Khuynh hướng văn học và loại hình tác giả Văn học trung đại Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Khuynh hướng văn học và loại hình tác giả Văn học trung đại Việt Nam | Đại học Sư Phạm Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: Khuynh hướng văn học và loại hình tác giả
Văn học trung đại Việt Nam
TÊN CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ SỐ 2
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn
Lớp: K70A6 khoa Ngữ Văn
Mã sinh viên: 70561290
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
MINH CHỨNG TURNITIN
TÊN ĐỀ TÀI:
Câu 1: Phân tích sự giao thoa cảm hứng nhân đạo - thế sự trong bài thơ “Điệp tử
thư trung” (Nguyễn Du) và “Xuân dạ liên nga” (Nguyễn Khuyến), qua đó rút ra
những kết luận về đặc điểm loại hình của hai tác giả.
Câu 2: Trình bày tiền đề hình thành cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại
Việt Nam.
MỤC LỤC
Câu 1:............................................................................................................................1
1. Lời mở đầu..........................................................................................................1
2. Giải quyết vấn đề................................................................................................1
2.1. Sự giao thoa cảm hứng nhân đạo - thế sự trong bài thơ “Điệp tử thư trung”
(Nguyễn Du)............................................................................................................1
2.2. Sự giao thoa cảm hứng nhân đạo - thế sự trong bài thơ “Xuân dạ liên nga”
của Nguyễn Khuyến.................................................................................................7
2.3. Liên hệ đến đặc điểm loại hình của hai tác giả Nguyễn Du và Nguyễn
Khuyến:..................................................................................................................12
3. Kết luận..............................................................................................................12
Câu 2:..........................................................................................................................13
DANH MỤC THAM KHẢO.....................................................................................15
Câu 1:
1. Lời mở đầu
Văn học trung đại Việt Nam hai giai đoạn thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX và
giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX phát triển theo nhiều khuynh hướng cảm hứng: khuynh
hướng đạo lí, khuynh hướng yêu nước, khuynh hướng hiện thực, khuynh hướng nhân
đạo chủ nghĩa,... Tuy được phân loại theo những đặc điểm khác nhau nhưng các
khuynh hướng cảm hứng không tồn tại độc lập, tách rời mà chúng luôn giao thoa, kết
hợp lại với nhau trong những tác phẩm văn học trung đại cụ thể. Trong đó, độc đáo,
mới mẻ và nổi bật có lẽ là sự giao thoa giữa cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thế sự.
Cảm hứng nhân đạo được thể hiện qua “lòng thương người, sự thấu hiểu, đồng cảm
với những nỗi đau khổ của con người; hướng tới con người bình thường, nghèo
khổ; nạn nhân của tầng lớp thống trị suy đồi hoặc tệ nạn xã hội”. Trong khi đó, cảm
hứng thế sự là sự “đề cập đến các vấn đề nhân sinh, xã hội có tính chất đời thường,
thế tục và thể hiện quan niệm, thái độ, cách phân tích, đánh giá, phê bình, lí giải của
tác giả.” Trong nhiều tác phẩm, hai cảm hứng này giao thoa, kết hợp với nhau để thể
hiện một cách trọn vẹn những tư tưởng, tình cảm, tâm sự của tác giả. Trong khuôn
khổ bài tiểu luận này, em xin được Phân tích sự giao thoa cảm hứng nhân đạo - thế sự
trong bài thơ Điệp tử thư trung (Nguyễn Du) và Xuân dạ liên nga (Nguyễn Khuyến) .
Để từ đó nhằm chứng minh sự ảnh hưởng lẫn nhau của hai khuynh hướng cảm hứng
này cũng như để liên hệ và chỉ ra đặc điểm loại hình của hai tác giả lớn trong nền văn
học trung đại Việt Nam.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Sự giao thoa cảm hứng nhân đạo - thế sự trong bài thơ “Điệp tử thư trung”
(Nguyễn Du).
2.1.1. Đôi nét về nhà thơ Nguyễn Du và tập thơ chữ Hán “Thanh Hiên thi tập”.
Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào của dân tộc và là danh nhân văn hóa thế
giới. Ông đã để lại nhiều những tập thơ quý báu cho nền văn học nước nhà. Cùng với
Truyện Kiều, các thi tập chữ Hán của Nguyễn Du đã góp phần làm nên diện mạo thơ
ca trung đại và là nguồn tư liệu giúp chúng ta tìm hiểu thế giới mới đích là “sáng tác”,
1
nên xem nó là phát ngôn viên chính thức của Nguyễn Du nội tâm của tác giả. Vì vậy,
khi đánh giá về thơ chữ Hán Nguyễn Du, nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên đã viết:
“Truyện Kiều là “diễn âm”, “lỡ tay” mà thành kiệt tác, còn thơ chữ Hán”. “Thanh
hiên thi tập” là một trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, gồm 78 bài thơ, được
nhà thơ sáng tác trong những năm bi thương nhất của cuộc đời khi gia đình lớn tan
tác, anh em chia lìa, bản thân phiêu bạt, nương nhờ nơi đất khách quê người cả chục
năm trời.
Bài thơ chữ “Hán Điệp tử thư trung” (“Con bướm chết trong sách”) được xếp ở
sát cuối phần “Làm quan ở Bắc hà” (1802-1804), trong “Thanh Hiên thi tập”. Có thể
nói đây là một trong những bài thơ hay nhất, và kỳ lạ bậc nhất của Tố Như, khi ông
chưa tới tuổi “tam thập nhi lập”. Là một trung thần nhà Lê nhân lúc Tây Sơn đang say
men chiến thắng, Nguyễn Du lui về quê và sống ẩn dật. Bài thơ “Điệp tử thư trung” ra
đời trong hoàn cảnh đó và thể hiện nỗi lòng của người thi sĩ trước hoàn cảnh trớ trêu
của cuộc đời mình thông qua sự giao thoa giữa hai khuynh hướng cảm hứng nổi bật là
cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thế sự.
2.1.2. Cảm hứng nhân đạo trong bài thơ “Điệp tử thư trung” (Nguyễn Du).
2.1.2.1. Nỗi buồn thương thân, cảm thương cho kiếp sống mòn mỏi, vô nghĩa
giữa thời loạn lạc, thất thế.
Hình ảnh nổi bật của bài thơ là bướm và sách. Những hình ảnh khác xoay quanh thi
đề “điệp tử thư trung”, con bướm chết giữa trang sách. Bướm từ lâu đã trở thành một
hình ảnh quen thuộc trong thơ ca, trong đó có những câu chuyện liên quan đến điển
tích Trang Chu hóa bướm (“Không biết là có phải Trang Chu nằm mộng thấy mình
hóa bướm hay là bướm nằm mộng thấy mình biến thành Trang Chu” (Nam hoa kinh).
Hình ảnh cánh bướm thường đi cùng với các hình ảnh quen thuộc khác như trướng
huỳnh, song huỳnh, vân song hay song hồ,... Hình ảnh sách không chỉ là hình tượng
nghệ thuật quen thuộc của thi ca mà còn là hình ảnh trở đi trở lại trong thơ Nguyễn
Du. Sách với nhà thơ Tiên Điền đã trở thành một nguồn nuôi dưỡng cảm xúc trong
thơ ông, trở thành tri âm tri kỉ, là “gia bảo”, là máu thịt thậm chí có thể coi là một thứ
định mệnh gắn bó với ông suốt cả cuộc đời. Có thể thấy ông luôn dành một tình cảm
đặc biệt với sách, một biểu tượng của tri thức và sự minh triết, nguồn cảm hứng vô
2
tận của Nguyễn Du trong thơ ca của ông nói chung và trong những bài thơ chữ Hán
nói riêng của ông. “Điệp tử thư trung” không phải là một bài thơ vịnh con bướm như
trong nhiều bài thơ viết về những hình ảnh thiên nhiên của thơ cổ. Bài thơ mượn hình
ảnh con bướm đã chết khô trong trang sách cũ mà chợt nảy sinh cảm hứng gửi gắm
những tâm sự bi thương.
Cảm hứng nhân đạo trong bài thơ được thể hiện từ những câu thơ đầu tiên:
Câu thừa đề: “Vân song tằng kỷ nhiễm thư hương”
(“Thư phòng bao lâu nay nhiễm hương thơm của sách”)
Vẫn là căn thư phòng đó được Nguyễn Du miêu tả trong thơ trữ tình: “Xử sĩ môn
tiền thanh giả san/ Chẩm bạn thúc thư phù bệnh cốt/ Táo đầu chung nhật vô yên hòa”.
Căn phòng đơn sơ, giản dị, không sang trọng nhưng lại là nơi “Bất dung trần cấu tạp
thanh hư” (“nơi trong sạch bụi bặm không thể lẫn vào”). Không chỉ vậy, căn phòng
còn là nơi “nhiễm thư hương”. Đó là “hương thơm” được toát ra từ một thứ chữ
nghĩa, văn chương có “Tình là gốc, lời là cảnh, thanh là hoa, nghĩa là quả: cảm động
lòng người trước hết không gì bằng tình, đầu tiên không gì bằng lời, tha thiết không gì
bằng thanh, sâu xa không gì bằng nghĩa” (Bạch Cư Dị). Đó là thứ văn chương mà cả
đời Nguyễn Du theo đuổi, nó như một thứ ánh sáng bằng ngôn từ đem lại ý nghĩa lớn
lao thanh lọc, sưởi ấm tâm hồn Nguyễn Du trong cuộc đời nhiều bi thương, hỗn loạn
của ông.
Câu phá đề: “Tạ khước phong lưu vị thị cuồng.”
(“Từ bỏ vị phong lưu không thể cho là dại”).
Hai chữ “phong lưu” ( ) của chữ Hán, theo từ điển Hán Việt Đào Duy Anh, 風流
trong văn cảnh này được hiểu là: thói riêng, tinh thần riêng (của con bướm) giống như
ngọn gió hay lang thang đây đó, như nước chảy trôi dạt không phương hướng (“lưu
phong dư vận”). Hiểu sâu xa hơn trong văn cảnh này, hai chữ “phong lưu” còn mang
hàm ý chỉ cuộc sống giàu sang, xa hoa, địa vị xã hội cao,... Khi kết hợp với câu thơ
thừa đề và câu phá đề này có thể hiểu là: Việc buộc phải từ bỏ thói bay nhảy, nhởn
nhơ thưởng hoa, thưởng trăng ngoài kia (như con bướm) để khép mình trong cái
3
không gian đẫm “thư hương” này đâu phải là dại. Cái “dại” được hiểu theo nghĩa
Khôn- Dại của người đương thời, được Nguyễn Bỉnh Khiêm viết trong “Nhàn”: “Ta
dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”. Suốt mười năm phiêu
bạt, gặp biết bao sóng gió, gian truân, tha hương, đầu sông cuối bãi, nhà thơ lúc này
đây trở về quê hương, muốn dừng lại, tĩnh dưỡng, thanh lọc lại tâm hồn bi thương, u
uất. Đó cũng là lúc, hết thiết tha với những danh lợi, chí hướng anh hùng, mới thấy
tấm lòng xưa nhẹ nhõm: “Anh hùng tâm sự hoang trì sính/ Danh lợi doanh trường lụy
tiếu tần/ Nhân tự tiêu điều xuân tự hảo, Xuân tiêu lữ thứ”.
Hai câu thực: “Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch
Tàn hồn vô lệ khốc văn chương”.
(“Mệnh tuy bạc, nhưng cũng có duyên lưu lại với sách/ Hồn tàn không có nước mắt
mà khóc văn chương, hồn tàn khóc văn chương không nước mắt”).
Con bướm tuy yểu mệnh, “bạc mệnh” nhưng lại có duyên với sách vở, khi chết
được làm một tiêu bản trong các trang sách. Cái “hữu duyên” ấy luôn được Nguyễn
Du coi là “Văn đạo”, đối nghịch với những nghiệp chướng mà nhà thơ không ít lần
gặp trên đường đời. Những lúc như vậy, văn chương là người bạn trút bầu tâm sự, làm
nơi giải thoát cho những bi thương, đổ vỡ của đời ông.
Câu thơ thực thứ hai là câu thơ sáng nhất của bài thơ và cũng là câu thơ “hóc”
nhất không chỉ trong “Điệp tử thư trung” mà còn là một trong những ý thơ khó hiểu
nhất trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Từ “khốc” trong bài thơ có điều gì khác biệt
so với “khấp” trong “Độc Tiểu Thanh kí”? “Khấp” là khóc chỉ có nước mắt mà không
thành tiếng, còn “khốc” là khóc thành tiếng một cách bi thương, thống thiết. Tiếng
“khốc” trong bài thơ mang sức nặng giá trị nhân đạo của bài thơ khi đi cùng với “vô
lệ”. Khóc mà không ra nước mắt, có lẽ đó mới là cái khóc đau đớn, xót xa nhất. Bi
kịch là ở chỗ hồn đã tàn, dù thể xác còn lưu lại với “thư hương” thì cũng đành bất lực.
Con bướm muốn khóc cho văn chương nhưng chỉ đành vô lệ vì cái tinh khí của đời,
cái “hồn” đã thoát khỏi thể xác kia của nó mới là “phương tiện” để nó giao lưu, hòa
nhập với tinh hoa văn chương. Mượn hình ảnh đó, Nguyễn Du cũng “khốc” văn
chương, hay chính là những khát vọng ông chưa thể thực hiện cho văn chương cho
4
đến thời điểm đó, khi mà ông vừa mới thoát khỏi cảnh phiêu bạt, “phong lưu” nơi đất
khách quê người, khốn khó, đói nghèo vây bủa. Điều này vẫn luôn ám ảnh bám theo
nhà thơ, một người thấy “Bạch đầu thiên lí tẩy thu phong” (“Nhiếp Khẩu đạo trung”)
từ khi còn trẻ tuổi.
2.1.2.2. Nguyễn Du khẳng định cá tính, phẩm chất của con người cá nhân trong
ông – một con người cứng cỏi, trong sáng và thanh cao,…
Hai câu luận: “Đố ngư dị tỉnh phồn hoa mộng
Huỳnh hỏa nan hôi cẩm tú trường.”
(Con mọt sách dễ tỉnh giấc mộng phồn hoa/ Lửa đom đóm khó đốt cháy được tấm
lòng gấm vóc).
“Mộng phồn hoa” là giấc mơ danh vọng, lợi lộc cao sang, ở nơi đó tạo ra những
“Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm” (Truyện Kiều), một xã hội được gọi là “Cõi
người ta” trong Truyện Kiều. Thế nhưng “Giấc mộng phồn hoa” của “Cuộc đời trăm
năm thương thay chỉ là chớp mắt” (“Mạn hứng”) nên con mọt gỗ may mắn được gặm
sách cũng có thể dễ tỉnh mộng. Và cũng chỉ có những người nghệ sĩ ưu thời mẫn thế,
một lòng đau đáu văn chương, “văn đạo” như Nguyễn Du thì mới có thể “phá bỏ cuộc
mê này”. “Tấm lòng gấm vóc” (“cẩm tú trường”) ý nói tới tài văn chương. Nhà thơ tự
khẳng định lẽ sống của cuộc đời ông để “dĩ bất biến ứng vạn biến”, dù số phận có đưa
đẩy đến hoàn cảnh bi kịch đến đâu thì nhà thơ đã có “tấm lòng gấm vóc” mà “lửa đom
đóm khó đốt cháy được”. “Lửa đom đóm” có thể hiểu là những phù vân của danh lợi,
những ước vọng tầm thường khiến con người ta dễ sa đọa, không còn là chính mình.
Là một người sống trong không gian nhiễm “hương thư” từ khi còn nhỏ, tấm lòng
thủy chung với sách nên nhà thơ sẽ không lúc nào rời bỏ chí hướng kể cả khi thân
phận như “Ngọn cỏ bồng lìa gốc trước luồng gió tây thổi mạnh, không biết cuối cùng
sẽ bay đến nơi đâu”.
Từ việc luận về Thời và giá trị của cá nhân, Nguyễn Du đi tới hai câu Kết:
“Văn đạo dã ưng cam nhất tử,
Dâm thư do thắng vị hoa mang.”
5
(“Được nghe đạo lý rồi chết cũng cam/ Ham mê sách còn hơn mải miết đắm đuối vì
hoa.”)
“Văn đạo” được nhà thơ mượn trong Luận ngữ của Khổng tử (“Sáng được nghe
giảng đạo lý, chiều tối chết cũng hả”), tương ứng với vòng đời ngắn ngủi của con
bướm trong văn cảnh, tác giả nhấn mạnh giá trị văn chương mà mình theo đuổi: “Văn
chương nghìn thuở nơi chín suối vẫn có mùi hương” (“Thiên cổ trùng tuyền thượng
hữu hương”- Âu Dương Văn Trung Công mộ), trong cái “Cuộc vui buồn trăm năm
bao giờ mới hết? Sách vở đầy bốn vách, bao nhiêu cũng vừa” (Tạp ngâm 1). Giờ đây,
com bướm đã nằm sách, đắm mình trong những hương thơm của sách. Như vậy chết
cũng cam, việc đó còn đáng trân quý hơn rất nhiều lần so với việc mải mê vì hoa khi
còn sống. Một cách nói có phần tưởng chừng như khuếch đại nhưng đó là một cách
diễn đạt như khắc sâu vào tâm trí người đọc về ý nghĩa của sự sống trong mối quan hệ
với văn chương mà ông theo đuổi, đó cũng là triết lí mà nhà thơ tôn thờ.
2.1.3. Cảm hứng thế sự trong bài “ Điệp tử thư trung” của Nguyễn Du.
“Điệp tử thư trung” tiếp tục là một bài thơ phản ánh bức tranh đời sống xã hội,
chính trị đương thời: giai cấp thống trị suy đồi; chiến tranh loạn lạc; cuộc sống của
người dân đói khổ, bế tắc,… trong rất nhiều những bài thơ chữ Hán chứa đựng nỗi
niềm này của Nguyễn Du. Xã hội cuối thế kỉ XVIII vô cùng hỗn độn, bất công khi đại
diện cho cái xã hội đó không còn là minh quân, thánh đế nữa. Chiến tranh, bạo loạn,
cướp bóc,... tất cả đã khiến Nguyễn Du thấy chán nản với cái xã hội đương thời, mà
lựa chọn cuộc sống ẩn dật với "Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán" (kẻ theo phường săn
Hồng Lĩnh) hay "Nam Hải điếu đồ" (người thợ chài ở cửa biển Nam). Ông xa lánh thế
tục, cái xã hội mà có quá nhiều sự hỗn độn, đảo lộn cả luân lí đạo thường, xa lánh cái
gọi là “phong lưu” để trở về với thư phòng, gắn bó với những trang sách thơm, theo
đuổi những triết lí văn chương trân quý.
Những biến động lịch sử dữ dội, sự thay đổi các triều đại khiến cho các nhà Nho
thời bấy giờ “cảm thấy xã hội cũ đang tan vỡ, mọi giá trị của nó đứt tung không tài
nào cứu vãn nổi”. Nhưng ở một khía cạnh khác, Nguyễn Du bất chấp những ngổn
ngang, hỗn loạn đó, vẫn luôn khát khao cho mình một cuộc sống đẹp đẽ, thanh thản,
6
thanh cao, thanh khiết trong tâm hồn. Ngay cả khi bế tắc, gánh nặng cơm áo ghì trên
vai, Nguyễn Du vẫn dựa vào những giá trị ấy mà vươn lên, dựa vào những tâm niệm
cao quý ấy mà vượt qua nghịch cảnh, những bi thương của gia đình và triều đại mà
ông phải đối mặt. Dù không còn nuôi chí lớn làm quan như Nghiêu, Thuấn nhưng
Nguyễn Du vẫn là người tráng sĩ hiên ngang, kiêu hãnh bởi người con Tiên Điền ấy
đã không chấp nhận tha hóa theo thói tục tầm thường theo dòng chảy danh vọng, lợi
lộc mà nguyện làm “Điệp tử thư trung”.
Tiểu kết: Có thể thấy cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thế sự đã giao thoa với nhau
trong “Điệp tử thư trung”, đến mức ta không thể tách biệt rạch ròi giữa hai cảm hứng
này nữa. Cảm hứng thế sự là nguồn cơn để nhà thơ xa lánh thế tục, quyết giữ cho
mình một tâm hồn thanh khiết. Cảm hứng nhân đạo cũng trở thành nguồn tác động để
nhà thơ đưa ra những quyết định vững vàng trước những thói tục tầm thường mà nhà
thơ gặp không ít lần trên đường đời. Dù là cảm hứng nào thì cũng đã giao thoa như
hợp lại làm một và tạo nên một “Điệp tử thư trung” chứa đựng nỗi niềm sâu sắc của
Nguyễn Du, trở thành một trong những bài thơ chữ Hán xuất sắc nhất của Nguyễn
Du.
2.2. Sự giao thoa cảm hứng nhân đạo - thế sự trong bài thơ “Xuân dạ liên nga”
của Nguyễn Khuyến.
2.2.1. Đôi nét về nhà thơ Nguyễn Khuyến và tập thơ “Quế sơn thi tập”.
Thi hào Nguyễn Khuyến (1835-1909) được biết đến là nhà thơ lớn với cái tên
"Tam nguyên Yên Ðổ". Trải hai mươi năm theo nghiệp khoa cử, Nguyễn Khuyến từng
đỗ đầu ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Ðình, ông có hơn mười năm tham gia chính sự
rồi kiên quyết cáo hưu ở tuổi năm mươi (1884) và mất tại quê nhà...
“Quế sơn thi tập” được viết chủ yếu trong thời gian ở ẩn, xa lánh thế tục, “tập
thơ trĩu nặng tâm tư của Tam Nguyên Yên Đổ, một ẩn quan trước thời thế”, một nỗi
day dứt, trăn trở, dằn vặt trước xã hội đương thời (cuối thế kỉ XIX). Bài thơ “Xuân dạ
liên nga” trích trong tập thơ “Quế sơn thi tập”, trong hoàn cảnh nhà thơ đã lựa chọn
con đường từ quan về quê ở ẩn trước tình hình xã hội rối ren, đảo lộn.
2.2.2. Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Xuân dạ liên nga”.
7
Đó là nỗi đau xót cho kiếp người trong hoàn cảnh nhiễu nhương, tiếc thương cho
những bậc văn trung nghĩa sĩ dám xả thân vì nghĩa lớn.
Hai câu đề: “Tiễn nhĩ tiêm tiêm nhất vũ hàn,
Đầu minh nhi tử, tử nhi an.”
(“Khen mày là loài có cánh bé nhỏ/ Lại biết gieo mình vào chỗ sáng mà chết, chết rồi
thì yên tâm.” )
Thiêu thân là con vật nhỏ bé, có cánh và có một tập tính thấy đèn sáng là lao vào
mặc cho ánh đèn đó có sức nóng thế nào và cạm bẫy ra sao. Có người cho rằng: Bài
thơ này tác giả làm khi nghe tin cụ Nghè Dao Cù bị giặc Pháp giết, nhân lúc có con
thiêu thân sa vào đọi dầu trên án thư mà chết, liền mượn đề để ngụ ý. Cụ Nghè Dao
Cù tức Vũ Hữu Lợi, người làng Dao Cù, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, đậu Tiến
sĩ khoa Ất Hợi đời Tự Đức (1875). Giặc Pháp lấy tỉnh Nam Định, cụ mưu khôi phục
nhưng việc bị lộ, giặc Pháp xử chém cụ tại tỉnh lỵ Nam Định. Tuy nhiên ở đây ý thơ
không phải chê trách hay bài xích khi so sánh hai sự việc có phần tương đồng trên.
Ngược lại, Nguyễn Khuyến như đang khóc thương cho số phận của người bạn đồng
học, chưa kịp khởi sự thì đã bị bắt và xử tử. Nhà thơ bày tỏ nỗi niềm tiếc thương cho
sự hi sinh của bậc tri thức anh dũng cũng là sự nghiêng mình trước những văn thân
yêu nước dám xả thân vì nghĩa lớn.
“Cô đăng sát nhĩ do liên nhĩ.
Đáo đắc thành hôi lệ vị can.”
(“Ngọn đèn le lói tuy giết mày nhưng vẫn thương mày/ Cho đến lúc thành tro mà lệ
vẫn chưa khô.”)
Đó là cái chết vinh quang, cao cả sau khi tận tâm, tận sức vì nhân dân, vì quốc
gia đại sự. Câu thơ “Đáo đắc thành hôi lệ vị can” lấy ý từ câu thơ trong bài “Vô đề”
của Lý Thương Ẩn đời Đường: “Xuân tàm đáo tử ty phương tận/ Lạp cự thành hôi lệ
thủy can”. Câu thơ này tạo ra một hàm ý: cho dù bể cạn đá mòn tình cảm vẫn không
thay đổi, làm xúc động tâm hồn độc giả đến thiên thu vạn đại, còn với Nguyễn
Khuyến, nhà thơ muốn nhấn mạnh tấm lòng son sắt, luôn đau đáu vì dân, vì nước của
8
những nghĩa sĩ của phong trào Cần Vương, để dù cho có chết đi thì lí tưởng “đền nợ
nước” trong họ vẫn sáng ngời. Con thiêu thân với cuộc sống ngắn ngủi của mình đã
biết tìm đến ánh sáng mà ra đi dẫu biết ánh sáng đó có nóng rực thiêu đốt thân xác
nhưng nó nguyện lao mình vì cái chết huy hoàng ấy. Xả thân vì giang sơn xã tắc của
những chiến sĩ của phong trào Cần Vương khiến Nguyễn Khuyến nghiêng mình cảm
phục, bày tỏ niềm tiếc thương bởi đó là một điều mà Nguyễn Khuyến chưa dũng cảm
làm và cũng bởi ông biết vận nước đã tận.
2.2.3. Cảm hứng thế sự trong bài thơ “Xuân dạ liên nga” của Nguyễn Khuyến.
Đó là nỗi day dứt, dằn vặt của Nguyễn Khuyến trước nỗi dằn vặt, đau đớn khi
lực bất tòng tâm trước thời thế loạn lạc, cô đơn, bế tắc trước vấn đề Xuất-Xử.
“Nhược vi thảng thốt lâm nghi dị,
Đáo đắc thuân tuần biện diệc nan.”
(“Nếu là thảng thốt mà xông vào chỗ chết thì còn dễ,
Nhưng dùng dằng mà quyết chết được, thực là khó.”)
Là một người luôn coi trọng danh tiết nên những câu thơ của ông cũng thể hiện
rõ ràng sự đề cao ấy. Nguyễn Khuyến ngồi trước đèn, nhìn con thiêu thân mà suy nghĩ
về phẩm chất của nó và thấy ở đó một tượng trưng về cái chết. Biết tìm đến nơi sáng
mà chết, không chết hăng máu, liều mình mà con thiêu thân lại ung dung bay lượn,
nghĩ ngợi trước rồi mới chết. Đến những câu thơ thực này, ý thơ đã chuyển dần sang
nỗi niềm, suy nghĩ day dứt, khổ sở của cá nhân Nguyễn Khuyến.
Sự băn khoăn, khổ tâm ấy gắn chặt với bối cảnh xã hội và tình thế, chí hướng
của nhà thơ lúc bấy giờ. Từ thuở niên thiếu, vốn dòng dõi là gia đình Nho gia,
Nguyến Khuyến đã nổi tiếng học giỏi khắp vùng. Vì thế mà cuộc đời ông được vạch
ra theo trình tự: học hành-thi đỗ-làm quan. Sau nhiều năm dùi mài kinh sử, cận kề đèn
sách, Nguyễn Khuyến đã đậu Tam Nguyên. Đến năm 1858, khi Pháp chính thức nổ
tiếng súng xâm lược nước ta, vua Tự Đức băng hà khiến triều đình rối ren, hỗn loạn
như rắn mất đầu. Nguyễn Khuyến là một nhà Nho theo đạo Thánh Hiền, lấy chữ
“Trung” làm trọng. Cho nên ông luôn một lòng hướng về vua, luôn quan niệm trung
9
| 1/19

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: Khuynh hướng văn học và loại hình tác giả
Văn học trung đại Việt Nam
TÊN CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ SỐ 2
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn
Lớp: K70A6 khoa Ngữ Văn
Mã sinh viên: 70561290
Hà Nội, tháng 12 năm 2021 MINH CHỨNG TURNITIN TÊN ĐỀ TÀI:
Câu 1: Phân tích sự giao thoa cảm hứng nhân đạo - thế sự trong bài thơ “Điệp tử
thư trung” (Nguyễn Du) và “Xuân dạ liên nga” (Nguyễn Khuyến), qua đó rút ra
những kết luận về đặc điểm loại hình của hai tác giả.

Câu 2: Trình bày tiền đề hình thành cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam. MỤC LỤC
Câu 1:............................................................................................................................1
1. Lời mở đầu..........................................................................................................1
2. Giải quyết vấn đề................................................................................................1
2.1. Sự giao thoa cảm hứng nhân đạo - thế sự trong bài thơ “Điệp tử thư trung”
(Nguyễn Du)............................................................................................................1
2.2. Sự giao thoa cảm hứng nhân đạo - thế sự trong bài thơ “Xuân dạ liên nga”
của Nguyễn Khuyến.................................................................................................7
2.3. Liên hệ đến đặc điểm loại hình của hai tác giả Nguyễn Du và Nguyễn
Khuyến:..................................................................................................................12
3. Kết luận..............................................................................................................12
Câu 2:..........................................................................................................................13
DANH MỤC THAM KHẢO.....................................................................................15 Câu 1: 1. Lời mở đầu
Văn học trung đại Việt Nam hai giai đoạn thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX và
giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX phát triển theo nhiều khuynh hướng cảm hứng: khuynh
hướng đạo lí, khuynh hướng yêu nước, khuynh hướng hiện thực, khuynh hướng nhân
đạo chủ nghĩa,... Tuy được phân loại theo những đặc điểm khác nhau nhưng các
khuynh hướng cảm hứng không tồn tại độc lập, tách rời mà chúng luôn giao thoa, kết
hợp lại với nhau trong những tác phẩm văn học trung đại cụ thể. Trong đó, độc đáo,
mới mẻ và nổi bật có lẽ là sự giao thoa giữa cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thế sự.
Cảm hứng nhân đạo được thể hiện qua “lòng thương người, sự thấu hiểu, đồng cảm
với những nỗi đau khổ của con người; hướng tới con người bình thường, nghèo
khổ; nạn nhân của tầng lớp thống trị suy đồi hoặc tệ nạn xã hội”. Trong khi đó, cảm
hứng thế sự là sự “đề cập đến các vấn đề nhân sinh, xã hội có tính chất đời thường,
thế tục và thể hiện quan niệm, thái độ, cách phân tích, đánh giá, phê bình, lí giải của
tác giả.” Trong nhiều tác phẩm, hai cảm hứng này giao thoa, kết hợp với nhau để thể
hiện một cách trọn vẹn những tư tưởng, tình cảm, tâm sự của tác giả. Trong khuôn
khổ bài tiểu luận này, em xin được Phân tích sự giao thoa cảm hứng nhân đạo - thế sự
trong bài thơ Điệp tử thư trung (Nguyễn Du) và Xuân dạ liên nga (Nguyễn Khuyến) .
Để từ đó nhằm chứng minh sự ảnh hưởng lẫn nhau của hai khuynh hướng cảm hứng
này cũng như để liên hệ và chỉ ra đặc điểm loại hình của hai tác giả lớn trong nền văn
học trung đại Việt Nam.
2. Giải quyết vấn đề 2.1. Sự giao thoa
cảm hứng nhân đạo - thế sự trong bài thơ “Điệp tử thư trung” (Nguyễn Du).
2.1.1. Đôi nét về nhà thơ Nguyễn Du và tập thơ chữ Hán “Thanh Hiên thi tập”.
Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào của dân tộc và là danh nhân văn hóa thế
giới. Ông đã để lại nhiều những tập thơ quý báu cho nền văn học nước nhà. Cùng với
Truyện Kiều, các thi tập chữ Hán của Nguyễn Du đã góp phần làm nên diện mạo thơ
ca trung đại và là nguồn tư liệu giúp chúng ta tìm hiểu thế giới mới đích là “sáng tác”, 1
nên xem nó là phát ngôn viên chính thức của Nguyễn Du nội tâm của tác giả. Vì vậy,
khi đánh giá về thơ chữ Hán Nguyễn Du, nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên đã viết:
“Truyện Kiều là “diễn âm”, “lỡ tay” mà thành kiệt tác, còn thơ chữ Hán”. “Thanh
hiên thi tập” là một trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, gồm 78 bài thơ, được
nhà thơ sáng tác trong những năm bi thương nhất của cuộc đời khi gia đình lớn tan
tác, anh em chia lìa, bản thân phiêu bạt, nương nhờ nơi đất khách quê người cả chục năm trời.
Bài thơ chữ “Hán Điệp tử thư trung” (“Con bướm chết trong sách”) được xếp ở
sát cuối phần “Làm quan ở Bắc hà” (1802-1804), trong “Thanh Hiên thi tập”. Có thể
nói đây là một trong những bài thơ hay nhất, và kỳ lạ bậc nhất của Tố Như, khi ông
chưa tới tuổi “tam thập nhi lập”. Là một trung thần nhà Lê nhân lúc Tây Sơn đang say
men chiến thắng, Nguyễn Du lui về quê và sống ẩn dật. Bài thơ “Điệp tử thư trung” ra
đời trong hoàn cảnh đó và thể hiện nỗi lòng của người thi sĩ trước hoàn cảnh trớ trêu
của cuộc đời mình thông qua sự giao thoa giữa hai khuynh hướng cảm hứng nổi bật là
cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thế sự.
2.1.2. Cảm hứng nhân đạo trong bài thơ “Điệp tử thư trung” (Nguyễn Du).
2.1.2.1. Nỗi buồn thương thân, cảm thương cho kiếp sống mòn mỏi, vô nghĩa
giữa thời loạn lạc, thất thế.
Hình ảnh nổi bật của bài thơ là bướm và sách. Những hình ảnh khác xoay quanh thi
đề “điệp tử thư trung”, con bướm chết giữa trang sách. Bướm từ lâu đã trở thành một
hình ảnh quen thuộc trong thơ ca, trong đó có những câu chuyện liên quan đến điển
tích Trang Chu hóa bướm (“Không biết là có phải Trang Chu nằm mộng thấy mình
hóa bướm hay là bướm nằm mộng thấy mình biến thành Trang Chu” (Nam hoa kinh).
Hình ảnh cánh bướm thường đi cùng với các hình ảnh quen thuộc khác như trướng
huỳnh, song huỳnh, vân song hay song hồ,... Hình ảnh sách không chỉ là hình tượng
nghệ thuật quen thuộc của thi ca mà còn là hình ảnh trở đi trở lại trong thơ Nguyễn
Du. Sách với nhà thơ Tiên Điền đã trở thành một nguồn nuôi dưỡng cảm xúc trong
thơ ông, trở thành tri âm tri kỉ, là “gia bảo”, là máu thịt thậm chí có thể coi là một thứ
định mệnh gắn bó với ông suốt cả cuộc đời. Có thể thấy ông luôn dành một tình cảm
đặc biệt với sách, một biểu tượng của tri thức và sự minh triết, nguồn cảm hứng vô 2
tận của Nguyễn Du trong thơ ca của ông nói chung và trong những bài thơ chữ Hán
nói riêng của ông. “Điệp tử thư trung” không phải là một bài thơ vịnh con bướm như
trong nhiều bài thơ viết về những hình ảnh thiên nhiên của thơ cổ. Bài thơ mượn hình
ảnh con bướm đã chết khô trong trang sách cũ mà chợt nảy sinh cảm hứng gửi gắm
những tâm sự bi thương.
Cảm hứng nhân đạo trong bài thơ được thể hiện từ những câu thơ đầu tiên:
Câu thừa đề: “Vân song tằng kỷ nhiễm thư hương”
(“Thư phòng bao lâu nay nhiễm hương thơm của sách”)
Vẫn là căn thư phòng đó được Nguyễn Du miêu tả trong thơ trữ tình: “Xử sĩ môn
tiền thanh giả san/ Chẩm bạn thúc thư phù bệnh cốt/ Táo đầu chung nhật vô yên hòa”.
Căn phòng đơn sơ, giản dị, không sang trọng nhưng lại là nơi “Bất dung trần cấu tạp
thanh hư” (“nơi trong sạch bụi bặm không thể lẫn vào”). Không chỉ vậy, căn phòng
còn là nơi “nhiễm thư hương”. Đó là “hương thơm” được toát ra từ một thứ chữ
nghĩa, văn chương có “Tình là gốc, lời là cảnh, thanh là hoa, nghĩa là quả: cảm động
lòng người trước hết không gì bằng tình, đầu tiên không gì bằng lời, tha thiết không gì
bằng thanh, sâu xa không gì bằng nghĩa” (Bạch Cư Dị). Đó là thứ văn chương mà cả
đời Nguyễn Du theo đuổi, nó như một thứ ánh sáng bằng ngôn từ đem lại ý nghĩa lớn
lao thanh lọc, sưởi ấm tâm hồn Nguyễn Du trong cuộc đời nhiều bi thương, hỗn loạn của ông.
Câu phá đề: “Tạ khước phong lưu vị thị cuồng.”
(“Từ bỏ vị phong lưu không thể cho là dại”). Hai chữ “phong lưu” (
) của chữ Hán, theo từ điển Hán 風流 Việt Đào Duy Anh,
trong văn cảnh này được hiểu là: thói riêng, tinh thần riêng (của con bướm) giống như
ngọn gió hay lang thang đây đó, như nước chảy trôi dạt không phương hướng (“lưu
phong dư vận”). Hiểu sâu xa hơn trong văn cảnh này, hai chữ “phong lưu” còn mang
hàm ý chỉ cuộc sống giàu sang, xa hoa, địa vị xã hội cao,... Khi kết hợp với câu thơ
thừa đề và câu phá đề này có thể hiểu là: Việc buộc phải từ bỏ thói bay nhảy, nhởn
nhơ thưởng hoa, thưởng trăng ngoài kia (như con bướm) để khép mình trong cái 3
không gian đẫm “thư hương” này đâu phải là dại. Cái “dại” được hiểu theo nghĩa
Khôn- Dại của người đương thời, được Nguyễn Bỉnh Khiêm viết trong “Nhàn”: “Ta
dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”. Suốt mười năm phiêu
bạt, gặp biết bao sóng gió, gian truân, tha hương, đầu sông cuối bãi, nhà thơ lúc này
đây trở về quê hương, muốn dừng lại, tĩnh dưỡng, thanh lọc lại tâm hồn bi thương, u
uất. Đó cũng là lúc, hết thiết tha với những danh lợi, chí hướng anh hùng, mới thấy
tấm lòng xưa nhẹ nhõm: “Anh hùng tâm sự hoang trì sính/ Danh lợi doanh trường lụy
tiếu tần/ Nhân tự tiêu điều xuân tự hảo, Xuân tiêu lữ thứ”.
Hai câu thực: “Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch
Tàn hồn vô lệ khốc văn chương”.
(“Mệnh tuy bạc, nhưng cũng có duyên lưu lại với sách/ Hồn tàn không có nước mắt
mà khóc văn chương, hồn tàn khóc văn chương không nước mắt”).
Con bướm tuy yểu mệnh, “bạc mệnh” nhưng lại có duyên với sách vở, khi chết
được làm một tiêu bản trong các trang sách. Cái “hữu duyên” ấy luôn được Nguyễn
Du coi là “Văn đạo”, đối nghịch với những nghiệp chướng mà nhà thơ không ít lần
gặp trên đường đời. Những lúc như vậy, văn chương là người bạn trút bầu tâm sự, làm
nơi giải thoát cho những bi thương, đổ vỡ của đời ông.
Câu thơ thực thứ hai là câu thơ sáng nhất của bài thơ và cũng là câu thơ “hóc”
nhất không chỉ trong “Điệp tử thư trung” mà còn là một trong những ý thơ khó hiểu
nhất trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Từ “khốc” trong bài thơ có điều gì khác biệt
so với “khấp” trong “Độc Tiểu Thanh kí”? “Khấp” là khóc chỉ có nước mắt mà không
thành tiếng, còn “khốc” là khóc thành tiếng một cách bi thương, thống thiết. Tiếng
“khốc” trong bài thơ mang sức nặng giá trị nhân đạo của bài thơ khi đi cùng với “vô
lệ”. Khóc mà không ra nước mắt, có lẽ đó mới là cái khóc đau đớn, xót xa nhất. Bi
kịch là ở chỗ hồn đã tàn, dù thể xác còn lưu lại với “thư hương” thì cũng đành bất lực.
Con bướm muốn khóc cho văn chương nhưng chỉ đành vô lệ vì cái tinh khí của đời,
cái “hồn” đã thoát khỏi thể xác kia của nó mới là “phương tiện” để nó giao lưu, hòa
nhập với tinh hoa văn chương. Mượn hình ảnh đó, Nguyễn Du cũng “khốc” văn
chương, hay chính là những khát vọng ông chưa thể thực hiện cho văn chương cho 4
đến thời điểm đó, khi mà ông vừa mới thoát khỏi cảnh phiêu bạt, “phong lưu” nơi đất
khách quê người, khốn khó, đói nghèo vây bủa. Điều này vẫn luôn ám ảnh bám theo
nhà thơ, một người thấy “Bạch đầu thiên lí tẩy thu phong” (“Nhiếp Khẩu đạo trung”) từ khi còn trẻ tuổi.
2.1.2.2. Nguyễn Du khẳng định cá tính, phẩm chất của con người cá nhân tr ong
ông – một con người cứng cỏi, trong sáng và thanh cao,…
Hai câu luận: “Đố ngư dị tỉnh phồn hoa mộng
Huỳnh hỏa nan hôi cẩm tú trường.”
(Con mọt sách dễ tỉnh giấc mộng phồn hoa/ Lửa đom đóm khó đốt cháy được tấm lòng gấm vóc).
“Mộng phồn hoa” là giấc mơ danh vọng, lợi lộc cao sang, ở nơi đó tạo ra những
“Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm” (Truyện Kiều), một xã hội được gọi là “Cõi
người ta” trong Truyện Kiều. Thế nhưng “Giấc mộng phồn hoa” của “Cuộc đời trăm
năm thương thay chỉ là chớp mắt” (“Mạn hứng”) nên con mọt gỗ may mắn được gặm
sách cũng có thể dễ tỉnh mộng. Và cũng chỉ có những người nghệ sĩ ưu thời mẫn thế,
một lòng đau đáu văn chương, “văn đạo” như Nguyễn Du thì mới có thể “phá bỏ cuộc
mê này”. “Tấm lòng gấm vóc” (“cẩm tú trường”) ý nói tới tài văn chương. Nhà thơ tự
khẳng định lẽ sống của cuộc đời ông để “dĩ bất biến ứng vạn biến”, dù số phận có đưa
đẩy đến hoàn cảnh bi kịch đến đâu thì nhà thơ đã có “tấm lòng gấm vóc” mà “lửa đom
đóm khó đốt cháy được”. “Lửa đom đóm” có thể hiểu là những phù vân của danh lợi,
những ước vọng tầm thường khiến con người ta dễ sa đọa, không còn là chính mình.
Là một người sống trong không gian nhiễm “hương thư” từ khi còn nhỏ, tấm lòng
thủy chung với sách nên nhà thơ sẽ không lúc nào rời bỏ chí hướng kể cả khi thân
phận như “Ngọn cỏ bồng lìa gốc trước luồng gió tây thổi mạnh, không biết cuối cùng sẽ bay đến nơi đâu”.
Từ việc luận về Thời và giá trị của cá nhân, Nguyễn Du đi tới hai câu Kết:
“Văn đạo dã ưng cam nhất tử,
Dâm thư do thắng vị hoa mang.” 5
(“Được nghe đạo lý rồi chết cũng cam/ Ham mê sách còn hơn mải miết đắm đuối vì hoa.”)
“Văn đạo” được nhà thơ mượn trong Luận ngữ của Khổng tử (“Sáng được nghe
giảng đạo lý, chiều tối chết cũng hả”), tương ứng với vòng đời ngắn ngủi của con
bướm trong văn cảnh, tác giả nhấn mạnh giá trị văn chương mà mình theo đuổi: “Văn
chương nghìn thuở nơi chín suối vẫn có mùi hương” (“Thiên cổ trùng tuyền thượng
hữu hương”- Âu Dương Văn Trung Công mộ), trong cái “Cuộc vui buồn trăm năm
bao giờ mới hết? Sách vở đầy bốn vách, bao nhiêu cũng vừa” (Tạp ngâm 1). Giờ đây,
com bướm đã nằm sách, đắm mình trong những hương thơm của sách. Như vậy chết
cũng cam, việc đó còn đáng trân quý hơn rất nhiều lần so với việc mải mê vì hoa khi
còn sống. Một cách nói có phần tưởng chừng như khuếch đại nhưng đó là một cách
diễn đạt như khắc sâu vào tâm trí người đọc về ý nghĩa của sự sống trong mối quan hệ
với văn chương mà ông theo đuổi, đó cũng là triết lí mà nhà thơ tôn thờ.
2.1.3. Cảm hứng thế sự trong bài “ Điệp tử thư trung” của Nguyễn Du.
“Điệp tử thư trung” tiếp tục là một bài thơ phản ánh bức tranh đời sống xã hội,
chính trị đương thời: giai cấp thống trị suy đồi; chiến tranh loạn lạc; cuộc sống của
người dân đói khổ, bế tắc,… trong rất nhiều những bài thơ chữ Hán chứa đựng nỗi
niềm này của Nguyễn Du. Xã hội cuối thế kỉ XVIII vô cùng hỗn độn, bất công khi đại
diện cho cái xã hội đó không còn là minh quân, thánh đế nữa. Chiến tranh, bạo loạn,
cướp bóc,... tất cả đã khiến Nguyễn Du thấy chán nản với cái xã hội đương thời, mà
lựa chọn cuộc sống ẩn dật với "Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán" (kẻ theo phường săn
Hồng Lĩnh) hay "Nam Hải điếu đồ" (người thợ chài ở cửa biển Nam). Ông xa lánh thế
tục, cái xã hội mà có quá nhiều sự hỗn độn, đảo lộn cả luân lí đạo thường, xa lánh cái
gọi là “phong lưu” để trở về với thư phòng, gắn bó với những trang sách thơm, theo
đuổi những triết lí văn chương trân quý.
Những biến động lịch sử dữ dội, sự thay đổi các triều đại khiến cho các nhà Nho
thời bấy giờ “cảm thấy xã hội cũ đang tan vỡ, mọi giá trị của nó đứt tung không tài
nào cứu vãn nổi”. Nhưng ở một khía cạnh khác, Nguyễn Du bất chấp những ngổn
ngang, hỗn loạn đó, vẫn luôn khát khao cho mình một cuộc sống đẹp đẽ, thanh thản, 6
thanh cao, thanh khiết trong tâm hồn. Ngay cả khi bế tắc, gánh nặng cơm áo ghì trên
vai, Nguyễn Du vẫn dựa vào những giá trị ấy mà vươn lên, dựa vào những tâm niệm
cao quý ấy mà vượt qua nghịch cảnh, những bi thương của gia đình và triều đại mà
ông phải đối mặt. Dù không còn nuôi chí lớn làm quan như Nghiêu, Thuấn nhưng
Nguyễn Du vẫn là người tráng sĩ hiên ngang, kiêu hãnh bởi người con Tiên Điền ấy
đã không chấp nhận tha hóa theo thói tục tầm thường theo dòng chảy danh vọng, lợi
lộc mà nguyện làm “Điệp tử thư trung”.
Tiểu kết: Có thể thấy cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thế sự đã giao thoa với nhau
trong “Điệp tử thư trung”, đến mức ta không thể tách biệt rạch ròi giữa hai cảm hứng
này nữa. Cảm hứng thế sự là nguồn cơn để nhà thơ xa lánh thế tục, quyết giữ cho
mình một tâm hồn thanh khiết. Cảm hứng nhân đạo cũng trở thành nguồn tác động để
nhà thơ đưa ra những quyết định vững vàng trước những thói tục tầm thường mà nhà
thơ gặp không ít lần trên đường đời. Dù là cảm hứng nào thì cũng đã giao thoa như
hợp lại làm một và tạo nên một “Điệp tử thư trung” chứa đựng nỗi niềm sâu sắc của
Nguyễn Du, trở thành một trong những bài thơ chữ Hán xuất sắc nhất của Nguyễn Du. 2.2. Sự giao thoa
cảm hứng nhân đạo - thế sự trong bài thơ “Xuân dạ liên nga” của Nguyễn Khuyến.
2.2.1. Đôi nét về nhà thơ Nguyễn Khuyến và tập thơ “Quế sơn thi tập”.
Thi hào Nguyễn Khuyến (1835-1909) được biết đến là nhà thơ lớn với cái tên
"Tam nguyên Yên Ðổ". Trải hai mươi năm theo nghiệp khoa cử, Nguyễn Khuyến từng
đỗ đầu ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Ðình, ông có hơn mười năm tham gia chính sự
rồi kiên quyết cáo hưu ở tuổi năm mươi (1884) và mất tại quê nhà...
“Quế sơn thi tập” được viết chủ yếu trong thời gian ở ẩn, xa lánh thế tục, “tập
thơ trĩu nặng tâm tư của Tam Nguyên Yên Đổ, một ẩn quan trước thời thế”, một nỗi
day dứt, trăn trở, dằn vặt trước xã hội đương thời (cuối thế kỉ XIX). Bài thơ “Xuân dạ
liên nga” trích trong tập thơ “Quế sơn thi tập”, trong hoàn cảnh nhà thơ đã lựa chọn
con đường từ quan về quê ở ẩn trước tình hình xã hội rối ren, đảo lộn.
2.2.2. Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Xuân dạ liên nga”. 7
Đó là nỗi đau xót cho kiếp người trong hoàn cảnh nhiễu nhương, tiếc thương cho
những bậc văn trung nghĩa sĩ dám xả thân vì nghĩa lớn.
Hai câu đề: “Tiễn nhĩ tiêm tiêm nhất vũ hàn,
Đầu minh nhi tử, tử nhi an.”
(“Khen mày là loài có cánh bé nhỏ/ Lại biết gieo mình vào chỗ sáng mà chết, chết rồi thì yên tâm.” )
Thiêu thân là con vật nhỏ bé, có cánh và có một tập tính thấy đèn sáng là lao vào
mặc cho ánh đèn đó có sức nóng thế nào và cạm bẫy ra sao. Có người cho rằng: Bài
thơ này tác giả làm khi nghe tin cụ Nghè Dao Cù bị giặc Pháp giết, nhân lúc có con
thiêu thân sa vào đọi dầu trên án thư mà chết, liền mượn đề để ngụ ý. Cụ Nghè Dao
Cù tức Vũ Hữu Lợi, người làng Dao Cù, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, đậu Tiến
sĩ khoa Ất Hợi đời Tự Đức (1875). Giặc Pháp lấy tỉnh Nam Định, cụ mưu khôi phục
nhưng việc bị lộ, giặc Pháp xử chém cụ tại tỉnh lỵ Nam Định. Tuy nhiên ở đây ý thơ
không phải chê trách hay bài xích khi so sánh hai sự việc có phần tương đồng trên.
Ngược lại, Nguyễn Khuyến như đang khóc thương cho số phận của người bạn đồng
học, chưa kịp khởi sự thì đã bị bắt và xử tử. Nhà thơ bày tỏ nỗi niềm tiếc thương cho
sự hi sinh của bậc tri thức anh dũng cũng là sự nghiêng mình trước những văn thân
yêu nước dám xả thân vì nghĩa lớn.
“Cô đăng sát nhĩ do liên nhĩ.
Đáo đắc thành hôi lệ vị can.”
(“Ngọn đèn le lói tuy giết mày nhưng vẫn thương mày/ Cho đến lúc thành tro mà lệ vẫn chưa khô.”)
Đó là cái chết vinh quang, cao cả sau khi tận tâm, tận sức vì nhân dân, vì quốc
gia đại sự. Câu thơ “Đáo đắc thành hôi lệ vị can” lấy ý từ câu thơ trong bài “Vô đề”
của Lý Thương Ẩn đời Đường: “Xuân tàm đáo tử ty phương tận/ Lạp cự thành hôi lệ
thủy can”. Câu thơ này tạo ra một hàm ý: cho dù bể cạn đá mòn tình cảm vẫn không
thay đổi, làm xúc động tâm hồn độc giả đến thiên thu vạn đại, còn với Nguyễn
Khuyến, nhà thơ muốn nhấn mạnh tấm lòng son sắt, luôn đau đáu vì dân, vì nước của 8
những nghĩa sĩ của phong trào Cần Vương, để dù cho có chết đi thì lí tưởng “đền nợ
nước” trong họ vẫn sáng ngời. Con thiêu thân với cuộc sống ngắn ngủi của mình đã
biết tìm đến ánh sáng mà ra đi dẫu biết ánh sáng đó có nóng rực thiêu đốt thân xác
nhưng nó nguyện lao mình vì cái chết huy hoàng ấy. Xả thân vì giang sơn xã tắc của
những chiến sĩ của phong trào Cần Vương khiến Nguyễn Khuyến nghiêng mình cảm
phục, bày tỏ niềm tiếc thương bởi đó là một điều mà Nguyễn Khuyến chưa dũng cảm
làm và cũng bởi ông biết vận nước đã tận.
2.2.3. Cảm hứng thế sự trong bài thơ “Xuân dạ liên nga” của Nguyễn Khuyến.
Đó là nỗi day dứt, dằn vặt của Nguyễn Khuyến trước nỗi dằn vặt, đau đớn khi
lực bất tòng tâm trước thời thế loạn lạc, cô đơn, bế tắc trước vấn đề Xuất-Xử.
“Nhược vi thảng thốt lâm nghi dị,
Đáo đắc thuân tuần biện diệc nan.”
(“Nếu là thảng thốt mà xông vào chỗ chết thì còn dễ,
Nhưng dùng dằng mà quyết chết được, thực là khó.”)
Là một người luôn coi trọng danh tiết nên những câu thơ của ông cũng thể hiện
rõ ràng sự đề cao ấy. Nguyễn Khuyến ngồi trước đèn, nhìn con thiêu thân mà suy nghĩ
về phẩm chất của nó và thấy ở đó một tượng trưng về cái chết. Biết tìm đến nơi sáng
mà chết, không chết hăng máu, liều mình mà con thiêu thân lại ung dung bay lượn,
nghĩ ngợi trước rồi mới chết. Đến những câu thơ thực này, ý thơ đã chuyển dần sang
nỗi niềm, suy nghĩ day dứt, khổ sở của cá nhân Nguyễn Khuyến.
Sự băn khoăn, khổ tâm ấy gắn chặt với bối cảnh xã hội và tình thế, chí hướng
của nhà thơ lúc bấy giờ. Từ thuở niên thiếu, vốn dòng dõi là gia đình Nho gia,
Nguyến Khuyến đã nổi tiếng học giỏi khắp vùng. Vì thế mà cuộc đời ông được vạch
ra theo trình tự: học hành-thi đỗ-làm quan. Sau nhiều năm dùi mài kinh sử, cận kề đèn
sách, Nguyễn Khuyến đã đậu Tam Nguyên. Đến năm 1858, khi Pháp chính thức nổ
tiếng súng xâm lược nước ta, vua Tự Đức băng hà khiến triều đình rối ren, hỗn loạn
như rắn mất đầu. Nguyễn Khuyến là một nhà Nho theo đạo Thánh Hiền, lấy chữ
“Trung” làm trọng. Cho nên ông luôn một lòng hướng về vua, luôn quan niệm trung 9