-
Thông tin
-
Quiz
Khái quát về cách mạng công nghiệp và và công nghiệp hóa | Báo cáo kinh tế chính trị
Cách mạng là một phương pháp của nhân dân hoặc tổ chức mà trong đó các hoạt động đấu tranh diễn ra liên tục nhằm cải tiến một chính quyền, tư tưởng, công nghệ kỹ thuật,.. Một cuộc cách mạng có thể dẫn đến trịnh thương trong các thể chế chính trị- xã hội, hoặc thay đổi lớn trong 1 nền kinh tế hay văn hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác Lênin (vshsvhs) 64 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Khái quát về cách mạng công nghiệp và và công nghiệp hóa | Báo cáo kinh tế chính trị
Cách mạng là một phương pháp của nhân dân hoặc tổ chức mà trong đó các hoạt động đấu tranh diễn ra liên tục nhằm cải tiến một chính quyền, tư tưởng, công nghệ kỹ thuật,.. Một cuộc cách mạng có thể dẫn đến trịnh thương trong các thể chế chính trị- xã hội, hoặc thay đổi lớn trong 1 nền kinh tế hay văn hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (vshsvhs) 64 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI:
KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ
Giảng viên : Lê Thị Hiên Lớp : KT51001_K43_2 Khoá : 43
Hà Nội, tháng 3 năm 2024 1 MỤC LỤC
I. Khái quát về cách mạng công nghiệp.......................................................................................4 1.
Cách mạng công nghiệp....................................................................................................4
1.1. Định nghĩa “cách mạng”................................................................................................4
1.2. Định nghĩa “cách mạng công nghiệp”..........................................................................4
1.3. “ Cách mạng công nghiệp” ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực như: cách
mạng chính trị, cách mạng văn hoá - xã hội …...................................................................4 2.
Lịch sử các cuộc cách mạng đầu tiên của loài người và các cuộc Cách mạng công
nghiệp..........................................................................................................................................6
2.1. Khái quát về lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng đầu tiên của loài người....6
2.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất...........................................................................7
2.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai..............................................................................8
2.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba...............................................................................9
2.5. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...............................................................................9 3.
Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển.................................................10
3.1. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất..........................................................10
3.2. Hai là thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất.............................................................10
3.3. Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển...................................................11
II. Công nghiệp hoá và các mô hình công nghiệp hoá..............................................................13 1.
Khái niệm công nghiệp hoá.............................................................................................13 2.
Các mô hình công nghiệp hoá tiêu biểu.........................................................................15
2.1. Mô hình công nghiệp hoá cổ điển (CNH tuần tự)......................................................15
2.2. Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô......................................................................15
2.3. Mô hình công nghiệp hoá của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)......16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................18 2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN 1 Lê Trúc Anh 2356140003 2 Ngô Thị Quỳnh Anh 2356140004 3 Ngô Trà Anh 2356140005 4 Nguyễn Hải Anh 2356140006 5 Vũ Gia Bình 2356140008 6 Đỗ Hương Giang 2356140012 7 Vũ Linh Giang 2356140014 3
I. Khái quát về cách mạng công nghiệp
1. Cách mạng công nghiệp
1.1. Định nghĩa “cách mạng”
Cách mạng là một phương pháp của nhân dân hoặc tổ chức mà trong đó các hoạt
động đấu tranh diễn ra liên tục nhằm cải tiến một chính quyền, tư tưởng, công nghệ
kỹ thuật,.. Một cuộc cách mạng có thể dẫn đến trịnh thương trong các thể chế chính
trị- xã hội, hoặc thay đổi lớn trong 1 nền kinh tế hay văn hóa.
→ Cách mạng là sự thay đổi mang tính đột phá và cấp tiến.
Cách mạng thường được thực hiện thông qua việc lãnh đạo nhân dân, sau một
cuộc cách mạng thường tạo ra 1 sự thay đổi về chất ở các lĩnh vực như: Chính trị
(Cách mạng Tháng 10 Nga, Cách mạng Tháng 8,...), kinh tế (Cách mạng công
nghiệp, Cách mạng nông nghiệp, Cách mạng xanh,..), văn hóa, xã hội (Cách mạng
văn hóa, Cách mạng tôn giáo,...).
1.2. Định nghĩa “cách mạng công nghiệp”
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất, trình độ của
tư liệu sản xuất và sức lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và
công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về
phân công lao động xã hội,về tăng năng suất lao động nhờ áp dụng một cách phổ
biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội.
1.3. “ Cách mạng công nghiệp” ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực như:
cách mạng chính trị, cách mạng văn hoá - xã hội … An ninh - chính trị:
Các cuộc Cách Mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại đã tạo điều kiện cho các
quốc gia ứng phó và xử lý hiệu quả hơn với nhiều thách thức, rủi ro an ninh như
dịch bệnh, khủng bố quốc tế, thảm họa tự nhiên,..Bên cạnh đó, những công nghệ 4
đột phá trong lĩnh vực AI cùng với sự hỗ trợ của mạng 5G đã góp phần tạo ra
những công cụ hiệu quả để nhận diện và ứng phó với các rủi ro an ninh mạng toàn
cầu, các thảm họa tự nhiên, các nguy cơ khủng bố,...
Trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, nhờ sự phát triển của lĩnh vực
công nghệ sinh học mà thế giới đã nhanh chóng phát triển và nghiên cứu ra các loại
vắc xin ngăn ngừa vi rút. Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ sinh học đã tạo
nhiều lợi thế trong quân sự, quốc phòng, chế tạo rô bốt, tên lửa, tàu ngầm, máy bay ko người lái…
Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra một cuộc tranh đua
về công nghệ hết sức khốc liệt giữa các quốc gia, gây hệ lụy bất ổn với an ninh-
chính trị toàn cầu và thúc đẩy cạnh tranh giữa các cường quốc. ( Vd như cuộc cạnh
tranh khoa học công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.. tạo sức ép cho các quốc gia
nhỏ hơn trong việc “chọn phe”). Kinh tế
Cuộc Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi nền tảng, thúc đẩy các nền kinh tế
truyền thống đổi sang kinh tế tri thức và đổi mới sáng tạo. Thực tiễn cho thấy, các
cuộc cách mạng khoa học công nghệ đều góp phần làm tăng trưởng kinh tế và gia
tăng các yếu tố sản xuất kinh doanh, kéo theo tăng thu nhập và tăng năng suất lao động.
Theo nghiên cứu của công ty Kiểm toán hàng đầu thế giới, công nghệ AI có thể
làm tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới tăng 14% vào năm 2030.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp cũng làm gia tăng khoảng cách phát
triển giữa các quốc gia. Các quốc gia phát triển dựa trên nền tảng công nghệ sẽ
chiếm ưu thế, trong khi các quốc gia sử dụng chủ yếu tài nguyên khoáng sản và
sức lao động sẽ trở nên tụt hậu.
→ Điều này làm cho cục diện kinh tế thế giới trở nên mất cân bằng và rủi ro. 5 Văn hóa, xã hội
Cách mạng công nghiệp cũng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo
ra những thay đổi về việc làm, cả về cơ cấu lẫn bản chất công việc với sự xuất hiện
ngày càng đông đảo các tầng lớp sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, thiết kế,
văn hóa, nghệ thuật, giải trí, truyền thông, giáo dục, y tế…
→ Các cuộc cách mạng công nghiệp đều góp phần phát triển phúc lợi xã hội cho nhân loại.
Tuy nhiên, Cách mạng công nghiệp cũng tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời
sống xã hội, nhất là vấn đề bất bình đẳng và chênh lệch phát triển. Nhiều lĩnh vực
có khả năng tự động hóa cao, một số ngành, nghề khác đã được thay thế và có thể
không cần sự can thiệp của con người... Đã có một số rô-bốt tư vấn xuất hiện trong
lĩnh vực tài chính - ngân hàng…
→ Hệ quả là, một bộ phận người lao động đang làm các công việc này sẽ phải nghỉ
việc hoặc tìm một công việc khác thay thế, có thể thất nghiệp trong một thời gian dài.
2. Lịch sử các cuộc cách mạng đầu tiên của loài người và các cuộc
Cách mạng công nghiệp
2.1. Khái quát về lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng đầu tiên của loài người
Lịch sử loài người ghi nhận nhiều cuộc cách mạng mang tính đột phá, góp phần
thay đổi hoàn toàn cấu trúc xã hội, văn hóa và kinh tế. Dưới đây là khái quát về
một số cuộc cách mạng đầu tiên:
Cách mạng Nông nghiệp (khoảng 10.000 năm trước): lúc này con người chuyển
đổi từ lối sống săn bắt hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi, cũng trong thời điểm
này xã hội loài người đã chuyển đổi từ lối sống săn bắt hái lượm sang trồng trọt,
xuất hiện các nền văn minh đầu tiên, định cư, và hình thành các nhà nước sơ khai.
Cách mạng Công nghiệp (thế kỷ 18): đây là cuộc cách mạng công nghiệp đầu
tiên của con người đến thời điểm bấy giờ. Nó được xuất phát và hình thành ở nước 6
Anh và lan rộng ra khắp thế giới. Điểm nổi bật là con người lúc đó đã chuyển đổi
nhanh chóng từ lao động thủ công sang lao động máy móc. Và cũng trong thời kỳ
này, những loại máy móc, động cơ đã được phát minh, con người đã tập trung phát
triển các loại năng lượng như than đá, khí đốt, xây dựng hệ thống giao thông vận
tải… Những điều đó đã hỗ trợ con người rất nhiều trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá.
Cách mạng Pháp (1789 - 1799): Thời kỳ lịch sử này, nước Pháp đã thoát khỏi
chế độ phong kiến và họ đã thiết lập được nền cộng hoà. Tuyên ngôn Nhân quyền
và Dân quyền đã đề cao quyền tự do bình đẳng, nhờ vậy cuộc cách mạng Pháp đã
thành công giúp nhân dân Pháp bước vào một chương phát triển mới trong lịch sử.
Qua đó, tạo tiền đề cho các cuộc cách mạng sau đó trên thế giới phát triển.
Cách mạng Mỹ (1775 - 1783): Tiếp nối sự ảnh hưởng sâu rộng của cuộc cách
mạng Pháp, người Mỹ cũng chọn cho mình một lối đi riêng, họ đã tách khỏi sự cai
trị của Anh và thành lập hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Qua đó đã khẳng định được
quyền tự do độc lập, dân chủ, mở đầu cho làn sóng giải phóng thuộc địa trên thế giới.
Cách mạng Văn hóa (Trung Quốc, 1966 - 1976): Đây là cuộc cách mạng phong
trào chính trị do Mao Trạch Đông khởi xướng, bên cạnh những tác động tích cực ít
hỏi về văn hoá, giáo dục, xã hội, cuộc cách mạng này cũng mang về cho đất nước
Trung Quốc những sự tụt hậu nhờ những chính sách sai lầm và không kịp thời sửa chữa
→ Kết luận: Mỗi cuộc cách mạng mang những đặc điểm riêng, nhưng đều đóng
vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại. Các cuộc cách mạng đã
thúc đẩy sự thay đổi về tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa con người
đến với những bước tiến mới.
2.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
KhởipháttừnướcAnh,bắtđầutừgiữathếkỉXVIIIđếngiữaTKXIX.
Đầu thế kỷ XVIII, nền kinh tế thế giới diễn ra với quy mô nhỏ lẻ, công việc sản
xuất chủ yếu dựa vào sức lao động của con người và các nguồn lực tự nhiên như
sức nước, sức gió, sức kéo của động vật… Từ đó, cách mạng công nghiệp lần 1 ra 7
đời với mong muốn phát minh và áp dụng các loại máy móc nhằm nâng cao hiệu
suất và quy mô của quá trình sản xuất, giải quyết những vấn đề hạn chế về sức lao động của con người.
Tiền đề của cuộc cách mạng này là xuất phát từ sự trưởng thành về lực lượng
sản xuất, cho phép tạo ra bước phát triển đột biến về tư liệu lao động, trước hết
trong lĩnh vực dệt vải sau đó lan tỏa ra các ngành kinh tế khác của nước Anh.
Nội dung cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao động
thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng
việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.
Những phát minh quan trọng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng có thể kể đến
trong nhiều lĩnh vực như trong ngành dệt với tiêu biểu là chiếc thoi bay của John
Kay năm 1733. năm 1784, máy động lực được ra đời, tiêu biểu là máy hơi nước
của James Watt. Trong công nghiệp luyện kim, Henry Bessemer đã phát minh lò
luyện gang, công nghệ luyện sắt … Trong ngành giao thông vận tải, đầu máy xe
lửa chạy bằng hơi nước (do Stephenson phát minh năm 1814), tàu thủy (do Robert
Fulton phát minh năm 1807)...
→ C.Mác khái quát tính quy luật của cách mạng công nghiệp qua ba giai đoạn phát
triển là: hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp.
2.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế
kỉ XX. Do sự phát triển rộng rãi của năng lượng điện, các phương pháp sản xuất
hàng loạt và công nghệ truyền thông trở nên hiệu quả hơn.
Nội dung của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được thể hiện ở việc sử dụng
năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên
môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện - cơ khí và sang
giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất.
Những phát minh tiêu biểu có thể kể đến như điện, xăng dầu, động cơ đốt trong.
Kỹ thuật phun khí nóng, công nghệ luyện thép Bessemer trong sản xuất sắt thép
làm tăng nhanh sản lượng, giảm chi phí và giá thành sản xuất. Ngành sản xuất giấy 8
phát triển giúp cho ngành in ấn và phát hành sách báo phát triển. Ngành chế tạo ô
tô, điện thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển nhanh. Phương pháp quản lý
sản xuất tiên tiến của H. Fayol và F.W. Taylor: sản xuất theo dây chuyền, phân
công lao động chuyên môn hóa giúp thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.
2.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào khoảng những năm đầu thập
niên 60 của thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX. Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 khởi
phát bởi sự ra đời và sức ảnh hưởng của công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất,
điện tử. Ngoài ra, tiết kiệm tài nguyên và nguồn lực xã hội cũng là động lực chính
để bắt đầu hình thành Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3.
Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện công nghệ thông tin,
tự động hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra khi có các tiến bộ
về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất
bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1979 và
1980) và internet (thập niên 1990).
Cuộc Cách mạng này đã đưa tới tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ nổi bật như: hệ
thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp.
2.5. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm
công nghệ Hannover (Cộng hòa liên bang Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức
đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012.
Cuộc Cách mạng này ra đời để kế thừa các phát minh vượt trội của ba cuộc cách
mạng công nghiệp trước và nhu cầu đổi mới để thích nghi và tiến tới một cuộc
sống hiện đại, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư được hình thành với sứ mệnh
chuyển hóa thế giới thật thành thế giới số.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng
số, gắn với sự phát triển và phổ biến của internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things - IoT). 9
Biểu hiện đặc trưng của nó là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá về
chất như trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D…, để liên kết giữa thế giới thực và ảo,
thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất.
3. Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển
3.1. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
Về tư liệu lao động, từ chỗ máy móc ra đời thay thế cho lao động thủ công cho
đến sự ra đời của máy tính điện tử, chuyển nền sản xuất sang giai đoạn tự động
hóa, tài sản cố định thường xuyên được đổi mới, quá trình tập trung hóa sản xuất
được đẩy nhanh.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, nâng cao năng suất lao động và giúp gia tăng của cải vật chất. Cuộc cách
mạng này đã giúp nước Anh trở thành một cường quốc kinh tế ở châu Âu thời bấy
giờ và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa tư bản.
Cách mạng công nghiệp vừa đặt ra nhiều đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực
ngày càng cao, vừa tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực.Nguyên nhân làm
bùng nổ những cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân Anh vào cuối thế
kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, sau đó lan rộng ra các nước như Pháp, Đức.
Về đối tượng lao động, cách mạng công nghiệp đã đưa sản xuất của con người
vượt quá những giới hạn về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phụ thuộc của sản
xuất vào các nguồn năng lượng truyền thống. Những đột phá của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư sẽ làm mất đi những lợi thế sản xuất truyền thống từ các
nước đang phát triển như nhân công rẻ, dồi dào hay sở hữu nhiều tài nguyên.
Từ góc độ tiêu dùng, người dân được hưởng lợi từ việc tiếp cận nhiều sản phẩm
và dịch vụ mới có chất lượng cao và chi phí thấp. Tuy nhiên hiện vẫn còn 17% thế
giới chưa được hưởng những thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
hai tức là gần 1,3 tỷ người chưa được tiếp cận với điện lưới. Một nửa dân số thế
giới chưa được tiếp cận với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tức chỉ có
khoảng 4 tỷ người trên thế giới được sử dụng Internet. 10
3.2. Hai là thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Các cuộc cách mạng công nghiệp gây nên sự biến đổi về sở hữu tư liệu sản xuất.
Quá trình tích tụ và tập trung tư bản dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và
cạnh tranh gay gắt đã tạo ra các xí nghiệp quy mô lớn. Sở hữu tư nhân không còn
đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất và yêu cầu cải tiến kỹ thuật, tư bản buộc
phải liên kết lại dưới hình thức công ty cổ phần, cho phép mở rộng chủ thể sở hữu
của tư bản ra các phần khác của xã hội.Điều này buộc các nước phải điều chỉnh
chế độ sở hữu, lấy sở hữu tư nhân làm nòng cốt, đồng thời phát huy sức mạnh và
ưu thế tối đa của sở hữu nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước.Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ hai làm thay đổi về sức mạnh và tương quan lực lượng giữa
các nước tư bản, từ đó dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đòi phân chia lại thuộc địa. Bên cạnh đó,
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917) và sự ra đời của hệ thống xã hội
chủ nghĩa đã có ảnh hưởng to lớn đến tiền trình phát triển của xã hội loài người
trên phạm vi toàn thế giới.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy nâng cao năng suất lao
động, làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập người dân. Đời sống người dân
được cải thiện hơn, việc phân phối và tiêu dùng trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
Tuy nhiên nó lại tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và thu nhập. Nạn
thất nghiệp và phân hóa thu nhập gay gắt đã gia tăng tình trạng bất bình đẳng buộc
các nước phải tích cực điều chỉnh những chính sách về phân phối thu nhập và an sinh xã hội.
Cách mạng công nghiệp cũng tạo điều kiện để tiếp thu, trao đổi kinh nghiệm tổ
chức, quản lý kinh tế xã hội giữa các nước, giúp cho các nước mở rộng quan hệ đối
ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
3.3. Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Cách mạng công nghiệp làm cho sản xuất xã hội có những bước phát triển nhảy
vọt. Công nghệ kỹ thuật số và Internet đã kết nối giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp, giữa doanh nghiệp với cá nhân và giữa các cá nhân với nhau trong phạm vi
toàn cầu, thị trường được mở rộng, đồng thời dần hình thành một "thế giới
phẳng".Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã tạo điều kiện để chuyển biến các nền
kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Những phương thức điều hành của chính
phủ cũng có sự thay đổi nhanh chóng để thích ứng với sự phát triển của công nghệ,
hình thành “chính phủ điện tử”. 11
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được dự báo sẽ tác động mạnh đến phương
thức quản trị và điều hành của nhà nước và doanh nghiệp, đặt ra yêu cầu cho các
quốc gia phải có hệ thống thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi hoạt động sản
xuất lên một trình độ cao hơn đáp ứng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Việc ứng
dụng công nghệ cao vào sản xuất làm cho các doanh nghiệp cần phải thay đổi cách
thức thiết kế, tiếp thị, cung ứng hàng hoá, dịch vụ theo cách mới. Phương thức
quản trị doanh nghiệp dựa trên áp dụng các phần mềm, tiến hành số hoá các quá
trình quản trị, kinh doanh, bán hàng sẽ giảm được các chi phí quản lý, điều
hành.Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2016, những linh vực chịu
tác động mạnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bao gồm: lĩnh vực bán
lẻ, sản xuất phương tiện vận chuyển, lĩnh vực nhà ở, văn phòng, môi trường sống,
nguồn nhân lực. Không những thế, những lĩnh vực như: gen, công nghệ nano, năng
lượng tái tạo, máy tính lượng tử,... cũng phát triển và đưa kinh tế thế giới bước vào
giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Liên hệ tới Việt Nam:
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiềm năng để tận
dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã ban hành
nhiều chính sách và chiến lược để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và ứng
dụng công nghệ vào các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang
phải đối mặt với nhiều thách thức như trình độ lao động còn thấp, cơ sở hạ tầng
chưa phát triển đồng đều, và sự bất bình đẳng trong xã hội.
Để tận dụng được các cơ hội và vượt qua các thách thức của Cách mạng công
nghiệp, Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp như: Nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,đầu tư vào khoa học công
nghệ và đổi mới sáng tạo, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin và
truyền thông, xây dựng chính sách xã hội an toàn, hỗ trợ các nhóm yếu thế trong xã
hội và bảo vệ bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.
→ Kết luận: Cách mạng công nghiệp là một cơ hội to lớn để Việt Nam phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống người dân và tăng cường hội nhập quốc tế. Tuy nhiên,
để tận dụng được các cơ hội này, Việt Nam cần tập trung giải quyết các thách thức
và thực hiện các giải pháp phù hợp. 12
II. Công nghiệp hoá và các mô hình công nghiệp hoá
1. Khái niệm công nghiệp hoá
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất hàng hóa
vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế phẩm, chế biến, chế tác… phục vụ nhu cầu
tiêu dùng hoặc hoạt động kinh doanh của con người. Đây là hoạt động kinh tế, sản
xuất có quy mô lớn và có sự hỗ trợ của công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Hóa là chuyển đổi, biến đổi, chuyển hóa,...
→ Kết hợp hai từ ”Công nghiệp” và “Hoá” thì ta có thể hiểu đó là quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp; hoặc đó là quá trình chuyển
đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.
→ Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao
động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng
máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
→ Khái niệm “công nghiệp hóa” luôn mang tính lịch sử. Ở từng giai đoạn, từng
điều kiện kinh tế xã hội khác nhau thì nội dung khái niệm “công nghiệp hóa” có sự khác nhau. Ví dụ 1:
Quan niệm “công nghiệp hóa” thời kỳ 1.0 ở thế kỷ XVIII khác với quan niệm
“công nghiệp hóa” thời kỳ 4.0 hiện nay. Công nghiệp hóa thời 1.0 đơn giản chỉ là
thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Công nghiệp hóa thời
4.0 bây giờ phải theo hướng hiện đại, vẫn là áp dụng lao động máy móc để thay thế
lao động thủ công nhưng máy móc đó phải mang tính hiện đại, tính tự động hóa và tính tin học hóa.
Ở thời kỳ công nghiệp hoá 1.0 và 4.0 có rất nhiều khác biệt trên nhiều lĩnh vực.
Với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp hoá 1.0 chủ yếu sử dụng than đá và hơi
nước, công nghiệp hoá 4.0 đã chuyển sang loại năng lượng tái tạo, điện năng và
Internet vạn vật (IoT). Về mặt máy móc, thời kỳ 1.0 sử dụng máy móc cơ khí đơn
giản, ngược lại ở thời kỳ 4.0 con người đã sử dụng robot, trí tuệ nhân tạo (AI) và
máy móc tự động hóa cao. Chính vì sự khác biệt ở hai lĩnh vực trên, sản xuất của 13
hai thời kỳ cũng có rất nhiều khác biệt. Ở thời kỳ 1.0 chủ yếu sản xuất hàng loạt,
tiêu chuẩn hóa, 4.0 đã sản xuất một cách cá nhân hoá, theo yêu cầu của từng cá thể
hay bộ phận. Lao động ở thời kỳ 1.0 thường không cao, ít kỹ năng, 4.0 lao động đã
có trình độ cao, kỹ năng chuyên môn và khả năng thích ứng. Mặc dù công nghiệp
hoá là tất yếu, tuy nhiên nó cũng để lại những ảnh hưởng tiêu cực nhất định, với
thời kỳ 1.0 thì là sự ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng xã hội, ở thời kỳ 4.0 do trí
tuệ nhân tạo ngày càng phát triển có thể dẫn đến thất nghiệp của bộ phận lớn trong
xã hội. Các ngành chủ yếu của thời kỳ 1.0 có thể kể đến như ngành công nghiệp
dệt may, sản xuất thép. Thời kỳ 4.0 như ngành công nghiệp 4.0, sản xuất xe điện, in 3D. Ví dụ 2:
Công nghiệp hóa TBCN cổ điển ở Anh khác với Công nghiệp hóa XHCN ở Liên
Xô. Công nghiệp hóa ở Anh vào thế kỷ XVIII tập trung vào công nghiệp nhẹ, trong
khi công nghiệp hóa ở Liên Xô đầu thế kỷ XX thì tập trung vào công nghiệp nặng.
2. Các mô hình công nghiệp hoá tiêu biểu
2.1. Mô hình công nghiệp hoá cổ điển (CNH tuần tự)
Đây là mô hình công nghiệp hoá đầu tiên trong lịch sử, diễn ra vào giữa thế kỉ
18 đến giữa thế kỉ 19 tại các nước Tây Âu, bắt đầu ở Anh, Pháp sau đó lan tỏa sang
Đức, Nga, Mỹ. Nhờ công nghiệp hoá, cơ cấu kinh tế chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp.
Đặc trưng của mô hình này xuất phát từ cuộc cách mạng trong nông nghiệp, làm
tăng năng suất lao động, tạo tiền đề cho việc giải phóng lao động từ nông nghiệp
sang phi nông nghiệp, chuyển từ kinh tế tự nhiên (tự cấp tự túc) sang kinh tế hàng
hóa. Thứ hai: công nghiệp hoá diễn ra tuần tự theo tiến trình: Công nghiệp nhẹ đến
Công nghiệp nặng đến giao thông vận tải đến nông nghiệp đến dịch vụ và lưu
thông. Công nghiệp hoá diễn ra tuần tự, từ từ, chậm chạp với khoảng thời gian hàng trăm năm.
→ Nguồn vốn để công nghiệp hoá do bóc lột lao động làm thuê, làm phá sản người
sản xuất nhỏ, xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa => Quá trình công nghiệp hoá cổ 14
điển dẫn đến gay gắt giữa tư bản và lao động, giữa các nước tư bản với nhau, giữa
các nước tư bản và các nước thuộc địa.
2.2. Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô
Mô hình này được xây dựng đầu tiên ở Liên Xô năm 1930, sau lan ra các nước
XHCN và Đông Âu vào năm 1945. Ở Việt Nam chúng ta cũng xây dựng mô hình
này từ năm 1960 đến năm 1986 thì xóa bỏ.
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như ngành cơ khí chế tạo máy, nhà nước có
vai trò quyết định, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh…
Giai đoạn đầu ở mô hình này rất hiệu quả, sản lượng Công nghiệp của Liên Xô
đứng đầu Châu Âu và chỉ đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, đã giúp Liên Xô nhanh
chóng hoàn thành xong kế hoạch công nghiệp hóa sau 18 năm -> Đây là thời gian
hoàn thành công nghiệp hoá nhanh nhất được thế giới ghi nhận.
Giai đoạn sau, khi tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, hệ thống cơ
sở vật chất kĩ thuật cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh ở Liên Xô tỏ
ra lạc hậu, không còn thích ứng được, kìm hãm việc ứng dụng những tiến bộ khoa
học mới → Mô hình công nghiệp hóa ưu tiên phát triển công nghiệp nặng không
còn đủ sức giúp Liên Xô vươn lên trong cuộc chạy đua với Mỹ sau này. Mô hình
công nghiệp hóa này bị sụp đổ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX.
2.3. Mô hình công nghiệp hoá của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)
Rút kinh nghiệm từ quá trình công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển và
các nước xã hội chủ nghĩa (cũ), Nhật Bản và các nước công nghiệp hóa mới (NICs)
như Hàn Quốc, Singapore tiến hành công nghiệp hoá theo con đường mới. Họ sử
dụng chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, tận dụng tốt cơ hội để đi tắt thông qua
tiếp nhận công nghệ và đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Bằng việc nhập khẩu công
nghệ và từng bước sáng tạo công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất
hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu.
Con đường phát triển của mô hình này là đầu tư nghiên cứu, chế tạo và hoàn
thiện dần dần trình độ công nghệ từ thấp đến cao. Con đường này thường kéo dài 15
và có nhiều tổn thất. Bên cạnh đó, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ
nước phát triển hơn. Con đường này đòi hỏi có nhiều vốn và ngoại tệ và luôn luôn
chịu sự phụ thuộc từ nước ngoài. Kết hợp mạnh mẽ xây dựng chiến lược phát triển
khoa học, công nghệ nhiều tầng, kết hợp cả công nghệ truyền thống và công nghệ
hiện đại; vừa nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước
phát triển hơn; con đường vừa cơ bản lâu dài và vững chắc vừa đi tắt và bám đuổi
theo các nước phát triển hơn.
→ Bài học thực tiễn: Vận dụng con đường thứ ba cùng những chính sách đúng
đắn, hiệu quả đã thực hiện công nghiệp hóa thành công và nhanh chóng gia nhập
nhóm nước công nghiệp phát triển. Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
Nhật Bản và các nước công nghiệp hóa mới là gợi ý tốt cho Việt Nam trong quá
trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.
Tóm lại, cho đến nay chúng ta đã trải qua ba mô hình công nghiệp hoá, ba mô hình
này, có những đặc trưng riêng và chỉ phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện kinh
tế xã hội tại thời điểm ở mỗi nước. Bởi vậy, chúng ta mới khẳng định nội dung
công nghiệp hóa có tính lịch sử là ở chỗ đó. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dành cho
bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị). NXB Chính trị quốc gia sự thật, 2021
2. hieuluat.vn - Cách mạng là gì? Hiểu thế nào về cách mạng tư sản, vô sản?
3. tapchicongsan.org.vn - Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam
4. wikipedia - Lịch sử thế giới
5. wikipedia - Công nghiệp hóa
6. luatvietnam.vn - Công nghiệp hóa là gì? Tác động của quá trình công nghiệp hóa ở nước ta
7. concetti.vn - Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân loại
8. giasuglory.edu.vn - Công nghiệp hóa là gì? Các mô hình công nghiệp hóa
tiêu biểu trên thế giới
9. timtailieu.vn - Một số mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiêu biểu - Tài
liệu, ebook, giáo trình, hướng dẫn 17
10.baochinhphu.vn - Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030
11.tapchicongsan.org.vn - Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức
của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
12.wikipedia - Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp
công nhân Việt Nam hiện nay
13.thuvienphapluat.vn - Công nghiệp là gì? Ngành công nghiệp gồm những ngành nào
14.luatminhkhue.vn - Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì? Tác động của Cách
mạng Công nghiệp 4.0
15.bvhttdl.gov.vn - Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
16.sumato.edu.vn - Lịch Sử Hình Thành Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
17.youtu.be - KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN | Chương 6. P1. Khái quát
Cách mạng Công nghiệp - Công nghiệp hóa
18.youtu.be - KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN | Chương 6.P2. Khái niệm
Công nghiệp hóa và mô hình Công nghiệp hóa 18 19