Kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long-Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
Công trình này là cửa ngõ phía Nam của Tử Cấm Thành. Đây là nơi ở của nhà vua và hoàng tộc, nơi tập trung làm việc của triều đình cũng ở tại đây. Dựa trên các vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện có của di tích, có thể khẳng định Đoan Môn hiện nay được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 15) và được trùng tu, tôn tạo vào thời nhà Nguyễn.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam(CSVHVN)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47882337 lOMoAR cPSD| 47882337
2. Kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long
2.1 Những thay đổi qua các triều đại. (Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn) -> sự lâu đời,
hoànhtráng của kiến trúc
2.2 Những công trình nổi bật Đoan môn
Công trình này là cửa ngõ phía Nam của Tử Cấm Thành. Đây là nơi ở của nhà vua và hoàng
tộc, nơi tập trung làm việc của triều đình cũng ở tại đây. Dựa trên các vật liệu xây dựng và
phong cách kiến trúc hiện có của di tích, có thể khẳng định Đoan Môn hiện nay được xây
dựng từ thời Lê (thế kỷ 15) và được trùng tu, tôn tạo vào thời nhà Nguyễn.
Vật liệu chủ yếu là gạch vồ (loại gạch phổ biến của thời Lê) và đá, cuốn vòm cửa. Đoan
Môn có chiều rông 47,5m, chiều dài 13m, cao 6m, cánh gà hai bên đo được 26,5m.̣
Đoạn Môn là công trình được xây dựng với kiến trúc nằm ngang, cấu trúc hình chữ U.
Công trình được xây theo kiểu tường thành cổ với 5 cổng thành kiểu vòm cuốn bằng đá
cân xứng qua trục thần đạo của Hoàng thành Thăng Long. Cửa lớn nhất ở trung tâm dành
riêng cho nhà vua. 4 của nhỏ hơn ở 2 bên để cho các quan, hoàng thân quốc thích ra vào
Tử Cấm khi có lệnh hoặc tham gia các nghi lễ lớn do Hoành đế tiến hành.
Ngay phía trên cổng chính có một tấm bia đá dài 1,5m, rộng 0,7m, trên đó có khắc dòng
chữ “Đoan Môn”. Hai bên có những bậc gạch nhỏ dẫn lên tầng hai. Tầng này có diện tích
tương ứng với cửa chính giữa. Một ngôi nhà công cộng nhỏ có hai tầng, tám mái được xây
trên mái của tầng hai. Mái lầu Ngũ Môn lợp ngói ta, hai đầu nóc đắp hai con rồng (đầu
kìm), bốn góc mái trên tạo thành đao cong.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
Năm 1999, các nhà khảo cổ học đã đào hố khai quật rộng 85,2m2 ở phía sau Đoan Môn để
lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngày nay, địa đạo này được để lộ thiên cho du
khách tham quan. Như vậy kết quả khảo cổ học đã củng cố thêm giả thiết Đoan Môn thời
Lý, Trần, Lê về cơ bản đã tọa lạc tại cùng một vị trí.
Nhà cách mạng D67 ( tên đầy đủ là Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương)
Di tích cách mạng Nhà D67 và Hầm D67 nằm ở khu A Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng, trong
khuôn viên di tích nền điện Kính Thiên. Đây là một trong số ít công trình quân sự còn
tương đối nguyên vẹn trong Chiến tranh chống Mỹ.
Năm 1966, Mỹ bắt đầu sử dụng không quân tấn công thủ đô Hà Nội. Năm 1967, các cuộc
tấn công trở nên dữ dội hơn. Để đảm bảo nơi làm việc của Tổng hành dinh trong thời chiến,
Bộ Quốc phòng quyết định xây dựng nhà tại tại khu A của Bộ chỉ huy Bộ Quốc phòng
(Hành cung thành Hà Nội thời Nguyễn). Ngôi nhà thiết kế và xây dựng vào năm 1967, được gọi là nhà D67.
Di tích lịch sử – cách mạng Nhà D67 gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976 về trước là Đảng Lao động Việt Nam), Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trường Quân đội Nhân dân Việt Nam từ tháng 9
năm 1968. Nhà D67 là một thành tố cơ bản của Tổng hành dinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Nhìn bề ngoài nhà D67 giống như một ngôi nhà mái bằng bình thường, nằm dưới lùm cây.
Chỉ khi vào bên trong, yếu tố quân sự mới hiện rõ: tường dày 0,6m, cách âm, cửa có 2 lớp:
lớp ngoài bằng thép tấm dày 1cm. Mái nhà có một lớp cát bảo vệ khỏi các mảnh tên lửa và
mảnh bom thông thường. Hành lang sau thong với hai cửa xuống hầm ngầm. Cửa hầm làm
bằng thép tấm. Hầm D67 được xây dựng năm 1967 cùng với nhà D67. Đường hầm sâu 9m
và có kết cấu chắc chắn, có thể chịu được các đợt tấn công bằng bom. Trong di tích Nhà
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
D67 có Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương: Phòng làm việc của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp và Phòng làm việc của Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Nhà D67 là một công trình kiến trúc quân sự tuy đơn giản nhưng có giá trị sử dụng rất cao.
Trong 7 năm, ngôi nhà bảo đảm an toàn cho Bộ Thống soái tối cao làm việc, hoạch định
chính sách, chỉ đạo tổ chức thực hiện thắng lợi giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước. Nhà D67 một trong những di tích văn hóa quân sự quý giá thời đại Hồ Chí Minh ở thế kỉ 20. Nguồn:
https://hoangthanhthanglong.com/di-tich/doan-mon/
https://special.nhandan.vn/ditichdoanmon/index.html
https://hoangthanhthanglong.com/di-tich/di-tich-lich-su-cach-mang-nha-d67/
https://special.nhandan.vn/ditichnhacachmangd67/index.html
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com)