Kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CN01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
5) Kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm Th i gian ng ờ
ày càng trôi qua thì nh ng di s ữ n văn hoá mà ng ả i x ườ a đ ư l ể i ạ
ngày càng tr nên quý báu và ở mang đầầy giá tr l ị ch s ị . Không t ử h ể b qua kiêến ỏ
trúc Chăm, tuy không còn tôần t i nhiêầu đêến nay nh ạ ng m ư t trong sôế đó ộ , tháp đ m v ậ
uy nghiêm, thầần bí đã hàm ch ẻ a rầ ứ ết nhiêầu giá tr ngh ị thu ệ t. ậ Tháp
chùa có một dáng vẻ kiến trúc độc đáo, xây dựng bằng gạch
đất nung, phản ánh trình độ một dân tộc có nền văn hóa cao.
Tháp Chàm (Ninh Thuận) dân tộc Chăm
Kiến trúc Chăm có từ thế kỷ thứ I sau công nguyên, là sự phát
triển nghệ thuật sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh
hưởng tư tưởng đạo giáo Ấn Độ. Có thể nhìn thấy một tổng
quan kiến trúc qua các di tích đền tháp xây dựng một kalan
(ngôi đền chính, bao quanh là những tháp nhỏ, những công trình phụ).
Ở đằng sau nghệ thuật bao giờ cũng là một nền văn hoá. Nền
văn hoá vật thể của Chăm Pa được thể hiện qua những chạm
khắc trên tảng đá khô khốc để tạc nên những tượng hình mang
giá trị văn hoá sâu sắc, còn thể hiện được sự thôi thúc nội tâm
mãnh liệt của người nghệ sĩ.
Dân tộc Chăm, thuộc ngữ hệ Nam Đảo, theo nhiều nghiên cứu
cho rằng nền văn hoá Chăm ảnh hưởng từ nhiều luồng văn hoá
khác nhau như: văn hoá Sa Huỳnh, Óc Eo, văn hoá Đông Sơn,
văn hoá Trung Quốc. Nhưng mạnh mẽ và sâu sắc nhất có lẽ là
từ văn hoá Ấn Độ, và do đó trong các tượng thờ, tượng Siva có
nhiều nhất và xuất hiện dưới nhiều hình thức nhất. Thánh địa
Mỹ Sơn, được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ IV-V bởi vua
Bhadravarman, chính là nơi dành riêng cho các vua chúa để thờ vị thần này.
Tượng thần ở Đồng Dương Quảng Nam (Thế kỷ X)
Nụ cười an nhiên, bình thản, trên tượng thần Siva ở Tháp Bánh
Ít của người Chăm (thế kỷ XI, Bình Định), hoặc trên tượng vua
Jayavarman VII, ở Kompong Svay
Đứng trước những chiếc tháp Chăm uy nghiêm, hùng vĩ, hay
đứng trước một pho tượng vũ nữ Trà Kiệu mềm mại, uyển
chuyển, dù là người Á đông, hay là người Âu, Mỹ, bạn đều có
thể có được những cảm xúc thẩm mỹ sâu sắc. Nghệ thuật
Chăm, ở vào những thời kỳ rực rỡ của nó, có một sức thuyết
phục và một khả năng truyền cảm mạnh mẽ, đó là dấu hiệu
của những nền nghệ thuật lớn.
Tượng thần Siva trong tư thế múa, Phong Lê, Đà Nẵng (đầu thế kỷ X)
Trên cơ sở kinh Veda của Bà La Môn giáo, Ấn Độ, (thế kỷ XVI-V
tr. Kitô), người Chăm thờ Brahmâ, nguồn gốc của vũ trụ, và là
vị thần đứng trên hết tất cả các vị thần khác. Brahmâ là thể
thống nhất của ba vị thần, ba ngôi (giống như 3 ngôi trong Kitô
giáo) : Brahmâ, thần Sáng tạo, Visnu, thần Bảo tồn, và Siva,
thần Huỷ diệt. Các tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ (Tam Kỳ, Quảng
Nam), tháp Dương Long (Bình Định), đều là những bộ ba tháp
thờ cả ba vị thần này ở cùng một nơi.
Chiếc Linga ở Trà Kiệu (thế kỷ X)
Song, tác phẩm nổi bật và độc đáo nhất trong nghệ thuật tôn
giáo Chăm, là chiếc Linga, biểu tượng được cách điệu hoá
trong tín ngưỡng phồn thực của các nông dân ở thế kỷ X
Nói tóm lại, các tượng vũ nữ, tượng hàng vú, tượng thú vật,
hay thần thoại, đều là những tác phẩm có tính chất dân gian rõ
rệt. Tuy không phải không phải bằng những nét châm biếm, hài
hước, hoặc bằng những nét chạm khắc khoẻ mạnh, mộc mạc,
như trong nghệ thuật điêu khắc gỗ ở các đình chùa Việt Nam
thời Lý, Trần, Lê, nhưng nó vẫn toát ra được một sức sống
mãnh liệt, một niềm hăng say, thể hiện bằng những cách điệu và khối đá linh động.
5) Phương tiện vận chuyển của người Chăm
Mặc dù sinh sống ở khu vực riêng và có đặc trưng văn hóa, tín
ngưỡng riêng tuy nhiên phương tiện vận chuyển của người
Chăm vẫn có nhiều nét tương đồng với người Việt. Vì sinh sống
ở nhiều vũng, vịnh, khu vực gần biển, do đó trước đây hình
thức di chuyển chủ yếu của người Chăm là tàu, thuyền. Đây
cũng là một trong những lý do người Chăm thường rất giỏi
trong việc đóng tàu và đi biển. Trước đây, thuyền của người
Chăm thường là loại ghe bầu, cách gọi này chính là sự biến
cấm tiếng Mã Lai Prahu (chiếc thuyền nhỏ). Loại ghe bầu đi
biển này được chế tác có hai đầu nhọn, lái và mũi đều cong
cao gắn với buồm hình tứ giác lệch, hoặc hình tam giác. Loại
thuyền này giống với kiểu thuyền của những người Mã Lai – Đa Đảo.
Hình ảnh minh hoạ ghe bầu của người Chăm
Ngoài ra nếu di chuyển trên đường bộ, người Chăm chủ yếu và
thường xuyên sử dụng cái gùi cũng trên lưng. Họ còn làm
những chiếc xe bò kéo, trâu kéo để có thể vận chuyển hàng với trọng tải khá lớn.
6) Nhạc cụ truyền thống của dân tộc Chăm
7.1 Đàn Kanhi: Là một loại đàn kéo, có cấu trúc gần giống đàn
nhị của người Kinh. Than đàn làm bằng mai rùa vàng. Trên thân
mai có gắn đoạn tre nhỏ bằng ngón chân cái, dài khoảng 0,65cm. Ở
đầu đoạn tre này có hai cần để kéo dây gọi là hai tai Kanhi. Từ hai cần kéo (hai
tai) nối xuống với cây tre bằng một sợi là dây đàn chính của Kanhi. Ngoài ra
cần kéo này nối với cây tre bằng lông đuôi ngựa uốn cong như cánh cung. Đây
chính là dây kéo của đàn Kanhi để tạo ra âm thanh. Ảnh đàn Kanhi 7.2 Kèn Saranai
Đây là nhạc cụ thổi bằng hơi, cấu trúc gồm 3 phần gắn liền nhau: Phần chuôi (gali)
làm bằng đồng, bên trong có gắn lưỡi gà bằng lá buông, dùng để thổi; phần thân (rup)
làm bằng gỗ đục rỗng 7 lỗ chính phía trên và một lỗ phụ ở phía dưới để điều khiển các
nốt nhạc;và bộ thứ ba loa kèn làm bằng gỗ quí, sừng trâu hoặc ngà voi, rỗng ruột.
Đây là phần phát âm thanh. Kèn Saranai có 5 nốt âm thanh tương đương với nốt nhạc
đồ, pha, sol, la, rê và cũng là tượng trưng cho 5 ngũ quan con người. Kèn Saranai
được nghệ nhân Chăm sử dụng trong các lễ hội Chăm như lễ hội múa Rija. 7.3 Trống Paranưng:
Đây là loại trống tròn, bịt da một mặt, đường kính khoảng 0,45m. Mặt trống
bịt da dê, thân trống bằng gỗ. Xung quanh thân trống có đục 12 lỗ, mỗi lỗ
được giữ chặt bằng mỗi con nem và có quấn dây mây xung quanh. Đây là bộ
phận tăng giảm âm thanh và nốt nhạc của trống. Trống có 3 âm chính: tác,
tăm, tằm. Trống này được người Chăm xem là biểu trưng cho lồng ngực
(tim, phổi, ngũ tạng), là biểu hiện cái tâm con người. Trống Paranưng được
xem là nhạc cụ, là vật tổ của thầy Mưduôn - thầy cúng lễ tín ngưỡng dân
gian phục cho lễ hội múa Rija. Trống vỗ với tư thế ngồi, đặt trống vào đùi,
ôm sát vào ngực, vỗ hai tay vào trống. 7.4 Trống Ghinăng:
Trống ghi năng Chăm là trống dài hình trụ, thường biểu diễn bằng cặp đôi để nghiêng
nằm chéo nhau. Thân trống thường làm bằng gỗ lim, khoét rỗng bên trong. Thân trống
dài khoảng 0,72m, hơi phình ở giữa và được bào nhẵn cả trong lẫn ngoài. Hai mặt
trống căng da, mặt nhỏ căng da dê, đường kính 0,24m, mặt này người Chăm gọi là
chang (mặt dương) vỗ bằng tay có 2 âm chính tớ, tìn.
Còn một mặt lớn căng da trâu, đường kính khoảng 0,28m, mặt này là mặt chính của
trống người Chăm gọi là Băm (mặt âm) có hai âm chính là: dìn, gleng và luôn đánh
bằng đùi gỗ. Trống Ginăng tượng trưng cho đôi chân con người. 7.5 Chiêng (cheng)
Đây là loại nhạc cụ gõ bằng đồng có đường kính 0,3m. Chiêng có 2 loại: chiêng mặt
bằng và chiêng có núm. Chiêng thường dùng dùi gỗ, ở đầu dùi quấn vải mềm dùng để
gõ. Chiêng được sử dụng trong các lễ hội Chăm như lễ múa Rija, tế lễ thần linh Puis,
payak. Ngoài ra còn được sử dụng trong đám tang. Bên cạnh chiêng còn có Mã la
nhưng nhạc cụ này do người Raglai biểu diễn nhân ngày hội cúng lễ ở đền tháp.. 7.6 Tù Và (săng)
Đây là nhạc cụ bằng ốc biển dùng để thổi. Theo truyền thuyết đây là vật linh mà đấng
Dêbitathuôr dùng để sáng tạo vũ trụ và mọi sinh vật trên trần gian, tù và còn là vật tổ
Po Adhia dùng để hành lễ trong đám tang Chăm Ahiêr, đặc biệt trong nghi thức lễ tẩy
uế (talih) đất tháp trong các lễ hội ở đền tháp Chăm.
Nhạc cụ Chăm tuy chưa phong phú và đa dạng nhưng là một phương tiện không thể
thiếu được trong lễ hội Chăm. Nhạc cụ Chăm chỉ vang lên khi có lễ, có hội, không
phục vụ cho sinh hoạt đời thường. Nhạc Chăm chỉ đánh thức những sinh linh ở cõi
trần và thần thánh nơi chốn thiên đường và lôi cuốn người xem về với tín ngưỡng, về
với lễ hội. Như vậy, đến lượt mình nhạc cụ Chăm đã thực sự trở thành phương tiện
nghệ thuật lôi cuốn người xem về với lễ hội và ngược lại lễ hội Chăm chính là nơi
nuôi dưỡng, bảo tồn nhạc cụ Chăm.