Khái niệm triết - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước côngnguyên (tr.CN) với các thành tựu rực rõ trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ vàHy Lạp cổ đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Triết học là gì?
Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước công
nguyên (tr.CN) với các thành tựu rực rõ trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã nghe tới lý luận trong triết học đây
được biết đến là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế
giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về
các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ.
Triết học có tên gọi tiếng Anh là Philosophy, từ này được xuất phát trong tiếng
Hy Lạp cổ đại, nghĩa dịch ra “tình yêu đối với sự thông thái”. Các thuật ngữ
như là “triết học” hay “triết gia” ra đời là gắn với nhà tư tưởng người Hy Lạp Pythagoras.
Triết học Mác – Lenin là triết học duy vật biện chứng triệt để. Nó là khoa học
về những quy luật phổ biến chung nhất của sự vận động, phát triển của tự
nhiên, xã hội và tư duy con người.
Trong Triết học Mác – Lenin, các quan điểm duy vật về tự nhiên và về xã hội,
các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt
chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất.
Ở phương Tây, cũng có những lí luận xuất hiện từ triết học và khái niệm triết
học lần đầu tiên xuất hiện tại Hy Lạp với tên gọi (philosophia), mang nghĩa là
“love of wisdom” (tình yêu đối với sự thông thái) bởi nhà tư tưởng Hy Lạp cổ
đại mang tên Pythagoras. Với người Hy Lạp, triết học mang tính định hướng
đồng thời cũng nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Còn tại Trung Quốc thì khái niệm hay khi nhắc tới thuật ngữ triết học người ta
nghĩ ngay tới sự bắt nguồn từ chữ triết và được hiểu là sự truy tìm bản chất
của đối tượng; là trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc của con người. Còn tại Ấn Độ,
triết học Ấn độ cổ đại có tên gọi là “darshanas”, có nghĩa là “chiêm ngưỡng”.
Nó mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt
con người đến với lẽ phải.
Xem thêm: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Như vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây, khi triết học mới ra đời, đều
coi triết học là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc về thế giới, đi sâu
nắm bắt được chân lý, được quy luật, được bản chất của sự vật.
Trải qua quá trình phát triển, đã có nhiều quan điểm khác nhau về triết học.
Trong các quan điểm khác nhau đó vẫn có những điểm chung. Đó là, tất cả
các hệ thống triết học đều là hệ thống tri thức có tính khái quát, xem xét thế
giới trong tính chỉnh thể của nó, tìm ra các quy luật chi phối trong chỉnh thể
đó, trong tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Khái quát lại, có thể cho
rằng: Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về
thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó.