Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án Dân sự - Luật hiến pháp Việt Nam | Trường Đại học Hoa Lư
Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án Dân sự - Luật hiến pháp Việt Nam | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hiến pháp Việt Nam (LHPVN)
Trường: Đại học Hoa Lư
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án Dân sự I.
Các giai đoạn giải quyết vụ án dân sự
1. Thủ tục nộp đơn: Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 -
Tự nộp hoặc thông qua đại diện hợp pháp (gọi chung là Người khởi kiện) - Hoặc
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
+ Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong
trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động
+ Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2. Thủ tục nhận và xử lý đơn của Tòa án: ĐIều 191 BLTTDS -
do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và
phải ghi vào sổ nhận đơn => gửi trực tiếp giấy xác nhận hoặc trong vòng 2
ngày phải gửi cho Ng Khởi kiện
trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực
tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn => thông báo ngay
NKK thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án -
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh
án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện -
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải
xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục
rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định
tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người
khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án. 3. Thụ lý vụ án
Trường hợp có đầy đủ điều kiện và không thuộc các trường hợp trả lại đơn dưới
đây thì Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án:
Các trường hợp trả lại đơn kiện Điều 192 BLTTDS 4. Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử: Điều 203 BLTTDS
– Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
– Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
– Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
– Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
– Đưa vụ án ra xét xử. 5. Thủ tục hòa giải:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được
quy định tại Điều 206 và Điều 207 BLTTDS. 6. Xét xử Sơ thẩm:
– Thủ tục bắt đầu phiên tòa – Hỏi – Tranh luận – Nghị án và tuyên án 7. Xét xử phúc thẩm -
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà
bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị -
Quyền kháng cáo thuộc về đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ
chức, cá nhân khởi kiện. Quyền kháng nghị thuộc về Viện kiểm sát nhân dân
cùng cấp và cấp trên của Tòa án sơ thẩm
8. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, thủ tục đặc biệt -
Trường hợp bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà
phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì
người có thẩm quyền sẽ kháng nghị và Tòa án sẽ phải mở phiên tòa xét lại bản
án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
9. Thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật II.
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THỪA KẾ THU THẬP CHỨNG CỨ Xác định - loại tranh chấp gì,
- đối tượng mà các bên tranh chấp là gì,
- trong vụ án cần phải chứng minh các vấn đề cụ thể gì
Cần tập trung vào: Người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, thời điểm mở thừa kế, di
sản thừa kế, tính hợp pháp của di chúc, di tặng và các vấn đề khác trong giải quyết vụ án
- Thu thập chứng cứ chứng minh người để lại di sản thừa kế, người thừa kế: Để xác định
chính xác, đầy đủ người để lại di sản thừa kế, người thừa kế đòi hỏi Luật sư thừa kế phải
thu thập chứng cứ chứng minh.
- Thu thập chứng cứ chứng minh di sản thừa kế: Xác định được di sản thừa kế là một
trong những vấn đề cần giải quyết trong vụ án đương sự có yêu cầu chia di sản thừa kế,
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại.
Xác định các vấn đề thủ tục tố tụng:
1. Quyền khởi kiện? Có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập không? 2. Thẩm quyền Tòa án?
3. Thành phần và tư cách của các đương sự 4. Thời hiệu khởi kiện
5. Thủ tục tiền tố tụng
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
1. Xác định nội dung yêu cầu khởi kiện
2. Các điều kiện khởi kiện: tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân:
- Xác định tư cách đương sự: ĐIều 68 BLTTDS
- Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc: Chương III BLTTDS
Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự (có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ)
-Tạm ứng án phí, chuẩn bị tài liệu, chứng cứ: Giấy ĐKKH, CCCD, giấy tờ tranh chấp về
tài sản: đất đai…, chứng cứ chứng minh sống chung, quản lý và sử dụng tài sản đất đai…