KỸ NĂNG CHO SINH VIÊN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG | Trường Đại học Kinh Tế - Luật
Hàng năm, lượng sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học gia nhập vào thị trường lao động trong nước và quốc tế ngày càng nhiều. Sinh viên đại học, cao đẳng và học viên cao học, nghiên cứu sinh tốt nghiệp ra trường càng tăng làm tính cạnh tranh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (KTVM)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45943468
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KINH TẾ LAO ĐỘNG
Đề tài: KỸ NĂNG CHO SINH VIÊN GIA NHẬP
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thanh Huyền Lớp học phần: 211KT1803
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Kim Ngân MSSV: K194030366
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 11 năm 2021 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 45943468
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................
Phần 1. TÌM HIỂU LÝ THUYẾT ............................................................................. 1
1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................... 1
2. Thực trạng .............................................................................................................. 3
2.1. Thiếu hụt kỹ năng đối với sinh viên khi gia nhập thị trường lao động .............. 3
2.2. Chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng chưa giúp sinh viên .. 5
tiếp cận nhiều đến các định hướng trang bị kỹ năng ................................................ 5
3. Giải pháp ................................................................................................................ 6
3.1. Đối với sinh viên ................................................................................................. 6
3.2. Đối với nhà trường ............................................................................................. 7
Phần 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ................................................................................. 8
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 11 LỜI MỞ ĐẦU
Hàng năm, lượng sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học gia nhập vào thị trường lao
động trong nước và quốc tế ngày càng nhiều. Sinh viên đại học, cao đẳng và học viên cao
học, nghiên cứu sinh tốt nghiệp ra trường càng tăng làm tính cạnh tranh trên thị trường
cũng tăng theo. Do đó, các tiêu chí tuyển chọn nhân viên bắt đầu được nâng cao. Các nhà
tuyển dụng ngày nay họ không chỉ muốn thu nhận người biết làm công việc chuyên môn,
mà còn phải có khả năng sáng tạo, biết cách giải quyết các phát sinh trong công việc, phối
hợp hiệu quả với đồng đội, có tư duy tích cực và muốn thăng tiến cao hơn. Kỹ năng được
khẳng định là công cụ hữu hiệu nhất cho thành công trong nghề nghiệp của mỗi người. lOMoAR cPSD| 45943468
Phần 1. TÌM HIỂU LÝ THUYẾT
1. Cơ sở lý thuyết Kỹ năng là gì?
Là việc vận dụng kiến thức đã có để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong cuộc sống. Kỹ
năng hình thành khi đã có sẵn kiến thức nền nhất định, và phải được áp dụng nó vào thực
tiễn. Về cơ bản, kỹ năng có 2 loại: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Kỹ năng cứng là gì?
Kỹ năng cứng khái niệm để chỉ những loại kiến thức mà cá nhân thu lượm được có tính hệ
thống và sách vở. Lượng kiến thức này có được từ học tập và rèn luyện mà có nó bao gồm
cả lý thuyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Kiến thức cứng là phần kiến thức tích
lũy của mỗi người, nhưng nó lại có tính phổ cập, bất kì ai cũng có thể học được thành thạo nó.
Kỹ năng cứng gồm những kỹ năng như sử thành thạo trong sử dụng các phần mềm ứng
dụng, khả năng phân tích, vận hành máy móc, khả năng ngoại ngữ,..
Kỹ năng mềm là gì?
Là việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có một cách linh hoạt, mềm dẻo trong quá
trình giải quyết những tình huống, công việc cụ thể. Kỹ năng mềm nói chung để chỉ hàng
loạt hành vi, kỹ thuật mang tính chất cá nhân nhằm mục đích tạo thiện cảm cho người đối
diện trong quá trình triển khai, giải quyết công việc.
Kỹ năng mềm gồm những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy hiệu quả, kỹ năng giải quyết tình
huống, kỹ năng đàm phán,..
Các nhóm kỹ năng chính
Về mặt cơ bản, kỹ năng được phân chia thành 2 nhóm là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. 1 lOMoAR cPSD| 45943468
Tuy nhiên, khi gia nhập thị trường lao động, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên qua
3 nhóm kỹ năng chính. Mô hình các kỹ năng cần có đối với sinh viên mới tốt nghiệp
dưới đây cho thấy kỳ vọng của các nhà tuyển dụng sẽ ngày càng tăng lên theo chất lượng ứng viên.
Hình 1. Mô hình các kỹ năng cần có đối với sinh viên mới tốt nghiệp
( Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các
ngành quản lý - kinh tế: Ứng dụng pháp pháp phân tích nội dung” của tiến sĩ Vũ Thế
Dũng, Trần Thanh Tòng (Khoa Quản lý công nghiệp trường Đại học Bách khoa TP.HCM, năm 2009) lOMoAR cPSD| 45943468
Nhóm 1 là nhóm các kỹ năng cơ bản
Đây là nhóm kỹ năng mà sinh viên bắt buộc phải có, nếu không sẽ rất khó khăn hoặc không
được tuyển dụng. Nhóm kỹ năng này bao gồm ngoại ngữ, tin học văn phòng, giao tiếp và
làm việc độc lập. Trong đó, ngoại ngữ và tin học văn phòng là 2 kỹ năng quan trọng hàng
đầu. Tuy rất quan trọng nhưng nhóm kỹ năng này chỉ là điều kiện cần để được tuyển dụng,
nó chưa phải là điều kiện bảo đảm.
Nhóm 2 là là nhóm giá trị gia tăng
Đây là nhóm kỹ năng giúp các ứng viên thực sự tạo ra sự khác biệt của mình với đối thủ
cạnh tranh. Nhóm này bao gồm 8 kỹ năng chính là: tổ chức, quản lý, phân tích, làm việc
nhóm, tin học chuyên ngành, truyền thông, hoạch định và đàm phán. Đây là những kỹ năng
được đòi hỏi cao hơn, khó hơn so với nhóm cơ bản. Nó đòi hỏi ứng viên phải rèn luyện,
trau dồi trong một thời gian dài
Nhóm 3 là nhóm dành cho nhà lãnh đạo tương lai
Nhóm kỹ năng này bao gồm các kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo tương lai như tổng hợp,
lãnh đạo, xây dựng và phát triển quan hệ, tổ chức nguồn nhân lực và ra quyết định. 2. Thực trạng
Nếu như kiến thức chuyên môn là điều kiện cần thì kỹ năng chính là điều kiện đủ để sinh
viên có hành trang vững chắc khi ra trường. Thực tế cho thấy, kỹ năng là tiêu chí quan
trọng mà các nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Mặc dù giáo dục, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực tại các trường đại học, cao đẳng đã đạt được một số thành tựu nhất định,
song vẫn còn nhiều hạn chế.
2.1. Thiếu hụt kỹ năng đối với sinh viên khi gia nhập thị trường lao động
Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và trẻ, nhưng tỷ lệ người có nghề và có trình độ
chuyên môn trên số dân của cả nước rất thấp so với các nước trong khu vực; số lao động
quản lý và kỹ thuật cao chiếm rất ít so với dân số cũng như so với quy mô nền kinh tế.
Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp 3 lOMoAR cPSD| 45943468
rất chú trọng tới công tác tuyển dụng với mong muốn lựa chọn được ứng viên có năng lực.
Nhưng trên thực tế cho thấy, các doanh nghiệp không ngừng than phiền về chất lượng đầu
vào của các ứng viên, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Do đó, vấn đề đặt ra đối với sinh
viên hiện nay là làm thế nào để được các doanh nghiệp tuyển dụng theo nghề đã được đào
tạo và làm việc có hiệu quả, có khả năng phát triển nghề nghiệp. Để giải quyết được vấn
đề này, sinh viên cần phải được trang bị và nâng cao cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Tuy nhiên, hiện nay kỹ năng đối với sinh viên chưa thật sự được quan tâm.
Chất lượng tiếng Anh chưa thật sự được quan tâm
Một trong những kỹ năng cơ bản và tiên quyết mà mỗi sinh viên cần có là ngoại ngữ, cụ
thể là bộ môn tiếng Anh. Những nghiên cứu tại các trường đại học Việt Nam vẫn còn nhiều
hạn chế và các sinh viên mới tốt nghiệp luôn bị hạn chế về trình độ giao tiếp tiếng Anh.
Nhiều sinh viên hiện nay vẫn đang lầm tưởng về chứng chỉ tiếng Anh, dẫn đến việc học
nhồi nhét, học cấp tốc để được thi cấp bằng. Tuy nhiên, chứng chỉ tiếng Anh chỉ là công cụ
để đánh giá khả năng học tiếng Anh của mỗi người, quan trọng nhất của việc học tiếng Anh
là giao tiếp và sử dụng tài liệu tốt. Trên thực tế tại các trường đại học, sinh viên vẫn luôn
chú trọng đến điểm trung bình học tập trên lớp nhưng không mấy đầu tư với tiếng Anh.
Theo nghiên cứu của Khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Luật, hằng năm rất nhiều sinh
viên không thể tốt nghiệp đúng hạn vì còn nợ bằng tiếng Anh, dẫn đến việc thực tập, đi làm
bị trì trệ, chất lượng đầu ra của Khoa bị giảm sút. Đây là một thực tế đáng buồn, khi rất
nhiều giảng viên luôn đề cập đến vấn đề này nhưng sinh viên vẫn chưa thật sự quan tâm
Nhận thức của sinh viên đối với kỹ năng mềm
Ngoài tiếng Anh thì các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,
kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy hiệu quả, kỹ năng giải
quyết tình huống, kỹ năng đàm phán,.. cũng rất quan trọng, nhất là đối với sinh viên vừa
ra trường. Đây là nhóm kỹ năng mà các nhà tuyển dụng xem xét ứng viên có nổi bật hơn
so với các ứng viên khác hay không. Sinh viên có thể tự trau dồi các kỹ năng này bằng lOMoAR cPSD| 45943468
cách tham gia câu lạc bộ, đi làm thêm, đi thực tập hoặc tham gia các buổi tập huấn nâng cao kỹ năng.
Tại trường Đại học Kinh tế - Luật có khoảng 50 câu lạc bộ, bao gồm các đoàn hội, các câu
lạc bộ học thuật và các câu lạc bộ tình nguyện. Đây là một cơ hội tốt để sinh viên trau dồi
thêm các kỹ năng mềm của bản thân. Thay vì tham gia câu lạc bộ, nhiều sinh viên chọn đi
làm thêm, đây là một lựa chọn tốt đối với sinh viên vừa muốn nâng cao kỹ năng, vừa muốn
kiếm thêm thu nhập để trang trải cho bản thân. Qua các hoạt động đó, nhiều sinh viên được
trang bị các kỹ năng quan trọng, ứng dụng tốt vào cuộc sống và cho công việc sau này.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, phần lớn các bạn trẻ vẫn còn có suy nghĩ chỉ cần học tốt
kiến thức là đủ điều kiện để làm việc. Vì vậy, ngoài thời gian học ở trường, nhiều sinh viên
bị lôi cuốn, tiêu tốn nhiều thời gian hơn cho mạng xã hội, không hứng thú tham gia các
hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm. Với một nhà tuyển dụng lao động, chắc chắn sẽ ưu tiên
những người có kiến thức và có kỹ năng mềm, hơn là tuyển dụng một người chỉ có kiến
thức mà không có kỹ năng. Bên cạnh đó, khi được tuyển dụng rồi, với một môi trường làm
việc như nhau, những bạn đã có sẵn kỹ năng, khả năng chịu đựng áp lực, công việc hoàn
toàn sẽ tốt hơn. Đây là những điều mà ít sinh viên lưu tâm đến, nghĩ rằng việc tham gia các
hoạt động Đoàn, hoạt động xã hội là không thiết thực, không tham gia cũng không sao.
Vậy nên, việc tự trang bị kỹ năng cho bản thân phải đến từ nhận thức của sinh viên.
2.2. Chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng chưa giúp sinh viên tiếp
cận nhiều đến các định hướng trang bị kỹ năng
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành khá thành công chương trình cải
cách giáo dục Phổ thông cơ sở. Công tác này nhận được nhiều kết quả tốt, cách dạy và học
của giáo viên, học sinh phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, tại các trường Đại học, Cao
đẳng, việc cải cách chưa thể thực hiện được hiệu quả rõ nét. Chương trình học không có
nhiều thay đổi. Sinh viên vẫn học nhưng mông mang nặng tính lý thuyết. Có những sinh
viên học rất tốt các môn trong trường đại học nhưng khi làm việc lại gặp nhiều khó khăn. 5 lOMoAR cPSD| 45943468
Theo nghiên cứu, việc học tập và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay chưa được
quan tâm thỏa đáng. Đa số các trường đều tập trung đến buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề
kỹ năng mềm vì giải pháp này đảm bảo được tiêu chí tiết kiệm thời gian, đảm bảo nguồn
nhân lực cần thiết, hạn chế chi phí chứ chưa hẳn hiệu quả,.. Chính vì vậy mà sinh viên có
biểu hiện tích cực khi vận dụng các thao tác có liên quan đến các kỹ năng nhưng nhìn
chung kỹ năng này còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo chương trình đào tạo ngành Kinh tế và Quản lý công, tại khoa Kinh tế, trường Đại
học Kinh tế - Luật, có một số môn đào tạo về kỹ năng mềm như Nhập môn khoa học giao
tiếp, quản trị học, kỹ năng làm việc nhóm,.. Đây là một trong những môn học giúp sinh
viên trau dồi kỹ năng nhiều hơn. Đối với một số môn học lý thuyết khác, giảng viên cũng
chú trọng nâng cao kỹ năng cho sinh viên bằng cách thực hiện các bài tập nhóm, báo cáo,
thuyết trình; ngoài ra còn hướng dẫn một số kỹ năng khác cho sinh viên như cách viết CV,
email, nâng cao khả năng trúng tuyển tại các buổi tuyển dụng,.. Tuy nhiên, đây chỉ là những
kiến thức được bổ sung trong quá trình giảng dạy các môn học lý thuyết, chứ chưa thật sự
là các môn học chính khóa. 3. Giải pháp
3.1. Đối với sinh viên
Bản thân từng sinh viên phải tự giác ngộ rằng bằng cấp chỉ là một điều kiện cần chứ chưa
đủ, cần phải tăng cường rèn luyện những kỹ năng cơ bản thì mới tìm được chỗ đứng của
mình trên thị trường lao động. Sinh viên cần rèn luyện kỹ năng làm chủ bản thân, nhạy bén
trước các vấn đề, tự học để lấp đầy những lỗ hổng kiến thức, quan trọng nhất vẫn là đầu tư
vào ngoại ngữ; tự hoàn thiện bản thân, tận dụng tối đa năng lực bản thân để giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống và các công việc đặt ra. Ngoài ra, tham gia tích cực vào các hoạt
động ngoại khóa, các hoạt động sáng tạo,.. sẽ giúp sinh viên hình thành tính can đảm trong
xã hội và các kỹ năng giao tiếp với nhiều dạng người khác nhau, cực kỳ có lợi để nâng cao
khả năng cạnh tranh cá nhân khi gia nhập thị trường lao động lOMoAR cPSD| 45943468
Khó khăn, căng thẳng trong giai đoạn đại học của sinh viên là điều không thể tránh khỏi,
vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động, ngay từ năm thứ nhất đại
học, mỗi sinh viên phải tự giác, tự học cách phân biệt những cảm xúc quan trọng để biết
cách tạm gác những vấn đề khó khăn sang một bên cho đến khi vượt qua được, biết cách
chủ động giải quyết chúng, biết chủ động cho cơ thể thư giãn và nghỉ ngơi. Hãy tập nhìn
cuộc sống thực tại một cách lạc quan, bình tĩnh trước những thất bại và rút ra bài học để từ
đó, cố gắng đừng để bản thân rơi vào trạng thái trầm cảm. Cần biết khả năng và hạn chế
của mình, không nên để kiệt sức với những nỗ lực của mình. Cần xây dựng kế hoạch học
tập hàng ngày thực tế và linh hoạt để duy trì sự cân bằng giữa các hoạt động trong đời sống sinh viên.
3.2. Đối với nhà trường
Các khoa, bộ môn cần tìm hiểu sâu các yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng về các kiến thức
và kỹ năng cần có đối với từng chuyên ngành đào tạo của mình, từ đó thiết kế nội dung
chương trình đào tạo gắn với thực tiễn nhu cầu xã hội và nhu cầu học của sinh viên. Ngoài
ra cần đưa các môn học về kỹ năng mềm vào nội dung chương trình chính khóa để tạo cơ
hội cho sinh viên được đào tạo bài bản về kỹ năng mềm.
Các giảng viên trong quá trình giảng dạy bên cạnh việc cung cấp các kiến thức chuyên môn
cần giúp sinh viên có định hướng tốt hơn trong việc trang bị các nhóm kỹ năng phù hợp
với yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với các vị trí công việc cụ thể, phù hợp với từng ngành
nghề để sinh viên dễ kiếm việc làm và có sự chuẩn bị sẵn sàng cho công việc.
Phòng Quan hệ doanh nghiệp tại các trường Đại học, Cao đẳng cần chủ động với các doanh
nghiệp để có môi trường thực thành tốt cho sinh viên, chủ động trong việc thiết lập mối
quan hệ với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tiếp cận các nhà tuyển dụng, phỏng vấn
các chuyên gia về nhân sự, đào tạo, để nâng cao sức cạnh tranh, nắm bắt kịp thời các yêu
cầu thông qua các đối tác này sẽ rất hữu ích cho sinh viên của trường. 7 lOMoAR cPSD| 45943468
Phần 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Đặt tình huống: Nguyễn Ngọc Kim Ngân là một sinh viên năm 3, lớp K19403C, chuyên
ngành Kinh tế và Quản lý công tại khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Luật; với mong
muốn sau khi ra trường được làm trong ngành nhân sự, phòng ban cụ thể là C&B. Vậy
Ngân cần những kỹ năng gì cho công việc và Ngân sẽ trau dồi những kỹ năng đó như thế nào?
Những kỹ năng cần có của nhân viên C&B là: Tiếng Anh
Hiện nay bất cứ ngành nghề nào cũng cần đến tiếng Anh, ngành nhân sự cũng vậy, dù làm
việc cho doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài. Tin học văn phòng
Một số kỹ năng tin học văn phòng như soạn thảo văn bản, dùng phần mềm Excel cho thống
kê, Prezi cho bài thuyết trình tại các buổi họp, hay cách dùng máy in, máy fax,.. đều cần
thiết cho vị trí C&B trong doanh nghiệp. Ngoài ra trong thời đại 4.0, nhân viên C&B cần
sử dụng công nghệ đám mây để giảm bớt áp lực công việc và quản lý hiệu suất nhân viên;
sử dụng khảo sát lương trên máy tính, đăng ký thông báo ngành và truy cập các công cụ
lương thưởng đều được thực hiện nhờ các giải pháp công nghệ đám mây.
Vậy nên, thành thạo kỹ năng này từ trước giúp chúng ta thực hiện được tốt công việc.
Kỹ năng về chuyên môn
Đối với một chuyên gia C&B sẽ cần có kỹ năng về chuyên môn như nắm rõ về mức lương
trung bình trong lĩnh vực doanh nghiệp, thống kê mức lương thưởng của các đối thủ công
ty cạnh tranh hay thậm chí là tìm hiểu các đối tác phúc lợi của đối thủ, nắm càng nhiều kết
quả phân tích, khảo sát xung quanh, nắm rõ các xu hướng và nhu cầu về lương thưởng,
phúc lợi từ nhân viên sẽ càng chủ động hơn trong công việc. lOMoAR cPSD| 45943468 Kỹ năng giao tiếp
Một nhân viên C&B được yêu cầu giao tiếp tốt bằng nhiều hình thức khác nhau. Kỹ năng
giao tiếp thông qua nói và viết là cần thiết và được sử dụng nhiều nhất. Nhân viên C&B
phải cung cấp tài liệu bồi thường, thuyết trình và làm việc với các trưởng phòng, lãnh đạo
để cập nhật chính sách thường xuyên. Kỹ năng đàm phán
Đối với một nhân viên C&B, nhiệm vụ đặt ra là lương thưởng và xây dựng phúc lợi cho
nhân viên. Vì vậy, cần đảm bảo được quyền lợi cho nhân sự thông qua đàm phán. Khi bước
vào các cuộc họp ở cấp điều hành để thúc đẩy tăng lương hoặc thay đổi phúc lợi, kỹ năng
đàm phán mang lại thành công khi thuyết phục mọi người. Kỹ năng phân tích
Đối với một nhân viên C&B sẽ cần có khả năng sử dụng các kỹ năng phân tích để tìm ra ý
nghĩa của dữ liệu thu thập được từ các khảo sát lương, báo cáo,.. đối với mục tiêu kinh
doanh. Kỹ năng phân tích sẽ giúp nhân viên phát hiện xu hướng thị trường, tiến hành các
xây dựng kế hoạch kế tiếp và thúc đẩy thay đổi lương thưởng để hướng nhân sự tới mục tiêu mới của công ty
Kỹ năng cân bằng trong công việc
Khi xảy ra những rủi ro do chính sách lương hoặc phúc lợi mà chính bản thân đề ra, kỹ
năng cân bằng giúp ổn định tâm lý và bắt tay giải quyết nhanh gọn vấn đề. Cân bằng trong
công việc là tập trung vào ciệc lợi ích phân chia công khai và hợp lý cho nhân viên và cho
công ty để duy trì lợi nhuận.
Với một sinh viên năm 3, Ngân sẽ trau dồi những kỹ năng đó như thế nào?
Đối với nhóm kỹ năng cứng, bao gồm tiếng Anh và tin học văn phòng, có thể trau dồi theo
nhiều hình thức khác nhau. 9 lOMoAR cPSD| 45943468
Thứ nhất, đăng kí các khóa học trực tiếp tại các trung tâm, đây là phương pháp khá
hiệu quả vì được học trực tiếp với giảng viên có chuyên môn, trình độ cao, sẽ tiếp
thu các kiến thức được học ở trung tâm một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đối với hình
thức này sẽ tốn khá nhiều tiền và nó cũng mang lại nhiều rủi ro mà người học sẽ
không lường trước được.
Thứ hai, tự học hoặc đăng kí các khóa học online miễn phí. Có nhiều khóa học trên
các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube,…hoặc các khóa học miễn phí có
chứng chỉ của Google, Linkedin, Coursera,.. Đây là một phương pháp học khá hữu
ích, vừa miễn phí và có thể linh động được thời gian, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay.
Đối với nhóm kỹ năng mềm là các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm
phán, kỹ năng phân tích, kỹ năng cân bằng trong công việc, những kỹ năng đòi hỏi phải
được trau dồi, tôi luyện trong một thời gian dài. Có thể rèn luyện các kỹ năng này bằng
cách tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia các hoạt động tình nguyện, đi làm thêm,
thực tập,.. Tuy nhiên, đối với một sinh viên năm 3, Ngân có thể chọn đi thực tập thay vì
tham gia các hoạt động hoặc đi làm thêm. Với những kiến thức đã được học tại trường đại
học hơn 2 năm, Ngân nên chọn đi thực tập để làm quen với công việc, văn hóa doanh
nghiệp, trải nghiệp và có xát với môi trường làm việc thực thụ, điều này giúp Ngân hiểu rõ
giá trị của đồng tiền cũng như rèn luyện thêm một số kỹ năng thiết yếu khi ứng xử với đồng
nghiệp và rèn luyện được những kỹ năng cần thiết cho công việc của bản thân sau này. KẾT LUẬN
Nhìn chung, các nhà tuyển dụng rất coi trọng các kỹ năng, bởi vì đây là một tiêu chí giúp
họ đánh giá chính xác năng lực thực sự của người lao động và được nhà tuyển dụng dùng
để kiểm tra, đánh giá khả năng của người lao động khi muốn tuyển họ vào làm việc. Vì
thế, các bạn sinh viên nên rèn luyện các kỹ năng trong quá trình học để có nhiều cơ hội
hơn khi tham gia thị trường lao động. lOMoAR cPSD| 45943468
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi, L. T. (2012). Nâng cao sức cạnh tranh cho sinh viên Việt Nam trên thị trường lao
động trong nước và quốc tế.
http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/57637c537f8b9a9df28b4584.pdf
[2] Đao Nguyễn. (2016). Tầm quan trọng của Kỹ năng mềm đối với giới trẻ hiện nay.
https://kenhtuyensinh.vn/tam-quan-trong-cua-ky-nang-mem-doi-voi-gioi-tre- hiennay
[3] Hà, G. N. K. (n.d.). YÊU CẦU KỸ NĂNG MỀM CỦA LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP.
[4] HPSTORE. (2018). TIẾNG ANH CÓ CẦN THIẾT CHO NGÀNH NHÂN SỰ
KHÔNG? http://hpstore.vn/tieng-anh-co-can-thiet-cho-nganh-nhan-su-khong/
[5] HRchannels. (2020). 9 Kỹ năng cần thiết đối với chuyên viên C&B.
https://hrchannels.com/uptalent/9-ky-nang-can-thiet-doi-voi-chuyen-vien-c-b.html
[6] Mây Thu. (2020). Tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên.
https://caodangquoctehanoi.edu.vn/tam-quan-trong-cua-ky-nang-mem-doi- voisinh-vien/
[7] Quang Phúc. (2021). Vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên.
https://quangphucau.com/vai-tro-cua-ky-nang-mem-doi-voi-sinh-vien/
[8] Unica. (2021). Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
https://unica.vn/blog/phanbiet-ky-nang-cung-va-ky-nang-mem
[9] Ý tưởng Việt. (2017). Mô hình các kỹ năng cần có đối với sinh viên mới tốt nghiệp.
https://ytuongviet.org.vn/tin-tong-hop/mo-hinh-cac-ky-nang-can-co-doi-voi-
sinhvien-moi-tot-nghiep-471.html 11 lOMoAR cPSD| 45943468