-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Khái quát tỉnh Thừa Thiên Huế - Địa lý du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Khái quát tỉnh Thừa Thiên Huế - Địa lý du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Địa lý du lịch thế giới 10 tài liệu
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Khái quát tỉnh Thừa Thiên Huế - Địa lý du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Khái quát tỉnh Thừa Thiên Huế - Địa lý du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Địa lý du lịch thế giới 10 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
ĐỊA LÍ DU LỊCH VIỆT NAM
1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Thừa Thiên Huế
a) Điều kiện tự nhiên Diện tích 5.033,2 km² Vị trí địa lí
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền
và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông.
Phía Bắc với tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp với thành phố Đà Nẵng,phía Tây nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giới với Lào) và phía Đông giáp biển Đông.
Vị trí địa lí của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành
lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9.
Tiền đề rất quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc tế
Đặc điểm địa hình
Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt.
Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng.
Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc
điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét.
Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn
cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4
mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét.
Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ.
Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Hệ thống sông ngòi
Thừa Thiên - Huế có hệ thống sông ngòi khá dày đặc nhưng các sông đều nhỏ, độ
dốc lớn. Tổng chiều dài các sông chính chảy trên lãnh thổ của tỉnh là khoảng 300 km
trong đó hệ thống sông Hương chiếm đến 60%.
Hệ động thực vật
Hệ động thực vật phong phú đa dạng, có nhiều loại gỗ và chim thú quý như trầm
hương, giáng hương, gụ, lim, mun, kiền kiền, thông, bách, hoàng đàn, voi, tê giác, hươu, nai, công, trĩ.
Cây trầm hương Cây kiền kiền
b) Điều kiện kinh tế xã hội Dân cư
Tính đến năm 2021, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.153.795 người Mật độ dân
số: 233,2 người/km2. Trong đó người kinh chiếm đa số, ngoài ra còn 1 số đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống ở vùng phía tây như: Cơtu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều Kinh tế
- Thừa Thiên Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp ( năm 2022,
dịch vụ chiếm 48,23%, công nghiệp và xây dựng chiếm 31,94%, nông nghiệp chiếm
11,85%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,98%)
- Quy mô doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, và siêu nhỏ. Ngân sách đạt thấp, thu
ngân sách chưa bền vững, đến nay chưa cân đối được ngân sách
- Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá
Biểu đồ tăng trưởng 6 tháng đầu năm của Thừa Thiên Huế.
Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế có bước phát triển với nhiều điểm
sáng, kinh tế vĩ mô ổn định, hoạt động xuất nhập khẩu tăng khá. Kết luận
Thừa Thiên Huế là nơi duy nhất hội tụ đầy đủ các dạng địa hình của Việt Nam từ
núi cao về biển khơi: rừng núi, vùng đồi, đồng bằng, đầm phá, biển. Thiên nhiên đã ban
tặng những di sản thiên nhiên kỳ vĩ , nguồn tài nguyên quý giá, cùng với nhiều di sản văn
hóa vật thể và phi vật thể, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành một trong những trung tâm
văn hóa du lịch hấp dẫn cả nước.