Khảo sát Quảng Ninh | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Khảo sát Quảng Ninh của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 51 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
------
Khảo Sát Quảng Ninh
Giáo viên hướng dẫn : Hà Thùy Linh
Sinh viên thực hiện : Lê Ngọc Phương Linh
Vũ Minh Nguyệt Nguyễn Thị Trà My Trần Hồng Nhung Hoàng Khánh Linh Nguyễn Thị Minh Phạm Thị Oanh
Lớp : Quản Trị Khách Sạn
l
Hà Nội, 2022
- Đánh giá điều kiện phát triển du lịch của tinh Quảng Ninh
- TÀI NGUYÊN DU LỊCH THIÊN NHIÊN VÀ NHÂN VĂN CỦA TỈNH QUẢNG NINH
Tài nguyên du lịch thiên nhiên:
Vị trí địa lý:
- Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106 26' đến 108 31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km.
o o
- Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu.
- Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn.
- Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều.
- Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
- Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng.
Khí hậu:
- Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn... có đặc trưng của khí hậu đại dương.
- Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.
- Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú.
- Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô.
- Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC.
- Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm.
Địa hình:
- Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn 2000 hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.
- Vùng núi chia làm hai miền:
- Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên.
- Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.
- Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái.
- Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.
- Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn 2000 hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.
- Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...)
- Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20
m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên
dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.
b.Tài nguyên biển:
- Với bờ biển dài 250km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha các vũng nông ven bờ.
=> Môi trường thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu.
- Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thị xã Móng Cái và huyện Hải Hà.
- Quảng Ninh có nhiều bãi biển đẹp và các vịnh đảo nổi tiếng:
- Đảo Cô Tô:
- Cô Tô là một quần đảo gồm khoảng 50 đảo nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ninh với diện tích 46,2 km². Huyện đảo Cô Tô hiện có 1.500 hộ dân, với gần 6.000 nhân khẩu. Quần đảo Cô Tô có khoảng hơn 50 đảo, đá lớn nhỏ trong đó Cô Tô lớn và Cô Tô con là 2 đảo sở hữu những bãi biển đẹp nhất. Đây cũng là nơi có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn.
- Biển Trà Cổ Quảng Ninh-Bãi biển dài nhất VN:
- Nằm ở cực Đông Bắc Tổ quốc, bãi biển Trà Cổ Quảng Ninh chỉ cách thành phố Móng Cái khoảng 8km và cách trung tâm thành phố Hạ Long tầm 200km.
- Biển Trà Cổ - Móng Cái là một trong những đường bờ biển dài nhất (15km) và đẹp nhất của Việt Nam. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ mà còn chứa đựng nét đẹp văn hóa độc đáo. Vì thế biển Trà Cổ Móng Cái Quảng Ninh được xem là “dấu gạch nối” - nơi giao thoa của đất trời và những tinh hoa văn hóa dân tộc.
- Bãi biển Quan Lạn-Trải dài từ dãy núi Vân Đồn đến núi Gót:
- Đảo Quan Lạn Quảng Ninh là một hòn đảo nằm trên vịnh Bái Tử Long thuộc xã Quan Lạn, cách trung tâm huyện Vân Đồn khoảng 40km. Hòn đảo này có tổng diện tích hơn 10km2, trải dài từ chân núi Vân Đồn đến núi Gót với những dãy núi lớn nhỏ cao sừng sững vươn mình với đất trời.
- Thời tiết đảo Quan Lạn Quảng Ninh có 2 mùa rõ rệt nhất là mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ thời tiết nóng ẩm, mùa đông thời tiết lạnh khô. Để có một chuyến du lịch trọn vẹn với điều kiện thời tiết đẹp, ôn hòa thì thời gian từ tháng 5 đến 11 sẽ là lý tưởng nhất. Lúc này khí hậu trên đảo rất hài hòa, không có nhiều mưa, rất thuận tiện để tắm biển và khám phá các địa điểm du lịch trên đảo.
Tài nguyên đất:
- Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.
- Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.
Tài nguyên rừng:
- Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%.
- Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha.
=> Điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn
Tài nguyên nước:
- Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc.
- Nước mặt: Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.776 tỷ m3 phát sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km2 ở những nơi có mưa lớn. Cũng như lượng mưa trong năm, dòng chảy của sông ngòi ở Quảng Ninh cũng chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng nước chiếm 75 - 80% tổng lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 có lượng nước chiếm 20 – 25% tổng lượng nước trong năm.
- Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm Phả là 6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày.
- Lợi dụng địa hình, Quảng Ninh đã xây dựng gần 30 hồ đập nước lớn với tổng dung tích là 195, 53 triệu m3, phục vụ những mục đích kinh tế - xã hội của tỉnh như hồ Yên Lập (dung tích 118 triệu m3), hồ Chúc Bài Sơn (11,5
triệu m3), hồ Quất Đông (10 triệu m3). Nếu cộng tất cả, Quảng Ninh có từ 2.500 đến 3.000 ha mặt nước ao, hồ, đầm có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản.
Tài nguyên nhân văn:
- Khái niệm: toàn bộ của cải vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ xưa đến nay có thể thu hút con người tiến hành hoạt động du lịch được xem là tài nguyên du lịch nhân văn.
- Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
=> Tài nguyên nhân tạo chính là tài nguyên nhân văn.
- Đặc điểm tài nguyên nhân văn của tỉnh Quảng Ninh:
- Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước.
Với các kì quan nổi tiếng, di tích lịch sử:
- Vịnh Hạ Long – 2 lần được UNESCO xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và hiện nay đang được bầu chọn 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới:
- Là vùng biển đảo nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh
- Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: Đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá Hạ Long muôn hình vạn trạng. Đường nét, họa tiết, màu sắc của đảo núi, hòa quyện với trời biển tạo ra một bức tranh thủy mặc
- Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kì lạ, mỗi hang có những vẻ đẹp độc đáo riêng làm mê mải lòng người.
- Vịnh Bái Tử Long - Vừa có đảo đất, đảo đá tạo nguồn tài nguyên du lịch nổi trội:
- Bái Tử Long là một vịnh biển của Quảng Ninh - Việt Nam, gồm hàng trăm đảo lớn nhỏ, nằm trong vịnh Bắc Bộ, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Vịnh Bái Tử Long bao gồm một vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn. Phía Tây Nam của vịnh giáp Vịnh Hạ Long, phía Tây giáp đất liền thành phố Cẩm Phả, phía Đông giáp biển và phía Đông Bắc giáp huyện đảo Cô Tô.
- Với vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, vịnh đảo Bái Tử Long chắc chắn là địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách ghé đến tham quan
- Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều:
- Đền và lăng mộ nhà Trần thuộc xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nằm rải rác trong một khu đất rộng có bán kính 20 km để thờ "Bát Vị Hoàng Đế" thời Trần. Đây là một trong những công trình tưởng niệm có giá
trị lớn trong lịch sử Việt Nam và đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử
- Di tích bãi cọc Bạch Đằng:
- Bãi cọc Bạch Ðằng nằm trong khu đầm nước của xã Yên Giang giáp đê sông Chanh thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh
- Bãi cọc Bạch Ðằng tồn tại cùng thời gian là nhân chứng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nơi ghi dấu thiên tài quân sự của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn ở thế kỷ XIII.
- Vào thế kỷ XIII, sau 2 lần tiến quân xâm lược Việt Nam bị thất bại thảm hại (1258, 1285) năm 1288 quân Nguyên Mông quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa với 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy và 70 vạn hộc lương do Trương Văn Hổ chỉ huy tiến vào Thăng Long bằng đuờng bộ và đường thuỷ.
- Đền Cửa Ông:
- Đền Cửa Ông tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra vịnh Bái Tử Long, có cảnh quan tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long hơn 40 km về phía đông bắc.
- Đã được Bộ Văn hoá Thông tincấp bằng công nhận là di tích thắng cảnh.
- Đền được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, gồm ba khu vực chính: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau theo chiều lên cao dần.
- Đền Hạ thờ Mẫu, khu đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh và chùa.
- Núi Bài Thơ:
- Một ngọn núi đá vôi cao 106 m nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, kề ngay bên vịnh Hạ Long, nhìn xa trông như một toà lâu đài khổng lồ với ba ngọn tháp nhấp nhô trên những bức tường thành kiên cố.
- Xưa kia núi còn có tên là núi Truyền Đăng (Rọi Đèn). Ngọn núi này đã làm xúc cảm bao tâm hồn thi sĩ.
- Năm 1468, Hoàng đế - thi sĩ Lê Thánh Tông, trong chuyến đi kinh lý ở phía đông đã dừng chân tại đây. Xúc động trước vẻ đẹp thần tiên của mây trời non nước Hạ Long, nhà vua đã làm một bài thơ và cho khắc vào phía nam của vách núi đá, cái tên núi Bài Thơ có từ đó
Với các lễ hội văn hóa tiêu biểu:
- Lễ hội Yên Tử:
- Địa điểm: Diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí.
- Thời gian: Hàng năm được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).
- Ý Nghĩa: Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.
- Lễ hội Bạch Đằng:
- Địa điểm: Diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng.
- Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm.
- Ý nghĩa: Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm: Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288).
- Lễ hội Quan Lạn:
- Địa điểm: Diễn ra ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn.
- Thời gian: Được tổ chức vào ngày 18 tháng 6 (âm lịch) hàng năm nhưng lễ hội kéo dài từ ngày 10 đến hết ngày 20 tháng 6.
- Ý nghĩa: Lễ hội Quan Lạn vừa kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 và chiến công của Trần Khánh Dư, một danh tướng của nhà Trần vừa là ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển.
Với các làng nghề lâu đời:
- Làng chài Cửa Vạn:
- Làng chài thuộc xã Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, cách bến tàu du lịch khoảng chừng 20km.
- Làng nằm trong một vùng biển lặng sóng, xung quanh là núi đá bao bọc có tên Vạ Giá - Cửa Vạn. Những chiếc thuyền nan bé tí tẹo được điều khiển bằng những mái chèo xinh xắn, lao đi vun vút đang là điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
- Hầu hết các tour tham quan vịnh Hạ Long đều chọn làng chài để đưa khách tới thăm. Làng chài Cửa Vạn với gần 200 hộ gồm trên 750 người, sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, nuôi thủy sản… Du khách có thể khám phá và mua các sản vật thủy sản, hay khám phá Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn, thưởng thức những làn điệu dân ca, hát giao duyên đằm thắm trên biển do chính nhân viên của Trung tâm, vốn là con em ngư dân làng chài, biểu diễn.
- Làng nuôi cấy ngọc trai Vân Đồn:
- Làng nghề thuộc huyện Vân Đồn - Quảng Ninh, nghề nuôi cấy ngọc trai ra đời cách đây khoảng 40 năm.
- Ở đây có rất nhiều các loại trai quý và có giá trị xuất khẩu cao như: trai Mã Thị, trai Vỏ Dày, trai Cánh Dài và loài Jamson. Diện tích mặt nước hàng vạn Ha, cùng với khí hậu, môi trường rất thuận lợi cho việc nuôi cấy ngọc trai đã tạo nên vùng nuôi cấy rất lớn ở Vân Đồn.
- Ngọc trai ở đây được thu hoạch quanh năm. Qua bàn tay khéo léo của người lao động cộng với điều kiện tự nhiên của vùng biển Vân Đồn, ngọc trai Vân Đồn có màu sắc sang trọng không thua kém bất kỳ sản phẩm các vùng trai ngọc nào của Đông Nam Á.
- Nếu có dịp đến Vân Đồn, du khách có thể theo tàu ra Vịnh Bái Tử Long và tham quan các “ngư trường” nuôi trai cấy ngọc trên biển Vân Đồn. Đến đây, chắc chắn du khách sẽ cảm thấy ngỡ ngàng thích thú bởi cảnh vật nơi này và tìm hiểu thêm được quy trình nuôi trai cấy ngọc…
- Làng nghề gốm sứ Đông Triều:
- Đông Triều có nghề sản xuất gốm sứ truyền thống từ cách đây 60 năm với số lượng hàng trăm hộ gia đình do đó đã hình thành lên các làng nghề tại 2 khu vực Đông Triều và Mạo Khê. Đặc trưng của gốm sứ Đông Triều nói chung là có cách pha chế, xử lý nguyên liệu làm gốm riêng biệt, nung đốt ở nhiệt độ cao trên 1000 độ C.
- Chính vì vậy, sản phẩm gốm sứ Đông Triều có độ bền cao. Đây cũng là điểm khác biệt của gốm sứ Đông Triều so với các loại gốm khác và nổi tiếng trên thị trường.
- Gốm sứ Đông Triều với sản phẩm chủ yếu là các đồ gia dụng có kiểu dáng và màu sắc phong phú, được làm từ đất sét trắng pha cát, được nung trong những lò rồng nhiều khoang.
- Từ lâu, sản phẩm độc đáo của trung tâm gốm sứ này đã góp phần đưa Đông Triều trở thành một điểm đến hấp dẫn trên tuyến du lịch Hà Nội- Hạ Long.
- Làng nghề đóng, sửa chữa tàu thuyền Hà An:
- Nghề đóng tàu ở phường Hà An - thị xã Quảng Yên đã có lịch sử cả trăm năm, khởi nguồn chủ yếu là đóng tàu vỏ gỗ đánh cá nhỏ. Với nghề đóng thuyền vỏ gỗ, kỹ thuật đẽo là quan trọng nhất. Dụng cụ đóng một con thuyền quan trọng nhất là rìu, cưa lá, khoan dây và một số dụng cụ khác.
- Khi ván đóng thuyền được đưa tới, thợ thuyền dùng dây phạt mực mảnh
ván để lấy mực cho đường thẳng, đường cong, đường chéo; rồi dùng rìu
đẽo theo. Đẽo mạch vuông hay mạch chéo, đẽo phẳng hay đẽo vòng đều thẳng như cưa, như bào. Kỹ thuật đẽo ván là một kỹ thuật khó, lâu dần trở thành kỹ xảo.
- Đến nay, Hà An là trung tâm đóng tàu có quy mô khá lớn, với nhiều công ty, xí nghiệp, tổ hợp sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đóng được những con tàu trọng tải từ 2-4.000 tấn. Làng nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ Hà An không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người dân trong khu, phường, mà còn góp phần phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ ở địa phương.
ĐIỀU KIÊN SẴN SÀNG ĐÓN KHÁCH DU LỊCH TỈNH QUẢNG NINH
- Cơ sở hạ tầng:
QNP - Thời gian qua, công tác đầu tư hạ tầng phát triển KT-XH nói chung, du lịch nói riêng đã được tỉnh Quảng Ninh quan tâm. Tỉnh đã tranh thủ được mọi nguồn lực nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông nhằm phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch.
Để phát triển du lịch, điều quan trọng là phải có nền tảng cơ sở vật chất phục vụ du lịch vững chắc, bao gồm một danh mục đầu tư đa dạng của các điểm tham quan và hoạt động du lịch, một loạt những lựa chọn lưu trú và hệ thống hạ tầng giao thông vận tải hoạt động chất lượng, hiệu quả
Ngày đầu tiên của năm 2021, cầu Triều nối Quảng Ninh với Hải Dương chính thức được thông xe và đưa vào khai thác sau 14 tháng xây dựng. Việc hoàn thành công trình đồng bộ với nâng cấp, thông tuyến đường 389, cầu Mây đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ TX Đông Triều với Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cũng như với tỉnh Hải Dương, các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Hà Nội. quy hoạch, xây dựng các bến du thuyền tiêu chuẩn quốc tế tại vịnh Cửa Lục; tập trung nguồn lực hoàn thành dự án đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái, đường ven biển Hạ Long-Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1 và 3 trong năm 2021; đường dẫn và cầu ra cảng tổng hợp Hòn Nét-Con Ong trong năm 2022; cầu Cửa Lục 2 và đường kết nối từ cầu Cửa Lục 2 đến thôn Đồng Trà, xã Đồng Lâm, dự án đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng đến thị xã Đông Triều
An ninh:
Trong mùa cao điểm du lịch, cấp lãnh đạo tại Quảng Ninh lại trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo các công tác về an ninh nhằm đảm bảo ann toàn cho du khách và nâng
cao hình ảnh du lịch. Môt ví dụ : Sáng 23/4, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó
Chủ tịch UBND tỉnh, đã đi kiểm tra công tác đảm bảo sẵn sàng đón khách trong mùa cao điểm du lịch hè 2022, chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh 2022, đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Sau tham quan, đã có đề nghị Sở Du lịch, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Sở Giao thông - Vận tải, Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh, Cảnh sát giao thông đường thủy, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu rà soát lại tất cả các điều kiện liên quan đến công tác chuẩn bị khởi
động hoạt động đón khách trong mùa cao điểm du lịch hè 2022 và Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh 2022, đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Trong đó đồng chí nhấn mạnh các đơn vị liên quan phải đảm bảo điều kiện cảng bến, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm của đội tàu đưa đón khách tham quan. Yêu cầu Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đổi mới phương thức bán vé tạo thuận lợi nhất cho du khách, tránh ùn tắc.. Đối với các điểm tham quan trên Vịnh, khẩn trương rà soát các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, sẵn sàng các điều kiện tốt nhất phục vụ du khách. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, các cảng tàu khách quốc tế rà soát lại và có phương án đảm bảo đủ phương tiện đón khách lẻ tham quan Vịnh theo các khung giờ cố định hàng ngày. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện niêm yết giá, bán theo giá niêm yết tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, không để tình trạng nâng giá, "chặt chém" du khách và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm rà soát và xử lý nghiêm tình trạng bán hàng rong, ăn xin chèo kéo du khách tại các điểm tham quan, các nhà hàng, hàng quán trên địa bàn, tăng cường vệ sinh môi trường khu vực mặt nước tại Cảng, nhất là vào những ngày cao điểm, đảm bảo môi trường du lịch thông thoáng, sạch sẽ, văn minh.
Địa điểm du lịch:
Phần lớn du khách vẫn tập trung ở trung tâm du lịch TP Hạ Long, chưa có sự phân bổ đồng đều. Việc thu hút du khách, xúc tiến đầu tư cho các điểm đến “vệ tinh” lân cận là định hướng đúng đắn, tạo động lực cho ngành du lịch Quảng Ninh phát triển bền vững.
Quảng Ninh định hướng mở rộng, phát triển 4 không gian du lịch trọng điểm: Hạ Long - Uông Bí; Đông Triều - Vân Đồn; Cô Tô - Móng Cái, gắn liền với 4 sản phẩm chính gồm: Du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch cộng đồng sinh thái và du lịch biên giới.
Tại Bình Liêu, huyện đã duy trì hiệu quả nhiều hoạt động lễ hội, tuần văn hóa du lịch thường niên, như: Ngày hội kiêng gió, hội hát soóng cọ, lễ hội đình Lục Nà, hội hoa sở, hội mùa vàng... Trên địa bàn đã hình thành các cơ sở lưu trú, homestay đặc sắc, có dấu ấn riêng biệt, tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm nét sinh hoạt cộng đồng của bà con để hiểu hơn giá trị, nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Liêu. .
Lưu trú:
Vào mùa du lịch năm nay, lượng khách đến Quảng Ninh đã bắt đầu tăng dần, thời gian lưu trú lâu hơn. Vì vậy, các cơ sở lưu trú trên địa bàn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, gia tăng trải nghiệm của du khách.
TP Hạ Long hiện có trên 800 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có khoảng 70 khách sạn xếp hạng từ 2-5 sao. Nhiều tập đoàn lớn đã đến Hạ Long đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn 5 sao đẳng cấp, như: Khách sạn Mường Thanh, Wyndham
Legend Halong, Vinpearl Resort & Spa Hạ Long… Các khách sạn này được thiết kế trên 250 phòng hạng sang rộng rãi, có ban công riêng hoặc cửa sổ ngắm toàn cảnh. Từng căn phòng được thiết kế trang nhã, tinh tế với đầy đủ các trang thiết bị. Tại các khách sạn còn có các dịch vụ đa dạng, phong phú, như: Bể bơi bốn mùa, khu vui chơi trẻ em, dịch vụ spa, massage, phòng tập gym với không gian trong lành gần gũi thiên nhiên,... cùng đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo chuyên nghiệp đem lại sự hài lòng cho du khách.
Ví dụ : Khách sạn SOJO Hotels với mô hình "không điểm chạm". Hệ thống phòng nghỉ thông minh được kết nối với ứng dụng của khách sạn, giúp du khách có thể tự điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ trong căn phòng, các thiết bị điện tử chỉ bằng điện thoại. Bên cạnh đó, các không gian như khu ẩm thực mang phong cách bản địa, khu làm việc, quầy bar với nhiều trò chơi dân gian cũng được thiết kế trẻ trung, gia tăng trải nghiệm cho du khách.
- Không chỉ ở Hạ Long, trong những năm qua, dịch vụ lưu trú trên địa bàn
tỉnh không ngừng được nâng cấp, mang đến sự tiện ích tối đa cho du khách. Tại các khu vực biển đảo, hạ tầng lưu trú ngày càng phát triển đã thu hút lượng khách lớn đến tham quan, du lịch. Như tại huyện Vân Đồn, có khoảng 176 cơ sở lưu trú du lịch với số lượng gần 2.250 phòng nghỉ và khoảng 100 nhà hàng, quán ăn để phục vụ khách du lịch. Theo bà Phan Thị Lệ Giang, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, để đảm bảo các điều kiện tốt nhất đón khách trong các dịp cao điểm, nhất là trong mùa hè, tất cả các cơ sở đều đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, cải thiện phòng ốc, nâng cao chất lượng phục vụ. Cùng với đó, các đơn vị đã lắp đặt thêm điều kiện an toàn phòng chống cháy, nổ; ký kết với cơ quan chức năng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và niêm yết công khai giá dịch vụ, suất ăn, loại hải sản theo đúng quy định. Đến nay, hầu hết cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn trong PCCC và phòng, chống dịch Covid- 19.
- Trong mùa du lịch cao điểm hè, Sở Du lịch tiếp tục đẩy mạnh công tác
quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn, tăng cường thanh tra, giám sát, hướng dẫn các đơn vị thực hiện kinh doanh lưu trú du lịch chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tiếp tục tuyên truyền, vận động các đơn vị xây dựng cơ sở lưu trú du lịch đảm bảo tiêu chí công nhận loại, hạng khách sạn và tự nguyện đăng ký công nhận theo quy định.
- Đồng thời, tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về
nghiệp vụ du lịch dành cho người quản lý, nhân viên phục vụ; tổ chức các cuộc thi, các cuộc tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình kinh
doanh lưu trú du lịch, khách sạn tiêu biểu trong tỉnh nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi đơn vị cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn....
Khảo sát về dịch vụ vận chuyển, ăn uống tại Hạ Long
- Dịch vụ vận chuyển
Di sản, Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long luôn khẳng định là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, bởi đây là một di sản thế giới được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều giá trị nổi bật toàn cầu, nhiều tiềm năng, thế mạnh.
Để phục vụ cho hàng triệu lượt khách tham quan hàng năm, hiện nay, trên vịnh Hạ Long có trên 500 tàu du lịch hoạt động, trong đó có 315 tàu tham quan, 186 tàu lưu trú, 02 tàu nhà hàng.
Những con tàu vận chuyển khách tham quan vịnh Hạ Long ngày càng được đầu tư, nâng cao chất lượng
Nhằm đảm bảo an toàn cao nhất, phục vụ với chất lượng tốt nhất cho du khách tham quan vịnh Hạ Long, đồng thời góp phần bảo vệ các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh tập trung rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy định quản lý, thường xuyên kiểm tra các điều kiện an toàn các tàu du lịch. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tàu du lịch cũng quan tâm đầu tư, nâng cấp phương tiện, nâng cao chất lượng phục vụ. Nhiều tàu đóng mới không chỉ có thay đổi về hình thức, chất liệu và trang thiết bị đảm bảo an toàn, hiện đại, mà trọng tải con tàu cũng được cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, cũng như góp phần tăng cường bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long.
Dị
ch vụ tàu lưu trú nghỉ đêm - loại hình du lịch khá hấp dẫn trên vịnh Hạ Long
Không chỉ các tàu lưu trú nghỉ đêm mới được quan tâm, mà các tàu vận chuyển khách tham quan theo tiếng cũng được đầu tư nâng cấp. Trước đây, các tàu này chỉ có thể chở được 48 người, thì mới đây vịnh Hạ Long đã có sự xuất hiện thêm các tàu tham quan có thể chở được 72 khách và 99 khách du lịch. Đây là các đóng mới thay thế cho các tàu tham quan đã cũ.
Nội thất bên trong một con tàu 72 chỗ ngồi
Giờ đây, khi tham quan vịnh Hạ Long, du khách không phải lo lắng vì số lượng của đoàn đông mà không thể đi cùng trên một con tàu. Những con tàu đóng mới hiện đại, đáp ứng đủ yêu cầu đang đón chờ những đoàn khách tới Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Dịch vụ ăn uống
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển , được ví như một Việt Nam thu nhỏ vì có cả biển , đảo , đồng bằng , trung du . Ngoài những cảnh đẹp nên thơ hùng vĩ như Vịnh Hạ Long , Yên Tử…Quảng Ninh còn được biết đến với ẩm thực vô cùng phong phú , hấp dẫn.
Ngoài hải sản tươi ngon mà nhiều người biết đến như tôm, cua, cá, mực,… thì ở Hạ Long có những đặc sản riêng mà các bạn nên thử: sá sùng, con ngán, con ruốc
, bề bề, cua ghẹ…
Ở bài viết này, mình sẽ tổng hợp những quán ăn , món ăn mà người dân Hạ Long “truyền tai nhau” để các bạn có thể tham khảo nhé.
Danh sách nhà hàng Ha ̣ Long thu hút nhiều khách du lịch nhất a.Pianta Cafe & Bistro: nhà hàng kiểu Âu với không gian sang trọng
- Địa chỉ: Hải Phượng, Hồng Hải, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến nhà hàng Pianta Cafe & Bistro
- Giờ mở cửa: Trưa: 11:00 – 14:00, Tối:
17h30 – 22:00h
- Hotline đặt bàn : 0398 043 939
Nếu muốn tìm nhà hàng Hạ Long sang trọng để tổ chức tiệc sinh nhật hoặc nơi hẹn hò cho các cặp đôi, tiếp đãi đối tác tại khu Hòn Gai thì Pianta Cafe & Bistro là địa chỉ lý tưởng. Pianta Cafe & Bistro là nhà hàng theo phong cách kiểu Âu lớn nhất Hạ Long với không gian sang trọng và phóng khoáng có phong cách phục vụ trang nhã.
Không gian tại Pianta Cafe & Bistro đủ lớn với nhiều không gian đa dạng từ khu trong nhà, ngoài trời hay phòng riêng biệt cho quý khách cần một nơi riêng tư và yên tĩnh.
Không gian tại Pianta Cafe & Bistro đa dạng với nhiều loại phòng
Menu đa dạng các món steak bò Mỹ, bò Wagyu, sườn cừu, bê, heo, gà…chế biến theo kiểu Âu mang hương vị ngon ấn tượng của Pianta có thể chiều lòng bất cứ thực khách khó tính nào. Ngoài ra, thực khách có thể lựa chọn các món hải sản tôm hùm, ốc Bulot, hàu, mực…với nước sốt chấm đặc biệt mà ai đến cũng phải gật đầu tán thưởng.
Thực đơn kiểu âu với các món đa dạng từ thịt cho đến hải sản
Nhà hàng cũng cung cấp nhiều set combo hấp dẫn với mức giá cực ưu đãi để khách hàng có thể thưởng thức nhiều món hơn như combo hải sản, combo thịt nướng, combo khai vị…phù hợp cho nhóm khách từ 2 người trở lên. Nếu muốn tổ chức một bữa tiệc cho người ấy thực khách có thể gọi điện đặt trước dịch vụ trang trí sinh nhật, kỉ niệm ngày cưới, kỉ niệm ngày yêu nhau theo yêu cầu.
Lưu giữ nhưng kỷ niệm ấn tượng với người ấy
Ghé Pianta Cafe & Bistro và tạo nên kỷ niệm ấn tượng khó quên với người ấy. Thưởng thức những giây phút lãng mạn với những món ăn ngon và âm nhạc nhẹ nhàng.
Note: Nhà hàng nằm ngay tại Hải Phượng, Hồng Hải, Thành phố Hạ Long (khu vực Cột 5 gần đường bao biển thoáng rộng).
b.Nhà hàng Halo’a – Thưởng thức ẩm thực tinh hoa bên bờ Vịnh di sản
- Không gian rộng rãi, khu vực đỗ xe rộng cho khách đoàn
Nếu như bạn đang tìm kiếm một nhà hàng cao cấp với các món ăn hải sản Hạ Long đặc trưng thì Halo’a chắc chắn là một lựa chọn không thể bỏ qua khi đến Hạ Long.
Nhà hàng Halo’a tọa lạc tại khu đô thị mới Cái Dăm với 4 mặt thoáng nhìn ra Vịnh Hạ Long, là một trong những nhà hàng hiếm hoi có view đẹp nhất tại thành phố Hạ Long. Nhà hàng có nhiều thực đơn cho du khách lựa chọn từ 250.000k cho tới 5.000.000đ/ khách với các món ăn đặc sản của ẩm thực Hạ Long. Các thực đơn được niêm yết giá chi tiết và phục vụ chu đáo từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phục vụ chu đáo, nhiệt tình. Không gian nhà hàng có nhiều loại phòng: phòng King, phòng VIP, phòng tiệc phù hợp cho bạn có các bữa ăn gia đình đầm ấm, hội nhóm, các sự kiện lớn nhỏ. Nhà hàng thiết kế theo phong cách kiến trúc châu Âu mang đến một không gian ẩm thực vô cùng thoải mái, sang trọng.
- Nhà hàng Halo’s a xứng đáng là địa chỉ ẩm thực “đáng trải nghiệm” khi tới Hạ Long với không gian sang trọng, thực đơn đa dạng, dịch vụ cao cấp với mức giá hợp lý.
Ảnh 1.1: Menu nhà hàng Halo’a Restaurant
Thực đơn các món ăn đặc sản tại Hạ Long
Lưu ý : Nhà hàng không ở trung tâm khu vực Bãi Cháy mà ở khu Cái Dăm, khu mới rất thoáng và thoải mái nhưng bạn cần đi ô tô di chuyển tới nhà hàng, có khu vực đỗ xe thoải mái
- Nhà hàng Green Hạ Long
- Địa chỉ: Số 2 Đ. Hoàng Quốc Việt, Bãi Cháy, Hạ Long ,Quảng Ninh
- Điện thoại: 0963775256
- Mức giá: 150k – 500k/suất
-
Email: NhaHangGreenHaLong@gmai l.
com
- Tổng diện tích nhà hàng lên tới 2500m2, bao gồm nhiều hạng mục: sân bia, nhà hàng hải sản, quán cà phê, khu lẩu nướng BBQ, khu tổ chức sự kiện, khu vui chơi trẻ em….
- Là top đầu trong số các nhà hàng quy mô lớn và sang trọng nhất Hạ Long nhưng menu giá các món ăn của nhà hàng Green lại vô cùng mềm mại, với nhiều set đồ ăn tùy chọn chỉ từ 150k/suất ăn đã có đầy đủ các món hải sản cao cấp, tươi sống. Nhân viên phục vụ nhiệt tình và chu đáo. Giá cả niêm yết rõ ràng nên du khách không lo bị chặt chém, thổi giá.
Nhà hàng rộng, sức chứa lên đến 700 thực khách
Menu Nhà hàng GREEN RESTAURANT
Lưu ý: Để tránh mất thời gian đi lại, du khách nên đặt bàn trước qua số điện thoại, vì nhà hàng luôn đông khách tất cả các ngày trong tuầN
Nhà hàng Hòn Gai Quảng Ninh
- Địa chỉ: Số 2A, đường 25/4, Hạ Long
Nhận chỉ đường đến nhà hàng Hòn Gai Quảng Ninh
- Giờ mở cửa: 6h30 – 23h00
- Giá tham khảo: 50.000 –400.000 vnđ/món
- Nếu chưa thoả mãn với những món ăn hải sản Quảng Ninh thì nhà hàng Hòn Gai là một địa chỉ bạn nên đến để thưởng thức hết
ẩm thực đất cảng. Đặc biệt, nhà hàng còn khá nổi tiếng với không gian vô cùng rộng, nhiều khu với kiến trúc đẹp: nhà elip lệch, nhà chữ nhật tạo khung, hòn non bộ đá hồng Thanh Hoá, bức tranh kính hồ sen và hàng rào ước lệ bằng các bình gốm hình bom bia
- Bên cạnh không gian thi vị, nhà hàng này còn chinh phục những thực khách khó tính nhất bởi hương vị thơm ngon và sự đa dạng trong thực đơn các món ăn từ dân giã đến đặc sắc, từ món Á đến món Âu. Với hải sản, nhà hàng Hòn Gai phục vụ đa dạng các món ăn từ lẩu ốc, bún riêu, bánh bột lọc…nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến là bò phô mai, ăn một lần là nhớ mãi mà giá cả lại vô cùng phải
Các loại lẩu được xem là một trong những món được thực khách ưa chuộng tại nhà hàng Hòn Gai Quảng Ninh
Nếu bạn đến | đây bạn sẽ | |
thực sự ấn | tượng với đội | |
ngũ đầu bếp tại | đây, không chỉ | |
mang đến | hương vị | |
truyền thống | mà họ còn rất | |
hiểu khẩu vị | của người Việt | |
khi kết hợp các | món ăn với | |
từng loại đồ | uống sao cho | |
phù hợp nhất. | Downloaded by H?u Mai Th? (choemosoeul@gmail.com) | Đến đây, đừng |
quên thử loại Rượu ba kích Than Hòn Gai là một đặc sản mà cũng muốn nếm qua. Ngoài ra, buffet cũng là một trong những lựa chọn của khá nhiều du khách khi đến nhà hàng vì mức giá khá rẻ, bạn có thể tham khảo menu buffet dưới đây.
Menu Buffet tại nhà hàng Hòn Gai Quảng Ninh
Với không gian thoải mái, bài trí đẹp…vừa thưởng thức ẩm thực vừa được tìm hiểu về con người, văn hóa Hòn Gai qua cách phục vụ của nhân viên ở đây. Đây chắc chắn là một trong những địa điểm ăn uống không thể bỏ lỡ khi bạn đến với Hạ Long.
Các món đặc sản ở Hạ Long nhất định phải thử
a. Đặc sản Hạ Long thưởng thức ngay tại chỗ
- Chả mực
Chả cá, chả bò thì nhất chắc bạn ăn nhiều rồi nhưng chả mực thì chắc ít bạn thử qua vì đây là món đặc sản Hạ Long nổi tiếng mà. Từ những con mực tươi ngon người dân đất mỏ đã sáng tạo ra món chả mực gìn dai sần sật ăn hoài không chán.
Thường thì món đặc sản Hạ Long này sẽ được ăn kèm với xôi trắng hoặc bánh cuốn. Và bật mí cho bạn là chả mực Hạ Long muốn ngon phải được giã bằng tay
nha. Ngoài ra món đặc sản Hạ Long này cũng thường được du khách mua về làm quà sau mỗi chuyến tham quan đất mỏ đó.
Địa chỉ ăn chả mực ngon ở Hạ Long
- Chả mực Hiền Nhung - Địa chỉ: 228 – 229 – 230 chợ Hạ Long 1, tp. Hạ Long
- Chả mực Minh Phúc - Địa chỉ: Ô 12/B12 KĐT cột 5 – cột 8, P.Hồng Hà, tp. Hạ Long
- Chả mực Lương Phúc - Địa chỉ: Lý Văn Tông, Cái Rồng, Vân Đồn, tp. Hạ Long
Sam biển
Sam biển sống nhiều ở vùng biển Quảng Ninh, đặc biệt là khu vực Quảng Yên. Thịt sam thì ngọt dai còn trúng sam thì béo ngậy. Bạn biết không món đặc sản Hạ Long này có 101 cách chế biến khác nhau như nướng, xào, hấp nhưng ngon nhất là món sam trứng nướng và sam xào chua ngọt. Đảm bảo bao ngon bao tốn mồi nha!
Địa chỉ ăn sam biển ngon ở Hạ Long
- Sam Bà Tỵ - Địa chỉ: Tổ 7 Khu 4 phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long
- Sam Cô Béo - Địa chỉ: Lô 15, Tổ 8 Khu 2, phường Hà Tu, Tp. Hạ Long
- Ngọc Lan Quán - Địa chỉ: Ngọc Lan Quán, đường Hậu Cần, Bãi Cháy
Bún bề bề
Thật ra bún bề bề chỉ là món ăn sáng của dân xứ mỏ thôi nhưng chính hương vị thơm ngon khó cưỡng đã làm nên thương hiệu đặc sản Hạ Long. Bề Bề Hạ Long có 2 loại là bề bề tráng và bề bề hẹn nhưng để nấu bún bề bề ngon thì người dân Hạ Long thường chọn bề bề trắng vì tuy hơi nhỏ nhưng lại ngọt thịt.
Bên cạnh đó món đặc sản Hạ Long này muốn ngon thì nước dùng phải được nấu từ xương, cua hoặc ghẹ cùng với cù kỳ trong nhiều giờ liền. Sáng sớm hóng chút gió biển Hạ Long ăn tô bún bề bề nóng hổi thì còn gì bằng đúng không nào.
Địa chỉ ăn bún bề bề ngon ở Hạ Long
- Quan bún Cù Kỳ - Địa chỉ: Tổ 5, khu 9, phường Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh
- Bún hải sản Kim Thơm - Địa chỉ: 224 Phan Bội Châu, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh
- Bún bề bề Khánh Tuyền - Địa chỉ: Tổ 5, khu 9, phường Bãi Cháy,
- Hạ Long, Quảng Ninh
Cháo Hà
Bạn không nghe nhầm đâu nha món đặc sản Hạ Long này là cháo hà chứ không phải cháo hàu đâu á. Hà ở Hạ Long được xem là loài hải sản quý vì có giá trị dinh dưỡng cao. Mà cách chế biến ngon nhất là đem đi nấu cháo.
Và muốn có cháo hà ngon đúng chất Hạ Long thì cũng phải có bí kíp nha. Gạo nấu cháo phải là gạo nếp và gạo tẻ trộn với nhau. Đặc biệt món đặc sản Hạ Long này không cần nấu từ xương mà chỉ cần có hà thôi cũng đủ ngon ngọt rồi.
Địa chỉ ăn cháo hà ngon ở Hạ Long
- Quán cháo cô Hằng - Địa chỉ: 42 Trần Hưng Đạo, Tp. Hạ Long
- Quán cháo chả Hạ Long - Địa chỉ: 25 Đường Lê Thánh Tông, Hạ Long
- Quán cháo Cây Gạo - Địa chỉ: Cổng Chào Khu 6 Cái Dăm, P. Bãi Cháy, Tp. Hạ Long
Sá sùng
Sá sùng hay còn gọi là địa long và hầu như chỉ sống ở biển Hạ Long. Món đặc sản Hạ Long này ban đầu nhìn không quen thì hơi sợ nhưng ăn rồi thì thấy rất ngon mà giá trịn dinh dưỡng cũng rất cao nha. Sá sùng Hạ Long được chế biến theo nhiều kiều như nướng múi ót, chiên giòn, xào chua ngọt hoặc ăn sống. Ngoài ra còn có loại sá sùng khô nên bạn nào đi du lịch Hạ Long cũng có thể mua về làm quà nha
Địa chỉ ăn sả súng ngon ở Hạ Long:
- Nhà hàng ẩm thực Làng Chài Hạ Long: Đường Hoàng Quốc Việt, Bãi Cháy
-Nhà hàng Hồng Hạnh: 442 Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hà, Thành phố Hạ Long
- Nhà hàng Cua Vàng: 32 Phan Chu Trinh, Bãi Cháy
- Nhà hàng Hồng Hạnh 3: số 50 đường Hạ Long, phường Bãi Cháy
Đặc sản Hạ Long mang về làm quà
a. Nem chua Quảng Yên
Đặc sản Hạ Long mang về làm quà đầu tiên phải kể đến là nem chua Quảng Yên. Nguyên liệu tạo ra món ngon này chính là bì lợn được bào nhỏ trộn với thính làm bằng gạo rang và lạc giã dập. Với công thức “bí truyền” đã mang lại món ăn vừa ngon, vừa ngọt, lạ miệng, hấp dẫn mọi thực khách.
Nem chua Quảng Yên – Đặc sản Hạ Long, món ăn ngon cực đỉnh
- Địa chỉ mua gợi ý: Nem chạo gia truyền Cồ Hựu – Quảng Yên, số 3 Lê Quý Đôn, ngã ba vườn hoa chéo, Quảng Yên
- Giá tham khảo: 135.000 – 250.000 VNĐ/kg
b.Ruốc Tôm
Đặc sản Quảng Ninh mang về làm quà đáng để bạn cân nhắc chính là ruốc tôm Quảng Ninh. Món ăn này có nguyên liệu chính là thịt nạc vai heo và tôm tươi được hòa quyện lại với nhau.
Ruốc tôm khô – Đặc sản Hạ Long mang về làm quà hợp lý
- Địa chỉ mua gợi ý: Chợ Hạ Long 2 – 433 Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
- Giá tham khảo: 350.000 – 500.000 VNĐ/kg
Mực khô Hạ Long
Thực tế, bạn có thể mua được mực khô khi đến với bất cứ vùng biển nào. Tuy nhiên, loại hải sản này ở Hạ Long lại có phần chắc thịt, thơm ngon hơn những nơi khác. Nếu là một người “sành ăn” khi nếm thử sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự đặc biệt.
Mực khô – Đặc sản Hạ Long nên mua làm quà cho người thân
Mực khô chính là một trong những loại hải sản Quảng Ninh ngon tuyệt vời. Bạn có thể xé nhỏ từng miếng, chấm với tương ớt, nhắm cùng bia lạnh và cảm nhận. Mực được nướng lên mang mùi hương nồng nàn, hương thơm kích thích bất cứ thực khách nào cũng muốn ăn ngay.
- Địa chỉ mua gợi ý: Chợ Hạ Long 1 – Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
- Giá tham khảo: 900.000 – 1.500.000 VNĐ/kg
Rượu mơ Yên Tử
Rượu mơ Yên Tử được sản xuất từ rượu gạo truyền thống ngâm với quả mơ tươi. Từng chén rượu màu vàng sóng sánh cùng hương vị chua chua, ngọt ngọt đủ khiến cho bất cứ ai ngây ngất. Đây còn là thức uống đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Rượu mơ Yên Tử - Men say ngất ngây, mua ngay làm quà
Địa chỉ mua gợi ý: Nhà máy sản xuất rượu mơ – Yên Thanh, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
- Giá tham khảo: 85.000 VNĐ/chai
- Rượu ba kích
Rượu ba kích là đặc sản lừng danh ở Hạ Long được người dân địa phương và du khách vô cùng yêu thích. Để tạo ra loại rượu này cần ngâm củ ba kích trắng và tím suốt nhiều ngày. Khi uống, rượu có mùi thơm, không gây đau đầu, sử dụng đúng liều lượng còn mang lại tác dụng tích cực cho sức khỏe.
Rượu ba kích - đặc sản nên mua về khi đến với Hạ Long (Ảnh: Sưu tầm)
- Địa chỉ mua gợi ý: Tổ 9A – Khu 5 – Hà Tu, Hạ Long, Quảng Ninh
- Giá tham khảo: 198.000 VNĐ/chai
Quy trình tổ chức teambuilding
- Xác định mục tiêu đặt ra của lãnh đạo và tâm lý thành viên
Hầu hết các nhà lãnh đạo khi muốn tổ chức du lịch team building cho doanh nghiệp của mình đều có một mục tiêu nhất định và đó cũng là yếu tố cần thiết để xác định mục tiêu cho chương trình, bên cạnh đó để tránh tình trạng người thì chơi, người thì ngồi một chỗ, thay vì tích cực vận động hoặc là thực hiện chúng một cách miễn cưỡng thì bạn nên tìm hiểu tâm lý của các thành viên để biết được nhu cầu cũng như mong muốn của họ một cách chi tiết hơn từ đó lên kế hoạch hoạt động cho hợp lý.
- Lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp
Bạn nên lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp tùy thuộc vào các điều kiện của công ty và nhu cầu của nhân viên sau đó mới lên kế hoạch chương trình. Khảo sát địa điểm trực tiếp trước khi lên kế hoạch tổ chức team building cụ thể.
- Xây dựng kịch bản trò chơi phù hợp và bám sát mục tiêu lãnh đạo đặt ra Để một team building được thành công, các hoạt động trong chương trình cần được gắn kết với nhau bởi một kịch bản nhất định và xuyên suốt, bám sát mục tiêu lãnh đạo hướng đến. Một sự kiện team building cũng nên có concept và chủ đề riêng từ đó bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển nội dung, trò chơi, cách trang trí, hóa trang,... bám sát chủ đề, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút cho người tham gia.
- Dự trù kinh phí và các giải pháp đề phòng rủi ro
Dự trù kinh phí ngay từ lúc ban đầu sẽ giúp bạn tính toán được mức chi phù hợp cho từng hoạt động, giúp hoạt động diễn ra tốt hơn, đầy đủ và phù hợp hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị các giải pháp xử lý phù hợp nếu có rủi ro xảy ra như thời tiết xấu bạn sẽ cần tổ chức team building trong phòng hay một số trò chơi thay thế nếu địa hình không cho phép.
- Chuẩn bị và thực hiện
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị ở trên, điều tiếp theo bạn cần làm là setup chương trình và tổ chức sự kiện. Chuẩn bị cho sân chơi team building thật hấp dẫn với băng rôn, khẩu hiệu và cờ phướn đầy màu sắc, trang bị loa để giúp không khí thêm phần sôi động, hấp dẫn.Ngoài ra, trong suốt chương trình, MC luôn phải kéo tinh thần toàn đội lên mức cao nhất, đảm bảo các thành viên luôn chơi hết mình để đạt được mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, nên để ý tình trạng sức khỏe của các thành viên để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Thu thập nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm sau chương trình
Sau chương trình, lấy feedback của doanh nghiệp, từ đó rút ra những điểm mạnh, yếu mà sự kiện gặp phải, lấy đó làm tiền đề cải thiện trong những lần tiếp theo.
CÁCH THỨC TÔ ̉ CHỨC TEAMBUILDING
Bước 1: Chọn địa điểm tổ chức
Địa điểm tổ chức là yếu tố quan trọng nhất trong bất cứ sự kiện nào. Nên xác định thời lượng cho chương trình là 1, 2 hay 3 ngày để lựa chọn địa điểm cho phù hợp nhu cầu. Lưu ý khi chọn địa điểm, bạn cần biết kinh phí dự kiến để lựa chọn điểm cho phù hợp, ngoài ra nên khảo sát ý kiến của nhân viên để tạo được sự đồng thuận.
Bước 2: Khảo sát địa điểm
Bước khảo sát địa điểm sẽ thực sự cần thiết với các đơn vị lần đầu tổ chức hoặc chưa có ai đã đến địa điểm. Việc tìm hiểu qua về địa điểm sẽ giúp bạn biết được về dịch vụ, địa hình, và khu vực chơi team để dễ dàng sắp xếp vị trí và lên kịch bản team phù hợp.
Ngoài ra, việc khảo sát trước địa điểm cũng giúp bạn chọn được các dịch vụ bổ sung như nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí,…
Bước 3: Chọn ngày tổ chức
Ngày tổ chức cũng rất quan trọng, nhất là với các doanh nghiệp. Bạn cần biết thời điểm nào là phù hợp nhất, tránh ảnh hưởng tới các công việc, hoạt động của công ty. Thời điểm phù hợp nhất cho chuyến du lịch team building vào trước trong và sau mùa hè. Tránh mùa đông và mùa xuân là 2 thời điểm nhạy cảm, doanh nghiệp bận rộn nhất.
Bước 4: Đặt dịch vụ
Sau khi đã có địa điểm và ngày tổ chức cụ thể, việc tiếp theo cần làm là nhanh chóng đặt dịch vụ. Bao gồm: khách sạn, nhà hàng, sân chơi team, xe vận chuyển,
…Nhất là vào một số mùa cao điểm như mùa hè từ tháng 4 đế tháng 8, nếu không đặt dịch vụ trước rất dễ dẫn đến tình trạng cháy dịch vụ, làm thay đổi kế hoạch sẽ khiến công tác tổ chức càng khó khăn hơn.
Việc đặt dịch vụ sớm cũng giúp tiết kiệm được chi phí và chủ động trong công tác chuẩn bị.
Bước 5: Lên kịch bản du lich teambuildung
Kịch bản du lịch team building là yếu tố quan trọng nhất trong chương trình team. Chương trình có hay, hấp dẫn, ấn tượng và giá trị hay không phụ thuộc hoàn toàn vào phần kịch bản. Bạn có thể tham khảo trên các nguồn thông tin, xây dựng nên một kịch bản phù hợp với yêu cầu chương trình.
Việc lên được một kịch bản hay và phù hợp cần nhiều kinh nghiệm và nghiệp vụ. Bạn có thể tham khảo hoặc liên hệ các công ty tổ chức team building chuyên nghiệp hỗ trợ.
Bước 6: Chuẩn bị đạo cụ
Hầu hết các game team building đều có đạo cụ. Đạo cụ sẽ đi kèm với trò chơi và được cung cấp cho các đội chơi để hoàn thành thử thách. Khi đã có kịch bản, hãy liệt kê ra rất cả những thứ cần có như: backdrop, âm thanh, sân khấu, áo chơi team building, đạo cụ từng trò chơi và đừng quên phân công nhiệm vụ để dễ quản lý và tăng tiến độ công việc.
Bước 7: Tiến hành tổ chức
Quá trình tổ chức cần sự kết hợp ăn ý của ekip tổ chức. Nên phân chia công việc rõ ràng và đừng quên dự trù phát sinh để tránh những rủi ro không đáng có.
Để đảm bảo một sự kiện du lịch team building của công ty được diễn ra thành công và mang lại nhiều ý nghĩa, giá trị cho người tham gia, người tổ chức cần đảm bảo thực hiện đủ và chỉn chu cả 7 bước trong quy trình trên.
Sẽ khá khó khăn và vất vả cho những đơn vị lần đầu tự tổ chức cho doanh nghiệp mình. Bạn nên chọn cho mình một công ty tổ chức chuyên nghiệp, có đủ kinh nghiệm và nghiệp vụ để xây dựng ý tưởng, kịch bản và chuẩn bị ekip cho phù hợp.
Giới thiệu khái quát về các địa phương mà đoàn đi qua
Để đi từ Hà Nội đến Hạ Long chúng ta phải đi qua Sài Đồng -> Bắc Ninh-> Phả Lại-> Chí Linh-> Đông Triều-> Uông Bí-> Hạ Long
Giới thiệu Sài Đồng
Sài Đồng nằm ở phía Đông Nam quận Long Biên, cửa ngõ phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, trong không gian tổng thể vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) sôi động, mang tính động lực trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phường Sài Đồng có tổng diện tích tự nhiên 90,67 ha;
dân số toàn phường trên 17 nghìn người, với 4.102 hô, được chia thành 16 tổ dân
phố (năm 2013). Địa giới hành chính: Phía Đông giáp phường Phúc Lợi, Phía Tây giáp phường Phúc Đồng, Phía Nam giáp phường Thạch Bàn, Phía Bắc giáp phường Việt Hưng.
Sài Đồng là đơn vị hành chính được thành lập năm 1982 thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo Nghị định số 132/2003/NĐ- CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 của chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính 02 Quận mới là Long Biên và Hoàng Mai, phường Sài Đồng được thành lập trên cơ sở sát nhập các khu tập thể: May 10, công ty X22, tập thể Liên cơ Sài Đồng và một phần đất của xã Thạch Bàn, Phúc Đồng và Phúc Lợi.
Phường Sài Đồng có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào là lợi thế quan trọng để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều cơ quan, xí nghiệp, cơ sở kinh tế của Trung ương, Thành phố và địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang đã lựa chọn nơi đây xây dựng và phát triển...
Phường Sài Đồng là đơn vị hành chính mới được xác lập và phát triển trong không gian văn hóa vùng đất cổ, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn với Gia Lâm - Long Biên, nơi giao thoa của hai trung tâm văn hóa Kinh Bắc và Thăng Long, phản ánh chiều sâu văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong chặng đường hơn 30 năm xây dựng và phát triển, biết bao sự kiện đã diễn ra làm đổi thay nhanh chóng diện mạo của địa phương, từ một khu dân cư nhỏ bé đơn sơ, điều kiện thiếu thốn mọi mặt, qua những năm tháng dựng xây bộn bề, ngổn ngang, nay đã định hình vóc dáng phường Sài Đồng theo hướng văn minh, hiện đại. Sài Đồng đã và đang có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực: Kinh tế liên tục tăng trưởng khá; đời sống vật chất, tinh thần, an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt; sự nghiệp văn hóa-giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ đáng kể; trình độ dân trí ngày càng nâng cao; chính trị, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Giới thiệu Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và phía Tây giáp thủ đô Hà Nội.
Thời xưa, Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, có một vị trí quân sự cực kỳ hệ trọng bởi đây là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô với khu vực giáp biên giới Trung Quốc. Chính vì thế, năm 1884 Pháp đánh thành Bắc Ninh, nhanh chóng thống trị và bảo hộ Việt Nam
Năm 1963, hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang được sáp nhập với nhau thành tỉnh Hà Bắc, đến năm 1997 tái lập tỉnh Bắc Ninh. Giữ vai trò là một trung tâm kinh tế
- xã hội quan trọng trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.
Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng, nhưng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Đây là một trong những miền quê “ địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa. Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền thông. Đặc biệt, các làn điệu dân ca quan họ không những đã trở thành di sản văn hóa của cả nước mà còn vượt qua mọi không gian, thời gian đến với bạn bè quốc tế.
Giới thiệu Phả Lại
Phả Lại là một phường thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Phường Phả Lại nằm ở phía tây thành phố Chí Linh, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp phường Văn An
- Phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang với ranh giới là sông Thái Bình
- Phía nam giáp phường Cổ Thành
- Phía bắc giáp các xã Hưng Đạo và Lê Lợi
Nơi đây có nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam với thiết bị hiện đại được thiết kế và xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và bảo vệ môi trường.
Giới thiệu Chí Linh
Chí Linh là một thành phố ở phía Bắc tỉnh Hải Dương, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; là vùng đất có vị trí chiến lược về quốc phòng và an ninh.
Chí Linh nằm giữa miền rừng núi phía Đông Bắc Bắc Bộ và miền đồng bằng châu thổ sông Hồng.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
+ Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh;
+ Phía Đông giáp thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh;
+ Phía Nam giáp các huyện: Nam Sách, Kinh Môn tỉnh Hải Dương
Chí Linh là vùng đất thiêng, vùng đất “Địa linh nhân kiệt”. Trong bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, vùng đất Chí Linh được gắn liền với tên tuổi của nhiều danh nhân nổi tiếng như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, anh hùng dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Vạn Thế Sư Biểu Chu Văn An, Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ, Đệ Nhị và Đệ Tam của Thiền phái Trúc Lâm là Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả…Thành phố Chí Linh có hàng trăm di tích, di chỉ; trong đó có 10 di tích được xếp hạng Quốc gia, khu di tích danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc được xếp hạng Quốc gia đặc biệt.
Giới thiệu Đông Triều
Đông Triều là vùng đất địa linh nhân kiêṭ, là quê gốc của nhà Trần, một trong những triều đại vang danh bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với nhà Trần
- Đông Triều không chỉ là quê gốc mà còn là “Trung tâm văn hóa tâm linh tiêu biểu và đặc sắc”, với quần thể di tích kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng linh thiêng, kỳ bí, chứa đựng trong mình những giá trị tinh thần bất diệt.
Thị xã Đông Triều nằm ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc
giáp huyện Lục Nam và huyên Sơn Động - Tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp
huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng, huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp thị xã Chí Linh - tỉnh Hải Dương; phía Đông giáp thành phố Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh. Đông Triều có diện tích tự nhiên gần 397km2, có 21 đơn
vị hành chính gồm 6 phường và 15 xã. Dân số toàn thị xã có trên 17 vạn người; với 10 dân tộc anh em, gồm: Kinh, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Nùng, Mường, Thái, Cao Lan, Hoa, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 97 %.
Đông Triều là vùng đất địa linh nhân kiêṭ, là quê gốc của nhà Trần, một trong những triều đại vang danh bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với nhà Trần - Đông Triều không chỉ là quê gốc mà còn là “Trung tâm văn hóa tâm linh tiêu biểu và đặc sắc”, với quần thể di tích kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng linh thiêng, kỳ bí, chứa đựng trong mình những giá trị tinh thần bất diệt. Tiêu biểu như: Am - Chùa Ngọa Vân - nơi Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành và nhập Niết Bàn - Hóa Phật; Đền An Sinh và lăng mô ̣ các Vua Trần; Chùa Quỳnh
Lâm - được coi là trường đại học Phât giáo đầu tiên của cả nước thời nhà Trần,
nổi tiếng với bức tượng Phật Di Lặc - là một trong “An Nam tứ đại khí”; Đền Thái - nơi thờ tổ tiên của Nhà Trần... Hiện nay, trên địa bàn thị xã Đông Triều có 121 di tích và danh thắng, trong đó có 22 di tích đã được xếp hạng (01 Di tích Quốc gia đặc biệt; 04 di tích cấp Quốc gia; 17 di tích cấp tỉnh). Khu di tích nhà
Trần tại Đông Triều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt Quy hoạch tổng thể
với quy mô 2.206 ha, bao gồm 14 di tích, 22 điểm di tích và được xếp hạng Di
tích Quốc gia đăc biêṭ.
Đông Triều là nơi vua Minh Mạng đã ban chỉ dụ khai thác than đầu tiên tại
núi Yên Lãng - thuôc xã Yên Thọ ngày nay, đánh dấu sự ra đời của ngành công
nghiêp
khai thác than tại Viêt
Nam, gắn với giai cấp công nhân vùng mỏ. Đông
Triều là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của khu mỏ (ngày 23/02/1930); nơi ra đời Đệ tứ Chiến khu Trần Hưng Đạo - Chiến khu Đông Triều oai hùng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám. Với những thành tích to lớn trong sự
nghiêp kháng chiến giải phóng dân tôc̣ , thống nhất đất nước và bảo vê ̣ Tổ quốc,
nhân dân và lực lượng vũ trang Đông Triều, cùng với 8 xã, phường trên địa bàn
vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tăng danh hiêu lượng vũ trang nhân dân.
Phát huy truyền thống của quê hương, Đảng bô,̣
cao quý Anh hùng lực
chính quyền và nhân dân
các dân tôc Đông Triều đã và đang phấn đấu xây dựng thị xã Đông Triều có đủ
tiêu chuẩn đô thị loại 3 trước năm 2020, trở thành đô thị phát triển năng đông ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh.
Giới thiệu Uông Bí
Uông Bí là thành phố nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc giáp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)
Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng)
Phía Đông giáp huyện Hoành Bồ và thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) Phía Tây giáp thị xã Đông Triều (Quảng Ninh)
Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; là đô thị loại II đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với kỳ vọng sẽ trở thành một đô thị kiểu mẫu, phát triển nhanh và bền vững ở vùng Đông Bắc Việt Nam.
Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc.
Thành phố Uông Bí có khu thắng cảnh nổi tiếng Yên Tử, đây được xem là cội nguồn của dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam, với nhiều chùa và di tích văn hoá quý. Lễ hội mùa xuân hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch, vãn cảnh chùa. Trên địa bàn thành phố Uông Bí còn có hồ Yên Trung nằm gần Yên Tử, với rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch trong quần thể của khu di tích - danh thắng Yên Tử.
Các điểm du lịch và văn hóa chính ở thành phố như Hang Son, Động Bảo Phúc, Núi Yên Tử, Khu di tích Yên Tử, Hồ Yên Trung, Lựng Xanh, Chùa Ba Vàng...Ngoài ra thành phố đã phát triển mở rộng xây dựng nhà hát ở giữa trung tâm thành phố trở thành thành phố du lịch trọng điểm của Quảng Ninh.
Giới thiệu Hạ Long Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long nằm ở Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là vùng biển đảo được xác định trong tọa độ từ 106°56’ đến 107°37’ kinh độ Đông và 20°43’ đến 21°09’ vĩ độ Bắc với diện tích 1.553km² gồm 1.969 hòn đảo, trong đó 90% là đảo đá vôi. Phía Bắc và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (Hải Phòng). Vịnh Hạ Long bao gồm cả vịnh Bái Tử Long. Vịnh Bái Tử Long có giá trị tương đồng với khu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long về cảnh quan, địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học và văn hóa lịch sử.
Ngày 17/12/1994, Hội nghị Di sản thế giới lần thứ 18 đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long vào Danh mục Di sản thiên nhiên thế giới với giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan tự nhiên. Khu vực được UNESCO công nhận là di sản thế giới có diện tích 434km2, gồm 775 hòn đảo, giới hạn bởi 3 điểm: đảo Cống Tây (phía Đông), đảo Đầu Gỗ (phía Tây) và đảo Đầu Bê (phía Nam). Năm 2000, một lần nữa vịnh Hạ Long lại được UNESCO vinh danh với giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo. Không chỉ là tài sản chung của toàn nhân loại, vịnh Hạ Long ngay từ năm 1962 đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng Di tích danh thắng cấp
quốc gia; năm 2009 là Di tích quốc gia đăc biêṭ. Năm 2011, vượt qua 261 kỳ
quan nổi tiếng trên toàn thế giới, vịnh Hạ Long đã được bạn bè quốc tế ủng hộ bầu chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
Một số điểm tham quan lý tưởng trên Vịnh Hạ Long:
Hòn Gà Chọi
Hòn Gà Chọi hay còn gọi là Hòn Trống Mái, nằm ở phía tây nam của vịnh Hạ Long, cách biển Bãi Cháy khoảng 5km. Từ Bến tàu Bãi Cháy đi về phía Tây Nam, sau khi đi qua Hòn Chó Đá, Đỉnh Lư Hương thì quý khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn hình ảnh của Hòn Gà Chọi với hình dáng như hai con gà khổng lồ (một trống - một mái) với chiều cao khoảng 10m đang giương cánh đá nhau trên mặt biển mênh mông.
Nhìn từ xa với dáng đứng chênh vênh và chiếc chân tí xíu đỡ tấm thân khổng lồ tưởng chừng chỉ cần một cơn sóng vỗ mạnh, cả khối đá nặng ấy có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào. Thế nhưng hai hòn đá đó đã hiên ngang đứng giữa đất trời hàng trăm triệu năm nay rồi và dường như nhờ có đôi chân nhỏ đó mà khiến cho nó trở nên hấp dẫn hơn. Với những giá trị ngoại hạng về mặt mỹ thuật và ý nghĩa của nó nên Hòn Gà Chọi đã trở thành một biểu tượng của Vịnh Hạ Long và Du lịch Hạ Long Việt Nam…
Hòn Gà Chọi (hòn Trống Mái)
Hang Đầu Gỗ:
Giữa non nước mây trời Hạ Long tuyệt mỹ, một cái hang mang tên rất mộc mạc dân dã: hang Đầu Gỗ. Hang nằm trên đảo Đầu Gỗ. Từ phía xa nhìn lại, cửa hang có màu xanh lam hình một con sứa biển, qua 90 bậc đá xây ta tới cửa hang. Vòm hang cao khoảng 25m, từ trên cao ấy hàng trăm nhũ đá khổng lồ rủ xuống như một dòng thác kỳ lạ.
Hang được chia làm ba ngăn chính. Ngăn phía ngoài có hình vòm cuốn tràn trề ánh sáng tự nhiên, trần hang là một bức "tranh sơn dầu" khổng lồ, mô tả phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với những rừng măng đá, nhũ đá nhiều mầu tạo nên nhiều hình thù kỳ lạ tuỳ theo trí tưởng tượng phong phú của mỗi người: những
đàn voi đang đi kiếm ăn, những chú hươu sao ngơ ngác, chú sư tử lim dim ngủ..., phía dưới là một chú rùa đang bơi giữa bể nước mênh mông. Đứng dưới vòm hang ta có cảm giác như đang đứng giữa một toà lâu đài cổ kính, có lối kiến trúc đồ sộ và hùng vĩ.
Sở dĩ gọi là hang Đầu Gỗ, theo truyền thuyết xưa kể rằng: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống lòng sông Bạch Đằng, tạo nên một trận thuỷ chiến vang lừng trong lịch sử. Sau đó còn rất nhiều mẩu gỗ sót lại vì vậy hang mang tên là hang Đầu Gỗ.
Lại có tên gọi là hang Giấu Gỗ vì theo truyền thuyết đây chính là nơi Trần Hưng Đạo cho giấu các cọc gỗ lim để chuẩn bị cho trận chiến Bạch Đằng chống quân Nguyên - Mông.
Năm 1917, vua Khải Định lên thăm hang Đầu Gỗ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần tiên của tạo hoá, ông đã cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long và hang Đầu Gỗ. Hiện nay, tấm bia đá vẫn còn ở phía bên phải cửa hang.
Hang Đầu Gỗ
Hang Sửng Sốt:
Nằm ở khu vực trung tâm của Di sản Thế giới vịnh Hạ Long, hang Sửng Sốt trong đảo Bồ Hòn. Đây là một hang rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long và đây cũng là nơi tập trung nhiều đảo đá có hình dáng đặc sắc không nơi nào có được. Đường lên hang Sửng Sốt luồn dưới những tán lá rừng, những bậc đá ghép cheo leo, du khách vừa có được cái thú của người leo núi, vừa có cái háo hức như đang đi lên trời.
Hang được chia làm hai ngăn chính, toàn bộ ngăn đầu như một nhà hát lớn rộng thênh thang. Trần hang được phủ bằng một lớp "thảm nhung" óng mượt, vô số những "chùm đèn" treo bằng nhũ đá rực sáng long lanh, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá... tất cả dường như đang rung rinh xao động giữa cõi thực và mơ. Chưa hết ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần kỳ ở ngăn đầu, ta bước vào ngăn thứ hai bằng một con đường nhỏ. Một luồng ánh sáng ùa vào rực rỡ, hang
mở ra một khung cảnh mới hoàn toàn khác lạ, ngăn hang rộng mênh mông có thể chứa được hàng ngàn người. Đi vào trong cảnh trí còn lắm điều kỳ lạ, như cây đa cổ thụ tán lá sum suê, chú gấu biển, khủng long... Tới đỉnh cao nhất của hang, bất ngờ một khu "vườn thượng uyển" mở ra trước mắt ta, có hồ nước trong vắt, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, muôn loài cây cỏ cùng nhiều loài chim muông sinh sống. Từng đàn khỉ vẫn thường kéo nhau xuống đây tìm hoa quả làm náo động cả một vùng.
Từ bến tàu leo lên khoảng 50 bậc đá dựng đứng rồi lại đi xuống chừng mươi bậc đá nữa là đến cửa hang với chiều cao khoảng 25m. Động rộng khoảng 10.000m2 với hàng ngàn măng đá, nhũ đá. Trong hang có một hệ thống đường đi lát đá dọc từ cửahang vào đến lối ra dài hơn 500m. Hai bên lối đi là những cột đèn đường thấp vừa là cột giới chỉ đường vừa là vật trang trí, chiếu sáng. Hệ thống đèn chiếu sáng với những kiểu đèn trang nhã, ánh sáng dịu mắt càng tôn thêm vẻ đẹp của hang.
Trong hang Sửng Sốt, trần hang cao 30m có in hình các vết lõm nhỏ đều đặn và mịn màng như được trang trí bằng chất xốp, trông tựa như trần của nhà hát lớn, rất tráng lệ. Gần cửa nổi lên những khối đá khổng lồ chất cao từ mặt đất tới gần trần hang. Đây là một trong những hang động karst điển hình, có giá trị khoa học cao.
Ngay cạnh lối ra vào là nhũ đá có hình con ngựa và một thanh gươm dài. Truyền thuyết xưa kể rằng, sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng đã giúp dân chúng ở đây đánh đuổi yêu ma, khi dẹp xong loạn Thánh Gióng bay về trời, để lại thanh gươm và con ngựa quý để trấn an dân chúng, xua đuổi yêu quái. Hiện nay trong hang còn nhiều hình ảnh tự nhiên dường như là những dấu tích của trận chiến ác liệt đó, vết chân ngựa Gióng trở thành những ao hồ nhỏ xinh xinh cùng nhiều tảng đá to lớn vỡ vụn...
Hang Sửng Sốt
Hang Trinh Nữ:
Hang Trinh Nữ nằm trên dãy đảo Bồ Hòn cùng với hệ thống động Sửng Sốt , hồ Động Tiên, Hang Luồn ... cách Bãi Cháy 15km về phía Nam. Với người dân đánh cá, họ coi hang Trinh Nữ là ngôi nhà thân yêu của họ, còn những đôi trai gái yêu nhau lại coi đây là biểu tượng, nơi thề nguyện của tình yêu.
Bước vào hang Trinh Nữ, ngay giữa lòng hang là bức tượng người con gái bằng đá, nằm xoã mái tóc dài, mắt hướng ra khơi xa đang mỏi mòn chờ mong và tuyệt vọng.
Hang Trinh Nữ
Động Tam Cung:
Động nằm ở trung tâm vịnh Hạ Long, cách động Sửng Sốt 5km về hướng đông bắc. Động được chia làm ba ngăn, luồn lách qua từng khe đá. Trong động có nhiều nhũ đá đẹp. ở cả ba ngăn động, nhũ đá tạo ra những hình thù tự nhiên sống động như tiên ông với chòm râu bạc phơ, ba ông tam đa trầm mặc, nụ hoa quỳnh trắng muốt, rồi nào là hình sư tử, hải cẩu, tượng thuỷ thần... Động Tam Cung nằm trên đảo Mây Đèn - một hòn đảo nằm gần như tách biệt với các đảo khác. Hòn Mây Đèn vách đá dựng đứng chênh vênh, rừng cây xanh tốt.
Vào ngăn thứ nhất, bất chợt ta dừng bước lặng nghe đâu đó vang lại những âm thanh như tiếng đàn T’rưng hoặc đàn đá thánh thót. Chưa hết ngạc nhiên, du khách bỗng gặp một "ông tiên" đang chống gậy leo núi, chòm râu trắng phơ bay trong gió. Và đây nữa, ba "ông tam đa" đang đứng trầm mặc trên vách động nhìn cảnh trần xuôi ngược. Từ trần động một nhũ đá giống hệt nụ hoa quỳnh trắng muốt đang chúm chím nở giữa rừng hoa nhũ đá.
Từ ngăn thứ nhất đến ngăn thứ hai qua một khe cửa nhỏ, bước đi gập ghềnh, nơi đây như là một bảo tàng tự nhiên sống động, nào là sư tử đá, hải cẩu, tượng thuỷ thần... Và chính giữa ngăn thứ hai là một dòng suối tiên quanh năm nước ngọt tràn trề, hai bên vách động là những bức rèm đá buông rủ từ trần xuống thướt tha, tất cả dường như đang lay động.
Đến ngăn trong cùng du khách sẽ được xem một bức phù điêu hoành tráng trên đó chạm trổ những hình thù kỳ dị nhưng lại rất công phu, tầng tầng lớp lớp trong một chỉnh thể chung cân đối, hài hoà, những bông hoa, gậy trúc xinh xắn, những bức rèm đá tự nhiên, những chú voi hiền từ đang ngủ...
Động Tam Cung
Động Mê Cung:
Cách bãi tắm Ti Tốp 2km về phía tây nam là động Mê Cung. Động nằm trên hòn Lờm Bò ở độ cao 25m so với mực nước biển. Nhìn từ xa, cửa động như một mái nhà ăn sâu vào sườn đảo. Qua một khe cửa nhỏ chỉ vừa một người qua, lòng động mở ra nhiều ngăn, tuy nhỏ hẹp nhưng lại hết sức tinh xảo, những nhũ đá mang hình những pho tượng, hoa văn tuyệt đẹp, nhũ đá từng chùm muôn màu rủ xuống từ trần động, những sư tử đá, gấu đá đang vờn nhau, những bức rèm đá chảy dài trên vách động... Một luồng ánh sáng nhạt từ xa hắt lại, đó là con đường dẫn ra cửa động. Ra khỏi cửa động, leo tiếp vài bậc đá sắc nhọn lởm chởm, nhìn xuống dưới là một hồ nước bị núi vây kín rất tròn và rộng, bốn mùa nước xanh biếc phẳng lặng như mặt gương, trong đó là thế giới của các loài sinh vật quần tụ như cá, tôm, mực, rong, tảo, san hô, cua... Bên cạnh là một khu đất có nhiều cây cổ thụ mà người dân thường gọi là khu "vườn thượng uyển", đẹp đến mê hồn.
Qua những bậc đá cheo leo, một mái đá rộng nhô ra, khô ráo thoáng mát, lớp ốc suối Melina dày trải trên cửa động làm nền. Xưa kia lớp ốc này dày tới 1,2 m được kết tầng bán hoá thạch ở phía ngoài. Gần đây còn phát hiện ra một bộ xương thú đã hoá thạch trong động. Động Mê Cung được các nhà khảo cổ học xác định là một trong những di chỉ thuộc nền văn hoá tiền Hạ Long sơ kỳ đá mới, cách ngày nay từ 7.000 đến 10.000 năm.
Đi vào trong động, du khách tưởng như đang bước vào cung điện của một hoàng đế Ba Tư và những tiếng rì rầm đâu đây lại khiến cho du khách tưởng như đó chính là giọng nàng Sêhêharát đang kể câu chuyện nghìn lẻ một đêm cho vị quân vương của mình. Trên đảo là các loài cây cổ thụ già nua soi bóng nước... Đây cũng là nơi sinh sống của các loài chim, thú như khỉ, voọc, sơn dương, kỳ đà...
Động Mê Cung
Động Thiên Cung:
Động nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long cách cảng tàu du lịch 4km, trên đảo Đầu Gỗ ở độ cao 25m so với mực nước biển. Đường lên động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên cây che phủ um tùm. Qua một khe cửa hẹp, lòng động đột ngột mở ra khoảng không bên trên một mặt bằng hình tứ giác với chiều dài hơn 130m. Càng vào trong ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hết sức sinh động và lộng lẫy do thạch nhũ tạo nên. Trên vách động phía đông là một bức tranh hoành tráng đồ sộ, trong đó nổi lên những nhân vật trong truyện cổ tích xưa, đường nét mềm mại uyển chuyển và vô cùng tinh tế sắc sảo tới từng chi tiết nhỏ, những khối điêu khắc dù là đồ sộ hay nhỏ bé đều được bàn tay của tạo hoá trau truốt tỉ mỉ.
Ra khỏi động Thiên Cung, ta sẽ có cảm giác như vừa được xem một "bảo tàng mỹ thuật" vô cùng độc đáo, công phu, kỳ thú mà tất cả đều do bàn tay thần tình của tạo hoá làm nên, vượt khỏi tài trí và sức tưởng tượng của con người.
Trung tâm động là bốn cột trụ to lớn lực lưỡng chống đỡ thiên đình. Từ chân cột tới đỉnh đều được "chạm nổi" nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành... Trên vách động phía bắc là cảnh một bầy tiên nữ đang múa hát chúc mừng đám cưới. Dưới vòm động cao vút, từng chùm nhũ đá rủ xuống muôn màu tạo thành bức rèm đá tự nhiên lộng lẫy. Đâu đó có tiếng trống bập bùng như trong đêm hội làng xưa. Đó chính là tiếng gió thổi qua kẽ đá. Nhìn lên vòm động cao vút, màu thạch nhũ xanh như dát ngọc ta ngỡ như đang đứng trong cảnh bồng lai vậy.
Tới ngăn động cuối cùng, những luồng ánh sáng trắng xanh đỏ xen lẫn phối màu tạo nên khung cảnh hoa lệ. Một khe nước tự nhiên bốn mùa tuôn chảy róc rách, nơi đây có ba chiếc ao, nước trong vắt. Theo truyền thuyết, đây là nơi nàng Mây thường tắm cho 100 người con của mình và nuôi họ trưởng thành. Một con đường dẫn ra phía ngoài quanh co uốn khúc, đó chính là con đường mà nàng Mây cùng 50 người con của mình ra đi để khai phá vùng đất mới, 50 người con còn ở lại cùng với người cha xây dựng quê hương, di vật mà người mẹ để lại là bầu vú tiên tràn trề sức sống.
Động Thiên Cung
Động Kim Quy:
Động Kim Quy nằm trên hòn Dầm Nam, có đỉnh núi cao 187m. Phía trước là hòn Dầm Bắc, phía sau là đảo Soi Sim. Động dài 100m, rộng từ 5-10m trải dài theo hướng Bắc Nam. Một con đường nhỏ dẫn lên phía trên cao, nơi đây bốn mùa nước chảy róc rách, những nhũ đá đang được hình thành trắng nõn và mềm mại từ trần động buông rủ xuống. Và kìa, phía ngăn động trong cùng, trận địa cọc Bạch Đằng xuất hiện, có đến hơn 30 chiếc cọc gỗ lim của Trần Hưng Đạo đã dùng cắm xuống dòng sông Bạch Đằng lại hiện hữu ở nơi đây, những thớ gỗ lim nứt nẻ màu nâu xám tưởng chừng như sắp đổ gẫy, nhưng kỳ thực chúng vô cùng vững chắc. Đó là những măng đá đấy, chúng được phân bố khắp nơi, dày đặc chi chít nhưng có hàng lối rõ ràng, chúng nhẵn bóng và cao chừng 30-40cm, trông hệt như bãi cọc bằng gỗ thật.
Động Kim Quy
Hang Bồ Nâu:
Cách hòn Trống Mái khoảng 2-3km về phía đông nam có một hang rất đẹp được gọi là hang Bồ Nâu. Hang Bồ Nâu có dạng hàm ếch, rộng khoảng 200m2, đáy hang rộng, phẳng nhưng không sâu, vách có nhiều nhũ đá. Trên trần của hang có vết nứt nên ánh sáng có thể lọt qua đó vào hang. Tạo cho du khách một cảm xúc khác lạ khi vào trong hang.
Điều khiến du khách thấy lạ khi tới đây là cửa hang có ba phiến đá hình dáng giống như ông tiên đang chụm đầu lại với nhau trong tư thế hai người đang đánh cờ và một người làm trọng tài.
Hang Bồ Nâu được thiên nhiên ban tặng cho hình dáng rất kỳ lạ. Đáy của hang thắt lại, phía trước hang là một hòn đảo nên ánh sáng trong hang không bao giờ chói chang. Hang Bồ Nâu là một trong những hang động đẹp ở vịnh Hạ Long, là một điểm đáng để du khách tới đây tham quan.
Hang Bồ Nâu
Hang Luồn:
Do độ cao của hang chỉ giới hạn trong khoảng 2,5-4m vì vậy muốn tham quan Hang Luồn thì quý khách phải chuyển sang các thuyền nan nhỏ, mỗi chiếc chở được chừng 10 đến 15 người. Cả đi vào và đi ra mất chừng 20 phút. Những hang kiểu này ở vịnh Hạ Long có không nhiều, nhưng có lẽ điều đặc sắc hấp dẫn, lôi cuốn du khách ở đây lại là cảnh sắc thiên nhiên. Đó là sự kết hợp đan xen, hài hoà giữa dáng núi, sắc nước mây trời đến từng cây cỏ, dường như không thể tìm thấy ở đây một khiếm khuyết nào của tạo hoá.
Hang Luồn
Đảo Ti Tốp:
Nằm ở khu vực trung tâm di sản, kỳ quan thiên thế giới Vịnh Hạ Long, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 7-8km về phía Đông Nam, đảo Ti Tốp được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất được khá nhiều du khách lựa chọn trong hành trình tham quan Vịnh của mình.
Trước đây, theo cách gọi dân gian, đảo Ti-tốp có tên là đảo Hồng Thập Tự hay đảo Nghĩa Địa. Ngày 22-1-1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng đồng chí Ti-tốp đáp máy bay từ Hà Nội đi Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh). Người muốn trực tiếp giới thiệu và cùng dạo chơi với người anh hùng phi công vũ trụ, cùng chiêm ngưỡng cảnh đẹp huyền thoại của vịnh Hạ Long. Bác đã đặt tên cho hòn đảo này là đảo Ti-tốp.
Khác với nhiều điểm du lịch khác trên Vịnh Hạ Long, ngoài phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, sơn thuỷ hữu tình, đảo Ti Tốp còn sở hữu một bãi tắm tuyệt đẹp, gọi là bãi tắm Ti Tốp. Đến đây, du khách có thể leo lên đỉnh núi để ngắm toàn cảnh hòn đảo xinh đẹp này. Từ trên cao nhìn xuống, bãi tắm Ti Tốp có hình dáng như một vầng trăng ôm trọn lấy chân đảo. Cát ở bãi tắm liên tục được nước thuỷ triều lên xuống rửa sạch, trắng tinh, nước biển trong xanh bốn mùa.
Đảo Ti Tốp
Bãi tắm Ba Trái Đào:
Là một trong những bãi tắm đẹp nổi tiếng trên Vịnh Hạ Long, bãi tắm Ba Trái Đào nằm cách Cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 22km về phía Đông Nam, gần đảo Cát Bà. Đây là một bãi tắm tuyệt đẹp, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, sơn thuỷ hữu tình.
Sở dĩ bãi tắm có tên gọi Ba Trái Đào là vì ở đây có ba bãi cát hình cánh cung trắng mịn, ôm trọn lấy những quả núi có hình trái đào... Ba Trái Đào là ba ngọn núi nhỏ, cao khoảng hơn 20m, trông xa hệt như ba trái đào tiên. Địa danh này gắn liền với một truyền thuyết về tình yêu lãng mạn giữa nàng tiên út xinh đẹp, nết na với chàng trai đánh cá nghèo khổ.
Thêm nữa, phía trên núi đá là các loại thực vật phong phú, trong đó có các loài hoa dại với màu sắc rực rỡ, tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên sống động. Nhưng không phải lúc nào đến đây, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng và được đắm mình ở bãi tắm tuyệt đẹp này. Bởi vì khi thuỷ triều lên cao sẽ nhấn chìm toàn bộ khu vực bãi cát, thường một ngày trung bình bãi tắm này chỉ tắm được khoảng 2-3 giờ. Chính vì thế, muốn tắm biển, trước khi đến khu vực này, du khách nhớ tìm hiểu kỹ lịch con nước...
Bãi Tắm Ba Trái Đào E.Kịch bản các hoạt động hoạt náo trê xe ô tô
6h: Tập trung trên xe, xe bắt đầu di chuyển đến Hạ Long
6h30: Bắt đầu khuấy động không khí:
- Warm up: Chào đoàn và giới thiệu về bản thân
- Giới thiệu qua về các địa điểm đoàn sẽ tới trong chuyến đi
- Giải đáp các thắc mắc và câu hỏi
7h: Dẫn dắt đoàn tham gia các hoạt động, trò chơi:
- Yêu cầu trò chơi: đơn giản, dễ hiểu, có tính đồng đội để tất cả mọi người đều có thể tham gia
- Trò chơi: Hát nối
+ Thời gian: 15-20 phút
+ Cách chơi:
- Chia 2 đội: 2 dãy xe chia làm 2 đội
- Quản trò sẽ chọn chủ đề
- 2 đội chơi lần lượt hát theo chủ đề mà quản trò đã chọn
- Từ cuối cùng hoặc chữ cái đầu của từ cuối cùng trong câu hát của đội 1 sẽ là từ hoặc chữ cái đầu tiên trong câu hát của đội 2 và không được hát lặp lại
- Đội nào không hát được là thua
- Hình phạt: Hát 1 bài hoặc 1 đoạn
- Trò chơi 2: Chuyển mũ
+ Thời gian: 15 phút
+ Cách chơi:
- Cả xe cùng hát 1 bài hát trong khi chuyền mũ, khi bài hát kết thúc mũ đến tay ai thì người đó sẽ phải làm theo yêu cầu của những người khác trên xe
16h: Tập trung lên xe, xe bắt đầu di chuyển về Hà Nội
16h20: Sau khi ổn định, bắt đầu tổ chức hoạt náo:
- Trò chơi: Tôi thấy
+ Thời gian: 15-20 phút
+ Cách chơi:
- Mỗi thành viên sẽ hô “Tôi thấy” cộng với tên của 1 thành viên trong đoàn sự vật đầu tiên mình nhìn thấy kèm theo 1 từ láy với chữ cái đầu tiên của tên người đó\sự vật đó
17h: Mời các thành viên trong đoàn nêu cảm nhận của mình về chuyến đi vừa rồi, địa danh, khoảnh khắc mình ấn tượng nhất
17h30: Đưa ra lời kết, chào đoàn