kết các học thuyết, tư
tưởng, đường lối các cuộc cách mạng một cách khoa học; cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn
của mình để đề ra con dường cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn.
Chủ nghĩa Mác - Lênin nguồn gốc luận sở chủ yếu nhất của sự hình thành phát triển
tưởng Hồ Chí Minh.
4. Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh
Lý luận tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra trên cơ sở nhận
thức các nhân tố khách quan.
Ngay từ khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã có hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu lòng nhân ái và sớm
có chí cứu nước, tự tin vào mình.
chất thông minh, duy độc lập, sáng tạo tính ham hiểu biết nhạy bén với cái mới những
đức tính dễ thấy người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Phẩm chất đó được rèn luyện, phát huy
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú sinh
động, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp, Hồ Chí Minh
đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái quát hình thành những luận điểm đúng đắn sáng tạo, hình
thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng như môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm tư tưởng Hồ
Chí Minh mới chỉ được bắt đầu nghiên cứu, tuy vậy, đến nay đã tới mấy chục khái niệm về tư
tưởng Hồ Chí Minh. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học căn cứ vào các văn kiện
của Đảng thì tư tưởng Hồ Chí Minhmột hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam,kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước lao kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Preview text:

KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Điều kiện lịch sử- xã hội, gia đình, thời đại:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách
quan, đáp ứng những nhu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX đến nay.
a. Điều kiện lịch sử.
- Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, nước ta bị đế quốc Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang
kháng chiến chống Pháp liên tục nổi lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước: từ Trương Định,
Nguyễn Trung Trực,... ở Nam bộ; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình
Phùng... ở miền Trung đến Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích... ở miền Bắc. Tuy nhiên,
do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, dựa trên ý thức hệ phong kiến, nên đều thất bại.
- Bước sang đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam bắt đầu có sự biến chuyển và phân hóa, tầng lớp
tiểu tư sản và mầm mống của giai cấp tư bản bắt đầu xuất hiện, ảnh hưởng của cuộc vận động
cải cách của của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc tác động vào Việt Nam. Phong
trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự
xuất hiện của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục
hội... do các sĩ phu phong kiến có tư tưởng duy tân truyền bá và dẫn dắt, nhưng do bất cập
trước lịch sử, nên không tránh khỏi thật bại. ( Nguyên nhân thất bại )
- Những năm đầu thế kỷ XX thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của nhân
dân ta. Trường Đông Kinh Nghĩa thục bị đóng cửa (tháng 12- 1907; cuộc biểu tình chống sưu
thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp (tháng 4 – 1908); vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại
và bị tàn sát (tháng 6-1908); căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (tháng 01 –
1909); phong trào Đông Du bị tan rã, Phan bội Châu và các đồng chí của ông bị trục xuất khỏi
nước Nhật (tháng 02-1909); các lãnh tụ của phong trào Duy Tân trung kỳ, người bị lên máy
chém (Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi..), người bị đày ra Côn Đảo (Phan Chu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn...). Tình hình đó cho thấy, phong trào cứu nước
của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường cách mạng mới.
b. Quê hương, gia đình. - Quê hương.
Nghệ Tĩnh, quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại
xâm. Nơi đây đã nuôi dưỡng nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai thúc
Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu...
Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực
của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương. Những tội ác của bọn thực dân và thái độ
ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều đã thôi thúc Người ra đi tìm một con đường
cách mạng mới để cứu dân, cứu nước. - Gia đình.
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. ,Cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người là một nhà nho giàu lòng yêu nước thương dân sâu sắc,
lao động cần cù, có ý chí kiên cường vượt qua gian khổ, khó khăn để đạt được mục tiêu, chí
hướng. Chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội của cụ Phó bảng
Sắc đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành tư tưởng chính trị và nhân cách của Hồ Chí Minh. c. Thời đại.
- Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc và đã trở thành một hệ thống thế giới. Các nước đế quốc vừa tranh giành, xâu xé
thuộc địa, vừa vào hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu trong vòng kìm kẹp thuộc địa của chúng.
- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX đã không còn là hành động riêng rẽ của mỗi
nước chống lại sự xâm lược và thống trị của chủ nghĩa đế quốc, mà trở thành cuộc đấu tranh
chung của các dân tộc thuộc địa gắn với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế chống giai
cấp tư sản ở chính quốc.
- Khi còn ở trong nước, Hồ Chí Minh tuy chưa nhận thức được đặc điểm của thời đại, nhưng từ
thực tế lịch sử của đất nước mình Người đã thấy rõ con đường của các bậc cha anh không đem
lại kết quả, phải đi tìm một con đường mới. Trong khoảng 10 năm, Hồ Chí Minh đã vượt ba đại
dương, bốn châu lục, đặt chân lên khoảng gần 30 nước. Nhờ đó, Người đã hiểu được bản chất
chung của chủ nghĩa đế quốc và hoàn cảnh chung của các nước thuộc địa trên thế giới.
- Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng trong phong trào công nhân châu Âu
diễn ra ngày càng thêm sâu sắc, dẫn đến sự phân liệt trong nội bộ các đảng xã hội Dân chủ
thuộc Quốc tế II. Một số đảng bị phân hóa. Phái tả trong các đảng tách ra, thành lập các Đảng
cộng sản. Tháng 3 – 1919, Lênin thành lập Quốc tế III- Quốc tế cộng sản, đưa phong trào cộng
sản thoát khỏi chủ nghĩa cải lương, theo đuôi các chính quyền tư sản của các đảng xã hội. Tác
phẩm Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin
và các văn kiện Đại hội II Quốc tế Cộng sản đánh dấu sự khẳng định về mặt lý luận việc thực
hiện mối quan hệ hữu cơ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa, có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên tế giới.
2. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.
a. Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một
nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý.
- Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ
nước. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là
chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa – tinh thần việt Nam. Mọi học thuyết đạo đức, tôn
giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước đó.
- Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái. Truyền thống này
cũng hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt
với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự
biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội, nhưng truyền thống này vẫn bền vững. Hồ Chí
Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương
ái thể hiện tập trung trong bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).
- Thứ ba
, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Tinh thần lạc quan
đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính
nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân của truyền thống lạc quan đó.
- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và
mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Người việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với
đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc,
nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành
những giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp thụ môt nền Quốc
học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người có thể viết văn Anh, văn Pháp sắc
sảo như một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi có nhu cầu “tự bạch” thì Người làm thơ
bằng chữ Hán. Chính điều đó tạo điều kiện cho Người tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại
và làm nên nét đặc sắc ở Hồ Chí Minh, một con người biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông – Tây.
- Tư tưởng văn hóa phương Đông.
+ Nho giáo. Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo cũng có nhiều yếu tố
tích cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử. Đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập
thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp
phần đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần hiếu học.
Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho
nhiệm vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới
thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”
(2).
+ Phật giáo. Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm. Những mặt
tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tư duy, hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam.
Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương
thân; xây dựng nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đề cao tinh
thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Phật giáo Thiền
tông coi trọng lao động, chống lười biếng.
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ đã hình thành nên Thiền
phái trúc lâm Việt Nam
, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước,
tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc.
Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động, để lại dấu ấn sâu
sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tư tưởng phương Đông
như Lão tử, Mặc tử, Quản tử... Khi đã trở thành người mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm về
chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của
tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người.
- Tư tưởng và văn hóa phương Tây.
+ Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc học Huế, Hồ Chí Minh
đã làm quen với văn hóa Pháp. Đặc biệt, Người rất ham mê môn lịch sử, và say sưa tìm hiểu
cuộc Đại cách mạng Pháp 1789.
+ Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở New York, làm thuê ở Bruclin và thường
đến thăm khu Haclem của người da đen. Người thường suy nghĩ về tự do, độc lập, quyền sống
của con người... được ghi trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ.
+ Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng
như tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, khế ước xã hội của Rútxô... Tư tưởng dân chủ của các
nhà khai sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của Người.
+ Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Người
học được cách làm việc dân chủ trong cách sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phôbua
(Faubourg), trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp.
Tóm lại, nhờ sự thông minh, óc quan sát, ham học hỏi và được rèn luyện trong phong trào công
nhân Pháp, trên hành trình cứu nước Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí
tuệ của thời đại, của văn hóa Đông, Tây, từ tầm cao củ tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa
chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
c. Chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với dân tộc và thời đại đã đưa Hồ Chí
Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu tước trở thành người cộng sản. Nhờ có thế
giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển
hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng –
văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc
hệ tư tưởng Mác – Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong những
phạm trù cơ bản của lý luận mác – Lênin.
- Sở dĩ Hồ Chí Minh đã lựa chọn các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng
sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên một loạt luận điểm cơ bản hình thành nên tư
tưởng Hồ Chí Minh có nguyên nhân sâu xa là:
+ Khi đi tìm đường cứu nước, ở tuổi 20, Hồ Chí Minh đã có một vốn học vấn chắc chắn, một
năng lực trí tuệ sắc sảo. Nhờ vậy Người quan sát, phân tích, tổng kết một cách độc lập tự chủ
và sáng tạo; không rơi vào sao chép, giáo điều, rập khuôn; tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác
– Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc,
tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.Chính Người đã viết: “Lúc đầu, chính là chủ
nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin ,tin theo Quốc tế
III”
(3). Nhờ Lênin, người đã tìm thấy “Con đường giải phóng chúng ta” và từ Lênin, Người đã
trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn.
+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp nhận thức mácxít, cốt nắm lấy
cái tinh thần, cái bản chất chứ không tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ. Người vận dụng lập
trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để tự tìm ra những chủ trương,
giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt
Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở kinh điển.
d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
- Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng
suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu.
- Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh
nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.
- Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim
yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ sẵn sàng chịu đựng những hy sinh
cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn
lọc, chuyển hóa phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình.
Cơ sở lý luận :Giá trị truyền thống Chủ nghĩa yêu nước , 2. Tình hình Việt Nam
Giữa thế kỷ XIX (1858), Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập đã bị chủ nghĩa tư bản Pháp
xâm lược, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp
đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Dưới ách
thống trị của thực dân Pháp, bị mất độc lập tự do, nhân dân ta không ngừng nổi lên chống lại chúng.
Kể từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) chịu sự bảo hộ của đế quốc Pháp,
trừ một số ít người cam tâm làm tay sai cho giặc, còn đại đa số nhân dân vẫn nung nấu ý chí căm thù
và chờ thời cơ vùng lên tự giải phóng. Lớp lớp sĩ phu và đồng bào yêu nước đã liên tục đứng lên
chiến đấu giành lại độc lập. Song, những kinh nghiệm lịch sử chống ngoại xâm không phát huy được
tác dụng trước một kẻ thù mới - chủ nghĩa đế quốc. Các phong trào kháng chiến đều bị dìm trong
máu, lửa. Sau thất bại của phong trào Cần Vương và các phong trào cứu nước theo hệ tư tưởng tư
sản, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối. Cả dân tộc chìm đắm trong đêm dài nô lệ,
tưởng chừng như không có đường ra.
Từ những bối cảnh quốc tế và trong nước nêu trên, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và từng
bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại.
II. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến đấu trong dựng
nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái Việt Nam. Trong những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào
và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (3) .
Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đi tìm đường cứu
nước, cứu dân. Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời
hoạt động cách mạng. Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng đã dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác -
Lênin. Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản
đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” (4) .
2. Tinh hoa văn hoá nhân loại: phương Đông và phương Tây
Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông. Người
cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ
Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng Trung Quốc.
Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh được theo học chữ Nho với các thầy vốn là những nhà Nho yêu
nước. Đạo đức Nho giáo thấm vào tư tưởng tình cảm của Người không phải là những giáo điều “tam
cương”, “ngũ thường” nhằm bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến, mà tinh thần “nhân nghĩa”, đạo “tu thân”,
sự ham học hỏi, đức “khiêm tốn”, tính “hoà nhã”, cách đối nhân xử thế “có lý, có tình”. Những mệnh
đề “trung hiếu”, “nhân nghĩa”, “tứ hải giai huynh đệ”, “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”,
phương châm “khắc kỷ phục lễ”,... của các nhà hiền triết phương Đông được Hồ Chí Minh hết sức
trân trọng. Trong khi tiếp thu, vận dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo, Người cũng đồng thời
phê phán loại bỏ những yếu tố thủ cựu, tiêu cực của nó.
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng
dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam dân của Tôn
Trung Sơn (Trung Quốc)... Người đã vận dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng học thuyết ấy lên
một trình độ mới phù hợp với dân tộc và thời đại mới.
Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn
lọc tinh hoa văn hoá phương Đông phương Tây, nâng lên một trình độ mới trên cơ sở phương pháp luận mácxít - lêninnít.
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Từ khi rời Tổ quốc (1911) cho đến năm 1917, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa và nhiều
nước tư bản đế quốc. Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được bổ sung thêm những nhận thức
mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái mà vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên
Người đã nghe. Khoảng cuối năm 1917, khi trở lại Pari, Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt
động chính trị, xã hội của nước Pháp và nhiều nước trên thế giới. Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia
Đảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy giờ thuộc Quốc tế II.
Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin tháng 7-1920 và trở thành người cộng sản vào
cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tư tưởng của Người . Thế giới quan và phương
pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận, đánh giá phân tích tổng kết các học thuyết, tư
tưởng, đường lối các cuộc cách mạng một cách khoa học; cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn
của mình để đề ra con dường cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh
Lý luận tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra trên cơ sở nhận
thức các nhân tố khách quan.
Ngay từ khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã có hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu lòng nhân ái và sớm
có chí cứu nước, tự tin vào mình.
Tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới là những
đức tính dễ thấy ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Phẩm chất đó được rèn luyện, phát huy
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh
động, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp, Hồ Chí Minh
đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái quát hình thành những luận điểm đúng đắn và sáng tạo, hình
thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng như môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm tư tưởng Hồ
Chí Minh mới chỉ được bắt đầu nghiên cứu, tuy vậy, đến nay đã có tới mấy chục khái niệm về tư
tưởng Hồ Chí Minh. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học căn cứ vào các văn kiện
của Đảng thì tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước lao kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.