Khái niệm về cảng hàng không - Tổng quan hàng không không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam

Khái niệm về cảng hàng không - Tổng quan hàng không không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

CHƯƠNG 4: CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
1. KHÁI QUÁT VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
1.1. Khái niệm về cảng hàng không, sân bay:
a) Cảng hàng không:
- Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị,
thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến thực hiện
vận chuyển hàng không.
- Khái niệm cảng hàng không có thể hiểu dưới 3 khía cạnh:
+ Về mặt địa lý, cảng hàng không là phần mặt đất, mặt nước (bao gồm cả các
công trình kiến trúc, các trang thiết bị kỹ thuật)
+ Về công năng, cảng hàng không là nơi diễn ra việc chuyển đổi từ một hình
thức giao thông đường không sang các hình thức giao thông khác ngược lại (
cửa khẩu quốc gia đối với các cảng hàng không quốc tế)
+ Về bản chất kinh tế, cảng hàng không một tổ hợp kinh tế - kỹ thuật các
dịch vụ liên quan đến hàng không và phi hàng không.
- Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc
tế và vận chuyển nội địa.
- Cảng hàng không nội địa cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội
địa.
+ Sân bay là một phần của cảng hàng không, nó là khu vực xác định được xây
dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển.
+ Bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho trực thăng cất hạ cánh.
+ Đường sân bay đoạn đường giao thông lưỡng dụng (đường lưỡng dụng),
được xác định có thể dùng cho tàu bay cất, hạ cánh khi cần thiết.
+ Dải cất hạ cánh mặt nước là khu vực mặt nước trên biển, sông, hồ được xác
định dùng cho thủy phi cơ cất, hạ cánh.
Trong các sân bay dân dụng nói chung sân bay chuyên dụng sân bay
dùng chung dân dụng lẫn quân sự.
+ Sân bay chuyên dụng là sân bay chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng không
chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu
kiện, thư mà không phải vận chuyển công cộng.
Trong các sân bay dân dụng nói chung sân bay chuyên dụng sân bay
dùng chung dân dụng lẫn quân sự. Sân bay chuyên dụng sân bay chỉ phục vụ
mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành
lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư không phải vận chuyển công cộng.
Trong khi đó, sân bay dùng chung dân dụng và quân sự là sân bay phục vụ cho cả
hoạt động dân dụng và quân sự. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự bao gồm
các khu vực:
a) Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự
b) Khu vực sử dụng cho hoạt động dân dụng
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
c) Khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự
Sân bay Tri-Cities ở Washington
Cảng hàng không, sân baymột vai trò quan trọng trong ngành HKDD.
đảm bảo hạ tầng khai thác tại các điểm đi và điểm đến cho hoạt động vận tải hàng
không cũng như hoạt động hàng không chung. Máy bay chỉ có thể bay từ điểm này
đến điểm khách khi có cảng hàng không, sân bay ở những điểm đó. Tương tự hành
khách hay khách hàng muốn đi hay vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm
khác khi ở đó có cảng hàng không, sân bay.
Cảng hàng không, sân bay khu vực lân cận để bảo đảm an toàn cho hoạt
động hàng không dân dụng và dân cư trong khu vực đó. Theo quy định hiện hành ở
Việt nam Cảng hàng không, sân bay phải được đăng ký vào Sổ đăng bạ cảng hàng
không, sân bay. Cảng hàng không, sân bay chỉ được khai thác sau khi Bộ Giao
thông vận tải cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
Việc cho phép, không cho phép hoạt động của cảng hàng không, sân bay theo
quyết định của quan Nhà nước thẩm quyền gọi mở, đóng cảng hàng
không, sân bay. nước ta Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở cảng hàng
không, sân bay theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay; đóng
cảng hàng không, sân bay vì lý do bảo đảm an ninh, quốc phòng hoặc các lý do đặc
biệt ảnh hưởng đến kinh tế - hội. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định
việc tạm thời đóng cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp cần thiết. Bộ
Giao phạm vi giới hạn khai thác của cảng hàng không, sân bay; bảo đảm thuận lợi,
hiệu quả, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử phù hợp với thông lệ
quốc tế.
1.2. Phân loại cảng hàng không, sân bay:
- Theo chủ thể quản lý, thể chia thành cảng hàng không của trung ương
hay địa phương.
- Theo hình thức sổ hữu có thể chia thành cảng hàng không, sân bay của Nhà
nước, tư nhân hay hỗn hợp.
- Theo chức năng, thể chia thành các cảng hàng không, sân bay chuyên
phục vụ HKDD, chuyên dụng và dùng chung dân dụng lẫn quân sự.
- Theo quy mô, thể chia thành các cảng hàng không, sân bay quy
lớn, vừa và nhỏ.
- Theo phân cấp tiêu chuẩn dịch vụ của ICAO, cảng hàng không, sân bay có 4
tiêu chuẩn là 1, 2, 3, 4. Trong mỗi tiêu chuẩn lại có các A, B,C, D, E...
ICAO Doc 1957 - Aerodrome Design Manual - Part 1 — Runways
Fourth Edition, 2020.
Dưới góc độ quản chung nhất, các quốc gia đều chia cảng hàng không
thành 2 loại cảng hàng không quốc tế cảng hàng không nội địa. Cảng hàng
không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển
nội địa. Còn cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển
nội địa. Trong cảng hàng không quốc tế, ngoài các lĩnh vực trong ngành hàng
không hoạt động còn có các cơ quan có liên quan cho việc vận chuyển hàng không
quốc tế như: Hải quan, Công an cửa khẩu, Kiểm dịch y tế…
1.3. Các công trình cơ bản và đầu tư xây dựng Cảng hàng không
Các công trìnhbản trong Cảng hàng không gồm: Sân bay, nhà gatrang
bị, thiết bị, công trình cần thiết khác.
Sân bay là khu vực để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Thông
thường một sân bay gồm đường cất hạ cánh (đường băng cho tàu bay cất hạ
cánh), đường lăn dẫn để dẫn máy bay từ đường băng vào sân đậu hoặc nhà ga
ngược lại, sân đỗ để đỗ tàu bay, đài kiểm soát không lưu và các công trình, khu phụ
trợ khác của sân bay.
Nhà ga hàng không khu vực cung cấp dịch vụ hàng không để làm thủ tục cho
hành khách, hành lý, hàng hóa. những nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa và
nhà ga dùng chung cho cả hành khách và hàng hóa. Một nhà ga hành khách thông
thường sẽ khu vực làm thủ tục đi (check-in), đến (check-out), phòng chờ, khu
nhận hành lý, nhà hàng ăn uống, bán hàng lưu niệm, khu vực vệ sinh các khu
vực công cộng khác.
International Terminal Noi Bai
Trong cảng hàng không còn các trang thiết bị khai thác tàu bay, vận chuyển
hành khách, hành lý từ nhà ga đến tàu bay và ngược lại, và các trang thiết bị phòng
cháy, chữa cháy cũng như các trang thiết bị cần thiết khác để đảm bảo an toàn
an ninh hàng không. Một số cảng hàng không lớn còn còn các sở cung cấp
dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; cơ sở cung cấp dịch vụ kỹ thuật mặt đất; khu suất
ăn hàng không; khu dịch vụ bảo dưỡng tàu bay; sở an ninh hàng không; khu
xăng dầu hàng không, trụ sở các quan quản nhà nước hoạt động thường
xuyên tại cảng hàng không, sân bay, nhà hàng các công trình cung cấp dịch vụ
khác.
Ở nước ta, việc xây dựng Cảng hàng không, sân bay trước đây đều do Nhà
nước thực hiện. Từ ngày 1/1/2007 Luật HKDD Việt nam sửa đổi có hiệu lực đã
cho phép mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu
tư xây dựng cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về đầu tư và
xây dựng. Việc đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay mới hoặc đầu tư xây
dựng các hạng mục công trình trong cảng hàng không, sân bay hiện có phải phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay và quy
hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt.
1.4. Các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không sân bay:
Các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên
quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động
bay. Các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
- Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: Phòng chờ, dịch vụ ăn uống, giải trí,
bán hàng miễn thuế, lưu niệm, dịch vụ đưa đón hành khách từ nhà ga lên máy bay
và ngược lại…
- Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hoá: Chất xếp, lưu kho, bến bãi, đóng
gói, vận chuyển hàng hóa trong nhà ga, sân bay…
- Dịch vụ khai thác khu bay: Đánh tín hiệu máy bay, lái xe kéo, xe đẩy và xe
hướng dẫn tàu bay tại sân đậu ra điểm cất cánh và ngược lại.
- Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay: Điều hành tàu
bay cất cánh, hạ cánh và các dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát… tàu bay tại
cảng hàng không, sân bay.
- Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không: Soi, chiếu anh ninh cho hành khách,
hàng hóa, hành lý, bưu kiện, kiểm tra tàu bay…
- Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất: Thủ tục check-in, check-out,
vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa từ nhà ga ra máy bay và ngược lại, và
các dịch vụ kỹ thuật mặt đất cho tàu bay như vệ sinh, nạp điện, thổi khí lạnh…
- Dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay: Bảo dưỡng, kiểm tra trước
và sau chuyến bay…
- Dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng không: Các
phương tiện vận chuyển mặt đất, thiết bị tại nhà ga hàng không, thiết bị đảm bảo
hoạt động bay…
- Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không: đồ ăn, uống cho hành khách, tổ lái…
trên các chuyến bay.
- Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không và các dịch vụ hàng không khác tại
cảng hàng không, sân bay.
2. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY
2.1. Khái quát:
Khai thác cảng hàng không, sân bay là các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại
cảng hàng không, sân bay và được chia thành 3 loại:
+ Doanh nghiệp cảng hàng không.
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
+ Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm
thực hiện các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không, đồng thời chấp
hành và tạo điều kiện thuận lợi cho Cảng vụ hàng không kiểm tra các hoạt động
khai thác và cung cấp dịch vụ.
2.2. Doanh nghiệp cảng hàng không:
Doanh nghiệp cảng hàng không là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện,
được tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay. Hiện nay vốn pháp định đối với
doanh nghiệp cảng hàng không là 100 tỷ đồng Việt Nam nếu kinh doanh tại cảng
hàng không quốc tế và 30 tỷ đồng Việt Nam nếu kinh doanh tại cảng hàng không
nội địa. Doanh nghiệp được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh cảng
hàng không khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2) Có tổ chức bộ máy và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp,
đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác cảng hàng không, sân bay.
3) Đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.
4) Có phương án về trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo
đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
Doanh nghiệp cảng hàng không có các quyền và nghĩa vụ sau:
1) Quản lý, tổ chức khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng
không, sân bay.
2) Lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay
theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp
với nhu cầu phát triển, phù hợp với việc khai thác cảng hàng không, sân bay.
3) Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng
không, dịch vụ hàng không và các dịch vụ công cộng khác tại cảng hàng không,
sân bay.
4) Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
các số liệu về kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm, dài hạn và các số
liệu thống kê về khai thác cảng hàng không, sân bay.
5) Bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường
xuyên tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không.
6) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2.3. Hệ thống cảng hàng không, sân bay ở Việt Nam:
Hiện nay ngành HKVN đang quản lý, khai thác 22 cảng hàng không, sân bay,
trong đó có 12 cảng hàng không quốc tế và 10 cảng hàng không nội địa. Các cảng
hàng không được chia theo 03 khu vực: Bắc, Trung và Nam.
Trong năm 2008 các Cụm cảng Hàng không sân bay miền Bắc, Trung, Nam
được tổ chức lại thành Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, Trung, Nam trực
thuộc Bộ giao thông vận tải và các Cảng vụ hàng không miền Bắc, Trung, Nam
trực thuộc Cục HKVN.
1) Tổng công ty cảng Hàng không miền Bắc: Quản lý và khai thác các cảng
hàng không ở khu vực miền Bắc. Tổng công ty cảng Hàng không miền Bắc đang
quản lý và kinh doanh tại 06 cảng hàng không là cảng hàng không quốc tế Nội bài
và 5 cảng hàng không nội địa: Vinh, Điện Biên, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới. Trực
thuộc Tổng công ty cảng Hàng không miền Bắc hiện nay còn có Công ty TNHH 1
thành viên Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không Nội Bài, Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng
không, Công ty cổ phần Dịch vụ mặt đất Hà nội, Công ty cổ phần Dịch vụ hàng
hoá Nội Bài và 3 Công ty hạch toán phụ thuộc là Khai thác khu bay Nội Bài, Khai
Thác ga Nội Bài, An ninh Hàng không Nội Bài.
2) Tổng công ty cảng Hàng không miền Trung: Quản lý và khai thác các cảng
hàng không ở khu vực miền Trung. Tổng công ty cảng Hàng không miền Trung
đang quản lý 08 cảng hàng không là Cảng hàng không quốc tế Đà nẵng và 07 Cảng
hàng không: Phú Bài, Phù Cát, Cam Ranh, Tuy Hòa, Pleiku, Nha Trang, Chu Lai.
Trong đó Cảng hàng không Cam Ranh được khai thác thay Cảng hàng không Nha
trang từ năm 2006. Trực thuộc Tổng công ty cảng Hàng không miền Trung hiện
nay còn có các Trung tâm khai thác ga, dịch vụ hàng không, an ninh hang không,
khai thác bay, dịch vụ kỹ thuật, khách sạn hàng không và Xí nghiệp nước
waternam.
3) Tổng công ty cảng Hàng không miền Nam: Quản lý và khai thác các cảng
hàng không ở khu vực miền Nam. Tổng công ty cảng hàng không miền Nam đang
quản lý 08 cảng hàng không là Cảng hàng không quốc tế Tân sơn nhất và 07 cảng
hàng không nội địa: Buôn ma thuột, Liên khương, Rạch giá, Côn sơn, Phú quốc,
Cà mau, Cần thơ. Từ tháng 9/2007 Nhà ga quốc tế mới Tân sơn nhất mới với công
suất 8 triệu khách/năm được đưa vào khai thác và cuối năm 2008 Cảng hàng không
Cần thơ được đưa vào khai thác đã nâng cao được năng lực khai thác đáp ứng sự
phát triển của vận tải hàng không. Trực thuộc Tổng công ty cảng Hàng không miền
Trung hiện nay còn có Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, Công ty
Phục vụ mặt đất Sài Gòn, Công ty cổ phần Vận tải hàng không miền Nam, Công ty
cổ phần nước giải khát hàng không và 4 Công ty hạch toán phụ thuộc là Công ty
khai thác ga Tân Sơn Nhất, Công ty Khai thác khu bay Tân Sơn Nhất, Công ty dịch
vụ an ninh Tân Sơn Nhất, Công ty Dịch vụ kỹ thuật Hàng không miền Nam.
Các cảng hàng không quốc tế hiện nay thuộc cấp 4E, với đường cất hạ cánh
được trang bị các thiết bị hỗ trợ cất hạ cánh, khả năng tiếp thu được các loại
máy bay lớn nhất hiện nay như B747 hay A380. Các cảng hàng không nội địa
quy mô từ cấp 3C đến cấp 4E, được trang bị các hệ thống dẫn đường, một số được
trang bị thiết bị hạ cánh bằng khí tài (ILS). Khoảng 1/2 số cảng hàng không này
khả năng tiếp thu máy bay A320/A321, còn lại chỉ khai thác được ATR72 hoặc
tương đương do hạn chế của đường cất hạ cánh. Trong đó mới chỉ có 03 cảng hàng
không được trang bị đèn đêm là Cát Bi, Phú Bài và Buôn Ma Thuột.
Năng lực các cảng HKVN
Số
TT
Tên Cảng hàng
không
Cấp
CHK
(Loại MB
tiếp thu tối
đa)
Công suất
(HK/năm)
I Các CHK Miền 4.820.000
Bắc
1 CHKQT Nội Bài 4E B747 4.000.000
2 CHK Vinh 4C A321 100.000
3 CHK Điện Biên 4C
ATR72,
F70
100.000
4 CHK Nà Sản 4C
ATR72,
F70
20.000
5 CHK Cát Bi 4C A321 100.000
6 CHK Đồng Hới 4C A321 500.000
II
Các CHK Miền
Trung
2.436.000
7 CHKQT Đà Nẵng 4E B747 1.000.000
8 CHK Phú Bài 4C A321 582.000
9 CHK Phù Cát 4D A321 291.000
10 CHK Cam Ranh 4C A321 243.000
11 CHK Tuy Hoà 4C A321 20.000
12 CHK Pleiku 4C
ATR72,
F70
100.000
13 CHK Nha Trang 4C
ATR72,
F70
100.000
14 CHK Chu Lai 4D A321 100.000
III
Các CHK Miền
Nam
13.839.000
15
CHKQT Tân Sơn
Nhất
4E B747 13.000.000
16
CHK Buôn Ma
Thuột
4C A321 50.000
17
CHK Liên
Khương
4C
ATR72,
F70
20.000
18 CHK Rạch Giá 3C
ATR72,
F70
20.000
19 CHK Côn Sơn 4C
ATR72,
F70
80.000
20 CHK Phú Quốc 4C
ATR72,
F70
194.000
21 CHK Cà Mau 3C
ATR72,
F70
75.000
22 CHK Cần Thơ 4C A321 400.000
Nguồn: Cục HKVN
Năm 2007, các Tổng công ty Cảng hàng không đã phục vụ trên 20 triệu hành
khách, hơn 391 nghìn tấn hàng hóa. Trong đó, lượng khách qua các Cảng hàng
không miền Nam trong thời gian qua lớn nhất, chiếm khoảng 54% về hành
khách 65% về hàng hóa, tiếp đến các Cảng hàng không miền Bắc khoảng
33% hành khách 32% về hàng hóa, cuối cùng các Cảng miền Trung khoảng
13% về hành khách và 3% về hàng hóa (xem Bảng 4.2).
Bảng 4.2: Sản lượng qua các cảng hàng không năm 2007
Chỉ tiêu
ĐV
tính
Các CHK miền
Bắc
Các CHK M.
Trung
Các CHK miền
Nam
Tổng
Phục vụ hành
khách
Lượt
HK
6.661.705 2.649.097 10.894.398 20.205.200
Tỷ trọng % 33 13 54 100
- Nội địa
Lượt
HK
3.716.219 2.614.225 5.257.325 11.587.769
- Quốc tế
Lượt
HK
2.945.486 34.872 5.637.073 8.617.431
Phục vụ hàng
hóa
Lượt
HK
126.162 11.207 253.731 391.100
Tỷ trọng % 32 3 65 100
- Nội địa
Lượt
HK
75.582 11.104 80.150 166.836
- Quốc tế Lượt 50.580 103 173.581 224.264
HK
Nguồn: Cục HKVN
Tổng diện tích chiếm đất các cảng hàng không hiện nay 11.197 ha. Trong
đó, diện tích đất do HKDD quản 1.847 ha, đất dùng chung 3.033 ha (xem
Bảng 4.3).
Bảng 4.3: Diện tích đất tại các cảng HKVN
Đơn vị tính: Ha
Số
TT
Tên CHK
Tổng diện tích
CHK
DT dùng
chung
Diện tích
HKDD
Diện tích
Quân sự
I
Các CHK miền
Bắc
2.365,03 852,78 366,64 1.145,61
1 CHKQT Nội Bài 941,20 228,00 241,30 471,90
2 CHK Cát Bi 439,60 166,50 3,00 270,10
3 CHK Điện Biên 44,10 31,50 12,60 0,00
4 CHK Nà Sản 187,51 122,19 16,46 48,86
5 CHK Vinh 416,62 120,59 35,28 260,75
6 CHK Đồng Hới 177,00 114,00 33,00 30,00
7 CHK Gia Lâm 159,00 70,00 25,00 64,00
II
Các CHK miền
Trung
6.307,54 1.206,27 760,78 4.340,49
1
CHKQT Đà
Nẵng
861,29 71,93 38,88 750,48
2 CHK Phú Bài 243,27 101,00 142,27 0,00
3 CHK Chu Lai 2.022,40 180,00 219,71 1.622,69
4 CHK Phù Cát 1.018,00 153,92 14,49 849,59
5 CHK Tuy Hòa 1.200,00 180,00 90,82 929,18
6 CHK Pleiku 247,53 79,42 15,56 152,55
7 CHK Cam Ranh 715,05 440,00 239,05 36,00
III
Các CHK miền
Nam
2.524,28 973,86 719,49 830,93
1
CHKQT Tân Sơn
Nhất
1.150,00 400,00 205,00 545,00
2
CHK Buôn Ma
Thuột
259,60 88,00 171,60 0,00
3 CHK Liên 330,11 153,90 176,21 0,00
Khương
4 CHK Côn Sơn 103,10 93,96 8,21 0,93
5 CHK Cà Mau 92,00 13,00 69,00 10,00
6 CHK Rạch Giá 58,60 13,00 45,60 0,00
7 CHK Phú Quốc 92,87 84,00 8,87 0,00
8
CHK Long
Thành
0,00 0,00 0,00 0,00
9 CHK Vũng Tàu 170,00 70,00 0,00 100,00
10 CHK Cần Thơ 268,00 58,00 35,00 175,00
TỔNG CỘNG 11.196,85 3.032,91 1.846,91 6.317,03
Nguồn: Cục HKVN
Nhìn chung hệ thống cảng HKVN phân bố đều trên lãnh thổ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển mạng đường bay đến khắp các vùng, miền trong cả
nước. Các cảng hàng không quốc tế có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển thành các
trung tâm trung chuyển của khu vực. Quy mô và năng lực khai thác của các Cảng
hàng không về bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại. Tuy nhiên
nhiều cảng hàng không nội địa chưa được trang bị hệ thống hỗ trợ tiếp cận nên
chưa có khả năng tiếp thu máy bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu và có đến ½
cảng hàng không chỉ khả năng khai thác máy bay nhỏ (tầm 70 ghế). Các cảng
hàng không quốc tế còn nhỏ so với nhiều quốc gia trong khu vực, sức cạnh
tranh còn yếu, chưa trở thành trung tâm trung chuyển lớn.
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc
thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến trình Hội đồng thẩm định xem
xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2022. Mới đây, Cục Hàng
không Việt Nam cho biết đã hoàn thiện lại hồ sơ Quy hoạch tổng thể.
Theo đó, trong thời kỳ 2021-2030, mạng lưới cảng hàng không được quy
hoạch theo hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Nội
khu vực TP.HCM, hình thành 28 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng hàng không
quốc tế, 14 cảng hàng không quốc nội
Bên cạnh đó, hồ sơ quy hoạch vẫn để mở cho việc nghiên cứu, khảo sát, đánh
giá khả năng: quy hoạch, xây dựng cảng hàng không, sân bay tại các đảo (như Lý
Sơn, Phú Quý...), sân bay Cao Bằng Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam
Thủ đô Hà Nội.
Câu hỏi :1) Vì sao nhiều cảng hàng không nội địa chưa có khả năng tiếp thu máy
bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu?
2) Công trình nào là công trình quan trọng nhất trong cảng hàng không sân bay?
Tại sao
| 1/18

Preview text:

CHƯƠNG 4: CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
1. KHÁI QUÁT VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
1.1. Khái niệm về cảng hàng không, sân bay: a) Cảng hàng không:

- Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị,
thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.
- Khái niệm cảng hàng không có thể hiểu dưới 3 khía cạnh:
+ Về mặt địa lý, cảng hàng không là phần mặt đất, mặt nước (bao gồm cả các
công trình kiến trúc, các trang thiết bị kỹ thuật)
+ Về công năng, cảng hàng không là nơi diễn ra việc chuyển đổi từ một hình
thức giao thông đường không sang các hình thức giao thông khác và ngược lại (là
cửa khẩu quốc gia đối với các cảng hàng không quốc tế)
+ Về bản chất kinh tế, cảng hàng không là một tổ hợp kinh tế - kỹ thuật các
dịch vụ liên quan đến hàng không và phi hàng không.
- Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc
tế và vận chuyển nội địa.
- Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.
+ Sân bay là một phần của cảng hàng không, nó là khu vực xác định được xây
dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển.
+ Bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho trực thăng cất hạ cánh.
+ Đường sân bay là đoạn đường giao thông lưỡng dụng (đường lưỡng dụng),
được xác định có thể dùng cho tàu bay cất, hạ cánh khi cần thiết.
+ Dải cất hạ cánh mặt nước là khu vực mặt nước trên biển, sông, hồ được xác
định dùng cho thủy phi cơ cất, hạ cánh.
Trong các sân bay dân dụng nói chung có sân bay chuyên dụng và sân bay
dùng chung dân dụng lẫn quân sự.
+ Sân bay chuyên dụng là sân bay chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng không
chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu
kiện, thư mà không phải vận chuyển công cộng.
Trong các sân bay dân dụng nói chung có sân bay chuyên dụng và sân bay
dùng chung dân dụng lẫn quân sự. Sân bay chuyên dụng là sân bay chỉ phục vụ
mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành
lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư mà không phải vận chuyển công cộng.
Trong khi đó, sân bay dùng chung dân dụng và quân sự là sân bay phục vụ cho cả
hoạt động dân dụng và quân sự. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự bao gồm các khu vực: a)
Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự b)
Khu vực sử dụng cho hoạt động dân dụng
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất c)
Khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự
Sân bay Tri-Cities ở Washington
Cảng hàng không, sân bay có một vai trò quan trọng trong ngành HKDD. Nó
đảm bảo hạ tầng khai thác tại các điểm đi và điểm đến cho hoạt động vận tải hàng
không cũng như hoạt động hàng không chung. Máy bay chỉ có thể bay từ điểm này
đến điểm khách khi có cảng hàng không, sân bay ở những điểm đó. Tương tự hành
khách hay khách hàng muốn đi hay vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm
khác khi ở đó có cảng hàng không, sân bay.
Cảng hàng không, sân bay có khu vực lân cận để bảo đảm an toàn cho hoạt
động hàng không dân dụng và dân cư trong khu vực đó. Theo quy định hiện hành ở
Việt nam Cảng hàng không, sân bay phải được đăng ký vào Sổ đăng bạ cảng hàng
không, sân bay. Cảng hàng không, sân bay chỉ được khai thác sau khi Bộ Giao
thông vận tải cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
Việc cho phép, không cho phép hoạt động của cảng hàng không, sân bay theo
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gọi là mở, đóng cảng hàng
không, sân bay. Ở nước ta Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở cảng hàng
không, sân bay theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay; đóng
cảng hàng không, sân bay vì lý do bảo đảm an ninh, quốc phòng hoặc các lý do đặc
biệt ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định
việc tạm thời đóng cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp cần thiết. Bộ
Giao phạm vi giới hạn khai thác của cảng hàng không, sân bay; bảo đảm thuận lợi,
hiệu quả, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.2. Phân loại cảng hàng không, sân bay:
- Theo chủ thể quản lý, có thể chia thành cảng hàng không của trung ương hay địa phương.
- Theo hình thức sổ hữu có thể chia thành cảng hàng không, sân bay của Nhà
nước, tư nhân hay hỗn hợp.
- Theo chức năng, có thể chia thành các cảng hàng không, sân bay chuyên
phục vụ HKDD, chuyên dụng và dùng chung dân dụng lẫn quân sự.
- Theo quy mô, có thể chia thành các cảng hàng không, sân bay có quy mô lớn, vừa và nhỏ.
- Theo phân cấp tiêu chuẩn dịch vụ của ICAO, cảng hàng không, sân bay có 4
tiêu chuẩn là 1, 2, 3, 4. Trong mỗi tiêu chuẩn lại có các A, B,C, D, E...
ICAO Doc 1957 - Aerodrome Design Manual - Part 1 — Runways Fourth Edition, 2020.
Dưới góc độ quản lý chung nhất, các quốc gia đều chia cảng hàng không
thành 2 loại là cảng hàng không quốc tế và cảng hàng không nội địa. Cảng hàng
không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển
nội địa. Còn cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển
nội địa. Trong cảng hàng không quốc tế, ngoài các lĩnh vực trong ngành hàng
không hoạt động còn có các cơ quan có liên quan cho việc vận chuyển hàng không
quốc tế như: Hải quan, Công an cửa khẩu, Kiểm dịch y tế…
1.3. Các công trình cơ bản và đầu tư xây dựng Cảng hàng không
Các công trình cơ bản trong Cảng hàng không gồm: Sân bay, nhà ga và trang
bị, thiết bị, công trình cần thiết khác.
Sân bay là khu vực để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Thông
thường một sân bay gồm có đường cất hạ cánh (đường băng cho tàu bay cất hạ
cánh), đường lăn dẫn để dẫn máy bay từ đường băng vào sân đậu hoặc nhà ga và
ngược lại, sân đỗ để đỗ tàu bay, đài kiểm soát không lưu và các công trình, khu phụ trợ khác của sân bay.
Nhà ga hàng không là khu vực cung cấp dịch vụ hàng không để làm thủ tục cho
hành khách, hành lý, hàng hóa. Có những nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa và
nhà ga dùng chung cho cả hành khách và hàng hóa. Một nhà ga hành khách thông
thường sẽ có khu vực làm thủ tục đi (check-in), đến (check-out), phòng chờ, khu
nhận hành lý, nhà hàng ăn uống, bán hàng lưu niệm, khu vực vệ sinh và các khu vực công cộng khác. International Terminal Noi Bai
Trong cảng hàng không còn có các trang thiết bị khai thác tàu bay, vận chuyển
hành khách, hành lý từ nhà ga đến tàu bay và ngược lại, và các trang thiết bị phòng
cháy, chữa cháy cũng như các trang thiết bị cần thiết khác để đảm bảo an toàn và
an ninh hàng không. Một số cảng hàng không lớn còn còn có các cơ sở cung cấp
dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; cơ sở cung cấp dịch vụ kỹ thuật mặt đất; khu suất
ăn hàng không; khu dịch vụ bảo dưỡng tàu bay; cơ sở an ninh hàng không; khu
xăng dầu hàng không, trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường
xuyên tại cảng hàng không, sân bay, nhà hàng và các công trình cung cấp dịch vụ khác.
Ở nước ta, việc xây dựng Cảng hàng không, sân bay trước đây đều do Nhà
nước thực hiện. Từ ngày 1/1/2007 Luật HKDD Việt nam sửa đổi có hiệu lực đã
cho phép mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu
tư xây dựng cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về đầu tư và
xây dựng. Việc đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay mới hoặc đầu tư xây
dựng các hạng mục công trình trong cảng hàng không, sân bay hiện có phải phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay và quy
hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1.4. Các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không sân bay:
Các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên
quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động
bay. Các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
- Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: Phòng chờ, dịch vụ ăn uống, giải trí,
bán hàng miễn thuế, lưu niệm, dịch vụ đưa đón hành khách từ nhà ga lên máy bay và ngược lại…
- Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hoá: Chất xếp, lưu kho, bến bãi, đóng
gói, vận chuyển hàng hóa trong nhà ga, sân bay…
- Dịch vụ khai thác khu bay: Đánh tín hiệu máy bay, lái xe kéo, xe đẩy và xe
hướng dẫn tàu bay tại sân đậu ra điểm cất cánh và ngược lại.
- Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay: Điều hành tàu
bay cất cánh, hạ cánh và các dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát… tàu bay tại cảng hàng không, sân bay.
- Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không: Soi, chiếu anh ninh cho hành khách,
hàng hóa, hành lý, bưu kiện, kiểm tra tàu bay…
- Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất: Thủ tục check-in, check-out,
vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa từ nhà ga ra máy bay và ngược lại, và
các dịch vụ kỹ thuật mặt đất cho tàu bay như vệ sinh, nạp điện, thổi khí lạnh…
- Dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay: Bảo dưỡng, kiểm tra trước và sau chuyến bay…
- Dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng không: Các
phương tiện vận chuyển mặt đất, thiết bị tại nhà ga hàng không, thiết bị đảm bảo hoạt động bay…
- Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không: đồ ăn, uống cho hành khách, tổ lái… trên các chuyến bay.
- Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không và các dịch vụ hàng không khác tại cảng hàng không, sân bay.
2. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY 2.1. Khái quát:
Khai thác cảng hàng không, sân bay là các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại
cảng hàng không, sân bay và được chia thành 3 loại:
+ Doanh nghiệp cảng hàng không.
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
+ Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm
thực hiện các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không, đồng thời chấp
hành và tạo điều kiện thuận lợi cho Cảng vụ hàng không kiểm tra các hoạt động
khai thác và cung cấp dịch vụ.
2.2. Doanh nghiệp cảng hàng không:
Doanh nghiệp cảng hàng không là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện,
được tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay. Hiện nay vốn pháp định đối với
doanh nghiệp cảng hàng không là 100 tỷ đồng Việt Nam nếu kinh doanh tại cảng
hàng không quốc tế và 30 tỷ đồng Việt Nam nếu kinh doanh tại cảng hàng không
nội địa. Doanh nghiệp được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh cảng
hàng không khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2) Có tổ chức bộ máy và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp,
đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác cảng hàng không, sân bay.
3) Đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.
4) Có phương án về trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo
đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
Doanh nghiệp cảng hàng không có các quyền và nghĩa vụ sau:
1) Quản lý, tổ chức khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay.
2) Lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay
theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp
với nhu cầu phát triển, phù hợp với việc khai thác cảng hàng không, sân bay.
3) Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng
không, dịch vụ hàng không và các dịch vụ công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay.
4) Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
các số liệu về kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm, dài hạn và các số
liệu thống kê về khai thác cảng hàng không, sân bay.
5) Bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường
xuyên tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không.
6) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2.3. Hệ thống cảng hàng không, sân bay ở Việt Nam:
Hiện nay ngành HKVN đang quản lý, khai thác 22 cảng hàng không, sân bay,
trong đó có 12 cảng hàng không quốc tế và 10 cảng hàng không nội địa. Các cảng
hàng không được chia theo 03 khu vực: Bắc, Trung và Nam.
Trong năm 2008 các Cụm cảng Hàng không sân bay miền Bắc, Trung, Nam
được tổ chức lại thành Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, Trung, Nam trực
thuộc Bộ giao thông vận tải và các Cảng vụ hàng không miền Bắc, Trung, Nam trực thuộc Cục HKVN.
1) Tổng công ty cảng Hàng không miền Bắc: Quản lý và khai thác các cảng
hàng không ở khu vực miền Bắc. Tổng công ty cảng Hàng không miền Bắc đang
quản lý và kinh doanh tại 06 cảng hàng không là cảng hàng không quốc tế Nội bài
và 5 cảng hàng không nội địa: Vinh, Điện Biên, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới. Trực
thuộc Tổng công ty cảng Hàng không miền Bắc hiện nay còn có Công ty TNHH 1
thành viên Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không Nội Bài, Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng
không, Công ty cổ phần Dịch vụ mặt đất Hà nội, Công ty cổ phần Dịch vụ hàng
hoá Nội Bài và 3 Công ty hạch toán phụ thuộc là Khai thác khu bay Nội Bài, Khai
Thác ga Nội Bài, An ninh Hàng không Nội Bài.
2) Tổng công ty cảng Hàng không miền Trung: Quản lý và khai thác các cảng
hàng không ở khu vực miền Trung. Tổng công ty cảng Hàng không miền Trung
đang quản lý 08 cảng hàng không là Cảng hàng không quốc tế Đà nẵng và 07 Cảng
hàng không: Phú Bài, Phù Cát, Cam Ranh, Tuy Hòa, Pleiku, Nha Trang, Chu Lai.
Trong đó Cảng hàng không Cam Ranh được khai thác thay Cảng hàng không Nha
trang từ năm 2006. Trực thuộc Tổng công ty cảng Hàng không miền Trung hiện
nay còn có các Trung tâm khai thác ga, dịch vụ hàng không, an ninh hang không,
khai thác bay, dịch vụ kỹ thuật, khách sạn hàng không và Xí nghiệp nước waternam.
3) Tổng công ty cảng Hàng không miền Nam: Quản lý và khai thác các cảng
hàng không ở khu vực miền Nam. Tổng công ty cảng hàng không miền Nam đang
quản lý 08 cảng hàng không là Cảng hàng không quốc tế Tân sơn nhất và 07 cảng
hàng không nội địa: Buôn ma thuột, Liên khương, Rạch giá, Côn sơn, Phú quốc,
Cà mau, Cần thơ. Từ tháng 9/2007 Nhà ga quốc tế mới Tân sơn nhất mới với công
suất 8 triệu khách/năm được đưa vào khai thác và cuối năm 2008 Cảng hàng không
Cần thơ được đưa vào khai thác đã nâng cao được năng lực khai thác đáp ứng sự
phát triển của vận tải hàng không. Trực thuộc Tổng công ty cảng Hàng không miền
Trung hiện nay còn có Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, Công ty
Phục vụ mặt đất Sài Gòn, Công ty cổ phần Vận tải hàng không miền Nam, Công ty
cổ phần nước giải khát hàng không và 4 Công ty hạch toán phụ thuộc là Công ty
khai thác ga Tân Sơn Nhất, Công ty Khai thác khu bay Tân Sơn Nhất, Công ty dịch
vụ an ninh Tân Sơn Nhất, Công ty Dịch vụ kỹ thuật Hàng không miền Nam.
Các cảng hàng không quốc tế hiện nay thuộc cấp 4E, với đường cất hạ cánh
được trang bị các thiết bị hỗ trợ cất hạ cánh, có khả năng tiếp thu được các loại
máy bay lớn nhất hiện nay như B747 hay A380. Các cảng hàng không nội địa có
quy mô từ cấp 3C đến cấp 4E, được trang bị các hệ thống dẫn đường, một số được
trang bị thiết bị hạ cánh bằng khí tài (ILS). Khoảng 1/2 số cảng hàng không này có
khả năng tiếp thu máy bay A320/A321, còn lại chỉ khai thác được ATR72 hoặc
tương đương do hạn chế của đường cất hạ cánh. Trong đó mới chỉ có 03 cảng hàng
không được trang bị đèn đêm là Cát Bi, Phú Bài và Buôn Ma Thuột. Năng lực các cảng HKVN Số (Loại MB Tên Cảng hàng Cấp Công suất tiếp thu tối TT không CHK (HK/năm) đa) I Các CHK Miền 4.820.000 Bắc 1 CHKQT Nội Bài 4E B747 4.000.000 2 CHK Vinh 4C A321 100.000 ATR72, 3 CHK Điện Biên 4C 100.000 F70 ATR72, 4 CHK Nà Sản 4C 20.000 F70 5 CHK Cát Bi 4C A321 100.000 6 CHK Đồng Hới 4C A321 500.000 Các CHK Miền II 2.436.000 Trung 7 CHKQT Đà Nẵng 4E B747 1.000.000 8 CHK Phú Bài 4C A321 582.000 9 CHK Phù Cát 4D A321 291.000 10 CHK Cam Ranh 4C A321 243.000 11 CHK Tuy Hoà 4C A321 20.000 ATR72, 12 CHK Pleiku 4C 100.000 F70 ATR72, 13 CHK Nha Trang 4C 100.000 F70 14 CHK Chu Lai 4D A321 100.000 Các CHK Miền III 13.839.000 Nam CHKQT Tân Sơn 15 4E B747 13.000.000 Nhất CHK Buôn Ma 16 4C A321 50.000 Thuột CHK Liên ATR72, 17 4C 20.000 Khương F70 ATR72, 18 CHK Rạch Giá 3C 20.000 F70 ATR72, 19 CHK Côn Sơn 4C 80.000 F70 ATR72, 20 CHK Phú Quốc 4C 194.000 F70 ATR72, 21 CHK Cà Mau 3C 75.000 F70 22 CHK Cần Thơ 4C A321 400.000 Nguồn: Cục HKVN
Năm 2007, các Tổng công ty Cảng hàng không đã phục vụ trên 20 triệu hành
khách, hơn 391 nghìn tấn hàng hóa. Trong đó, lượng khách qua các Cảng hàng
không miền Nam trong thời gian qua là lớn nhất, chiếm khoảng 54% về hành
khách và 65% về hàng hóa, tiếp đến là các Cảng hàng không miền Bắc khoảng
33% hành khách và 32% về hàng hóa, cuối cùng là các Cảng miền Trung khoảng
13% về hành khách và 3% về hàng hóa (xem Bảng 4.2).
Bảng 4.2: Sản lượng qua các cảng hàng không năm 2007
ĐV Các CHK miền Các CHK M. Các CHK miền Chỉ tiêu Tổng tính Bắc Trung Nam Phục vụ hành Lượt khách 6.661.705 2.649.097 10.894.398 20.205.200 HK Tỷ trọng % 33 13 54 100 Lượt - Nội địa 3.716.219 2.614.225 5.257.325 11.587.769 HK Lượt - Quốc tế 2.945.486 34.872 5.637.073 8.617.431 HK Phục vụ hàng Lượt 126.162 11.207 253.731 391.100 hóa HK Tỷ trọng % 32 3 65 100 Lượt - Nội địa 75.582 11.104 80.150 166.836 HK - Quốc tế Lượt 50.580 103 173.581 224.264 HK Nguồn: Cục HKVN
Tổng diện tích chiếm đất các cảng hàng không hiện nay là 11.197 ha. Trong
đó, diện tích đất do HKDD quản lý là 1.847 ha, đất dùng chung là 3.033 ha (xem Bảng 4.3).
Bảng 4.3: Diện tích đất tại các cảng HKVN Đơn vị tính: Ha Số Tổng diện tích DT dùng Diện tích Diện tích Tên CHK TT CHK chung HKDD Quân sự Các CHK miền I 2.365,03 852,78 366,64 1.145,61 Bắc 1 CHKQT Nội Bài 941,20 228,00 241,30 471,90 2 CHK Cát Bi 439,60 166,50 3,00 270,10 3 CHK Điện Biên 44,10 31,50 12,60 0,00 4 CHK Nà Sản 187,51 122,19 16,46 48,86 5 CHK Vinh 416,62 120,59 35,28 260,75 6 CHK Đồng Hới 177,00 114,00 33,00 30,00 7 CHK Gia Lâm 159,00 70,00 25,00 64,00 Các CHK miền II 6.307,54 1.206,27 760,78 4.340,49 Trung CHKQT Đà 1 861,29 71,93 38,88 750,48 Nẵng 2 CHK Phú Bài 243,27 101,00 142,27 0,00 3 CHK Chu Lai 2.022,40 180,00 219,71 1.622,69 4 CHK Phù Cát 1.018,00 153,92 14,49 849,59 5 CHK Tuy Hòa 1.200,00 180,00 90,82 929,18 6 CHK Pleiku 247,53 79,42 15,56 152,55 7 CHK Cam Ranh 715,05 440,00 239,05 36,00 Các CHK miền III 2.524,28 973,86 719,49 830,93 Nam CHKQT Tân Sơn 1 1.150,00 400,00 205,00 545,00 Nhất CHK Buôn Ma 2 259,60 88,00 171,60 0,00 Thuột 3 CHK Liên 330,11 153,90 176,21 0,00 Khương 4 CHK Côn Sơn 103,10 93,96 8,21 0,93 5 CHK Cà Mau 92,00 13,00 69,00 10,00 6 CHK Rạch Giá 58,60 13,00 45,60 0,00 7 CHK Phú Quốc 92,87 84,00 8,87 0,00 CHK Long 8 0,00 0,00 0,00 0,00 Thành 9 CHK Vũng Tàu 170,00 70,00 0,00 100,00 10 CHK Cần Thơ 268,00 58,00 35,00 175,00 TỔNG CỘNG 11.196,85 3.032,91 1.846,91 6.317,03 Nguồn: Cục HKVN
Nhìn chung hệ thống cảng HKVN phân bố đều trên lãnh thổ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển mạng đường bay đến khắp các vùng, miền trong cả
nước. Các cảng hàng không quốc tế có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển thành các
trung tâm trung chuyển của khu vực. Quy mô và năng lực khai thác của các Cảng
hàng không về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại. Tuy nhiên
nhiều cảng hàng không nội địa chưa được trang bị hệ thống hỗ trợ tiếp cận nên
chưa có khả năng tiếp thu máy bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu và có đến ½
cảng hàng không chỉ có khả năng khai thác máy bay nhỏ (tầm 70 ghế). Các cảng
hàng không quốc tế còn nhỏ bé so với nhiều quốc gia trong khu vực, sức cạnh
tranh còn yếu, chưa trở thành trung tâm trung chuyển lớn.
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc
thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến trình Hội đồng thẩm định xem
xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2022. Mới đây, Cục Hàng
không Việt Nam cho biết đã hoàn thiện lại hồ sơ Quy hoạch tổng thể.
Theo đó, trong thời kỳ 2021-2030, mạng lưới cảng hàng không được quy
hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và
khu vực TP.HCM, hình thành 28 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng hàng không
quốc tế, 14 cảng hàng không quốc nội
Bên cạnh đó, hồ sơ quy hoạch vẫn để mở cho việc nghiên cứu, khảo sát, đánh
giá khả năng: quy hoạch, xây dựng cảng hàng không, sân bay tại các đảo (như Lý
Sơn, Phú Quý...), sân bay Cao Bằng và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội.
Câu hỏi :1) Vì sao nhiều cảng hàng không nội địa chưa có khả năng tiếp thu máy
bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu?
2) Công trình nào là công trình quan trọng nhất trong cảng hàng không sân bay? Tại sao