Kinh tế vi mô trọng tâm chương 1 | Trường Đại học Kinh Tế - Luật
Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn hợp lý các nguồn lực khan hiếm. Phân biệt kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Các tuyên bố thuộc kinh tế học chuẩn tắc thường chứa các từ “nên” và “không nên”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (KTVM)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45688262
Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn hợp lý các nguồn lực khan hiếm.
Phân biệt kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc: KTH thực chứng:
+ Mang tính khách quan, khoa học
+ Thường trả lời cho câu hỏi: Là bao nhiêu? Là gì? Như thế nào? KTH chuẩn tắc:
+ Mang tính chủ quan, khuyến nghị +
Thường trả lời câu hỏi: Nên làm cái gì?
+ Các tuyên bố thuộc kinh tế học chuẩn tắc thường chứa các từ “nên” và “không nên”.
3 vấn đề cơ bản: “Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?”
Phân loại cơ chế kinh tế:
+ Cơ chế thị trường: Là nên kinh tế người sản xuất và người tiêu dùng.
+ Cơ chế kế hoạch hóa tập trung: Chỉ bao gồm chính phủ, chính phủ sẽ
điều tiết cả nền kinh tế.
+ Cơ chế hỗn hợp: Bao gồm cả thị trường và kế hoạch hóa tập trung. Bao
gồm người sản xuất, người tiêu dùng, chính phủ cũng sẽ tham gia điều
tiết nhưng không điều tiết về mọi mặt như ở trong nền kế hoạch hóa tập
trung. Trong đây còn có quan hệ cung cầu.
Lý thuyết lựa chọn
+ Chi phí cơ hội: Là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện
sự lựa chọn đó. Phương pháp lựa chọn:
+ Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF): Là đường biểu diễn những
kết hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được
khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực hiện có tương ứng với một trình độ công nghệ nhất định.
Các kết hợp trên đường PPF
+ Các điểm trên đường PPF có hiệu quả về mặt kinh tế (ABCDE) +
Các kết hợp nằm bên trong đường PPF không hiệu quả vì không tận
dụng hết nguồn lực (G)
+ Các điểm nằm ngoài đường PPF là không thể đạt được vì nằm ngoài
khả năng sản xuất của nền kinh tế (H)
Theo thời gian, các nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia có khuynh
hướng gia tăng. Chính vì vậy đường PPF sẽ dịch chuyển ra ngoài.
Đặc điểm đường PPF
+ Phản ánh trình độ sản xuất và công nghệ hiện có (đường PPF càng xa
gốc tọa độ trình độ sản xuất và công nghệ hiện có càng phát triển). +
Phản ánh việc phân bố nguồn lực 1 cách có hiệu quả. (Lựa chọn bao
nhiêu cái này, bao nhiêu cái kia cho hiệu quả). lOMoAR cPSD| 45688262
+ Phản ánh chi phí cơ hội.
+ Phản ánh sự tăng trưởng và phát triển khi đường PPF dịch chuyển ra ngoài.
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần: Muốn sản xuất thêm càng nhiều một
loại hàng hóa thì người ta phải hi sinh ngày càng nhiều hơn một loại hàng
hóa khác. Được biểu thị bằng đường PPF.