Kịch Lễ Hội Ok Om Bok - Tổng quan du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Kịch Lễ Hội Ok Om Bok - Tổng quan du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tổng quan du lịch (vhs2023)
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU LẠC BỘ SÂN KHẤU X DRAMA KỊCH BẢN SÂN KHẤU Lễ Hội Ok Om Bok TÁC GIẢ: Hoàng Phuớc CỐT TRUYỆN:
Bích và Ngọc là hai cô gái thích khám phá, trải nghiệm nền văn
hóa nước nhà. Trong chuyến hành trình du lịch tự túc dọc các tỉnh Đông
Nam Bộ thì may mắn họ gặp được Mai (một cô gái Khmer nhiệt tình và
sởi lởi) cùng thời gian tổ chức lễ hội Ok Om Bok. Thế là Mai trở thành
hướng dẫn viên dẫn Bích và Ngọc trải nghiệm không khí lễ hội, về sự
hiểu khách của người dân nơi đây. Đưa hai cô gái đến không gian lễ hội,
giới thiệu và cho hai bạn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động lễ hội
như Lễ cúng trăng, đúc cốm dẹp, thả hoa đăng và thả đèn gió. Ngoài ra,
họ còn cùng nhau tập luyện và múa điệu Lâm Thôn, hòa mình cùng người
dân nơi đây chung một niềm vui ngày lễ hội. TUYẾN NHÂN VẬT:
MAI (28 tuổi): Là người dân tộc Khmer, rất nhiệt tình và sởi lởi. Mang
trong mình mong muốn lan tỏa nét đẹp văn hóa của đồng bào Khmer đến rộng rãi mọi người.
BÍCH (22 tuổi): Sống tại Sài Gòn, cá tính, thích khám phá văn hóa.
NGỌC (22 tuổi): Sống tại Sài Gòn, cá tính, thích khám phá văn hóa.
Cùng các diễn viên khác. KỊCH BẢN CHI TIẾT CẢNH 1:
Tiết mục: Hương tình Trà Vinh
Đến giữa bài, có 2 bạn nữ đang đi bộ tiến vào. Họ khựng lại, trầm trồ rồi
dần cuốn hút vào lời hát, điệu múa lúc nào không hay. Người thì chăm
chú học theo những điệu múa, người thì chụp hình quay phim. Khi tiết
mục vừa xong 2 người dần tiến lại.
MAI: (Thu lại đồ) Mọi người nhớ về chuẩn bị kĩ càng cho ngày mai nha
Cả đội dần di chuyển vào cánh gà, Bích và Ngọc tiến lại gần với vẻ e dè chào hỏi.
BÍCH: Dạ em chào chị, tụi em là khách du lịch từ Sài Gòn đi ngang qua đây.
NGỌC: Dạ lúc nảy xem các chị hát múa, do cuốn quá nên chưa xin phép
mà tụi em có quay phim với chụp hình lại nữa. Không biết…
MAI: Trời ơi, có sao đâu mà, mấy đứa cứ quay chụp thoải mái. Biết mấy
đứa quay là chị cho đứng vị trí trung tâm luôn, lên hình cho nó đẹp. Uả
mà hai đứa đi du lịch theo dạng gì mà ít người vậy.
BÍCH: Dạ hai đứa em đi theo dạng tự túc bằng xe máy thôi chị
NGỌC: Tụi em dự định sẽ đi dọc hết các tỉnh Nam Bộ, để học hỏi, trải
nghiệm về các nền văn hóa tại đây. Đến đây, gặp được các chị, thấy điệu
múa và hát lạ và hay quá nên tụi em mới quay lại.
MAI: Là tụi em muốn đi du lịch, cũng như tìm hiểu về văn hóa của các
tỉnh Đông Nam Bộ đúng không
BÍCH, NGỌC: (Hứng khởi) Dạ dạ đúng rồi chị
MAI: Chèn ơi, vậy là tụi em đi đúng chỗ rồi, ngày mai ở đây sẽ tổ chức
Lễ hội OK OM BOK. Một trong những lễ hội lớn và mang ý nghĩa nhất
của người Khmer. Mấy ngày nay trong vùng cũng nhộn nhịp chuẩn bị cho ngày lễ hội lắm.
BÍCH: Vậy thì may quá
NGỌC: Bảo sao khi đến đây không khí rất nhộn nhịp
MAI: À nảy giờ nói quá chị quên giới thiệu, chị là Mai người dân sống ở
đây, còn hai đứa tên gì.
NGỌC: Dạ em là Ngọc
BÍCH: Dạ còn em là Bích, tụi em rất vui được biết chị. (cười vui vẻ)
MAI: Bây giờ chị tính vầy đi ha, ngày mai ở đây sẽ tổ chức lễ hội OK
OM BOK và hôm nay cũng có rất nhiều hoạt động văn hóa được diễn ra.
Nên hai đứa muốn tìm hiểu, trải nghiệm thì cứ đến nhà chị ở vài ngày.
Chị sẽ là hướng dẫn viên cho mấy đứa, giới thiệu hết các nét văn hóa ở đây.
NGỌC: (Nét mặt vừa vui mừng vừa bối rối) Như vậy thì quá tốt rồi,
nhưng mà tụi em người lạ có sao không chị…
MAI: Trời ơi, về đây là trước là sau quen, hai đứa mà ngại mới có sao đó.
NGỌC, BÍCH: Dạ, hai đứa em cảm ơn chị nhiều, chị Mai mãi đỉnh.
MAI: giờ nè, mấy đứa không hiểu gì cứ hỏi chị, thực sự việc có thể
quảng bá, giới thiệu nét văn hóa khmer khiến bản thân chị rất vui, nên hai
đứa đừng có ngại gì hết nhen.
BÍCH: Dạ, cho em hỏi trang phục chị đang mang là trang phục truyền
thống ha chị. Do em trước nay cũng ít thấy.
MAI: Đúng rồi em, đây là trang phục truyền thống của người Khmer chị.
Trang phục ngày thường của phụ nữ Khmer là áo dài (tầm - vông hoặc áo
cổ bồng) và vận xà-rông. Xà-rông đơn giản là mảnh thổ cẩm, trang trí
nhiều họa tiết hoa văn, trong đó trái trám là hoa văn chủ đạo;
Vào mỗi dịp lễ, Tết, lên chùa lễ Phật, chị thường sẽ mặc xà-rông có đính
chuổi hạt cườm ở cạp. Áo tầm vông dệt bằng tơ tằm, sợi bông, hay chỉ
kim tuyến với các loại hoa văn khác nhau, màu trắng hoặc màu vàng là
chủ đạo. Màu vàng được ưa dùng vì gợi không khí hội hè, cũng là sắc
màu thường gặp trong chùa Phật giáo.
NGỌC: lúc nảy em có nghe chị nói ngày mai ở đây sẽ tổ chức lễ hội OK
OM BOK. Một trong các lễ hội lớn nhất của người Khmer, lễ hội này có ý nghĩa gì vậy chị.
MAI: Lễ Ok om bok là lễ cúng trăng hay lễ "Đút cốm dẹp" (Bon sâm
peah preah khe), được tổ chức vào khoảng rằm tháng 10 âm lịch. Đây là
thời điểm mùa màn đã thu hoạch xong, đời sống bà con cũng được no ấm.
Bà con tổ chức lễ hội để bày tỏ lòng biết ơn đến thần mặt trăng là vị thần
thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc điều tiết nắng mưa bảo vệ
mùa màng và đem lại vụ mùa bội thu. Có thể nói khoảng thời gian trước
lễ bà con người Khmer có nhiều hoạt động chuẩn bị rất tất bật, vui vẻ và
mang đậm tinh thần dân tộc mình. Một trong số những hoạt động đó là
hoạt động dâng bông. Vào dịp này người dân sẽ tụ hội với nhau thành
đoàn để dâng bông qua dân áo cà sa lên chùa. Tụi chị vừa mới dâng lên
chùa ngày hôm qua. Khi dâng bông, những cây bông được làm cầu kì
bằng giấy bóng kim tuyến, bằng tua rua có dán bằng ô kiến tròn hay bằng
các vật liệu lấp lánh có nhiều màu sắc bắt mắt. Trên những cây bông sẽ
có nhiều tờ tiền khác nhau tùy theo tấm lòng của gia chủ. Tiền này là lòng
thành, sự đóng góp kính dân lên nhà chùa. Thường tiền này được tập hợp
lại, dùng cho việc tu sửa đường sá, dựng lên các khu học tập. Tu sửa nơi
ở của các sư tăng, phục vụ cho bà con trong quá trình sinh hoạt. Ngoài ra
còn có hoạt động đặc biệt dân y kathena. Lễ dâng bông và dâng y của bà
con người Khmer hàm chứa ý nghĩa cộng đồng, khuyên người dân làm
điều thiện, góp của xây dựng nền văn hóa của dân tộc.
NGỌC, BÍCH, vẻ mặt trầm trồ
NGỌC: Chị Mai ơi, vậy sắp tới con hoạt động gì không chị, tụi em cũng muốn tham gia trực tiếp
BÍCH: Dạ tụi em nghe chị nói về không khí lễ hội OK OM BOK mà tụi em nôn nao quá
MAI: Hai đứa yên tâm, còn chưa đi vào ngày diễn ra lễ hội chính thức
mà. Còn có lễ Cúng trăng, đút cốm dẹp, thả đèn trời và thả hoa đăng nữa,
chị sẽ dẫn Bích và Ngọc đi trải nghiệm hết. Còn bây giờ, hai đứa về nhà
chị trước. Nghỉ ngơi cho có sức khỏe còn đi trải nghiệm văn hóa lễ hội chớ ha. (Cười)
BÍCH, NGỌC: YEEEEEEEEE CẢNH 2:
MAI: Sao sáng giờ hai đứa thấy sao, đồ ăn ở đây hợp khẩu vị hai đứa không
NGỌC: Phải gọi là over hợp luôn chị ơi. Hồi nảy mình em làm hai tô
bún nước lèo nóng hổi luôn. Làm lúc sau không ăn được bánh ống lá dứa tiếc hùi hụi
BÍCH: Ai kêu mầy ham ăn chi, nảy tao ăn thêm được bánh ống lá dứa,
rồi kem kẹp bánh xốp mát lạnh rồi cốm dẹp nữa. Mà bà con ở đây ai cũng
hiếu khách ha chị, hai đứa em lạ vậy mà bà con mời vào bàn ăn chung luôn.
NGỌC: Dạ, bà con nhiệt tình quá cỡ, em tụi em mắc cỡ.
MAI: Ừa, ở đây bà con hiếu khách vậy đó.
Giữa sân khấu, mọi người đang tất bật cho lễ đúc cốm dẹp và lễ cúng trăng
MAI: Đây hai đứa qua đây. Ngày lễ OK OM BOK theo sắc nghĩa của
tiếng Khmer gọi là đúc cốm dẹp, nó bắt nguồn từ một nguồn từ một nghi
thức diễn ra trong buổi lễ chính vào rằm tháng 10 âm lịch. Lễ đút cốm
dẹp có ý nghĩa: Thứ nhất là đưa tiễn nước ra sông, vì thời gian tổ chức lễ
vào thời điểm cuối năm, lượng mưa đã giảm nhiều, mực nước ở ruộng,
ao, hồ, sông bắt đầu hạ xuống; thứ hai, các nhà nông bắt đầu vào thu
hoạch vụ mùa và các nông sản; thứ ba, đồng bào Khmer vốn đã được tiếp
thu cả hai nền văn minh của đạo Bà La Môn và đạo Phật, nên mới có nghi
lễ cúng trăng. Theo truyền thuyết, từ xa xưa đồng bào Khmer Nam bộ có
hai cái tết: Tết âm lịch và Tết dương lịch. Nếu theo Kinh Hôra, ngày 15
tháng 10 âm lịch là ngày kết thúc một chu kỳ của mặt trăng xoay quanh
trái đất. Đúng vào lúc 24 giờ của ngày này thì bóng trăng không xê dịch,
cột trụ trồng trên sân đứng thẳng ngoài trời. Người xưa cho rằng đây là
ngày bước sang năm mới âm lịch và mặt trăng bắt đầu chuyển sang một chu kỳ mới.
Người Khmer đồng bằng sông Cửu Long vốn sống bằng nghề trồng lúa
nước theo hai mùa trong năm. Mùa mưa từ ngày 16/4 đến ngày 15/10,
mùa khô từ 16/10 đến 15/4 năm sau, tính theo đường quay vòng trái đất
của mặt trăng. Vì thế ngày 15/10 là ngày cuối mùa hạn và cũng là thời
gian thu hoạch hoa màu đủ loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất. Người
Khmer xem Mặt Trăng là một vị thần điều tiết mùa màng trong năm. Vì
vậy họ lấy lúa nếp quết thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ
vật cúng Mặt Trăng. Vào đêm 15/10 khi trăng lên cao, mọi người tập
trung tại sân chùa hay sân nhà để làm lễ. Trước tiên người ta cắm hai cây
trúc và dùng lá dừa làm hình cái cổng vòm, trên cổng có giăng dây trầu
gồm 12 lá tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau gồm 7 trái
được chẻ vỏ ra như hai cánh con ong tượng trưng cho 7 ngày trong tuần.
Dưới cổng này đặt cái bàn bày các thức cúng như: Dừa, chuối, khoai
lang, khoai môn, bánh in và cốm dẹp là thức cúng không thể thiếu.
Tối đến, mọi người ngồi chấp tay quay mặt về hướng Mặt Trăng để làm
lễ. Khi trăng lên cao tỏa sáng, mọi người bắt đầu đốt nhang, đèn rồi mời
một người cao tuổi, có uy tín nhất trong phum, sóc (làng, xóm) hay trong
nhà để làm lễ. Người chủ lễ khấn vái nói lên lòng biết ơn của con người
đối với Mặt Trăng, xin Mặt Trăng tiếp nhận lễ vật và ban cho mọi người
sức khỏe, mùa màng tươi tốt,… Cúng xong, người chủ lễ gọi các em nhỏ
lại đứng chấp tay về hướng Mặt Trăng rồi lấy cốm dẹp và một ít thức
cúng khác đút vào miệng các em, còn tay kia vỗ nhẹ vào lưng và hỏi các
em ước muốn gì. Những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin của người
lớn vào năm tới. Sau đó mọi người quây quần lại dùng các thức cúng để
hưởng phước, còn các em nhỏ thì vui chơi, múa hát.
À đúng rồi, trong lễ hội còn có hoạt động thả hoa đăng và thả đèn trời
nữa. Đảm bảo, đẹp lung linh luôn. BÍCH: Quá đã luôn.
Mai vừa nói, mọi người bắt đầu hoạt động thả hoa đăng, Bích, Ngọc và
Mai cũng tham gia vào thả cùng mọi người
MAI: Đây Cũng trong đêm diễn ra lễ hội, một số hoạt động như Bône
Lôi Pro Tiêp (thả ánh lửa dưới nước - thả lồng đèn nước) hay Bône
Boong Hos' Kôm (thả ánh lửa trên trên trời - thả đèn gió) cũng được thực
hiện. Đèn gió là loại đèn không quy định kích cỡ cụ thể mà theo sự sáng
tạo của từng thành viên trong phum, sóc. Đèn nhỏ nhất có kích cỡ đường
kính chưa đến 1 m (0,8m) với chiều cao hơn 1m (1,2m), đèn lớn nhất có
đường kính 3m với chiều cao lên đến 7m. Khi làm đèn người ta dùng
giấy quyến hoặc các loại giấy bóng dán kín. Phía dưới của đèn là một
khối trụ, người ta dùng dây chỉ loại chắc thắt thành một tổ nhện và dùng
bông gòn tẩm dầu lửa pha nhớt cặn để làm vật cháy. Người ta thả đèn gió
khi đêm khuya, gió lặng, nếu đèn bay cao, xa thì năm nay sẽ làm ăn tốt
đẹp. Thả đèn gió với ý nghĩa tống tiễn sự xui xẻo, đưa những điều không
hay bỏ đi nơi khác (trong lễ mừng năm mới thì thả đèn gió còn có thêm ý
nghĩa tống tiễn năm cũ và đưa rước chư tiên...). Các hoạt động này làm
huyên náo bủa một vùng trong đêm rằm của lễ đút cốm dẹp. Từ một ý
nghĩa sâu xa khác, thả đèn dưới nước là để tạ ơn thần nước đem lại sự
sống sinh sôi này nở cho con người nhưng cũng là để xám hối vì trong
năm qua đã sử dụng nước vào các thứ để rửa ráy những chất dơ bẩn làm
tổn hại đến Thần. Vì thế, trong khi thực hiện nghi thức này, người ta
thường khấn câu “trong năm qua chúng con đã sử dụng nguồn nước vào
các thức rửa ráy vật dơ bẩn, hay có lời lẽ xúc phạm đến thần, cầu xin thần
tha thứ...”; thả đèn gió trên trời cũng là hàm ơn thần gió đã đem lại điều
kiện thiên nhiên thuận hòa cho mùa màng bội thu. Đây là hoạt động tạ ơn
tứ thần, nó cũng là một trong những hoạt động nằm trong hệ thống tạ ơn
tứ thần của lễ đút cốm dẹp. Đó mấy đứa thấy sao.
BÍCH: Hoa đăng đẹp quá chị ơi, thấy mọi người thả hoa đăng em cảm
giác không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp mà còn ở niềm tin của bà con ở đây. Họ
thả hoa đăng cùng với tấm lòng thành nhất đến thần nước, với mong ước mưa thuận gió hòa.
NGỌC: Dạ em vừa thả hoa đăng, cùng thầm mong ước sắp tới ở đây
điều kiện tự nhiên sẽ luôn thuận hòa, mùa màng sẽ bội thu. Cho bà con có
cuộc sống ấm no hơn. Tự nhiên trong lòng em cũng thấy vui hơn.
MAI: Bích với Ngọc hai đứa sâu sắc quá, cảm ơn hai đứa. Giờ, đi với chị
còn có thả đèn gió nữa.
MAI dắt Bích và Ngọc đi ngang qua sân khấu, người dân bắt đầu chuẩn bị thả đèn gió
MAI: Hai em nhìn qua thử những chiếc đèn gió đi. Theo một số vị cao
niên đồng bào Khmer, điều quan trọng khi làm chiếc đèn gió là phải cân
bằng được ngọn lửa để khi đốt không bị va vào giấy quyến bao bọc bên
ngoài. Khi làm xong đèn gió, mọi người bắt ghế treo lên cao, đợi đến
ngày 14 sẽ thả đèn bay lên không trung đón ánh trăng rằm. Khi đốt lửa,
không khí bên trong mất đi, tạo nên một lực đẩy đèn gió bay lên cao,
đung đưa theo gió. Trong ngày hội Ok-Om-Bok truyền thống, đồng bào
dân tộc Khmer mong muốn rằng, đèn gió sẽ mang đi những điều không
may mắn, đem những lời khấn nguyện, ước muốn tốt đẹp đến với thần
Mặt Trăng, giúp cho công việc của họ sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn.
Những chiếc đèn gió càng thêm lung linh, đầy màu sắc khi nó được mọi
người xúm xít, đồng thanh thả lên rực rỡ cả bầu trời đêm. Sau khi thả đèn
gió xong, mọi người hạ mâm cúng, cùng nhau ăn uống gọi là hưởng lộc
của thần Mặt Trăng, cùng nhau kể chuyện sản xuất, mùa màng. Những
câu chuyện vui đùa sẽ được mọi người kể cho nhau nghe trong đêm trăng
lung linh tạo nên nét sinh hoạt mang đậm chất văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.
Nhạc bắt đầu nổi lên, tất cả mọi người bắt đầu múa theo điệu nhạc
MAI: Vào cuối ngày lễ hội, mọi người thường múa hát, vui chơi cùng nhau.
NGỌC và BÍCH cùng nhún nhảy tính múa theo
BÍCH: Em thấy mọi người ở đây rất hay múa điệu múa này
MAI: Đúng rồi Bích, đây là điệu múa Lâm Thôn, điệu múa truyền thống
của người khmer, điệu múa này phổ biến nhất vì sự gần gũi, bình dân và
tính cộng đồng cao của nó. Bây giờ chị sẽ chỉ hai đứa múa Lâm Thôn nha, làm theo chị.
Cả 3 người cùng hòa vào dòng người múa Lâm Thôn, nói cười vui vẻ với
nhau. Không khí lễ hội vô cùng nhộn nhịp
MAI: Thôi hôm nay xong rồi, mình về nghỉ ngơi đi. Mai còn đi coi hội
Đua Ghe Ngo. Toàn mấy anh trai cơ bắp lực lưỡng không hà.
BÍCH: Chị này, hiểu ý tụi em quá trời.
Cả ba chị em cười đùa đi vào cánh gà.
Lên nhạc kết kịch HẾT