KHTN 8 Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện - Chân trời sáng tạo

KHTN 8 Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện Chân trời sáng tạo được biên soạn dưới dạng file PDF cho học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức đẻ chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.

KHTN 8 Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện
Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 21 CTST
Câu hỏi 1
Thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
Chuẩn bị: thước nhựa, các vụn giấy, các mảnh nilông, vải khô.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1:Đặt các vụn giấy trên mặt bàn. Đưa một đầu thước nhựa (chưa được cọ xát) đến gần
các vụn giấy. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Bước 2: Dùng vải khô cọ xát nhiều lần vào một đầu thước nhựa rồi tiếp tục đưa đầu thước đã
được cọ xát đến gần các vụn giấy (Hình 21.1a). Quan sát hiện tượng xảy ra.
Bước 3: Thực hiện lại bước 1 và bước 2 nhưng thay các vụn giấy bằng các mảnh nilông (Hình
21.1b).
Trả lời:
- Khi đặt các vụn giấy trên mặt bàn. Đưa một đầu thước nhựa (chưa được cọ xát) đến gần các
vụn giấy. Ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.
- Dùng vải khô cọ xát nhiều lần vào một đầu thước nhựa rồi tiếp tục đưa đầu thước đã được cọ
xát đến gần các vụn giấy. Ta thấy các vụn giấy bám dính vào đầu thước nhựa.
- Thực hiện lại bước 1 và bước 2 nhưng thay các vụn giấy bằng các mảnh nilông.
+ Bước 1: Ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.
+ Bước 2: Ta thấy các mảnh nilông bám dính vào đầu thước nhựa.
Câu hỏi 2
Tiến hành thí nghiệm (Hình 21.2) và mô tả hiện tượng xảy ra với ống nhựa 1 trong từng trường
hợp.
Trả lời:
- Ống nhựa 1 bị đẩy quay ra xa ống nhựa 2 khi đưa đầu ống nhựa 2 đã được cọ xát lại gần
đầu ống nhựa 1 (ống nhựa 1 và ống nhựa 2 đẩy nhau).
- Ống nhựa 1 quay về phía thanh thủy tinh khi đưa đầu thanh thủy tinh đã được cọ xát lại gần
đầu ống nhựa 1 (ống nhựa 1 và ống nhựa 2 hút nhau).
- Ống nhựa 1 và thanh kim loại không có hiện tượng hút hoặc đẩy khi đưa đầu thanh kim loại
đã được cọ xát lại gần đầu ống nhựa 1.
Câu hỏi 3
Quan sát Hình 21.3 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Trước khi cọ xát, thanh cao su và len có nhiễm điện không? Làm thế nào để kiểm tra điều
đó?
b. Sau khi cọ xát, vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm?
Trả lời:
a. Trước khi cọ xát, thanh cao su và len không nhiễm điện.
Kiểm tra: Đưa thanh cao su, len lại gần các vật nhỏ nhẹ (vụn giấy, mảnh nilông, …) không thấy
hiện tượng gì xảy ra chứng tỏ thanh cao su và len không nhiễm điện.
b. Sau khi cọ xát thanh cao su nhiễm điện âm, len nhiễm điện dương.
Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 21 CTST
Luyện tập 1
Có ba vật A, B và C đều bị nhiễm điện. Nếu vật A hút vật B, vật B đẩy vật C. Hãy dự đoán hai
vật A và C sẽ hút nhau hay đẩy nhau?
Trả lời:
Nếu vật A hút vật B thì 2 vật trái dấu nhau.
Nếu vật B đẩy vật C thì 2 vật cùng dấu nhau.
=> Vật C trái dấu với vật A nên hai vật A và C sẽ hút nhau.
Luyện tập 2
Nêu cách để biết một chiếc thước nhựa có nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay
âm.
Trả lời:
- Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không, ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy
vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy vụn thì thước nhựa nhiễm điện.
- Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu quả
cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm còn nếu quả cầu bị hút lại
gần với thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện dương.
| 1/3

Preview text:

KHTN 8 Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện
Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 21 CTST Câu hỏi 1
Thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
Chuẩn bị: thước nhựa, các vụn giấy, các mảnh nilông, vải khô.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1:Đặt các vụn giấy trên mặt bàn. Đưa một đầu thước nhựa (chưa được cọ xát) đến gần
các vụn giấy. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Bước 2: Dùng vải khô cọ xát nhiều lần vào một đầu thước nhựa rồi tiếp tục đưa đầu thước đã
được cọ xát đến gần các vụn giấy (Hình 21.1a). Quan sát hiện tượng xảy ra.
Bước 3: Thực hiện lại bước 1 và bước 2 nhưng thay các vụn giấy bằng các mảnh nilông (Hình 21.1b). Trả lời:
- Khi đặt các vụn giấy trên mặt bàn. Đưa một đầu thước nhựa (chưa được cọ xát) đến gần các
vụn giấy. Ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.
- Dùng vải khô cọ xát nhiều lần vào một đầu thước nhựa rồi tiếp tục đưa đầu thước đã được cọ
xát đến gần các vụn giấy. Ta thấy các vụn giấy bám dính vào đầu thước nhựa.
- Thực hiện lại bước 1 và bước 2 nhưng thay các vụn giấy bằng các mảnh nilông.
+ Bước 1: Ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.
+ Bước 2: Ta thấy các mảnh nilông bám dính vào đầu thước nhựa. Câu hỏi 2
Tiến hành thí nghiệm (Hình 21.2) và mô tả hiện tượng xảy ra với ống nhựa 1 trong từng trường hợp. Trả lời:
- Ống nhựa 1 bị đẩy quay ra xa ống nhựa 2 khi đưa đầu ống nhựa 2 đã được cọ xát lại gần
đầu ống nhựa 1 (ống nhựa 1 và ống nhựa 2 đẩy nhau).
- Ống nhựa 1 quay về phía thanh thủy tinh khi đưa đầu thanh thủy tinh đã được cọ xát lại gần
đầu ống nhựa 1 (ống nhựa 1 và ống nhựa 2 hút nhau).
- Ống nhựa 1 và thanh kim loại không có hiện tượng hút hoặc đẩy khi đưa đầu thanh kim loại
đã được cọ xát lại gần đầu ống nhựa 1. Câu hỏi 3
Quan sát Hình 21.3 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Trước khi cọ xát, thanh cao su và len có nhiễm điện không? Làm thế nào để kiểm tra điều đó?
b. Sau khi cọ xát, vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm? Trả lời:
a. Trước khi cọ xát, thanh cao su và len không nhiễm điện.
Kiểm tra: Đưa thanh cao su, len lại gần các vật nhỏ nhẹ (vụn giấy, mảnh nilông, …) không thấy
hiện tượng gì xảy ra chứng tỏ thanh cao su và len không nhiễm điện.
b. Sau khi cọ xát thanh cao su nhiễm điện âm, len nhiễm điện dương.
Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 21 CTST Luyện tập 1
Có ba vật A, B và C đều bị nhiễm điện. Nếu vật A hút vật B, vật B đẩy vật C. Hãy dự đoán hai
vật A và C sẽ hút nhau hay đẩy nhau? Trả lời:
Nếu vật A hút vật B thì 2 vật trái dấu nhau.
Nếu vật B đẩy vật C thì 2 vật cùng dấu nhau.
=> Vật C trái dấu với vật A nên hai vật A và C sẽ hút nhau. Luyện tập 2
Nêu cách để biết một chiếc thước nhựa có nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm. Trả lời:
- Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không, ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy
vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy vụn thì thước nhựa nhiễm điện.
- Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu quả
cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm còn nếu quả cầu bị hút lại
gần với thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện dương.