Khai niệm về Các biện pháp Cưỡng chế thi hành án - pháp luật đại cương | Đại học Văn Lang
Khai niệm về Các biện pháp Cưỡng chế thi hành án - pháp luật đại cương | Đại học Văn Langgiúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học và
Preview text:
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các Thầy Cô
của trường Đại học Văn Lang, đặc biệt là các thầy cô Khoa Luật của trường đã
tạo điều kiện cho chúng em được học tập ở khoa để có nhiều thông tin bổ ích,
cần thiết để thực hiện đề tài này, và chúng em cũng chân thành cảm ơn giảng
viên bộ môn Luật Thi Hành Án Dân Sự, cô Đinh Lê Oanh đã tận tình hướng dẫn và
tạo điều kiện tốt nhất để chúng em thực hiện thành công đề tài này.
Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là môn học đa dạng, thú vị mang đầy
tính thực tế đối với sinh viên Luật nói chung và tất cả sinh viên khác nói riêng.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ trong quá trình thực
hiện. Vì vậy, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và chưa hoàn thiện đầy
đủ, mong cô xem xét và góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
I. Khái quát các biện pháp cưỡng chế.
1 Căn cứ cưỡng chế thi hành án Điều
70 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm: - Bản án, quyết định;
- Quyết định thi hành án;
- Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã
tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.
2 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án1.
Biện pháp cưỡng chế thi hành án quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án
dân sự 2008, bao gồm:
- Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
- Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
- Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
a. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
người phải thi hành án.
1 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008
Khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người
phải thi hành án là một trong các biện pháp cướng chế thi hành án, được
áp dụng trong trường hợp người đó phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo
bản án, quyết định mà họ đang có tiền trong tài khoản hoặc đang sở hữu
giấy tờ có giá. Nếu người phải thi hành án- thực hiện nghĩa vụ trả tiền,
mà họ đang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc gửi tại kho bạc, tổ chức tín dụng
thì đây sẽ này sẽ là biện pháp cưỡng chế đầu tiên đầu tiên được áp dụng. o
Khấu trừ tiền trong tài khoản2: Đây là quy định cho phép cơ quan thi
hành án có quyền yêu cầu ngân hàng khấu trừ số tiền từ tài khoản của
người phải thi hành án để đảm bảo việc thực hiện quyết định của tòa
án. Quy trình khấu trừ tiền trong tài khoản thường được quy định trong
luật thi hành án dân sự.
( Điều 76. Khấu trừ tiền trong tài khoản ) o
Thu hồi, xủ lý tiền, giấy tờ có giá3: Khi thu hồi tiền, giấy tờ có giá từ
người phải thi hành án, cơ quan thi hành án có trách nhiệm xử lý số tiền
và giấy tờ này theo quy định của pháp luật. Quy định về việc xử lý tiền,
giấy tờ có giá thường được quy định trong luật thi hành án dân sự.
Người phải thi hành án không tuân thủ quyết định của tòa án, cơ quan
thi hành án có thể thực hiện các biện pháp để thu hồi tiền, giấy tờ có
giá từ người đó. Điều này có thể bao gồm việc tịch thu tài sản, thu hồi
nợ, bán đấu giá tài sản, hoặc áp dụng các biện pháp khác nhằm thu hồi
số tiền cần thi hành án.
( Điều 80. Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ )
b. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án4.
từ tài khoản ngân hàng, tài khoản tiền lương hoặc các khoản thu nhập
khác để thực hiện quyết định của tòa án. Quá trình khấu trừ này được
thực hiện bằng cách thông báo đến ngân hàng hoặc cơ quan tài chính có
thẩm quyền để họ thực hiện việc khấu trừ tiền từ tài khoản của người phải thi hành án.
Điều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
c. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang
do người thứ ba giữ.
Khi thực hiện thi hành án, cơ quan thi hành án có quyền kê biên và xử lý
tài sản của người phải thi hành án, bao gồm cả tài sản đang do người thứ
ba giữ. Quá trình này được thực hiện theo quy định của pháp luật và bảo
đảm quyền và lợi ích của các bên liên quan. o
Kê biên tài sản5: là xác định, ghi nhận và đưa vào tình trạng biên chế
các tài sản của người phải thi hành án.
2 Điều 76. Luật Thi hành án dân sự 2008
3 Điều 80. Luật Thi hành án dân sự 2008
4 Điều 78. Luật Thi hành án dân sự 2008
5 Điều 24. Nghị định 62/2015/NĐ-CP o
Xử lý tài sản: là thực hiện các biện pháp để chuyển đổi tài sản thành
tiền và sử dụng số tiền thu được để thực hiện quyết định của tòa án. o
Tài sản đang được giữ bởi người thứ ba6 một cách hợp pháp và
không liên quan đến người phải thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ
xem xét và xử lý tài sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo
quyền và lợi ích của các bên liên quan.
( “Điều 24. Kê biên tài sản để thi hành án ” Nghị định 62/2015/NĐ- CP
Điều 91. Kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ )
d. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
Khai thác tài sản của người phải thi hành án7 là quá trình thu thập, quản
lý và sử dụng tài sản của người này nhằm đảm bảo thực hiện quyết định
của tòa án. Quá trình này được thực hiện bởi cơ quan thi hành án theo
quy định của pháp luật.
Cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu người phải thi hành án cung cấp
thông tin về tài sản của mình. Đồng thời, cơ quan này có thể yêu cầu
người phải thi hành án chuyển giao tài sản hoặc thực hiện các biện pháp để khai thác tài sản.
Điều 107. Cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án
e. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản và giấy tờ là một
phương pháp mà cơ quan thi hành án sử dụng để đảm bảo thực hiện
quyết định của tòa án và xử lý tài sản của người phải thi hành án. Quá
trình này được thực hiện theo quy định của pháp luật và đảm bảo quyền
và lợi ích của các bên liên quan. o
Buộc chuyển giao vật8: là cơ quan thi hành án yêu cầu người phải thi
hành án chuyển giao các vật phẩm, tài sản mà người này sở hữu hoặc
có quyền sử dụng. Việc chuyển giao này có thể được thực hiện bằng
cách yêu cầu người phải thi hành án tự đến cơ quan thi hành án để
chuyển giao, hoặc cơ quan thi hành án có thể điều động lực lượng để
lấy tài sản từ người phải thi hành án.
( Điều 114. Thủ tục cưởng chế trả vật ) o
Buộc chuyển giao quyền tài sản9: là cơ quan thi hành án yêu cầu
người phải thi hành án chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
tài sản cho người được thi hành án. Quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
6 Điều 91. Luật Thi hành án dân sự 2008
7 Điều 107, Luật Thi hành án dân sự 2008
8 Điều 114, Luật Thi hành án dân sự 2008
9 Điều 115, Đièu 117, Luật Thi hành án dân sự 2008
tài sản này có thể được chuyển giao bằng văn bản hoặc thông qua quy trình pháp lý. ( Điều 115, Điều 117 ) o
Buộc chuyển giao giấy tờ10: là cơ quan thi hành án yêu cầu người
phải thi hành án chuyển giao các giấy tờ liên quan đến tài sản hoặc
quyền sở hữu tài sản. Điều này đảm bảo rằng người được thi hành án
có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
( Điều 116. Cưỡng chế giao, trả giấy tờ )
Mục 9. CƯỠNG CHẾ TRẢ VẬT, GIẤY TỜ, CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
( Điều 114 đến điều 117 Bộ Luật Thi Hành Án Dân Sự hiện hành )
f. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện
công việc nhất định.
Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện công việc
nhất định là một biện pháp mà cơ quan thi hành án sử dụng để đảm bảo
thực hiện quyết định của tòa án và đạt được mục đích của án. Quá trình
này được thực hiện theo quy định của pháp luật và đảm bảo quyền và lợi
ích của các bên liên quan. o
Người phải thi hành án bị buộc thực hiện công việc nhất định11, cơ
quan thi hành án yêu cầu người này thực hiện các công việc, nhiệm vụ
hoặc hành động cụ thể. Điều này có thể bao gồm việc thực hiện các
công việc liên quan đến việc trả nợ, bồi thường thiệt hại, hoặc thực
hiện các hành động khác nhằm tuân thủ quyết định của tòa án.
( Điều 118. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công
việc nhất định ) o
Người phải thi hành án không thực hiện công việc nhất định12, cơ quan
thi hành án có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt, như áp dụng
hình phạt tiền phạt, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc các biện pháp
khác để đảm bảo tuân thủ quyết định của tòa án.
( Điều 119. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện
công việc nhất định )
II. khái niệm về biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của
người phải thi hành án theo quy định của pháp luật.
10 Điều 116, Luật Thi hành án dân sự 2008
11 Điều 118, Luật Thi hành án dân sự 2008
12 Điều 119, Luật Thi hành án dân sự 2008
Biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án13 là một
biện pháp pháp lý được quy định trong pháp luật nhằm đảm bảo việc thực
hiện và thi hành án phát sinh từ quyết định của cơ quan tư pháp. Theo quy
định của pháp luật, khi có quyết định của cơ quan tư pháp yêu cầu người
phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ tài chính, người đó có nghĩa vụ phải
trừ vào thu nhập hàng tháng của mình một khoản tiền xác định để đáp
ứng nghĩa vụ tài chính đó. Việc cưỡng chế trừ vào thu nhập này nhằm đảm
bảo rằng người phải thi hành án thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đã được quyết định.
Điều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền
công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực
hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự;
b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền
phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi
hành án không đủ để thi hành án.
3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải
thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền
lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được
nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác.
Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực
tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh
hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi
người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu,
13 Điều 78, Luật Thi hành án dân sự 2008
tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực
hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Sách Luật Thi Hành Án Dân Sự 2008
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Van-ban-hop-nhat-09-
VBHN-VPQH-2022-Luat-Thi-hanh-an-dan-su-547842.aspx
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-
luat/tu-van-phap-luat/45876/06-bien-phap-cuong-che-thi-hanh-an-dan-su
https://luatminhkhue.vn/bien-phap-cuong-che-thi-hanh-an-khau-tru-tien-
trong-tai-khoan-thu-hoi-xu-ly-tien-giay-to-co-gia-cua-nguoi-phai-thi-hanh- an.aspx