Khái quát chung về Luật Hôn nhân và gia đình - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật donhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về quan hệ nhân thân và tài sản. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Khái quát chung về Luật Hôn nhân và gia đình
a/ Khái niệm
Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật do
nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và
gia đình về quan hệ nhân thân và tài sản.
b/ Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là các
quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình , gồm :
quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng , giữa
cha mẹ và các con , giữa những người thân thích ruột thịt
khác. Trong đó quan hệ nhân thân có vai trò quan trọng quyết
định tính chất và nội dung các quan hệ về tài sản ; các quan hệ
tài sản thường không dựa trên cơ sở hàng hóa – tiền tệ , không
mang tính chất đền bù ngang giá .
c/ Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là
những cách thức , biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn
nhân và gia đình là những cách thức , biện pháp mà các quy
phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tác động đến các quan
hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó , phù hợp với ý
chí của nhà nước .
Về nguyên tắc , phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là
cơ sở cho việc áp dụng điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và
gia đình . Ngoài ra , phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn
nhân và gia đình còn có một số đặc điểm sau:
- Trong quan hệ hôn nhân và gia đình quyền đồng thời là
nghĩa vụ của các cá thể .
- Các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.
- Các chủ thể thường không được phép thỏa thuận để làm
thay đổi những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy
định.
- Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia
đinh được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước
trên tinh thần phát huy tính tự giác thông qua giáo dục ,
khuyến khích và hướng dẫn thực hiện .
d/ Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình
- Hôn nhân tự nguyện , tiến bộ.
- Chế độ hôn nhân một vợ , một chồng
- Bình đẳng giữa vợ và chồng , bình đẳng nam nữ , không
phân biệt tôn giáo , dân tộc , quốc tịch .
- Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con cái .
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em
Nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia
đình: Kết hôn
I.Khái niệm
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau
theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký
kết hôn
II.Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia
đình
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn
giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo,
giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng,
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng
và được pháp luật bảo vệ.
3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành
viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp
đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ
trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền
về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức
năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
III.Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau
đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm
kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5
của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người
cùng giới tính.
VI.Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và
pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản
này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng
thì phải đăng ký kết hôn.
V.Thẩm quyền đăng ký kết hôn
Với hai công dân Việt Nam
Quy định tại Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên
nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc
tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân
của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của
cơ quan đăng ký hộ tịch.
Với công dân Việt Nam và người nước ngoài
Theo quy định tại Luật hộ tịch 2014 bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 01/01/2016 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn với người
nước ngoài được quy định như sau :
Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt
Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong
nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công
dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân
Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân
Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu
cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp
huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết
hôn.
Chế độ tài sản của vợ chồng
2.5.1 Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ
chồng(Điều 29)
a. vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc
tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sảng chung; không
phân biệt giữa lao động trong gia đình lao động thu
nhập.
b. vợ, chồng nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của gia đình.
c. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia
đình và của người khác thì phải bồi thường.
2.5.2 Giao dịch lien quan đến nhà nơi duy nhất của
vợ chồng(Điều 31)
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch lien quan đến
nhà nơi duy nhất của vợ chồng phảisự thỏa thuận của
vợ chồng. Trong trường hợp nhà thuộc quyền sở hữu riêng
của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện,
chấm dứt giao dịch lien quan đến tài sản đó nhưng phải bảo
đảm chỗ ở cho vợ chồng.
2.5.3 Tài sản chung của vợ chồng (Điều 33)
a. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo
ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của L uật này; tài sản vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được tặng cho chung tài sản khác
vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất vợ, chồng được sau khi kết hôn
tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng
được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc được thông
qua giao dịch bằng tài sản riêng.
a. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất,
được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa
vụ chung của vợ chồng.
b. Trong trường hợp không căn cứ để chứng minh tài sản
vợ, chồng đang tranh chấp tài sản riêng của mỗi bên
thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
2.5.4 Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38)
a. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia
một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định
tại Điều 42 của Luật Hôn nhân gia đình (chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân hiệu do ảnh hưởng nghiêm trọng
đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con
chưa thành niên, con đã thanh niên mất năng lực hành vi dân
sự hoặc không khả năng lao động không tài sản để
tự nuôi mình; nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ…); nếu
không thỏa thuận được thì quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết.
b. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn
bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ
chồng hoăc theo quy định của pháp luật.
2.5.5 Tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 43)
a. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mỗi người
trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ,
chồng (theo quy định tại các điều 38, 39 40 của Luật Hôn
nhân gia đình về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân);
tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng tài sản
khác theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của
vợ, chồng.
b. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng
tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định
tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và
gia đình.
2.5.6 Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng (Điều
47)
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo
thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn,
bằng hình thức văn bản công chứng hoặc chứng thực. Chế
độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ
ngày đăng ký kết hôn.
Nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia
đình: Ly hôn
1/ Khái niệm
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng
theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toàn án
( điều 3)
2/ Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Theo điều 51 Luật HN&GD 2014 quy định:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết ly hôn
-Cha, mẹ hoặc người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm
thần hoặc mắc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đinh
do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tinh mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
-Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ
đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, theo quy định trên thì những người quyền yêu
cầu ly hôn bao gồm:
Vợ hoặc chồng
Cả hai vợ chồng
Cha, mẹ hoặc người thân thích khác
3/ Các trường hợp ly hôn ( có 2 trường hợp )
a/Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy
hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia
tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì
Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận
được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi
chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
b/Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án
không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về
việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm
nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể
kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên
bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại
khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn
nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh
thần của người kia.
4/ Hậu quả của ly hôn
a. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng:
Khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu
lực thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt.
b. Quan hệ giữa cha mẹ – con sau khi ly hôn:
Sau khi ly hôn thì quan hệ giữa cha mẹ con vẫn tồn tại.
Cha mẹ vẫn quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự hoặc không khả năng lao động
không tài sản để tự nuôi mình. Trong trường hợp không
thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực
tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ
7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ
trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ
thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Người cha hoặc
người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi
con (theo quy định cấp dưỡng).
Thực trạng pháp luật về quan hệ hôn nhân gia
đình theo pháp luật việt nam hiện hành
Kế thừa và phát huy những thành tựu của Luật Hôn nhân
và gia đình năm 1959 và năm 1986, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 đã ra đời góp phần đề cao vai trò của gia đình
trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống văn
hoá đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, qua đó góp phần
đóng góp ổn định và phát triễn kinh tế - xã hội của từng địa
phương nói riêng và đất nước nói chung.
Thông qua những quy định cụ thể, Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ
chế độ hôn và nhân gia đình tiến bộ, ấm no và hạnh phúc ở
Việt Nam. Bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân,
đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình. Tạo ra hành lang pháp lý góp phần thiết lập
và bảo vệ an toàn cho các quan hệ tài sản phát sinh trong nội
bộ các thành viên trong gia đình
Tuy nhiên, trong thực trạng Pháp luật Hôn nhân và gia đình
theo pháp luật Việt Nam ban hành, pháp luật đã có những quy
định rõ ràng và chặt chẽ về việc kết hôn nhưng trên thực tế,
hiện nay vấn đề vi phạm điều kiện kết hôn vẫn diễn ra khá
phổ biến.
1 Điển hình là hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
+Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội (KT-XH)
53 dân tộc thiểu số năm 2015 cho thấy tỷ lệ tảo hôn chung của
53 DTTS là 26,6%, trong đó tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc các
DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện KT-XH rất khó khăn
như: Mông 59,7%; Xing Mun 56,3%, La Ha 52,7%. Gia Rai
42%; Raglay 38,3%; Bru - Vân Kiều 38.9%,... Trong 40/53
DTTS, tỷ lệ này là trên 20%, trong đó có 13 DTTS có tỷ lệ tảo
hôn từ 40-50% trở lên; 6 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 50-60% trở
lên.
+Đối với việc kết hôn cận huyết, Kết quả điều tra thực
trạng KT-XH 53 DTTS năm 2015 cho thấy: tỷ lệ hôn nhân cận
huyết thống của 53 DTTS là 0,65%, trong đó các DTTS có tỷ
lệ hôn nhân cận huyết thống cao gồm: Mạ 4,41%, Mảng
4.36%. Mnông 4,02%, Xtiêng 3,67%,… Hôn nhân cận huyết
xảy ra chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Một số
dân tộc như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê Đê, Chu Ru, Si
La, Pu Péo, Mông, Rơ Măm, Brâu … có tỷ lệ hôn nhân cận
huyết khá cao, lên đến 10%
2 Chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Để có được một cuộc hôn nhân trọn vẹn không chỉ dừng lại
ở giai đoạn kết hôn. Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện
nay, việc tuân thủ chế độ hôn nhân cũng là vấn đề nan giải.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và
gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm trong chế độ
hôn nhân và gia đình: “Người đang có vợ, có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa
có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ;”. Có thể thấy, pháp
luật đã có những quy định cấm hành vi làm tổn hại đến quan
hệ hôn nhân và gia đình và chế độ hôn nhân một vợ một
chồng. Những quy định này được đảm bảo thực hiện bằng chế
tài được quy định tại điều 48 Nghị định 110/2013 NĐ/CP,
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm
chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly
hôn. 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người
khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người
mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ
chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ
chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang
có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; đ)
Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố
chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với
hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật
về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản.” Nhưng có thể
thấy, mức phạt hành chính như trên là quá nhẹ và chưa đủ sức
răn đe. Do đó, trên thực tế Có thể thấy, hiện tượng vi phạm
chế độ hôn nhân một vợ một chồng vẫn diễn ra phổ biến.
“Theo thống kê, 60% các vụ ly hôn ở Việt Nam có yếu tố bạo
lực gia đình và trung bình, cứ ba vụ ly hôn thì có một vụ do
nguyên nhân ngoại tình” Bài viết trên đưa ra những con số
thống kê về thực trạng ngoại tình dẫn tới ly hôn của người
Việt Nam. Theo Từ điển tiếng Việt, Ngoại tình là động từ chỉ
quan hệ yêu đương bất chính với người không phải vợ hoặc
chồng của mình. Nếu xét theo quy định của pháp luật, ngoại
tình không vi phạm quy định của pháp luật nhưng có thể nói,
đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới vi phạm
chế độ hộ nhân một vợ một chồng.
-Nguyên nhân:
+Do hai bên chưa hiểu rõ về nhau trước khi tiến tới hôn nhân
dẫn đến có những bất đồng mâu thuẫn
+Do hoàn cảnh đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao
kéo theo những nhu cầu cá nhân cũng tăng theo
+ Do hoàn cảnh công việc, mỗi cá nhân đều phải mang thêm
nhiều mối quan hệ
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quan hệ hôn
nhân gia đình theo pháp luật việt nam hiện
hành
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, các quy định của pháp
luật Việt Nam về lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã tương
đối hoàn thiện. Qua các văn bản pháp luật thấy rằng dưới
chế độ của Nhà nước ta hiện nay, các quyền cơ bản của
công dân trong về hôn nhân và gia đình (quyền kết hôn,
quyền khởi kiện ly hôn, quyền tự thỏa thuận, quyền được
xét xử công bằng, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng…)
được pháp luật ghi nhận đã thật sự tân tiến, phù hợp với
sự phát triển chung.
Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng trong cuộc sống và trong
hoạt động giải quyết, xét xử các vụ, việc hôn nhân và gia đình
đã phát hiện những tồn tại, thiếu sót của Luật HNGĐ năm
2014 nói riêng và pháp luật về hôn nhân gia đình nói chung có
một số điểm cần phải hoàn thiện hơn. Cụ thể như sau:
- Về hiện tượng sống thử trước hôn nhân: Sự tiến bộ của xã
hội Việt Nam ngày nay đã ảnh hưởng đến đời sống của người
dân rất nhiều, nhất là quan niệm về tình yêu trong giới trẻ.
Thực tế cho thấy ở nhiều nơi, nhất là các thành phố lớn có rất
nhiều trường hợp nam nữ sinh viên, công nhân sống chung
trước hôn nhân (tuy nhiên đến nay cũng chưa có cơ quan, tổ
chức đứng ra thống kê được tỷ lệ này, do việc thống kê là rất
khó khăn). Trước thực trạng việc sống chung, sống thử nhưng
pháp luật cũng chưa có quy định, không có gì đảm bảo chắc
chắn về quyền lợi của mỗi cá nhân đã và phát sinh nhiều tranh
chấp gay gắt, phức tạp trong đời sống xã hội, đồng thời ảnh
hưởng nghiêm trọng về đạo đức, luân lý tốt đẹp của người
Việt.
- Về hôn nhân đồng giới: “cấm Luật HNGĐ đã bỏ quy định
kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhằm không vi
phạm quyền con người, tránh sự phân biệt, kỳ thị đối với
người đồng tính và can thiệp vào quan hệ chung sống giữa
những người cùng giới tính; mặt khác nếu quy định cấm đồng
nghĩa phải quy định chế tài xử phạt. Tuy nhiên việc bỏ quy
định này lại dẫn đến một tình trạng pháp luật là “không cấm,
cũng không công nhận” và việc bỏ lửng, có khoảng trống
pháp luật như thế trong một xã hội luôn vận động và đã phát
sinh rất nhiều quan hệ hôn nhân đồng giới thật sự gây khó
khăn trong công tác thực thi và áp dụng pháp luật để điều
chỉnh một mối quan hệ xã hội mới một cách triệt để..
- Về độ tuổi kết hôn: Luật HNGĐ năm 2014 quy định độ tuổi
được kết hôn của nữ phải từ đủ 18 tuổi, nam phải từ đủ 20
tuổi (Luật HNGĐ năm 2000 quy định nữ từ 18 tuổi, nam từ 20
tuổi), quy định này nhằm đảm bảo thống nhất với Bộ luật Dân
sự và Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định: “Người chưa đủ 18
tuổi là người chưa thành niên”, khi xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng
ý; “Đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ hành vi
tố tụng dân sự.”.
Việc quy định độ tuổi được kết hôn của nữ phải từ đủ 18 tuổi,
nam phải từ đủ 20 tuổi và có sự chênh lệch 02 tuổi giữa nam
và nữ cũng phù hợp với tiêu chí một số nước trên thế giới.
Tuy nhiên xét từ góc độ pháp luật thì nên sửa đổi tuổi kết hôn
theo hướng nam, nữ đều đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn. Quy
định như vậy vừa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất pháp luật
trong công nhận, thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của cá
nhân từ đủ 18 tuổi trở lên là người đã thành niên, có năng lực
pháp luật để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong các
quan hệ xã hội khác ngoài lĩnh vực dân sự…
Bất cập trong việc áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các
vụ việc ly hôn
Căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý và chỉ khi có các điều kiện đó
thì Tòa án mới có thể giải quyết ly hôn
Thứ nhất, bất cập trong việc đánh giá tình trạng trầm trọng
của hôn nhân trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của vợ
hoặc chồng
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa
án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ
về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm
nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể
kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”. Đây là một quy
định mới, mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, việc quy định
về căn cứ ly hôn thể hiện yếu tố tình cảm vẫn còn chung
chung. Khi giải quyết các trường hợp cụ thể, với sự đa dạng
của cuộc sống, thì mỗi cặp vợ chồng, mỗi vụ án ly hôn thường
có mâu thuẫn cũng như hoàn cảnh không giống nhau. Trong
khi đó, không có căn cứ rõ ràng để xác định thế nào là “làm
cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”, thế
nào là hành vi “vi phạm nghiêm trọng” nên việc xem xét,
đánh giá căn cứ trên là rất khó khăn, vướng mắc.
Thứ hai, đối với trường hợp vợ, chồng đã ly thân trên thực tế
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định ly thân
là căn cứ cho ly hôn. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các
Tòa án thường đánh giá ly thân là căn cứ để giải quyết cho ly
hôn.
Vấn đề này không được luật quy định nên đã gây khó khăn
trong cả việc xác định vợ, chồng nào đó có trong tình trạng ly
thân hay không. Mặt khác, không xác định được thời gian ly
thân, nên việc giải quyết án ly hôn thường phải kéo dài khiến
cho nhiều đương sự gặp khó khăn trong việc xây dựng cuộc
sống mới.
Thứ ba, trường hợp vợ hoặc chồng ly hôn với chồng hoặc vợ
đang chấp hành án phạt tù
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa quy định căn cứ ly
hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng đang chấp hành án phạt
tù. Vì vậy, trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn với chồng
hoặc vợ đang chấp hành án phạt tù thì không đủ cơ sở giải
quyết cho ly hôn. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của người đề nghị giải quyết cho ly hôn.
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn
Thứ nhất, cần lượng hóa nội dung tiêu chí về căn cứ ly hôn
theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014
Ngoại tình là một trong những hành vi vi phạm nghĩa vụ
chung thủy giữa vợ chồng, là hành vi trái với đạo đức xã hội.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Cấm người
đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng
mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có
chồng, có vợ. Trước đây, theo Sắc lệnh số 159/SL ngày
17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
quy định trường hợp ngoại tình và một bên bỏ nhà đi quá hai
năm không có duyên cớ chính đáng là một trong những căn cứ
để Tòa án cho ly hôn.
Do đó, cần bổ sung hướng dẫn áp dụng căn cứ ly hôn khi vợ
hoặc chồng có hành vi ngoại tình vào Nghị định số
126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể
như sau:
“Trường hợp một bên vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình lặp
đi lặp lại nhiều lần hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc có văn bản của cơ
quan điều tra là có dấu hiệu tội phạm (tội vi phạm chế độ một
vợ, một chồng) nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Hành vi ngoại tình của vợ hoặc chồng gây ra hậu quả nghiêm
trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là gây tổn hại đến tính
mạng, sức khỏe, tinh thần của bên còn lại, làm cho gia đình
tan vỡ.
Trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình và bỏ nhà đi
quá hai năm mà không có tin tức, không có trách nhiệm với
gia đình, không cùng nhau xây dựng mục đích hôn nhân làm
cho quan hệ vợ chồng rạn nứt”.
Thứ hai, cụ thể hóa quy định về hành vi bạo lực gia đình làm
căn cứ cho ly hôn
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP cần bổ sung hướng dẫn áp
dụng căn cứ ly hôn khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia
đình, cụ thể như sau:
“Trong trường hợp chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình
thì vợ hoặc chồng được Tòa án giải quyết cho ly hôn khi có
căn cứ sau:
Đối với hành vi bạo lực vật chất: Vợ, chồng thường xuyên
đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi,
hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh
dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức
khỏe mà chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử phạt vi
phạm hành chính.
Đối với bạo lực tinh thần: Vợ, chồng bị chửi bới, sỉ nhục, xâm
phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Hành vi bạo lực của vợ, chồng được lặp đi lặp lại nhiều lần,
đã được chính quyền địa phương nhắc nhở hoặc đã bị xử phạt
vi phạm hành chính hoặc có văn bản của cơ quan điều tra có
dấu hiệu tội phạm (tội ngược đãi vợ; tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội bức tử)
nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Thứ ba, pháp luật Việt Nam cần công nhận ly thân và xem ly
thân là một trong những căn cứ để cho ly hôn
Căn cứ ly hôn do ly thân: “Trong trường hợp vợ chồng đã
sống ly thân hơn 3 năm mà vẫn không thể quay về với nhau
để chung sống hạnh phúc hoặc sống ly thân hơn 3 năm theo
quyết định của Tòa án thì Tòa án giải quyết cho ly hôn mà
không phải xem xét, đánh giá thực trạng quan hệ vợ chồng và
các bên không phải chứng minh tình trạng trầm trọng của hôn
nhân”.
Thứ tư, cần bổ sung quy định căn cứ ly hôn khi chồng hoặc
vợ phạm tội và đang chấp hành án phạt tù
Cần bổ sung quy định căn cứ ly hôn khi chồng hoặc vợ phạm
tội và đang chấp hành án phạt tù, cụ thể như sau: “Trong
trường hợp vợ hoặc chồng của người đang chấp hành án phạt
tù yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.
| 1/20

Preview text:

Khái quát chung về Luật Hôn nhân và gia đình a/ Khái niệm
Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật do
nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và
gia đình về quan hệ nhân thân và tài sản.
b/ Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là các
quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình , gồm :
quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng , giữa
cha mẹ và các con , giữa những người thân thích ruột thịt
khác. Trong đó quan hệ nhân thân có vai trò quan trọng quyết
định tính chất và nội dung các quan hệ về tài sản ; các quan hệ
tài sản thường không dựa trên cơ sở hàng hóa – tiền tệ , không
mang tính chất đền bù ngang giá .
c/ Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là
những cách thức , biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn
nhân và gia đình là những cách thức , biện pháp mà các quy
phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tác động đến các quan
hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó , phù hợp với ý chí của nhà nước .
Về nguyên tắc , phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là
cơ sở cho việc áp dụng điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và
gia đình . Ngoài ra , phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn
nhân và gia đình còn có một số đặc điểm sau:
- Trong quan hệ hôn nhân và gia đình quyền đồng thời là
nghĩa vụ của các cá thể .
- Các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.
- Các chủ thể thường không được phép thỏa thuận để làm
thay đổi những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định.
- Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia
đinh được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước
trên tinh thần phát huy tính tự giác thông qua giáo dục ,
khuyến khích và hướng dẫn thực hiện .
d/ Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình
- Hôn nhân tự nguyện , tiến bộ.
- Chế độ hôn nhân một vợ , một chồng
- Bình đẳng giữa vợ và chồng , bình đẳng nam nữ , không
phân biệt tôn giáo , dân tộc , quốc tịch .
- Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con cái .
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em
Nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình: Kết hôn I.Khái niệm
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau
theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
II.Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn
giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo,
giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng,
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng
và được pháp luật bảo vệ.
3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành
viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp
đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ
trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền
về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức
năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
III.Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm
kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
VI.Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và
pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản
này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng
thì phải đăng ký kết hôn.

V.Thẩm quyền đăng ký kết hôn
Với hai công dân Việt Nam
Quy định tại Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên
nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc
tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của
cơ quan đăng ký hộ tịch.
Với công dân Việt Nam và người nước ngoài
Theo quy định tại Luật hộ tịch 2014 bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 01/01/2016 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn với người
nước ngoài được quy định như sau :
Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt
Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong
nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công
dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân
Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân
Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu
cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp
huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Chế độ tài sản của vợ chồng
2.5.1 Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng(Điều 29)

a. vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc
tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sảng chung; không
phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
b. vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của gia đình.
c. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia
đình và của người khác thì phải bồi thường.
2.5.2 Giao dịch lien quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng(Điều 31)
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch lien quan đến
nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của
vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc quyền sở hữu riêng
của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện,
chấm dứt giao dịch lien quan đến tài sản đó nhưng phải bảo
đảm chỗ ở cho vợ chồng.
2.5.3 Tài sản chung của vợ chồng (Điều 33)
a. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo
ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của L uật này; tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà
vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là
tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng
được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông
qua giao dịch bằng tài sản riêng.
a. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất,
được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
b. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản
mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên
thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
2.5.4 Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38)
a. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia
một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định
tại Điều 42 của Luật Hôn nhân gia đình (chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân vô hiệu do ảnh hưởng nghiêm trọng
đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con
chưa thành niên, con đã thanh niên mất năng lực hành vi dân
sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình; nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ…); nếu
không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
b. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn
bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ
chồng hoăc theo quy định của pháp luật.
2.5.5 Tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 43)
a. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có
trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ,
chồng (theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn
nhân gia đình về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân);
tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản
khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
b. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng
là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định
tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình.
2.5.6 Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng (Điều 47)
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo
thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn,
bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế
độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình: Ly hôn 1/ Khái niệm
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng
theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toàn án ( điều 3)
2/ Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Theo điều 51 Luật HN&GD 2014 quy định:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
-Cha, mẹ hoặc người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm
thần hoặc mắc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đinh
do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tinh mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
-Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ
đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, theo quy định trên thì những người có quyền yêu cầu ly hôn bao gồm: Vợ hoặc chồng Cả hai vợ chồng
Cha, mẹ hoặc người thân thích khác
3/ Các trường hợp ly hôn ( có 2 trường hợp )
a/Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy
hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia
tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì
Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận
được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi
chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
b/Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án
không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về
việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm
nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể
kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên
bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại
khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn
nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
4/ Hậu quả của ly hôn
a. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng:
Khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu
lực thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt.
b. Quan hệ giữa cha mẹ – con sau khi ly hôn:
Sau khi ly hôn thì quan hệ giữa cha mẹ – con vẫn tồn tại.
Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình. Trong trường hợp không
thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực
tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ
7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ
trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có
thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Người cha hoặc
người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi
con (theo quy định cấp dưỡng).
Thực trạng pháp luật về quan hệ hôn nhân gia
đình theo pháp luật việt nam hiện hành
Kế thừa và phát huy những thành tựu của Luật Hôn nhân
và gia đình năm 1959 và năm 1986, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 đã ra đời góp phần đề cao vai trò của gia đình
trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống văn
hoá đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, qua đó góp phần
đóng góp ổn định và phát triễn kinh tế - xã hội của từng địa
phương nói riêng và đất nước nói chung.
Thông qua những quy định cụ thể, Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ
chế độ hôn và nhân gia đình tiến bộ, ấm no và hạnh phúc ở
Việt Nam. Bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân,
đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình. Tạo ra hành lang pháp lý góp phần thiết lập
và bảo vệ an toàn cho các quan hệ tài sản phát sinh trong nội
bộ các thành viên trong gia đình
Tuy nhiên, trong thực trạng Pháp luật Hôn nhân và gia đình
theo pháp luật Việt Nam ban hành, pháp luật đã có những quy
định rõ ràng và chặt chẽ về việc kết hôn nhưng trên thực tế,
hiện nay vấn đề vi phạm điều kiện kết hôn vẫn diễn ra khá phổ biến.
1 Điển hình là hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
+Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội (KT-XH)
53 dân tộc thiểu số năm 2015 cho thấy tỷ lệ tảo hôn chung của
53 DTTS là 26,6%, trong đó tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc các
DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện KT-XH rất khó khăn
như: Mông 59,7%; Xing Mun 56,3%, La Ha 52,7%. Gia Rai
42%; Raglay 38,3%; Bru - Vân Kiều 38.9%,... Trong 40/53
DTTS, tỷ lệ này là trên 20%, trong đó có 13 DTTS có tỷ lệ tảo
hôn từ 40-50% trở lên; 6 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 50-60% trở lên.
+Đối với việc kết hôn cận huyết, Kết quả điều tra thực
trạng KT-XH 53 DTTS năm 2015 cho thấy: tỷ lệ hôn nhân cận
huyết thống của 53 DTTS là 0,65%, trong đó các DTTS có tỷ
lệ hôn nhân cận huyết thống cao gồm: Mạ 4,41%, Mảng
4.36%. Mnông 4,02%, Xtiêng 3,67%,… Hôn nhân cận huyết
xảy ra chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Một số
dân tộc như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê Đê, Chu Ru, Si
La, Pu Péo, Mông, Rơ Măm, Brâu … có tỷ lệ hôn nhân cận
huyết khá cao, lên đến 10%
2 Chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Để có được một cuộc hôn nhân trọn vẹn không chỉ dừng lại
ở giai đoạn kết hôn. Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện
nay, việc tuân thủ chế độ hôn nhân cũng là vấn đề nan giải.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và
gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm trong chế độ
hôn nhân và gia đình: “Người đang có vợ, có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa
có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ;”. Có thể thấy, pháp
luật đã có những quy định cấm hành vi làm tổn hại đến quan
hệ hôn nhân và gia đình và chế độ hôn nhân một vợ một
chồng. Những quy định này được đảm bảo thực hiện bằng chế
tài được quy định tại điều 48 Nghị định 110/2013 NĐ/CP,
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm
chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly
hôn. 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người
khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người
mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ
chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; đ)
Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố
chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với
hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật
về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản.” Nhưng có thể
thấy, mức phạt hành chính như trên là quá nhẹ và chưa đủ sức
răn đe. Do đó, trên thực tế Có thể thấy, hiện tượng vi phạm
chế độ hôn nhân một vợ một chồng vẫn diễn ra phổ biến.
“Theo thống kê, 60% các vụ ly hôn ở Việt Nam có yếu tố bạo
lực gia đình và trung bình, cứ ba vụ ly hôn thì có một vụ do
nguyên nhân ngoại tình” Bài viết trên đưa ra những con số
thống kê về thực trạng ngoại tình dẫn tới ly hôn của người
Việt Nam. Theo Từ điển tiếng Việt, Ngoại tình là động từ chỉ
quan hệ yêu đương bất chính với người không phải vợ hoặc
chồng của mình. Nếu xét theo quy định của pháp luật, ngoại
tình không vi phạm quy định của pháp luật nhưng có thể nói,
đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới vi phạm
chế độ hộ nhân một vợ một chồng. -Nguyên nhân:
+Do hai bên chưa hiểu rõ về nhau trước khi tiến tới hôn nhân
dẫn đến có những bất đồng mâu thuẫn
+Do hoàn cảnh đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao
kéo theo những nhu cầu cá nhân cũng tăng theo
+ Do hoàn cảnh công việc, mỗi cá nhân đều phải mang thêm nhiều mối quan hệ
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quan hệ hôn
nhân gia đình theo pháp luật việt nam hiện hành
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, các quy định của pháp
luật Việt Nam về lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã tương
đối hoàn thiện. Qua các văn bản pháp luật thấy rằng dưới
chế độ của Nhà nước ta hiện nay, các quyền cơ bản của
công dân trong về hôn nhân và gia đình (quyền kết hôn,
quyền khởi kiện ly hôn, quyền tự thỏa thuận, quyền được
xét xử công bằng, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng…)
được pháp luật ghi nhận đã thật sự tân tiến, phù hợp với sự phát triển chung.
Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng trong cuộc sống và trong
hoạt động giải quyết, xét xử các vụ, việc hôn nhân và gia đình
đã phát hiện những tồn tại, thiếu sót của Luật HNGĐ năm
2014 nói riêng và pháp luật về hôn nhân gia đình nói chung có
một số điểm cần phải hoàn thiện hơn. Cụ thể như sau:
- Về hiện tượng sống thử trước hôn nhân: Sự tiến bộ của xã
hội Việt Nam ngày nay đã ảnh hưởng đến đời sống của người
dân rất nhiều, nhất là quan niệm về tình yêu trong giới trẻ.
Thực tế cho thấy ở nhiều nơi, nhất là các thành phố lớn có rất
nhiều trường hợp nam nữ sinh viên, công nhân sống chung
trước hôn nhân (tuy nhiên đến nay cũng chưa có cơ quan, tổ
chức đứng ra thống kê được tỷ lệ này, do việc thống kê là rất
khó khăn). Trước thực trạng việc sống chung, sống thử nhưng
pháp luật cũng chưa có quy định, không có gì đảm bảo chắc
chắn về quyền lợi của mỗi cá nhân đã và phát sinh nhiều tranh
chấp gay gắt, phức tạp trong đời sống xã hội, đồng thời ảnh
hưởng nghiêm trọng về đạo đức, luân lý tốt đẹp của người Việt.
- Về hôn nhân đồng giới: Luật HNGĐ đã bỏ quy định “cấm
kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhằm không vi
phạm quyền con người, tránh sự phân biệt, kỳ thị đối với
người đồng tính và can thiệp vào quan hệ chung sống giữa
những người cùng giới tính; mặt khác nếu quy định cấm đồng
nghĩa phải quy định chế tài xử phạt. Tuy nhiên việc bỏ quy
định này lại dẫn đến một tình trạng pháp luật là “không cấm,
cũng không công nhận” và việc bỏ lửng, có khoảng trống
pháp luật như thế trong một xã hội luôn vận động và đã phát
sinh rất nhiều quan hệ hôn nhân đồng giới thật sự gây khó
khăn trong công tác thực thi và áp dụng pháp luật để điều
chỉnh một mối quan hệ xã hội mới một cách triệt để..
- Về độ tuổi kết hôn: Luật HNGĐ năm 2014 quy định độ tuổi
được kết hôn của nữ phải từ đủ 18 tuổi, nam phải từ đủ 20
tuổi (Luật HNGĐ năm 2000 quy định nữ từ 18 tuổi, nam từ 20
tuổi), quy định này nhằm đảm bảo thống nhất với Bộ luật Dân
sự và Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định: “Người chưa đủ 18
tuổi là người chưa thành niên”, khi xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng
ý; “Đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ hành vi tố tụng dân sự.”.
Việc quy định độ tuổi được kết hôn của nữ phải từ đủ 18 tuổi,
nam phải từ đủ 20 tuổi và có sự chênh lệch 02 tuổi giữa nam
và nữ cũng phù hợp với tiêu chí một số nước trên thế giới.
Tuy nhiên xét từ góc độ pháp luật thì nên sửa đổi tuổi kết hôn
theo hướng nam, nữ đều đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn. Quy
định như vậy vừa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất pháp luật
trong công nhận, thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của cá
nhân từ đủ 18 tuổi trở lên là người đã thành niên, có năng lực
pháp luật để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong các
quan hệ xã hội khác ngoài lĩnh vực dân sự…
Bất cập trong việc áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các vụ việc ly hôn
Căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý và chỉ khi có các điều kiện đó
thì Tòa án mới có thể giải quyết ly hôn
Thứ nhất, bất cập trong việc đánh giá tình trạng trầm trọng
của hôn nhân trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa
án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ
về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm
nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể
kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”. Đây là một quy
định mới, mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, việc quy định
về căn cứ ly hôn thể hiện yếu tố tình cảm vẫn còn chung
chung. Khi giải quyết các trường hợp cụ thể, với sự đa dạng
của cuộc sống, thì mỗi cặp vợ chồng, mỗi vụ án ly hôn thường
có mâu thuẫn cũng như hoàn cảnh không giống nhau. Trong
khi đó, không có căn cứ rõ ràng để xác định thế nào là “làm
cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”, thế
nào là hành vi “vi phạm nghiêm trọng” nên việc xem xét,
đánh giá căn cứ trên là rất khó khăn, vướng mắc.
Thứ hai, đối với trường hợp vợ, chồng đã ly thân trên thực tế
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định ly thân
là căn cứ cho ly hôn. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các
Tòa án thường đánh giá ly thân là căn cứ để giải quyết cho ly hôn.
Vấn đề này không được luật quy định nên đã gây khó khăn
trong cả việc xác định vợ, chồng nào đó có trong tình trạng ly
thân hay không. Mặt khác, không xác định được thời gian ly
thân, nên việc giải quyết án ly hôn thường phải kéo dài khiến
cho nhiều đương sự gặp khó khăn trong việc xây dựng cuộc sống mới.
Thứ ba, trường hợp vợ hoặc chồng ly hôn với chồng hoặc vợ
đang chấp hành án phạt tù
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa quy định căn cứ ly
hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng đang chấp hành án phạt
tù. Vì vậy, trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn với chồng
hoặc vợ đang chấp hành án phạt tù thì không đủ cơ sở giải
quyết cho ly hôn. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của người đề nghị giải quyết cho ly hôn.
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn
Thứ nhất, cần lượng hóa nội dung tiêu chí về căn cứ ly hôn
theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Ngoại tình là một trong những hành vi vi phạm nghĩa vụ
chung thủy giữa vợ chồng, là hành vi trái với đạo đức xã hội.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Cấm người
đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng
mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có
chồng, có vợ. Trước đây, theo Sắc lệnh số 159/SL ngày
17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
quy định trường hợp ngoại tình và một bên bỏ nhà đi quá hai
năm không có duyên cớ chính đáng là một trong những căn cứ để Tòa án cho ly hôn.
Do đó, cần bổ sung hướng dẫn áp dụng căn cứ ly hôn khi vợ
hoặc chồng có hành vi ngoại tình vào Nghị định số
126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:
“Trường hợp một bên vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình lặp
đi lặp lại nhiều lần hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc có văn bản của cơ
quan điều tra là có dấu hiệu tội phạm (tội vi phạm chế độ một
vợ, một chồng) nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi ngoại tình của vợ hoặc chồng gây ra hậu quả nghiêm
trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là gây tổn hại đến tính
mạng, sức khỏe, tinh thần của bên còn lại, làm cho gia đình tan vỡ.
Trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình và bỏ nhà đi
quá hai năm mà không có tin tức, không có trách nhiệm với
gia đình, không cùng nhau xây dựng mục đích hôn nhân làm
cho quan hệ vợ chồng rạn nứt”.
Thứ hai, cụ thể hóa quy định về hành vi bạo lực gia đình làm căn cứ cho ly hôn
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP cần bổ sung hướng dẫn áp
dụng căn cứ ly hôn khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, cụ thể như sau:
“Trong trường hợp chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình
thì vợ hoặc chồng được Tòa án giải quyết cho ly hôn khi có căn cứ sau:
Đối với hành vi bạo lực vật chất: Vợ, chồng thường xuyên
đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi,
hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh
dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức
khỏe mà chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với bạo lực tinh thần: Vợ, chồng bị chửi bới, sỉ nhục, xâm
phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Hành vi bạo lực của vợ, chồng được lặp đi lặp lại nhiều lần,
đã được chính quyền địa phương nhắc nhở hoặc đã bị xử phạt
vi phạm hành chính hoặc có văn bản của cơ quan điều tra có
dấu hiệu tội phạm (tội ngược đãi vợ; tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội bức tử)
nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Thứ ba, pháp luật Việt Nam cần công nhận ly thân và xem ly
thân là một trong những căn cứ để cho ly hôn
Căn cứ ly hôn do ly thân: “Trong trường hợp vợ chồng đã
sống ly thân hơn 3 năm mà vẫn không thể quay về với nhau
để chung sống hạnh phúc hoặc sống ly thân hơn 3 năm theo
quyết định của Tòa án thì Tòa án giải quyết cho ly hôn mà
không phải xem xét, đánh giá thực trạng quan hệ vợ chồng và
các bên không phải chứng minh tình trạng trầm trọng của hôn nhân”.
Thứ tư, cần bổ sung quy định căn cứ ly hôn khi chồng hoặc
vợ phạm tội và đang chấp hành án phạt tù
Cần bổ sung quy định căn cứ ly hôn khi chồng hoặc vợ phạm
tội và đang chấp hành án phạt tù, cụ thể như sau: “Trong
trường hợp vợ hoặc chồng của người đang chấp hành án phạt
tù yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.