Làng hoa TP - Bài viết tin | Báo chí và truyền thông | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trình bày về lịch sử và quá trình hình thành của Làng Hoa Thành Phố, từ những ngày đầu đến hiện tại. Nhấn mạnh sự phát triển về quy mô, đa dạng và chất lượng của các loại hoa được trồng và trưng bày.
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089 Làng hoa TP - Bài vit tin
Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 39651089
Làng hoa TP.HCM: Nhà vườn vừa trồng vừa lo
Những ngày cuối năm, tại hai làng hoa lớn trên địa bàn TP.HCM là làng hoa Thới An
(quận 12) và làng mai Bình Lợi (huyện Bình Chánh), nhiều nhà vườn hối hả chuẩn bị cho
vụ hoa tết lớn nhất trong năm chuẩn bị cho dịp tết Giáp Thìn 2024. Lo lắng về sức mua
của thị trường là tâm trạng chung của nhiều hộ nông dân trồng hoa lâu năm.
Các công nhân tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày, mỗi lần như vậy tốn khoảng hai tiếng
rưỡi để tưới hết cả vựa hoa - Ảnh: HOÀNG YẾN
Tất bật chuẩn bị vụ hoa tết
Làng hoa Thới An (quận 12) là một trong những địa điểm trồng hoa lớn và lâu năm ở
TP.HCM. Đến dịp Tết Nguyên đán, nhiều thương lái tìm đến đây để đặt hàng chục nghìn
chậu hoa tết cung ứng cho thị trường, phục vụ người dân. Các loại cúc (cúc mâm xôi, cúc
đại đóa, cúc sao băng), vạn thọ, mào gà, hướng dương, dạ yến thảo.... là những giống chủ
lực được người dân trồng nhiều tại làng hoa nơi đây. Vào khoảng rằm tháng Chạp, các
vườn sẽ bắt đầu mở cửa để thương lái đến xem hàng. lOMoAR cPSD| 39651089
Mỗi sáng sớm, các chủ vườn cùng hơn chục nhân công đã tất bật chăm sóc, tưới nước,
bón phân, bấm ngọn để đảm bảo cây ra hoa đúng dịp Tết. Cô Trịnh Thị Kim Lan (50 tuổi,
chủ một vườn hoa tại làng hoa Thới An, quận 12) cho biết, vườn đã bắt đầu chuẩn bị
nguyên vật liệu, xuống giống một số loại hoa, điển hình như cúc mâm xôi, hoa sống đời
từ tháng 6 âm lịch. Ba tháng trước Tết, vườn của cô thuê thêm nhân công thời vụ để
chăm sóc đảm bảo cây sinh trưởng tốt nhất.
Việc trồng hoa tết mang đến cơ hội việc làm cho nhiều nhân công ở đây. Chị Hiền (30
tuổi) cho biết: “Tôi chỉ mới đến làm ở vườn hoa này thời gian gần đây thôi, gần Tết thì
người ta tuyển thêm nhân công nhiều lắm. Chủ yếu tôi làm ca buổi sáng khoảng 4 tiếng
thôi, tối thì ở nhà trông con. Công việc này giúp tôi có thêm ít thu nhập sắm sửa cho gia
đình vào dịp Tết đến”. Chị Hoàng Anh (20 tuổi) là một nhân công thời vụ dịp Tết ở làng
hoa. Chị còn cho biết cả anh trai và em gái của mình cũng phụ việc ở đây để kiếm thêm
thu nhập chuẩn bị cho đón Tết.
Chị Hiền phụ trách tỉa cành và cột dây kẽm quanh hoa để hoa nở gọn và đẹp hơn. Công
việc không khó khăn nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ - Ảnh: HOÀNG YẾN lOMoAR cPSD| 39651089
Còn ở làng mai Bình Lợi (xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh), nơi được mệnh danh là “thủ
phủ mai vàng” lớn nhất ở TP.HCM, cũng đang rộn ràng không khí Tết khi người dân tất
bật chăm sóc hoa mai, chuẩn bị cung cấp số lượng lớn đến các tỉnh thành.
Cô Nguyễn Thị Phương (45 tuổi, nhân công ở làng mai) cho biết công việc của cô trong
năm chủ yếu là bón phân, nhổ cỏ, đến gần Tết thì bắt đầu lặt lá mai để hoa nở đúng dịp
Tết. Khoảng rằm tháng Chạp, vườn bắt đầu thuê thêm nhiều nhân công thời vụ để phụ lặt
lá mai với giá 40.000 đồng/tiếng, cô chia sẻ thêm. Điều này tạo cơ hội việc làm mới cho
công nhân thất nghiệp để có một mùa Tết ấm no. Mặc nắng gắt, cô Phương và các nhân
công khác ở làng mai vẫn vui vẻ, chăm chỉ làm việc.
Những năm gần đây, các làng hoa ở TP.HCM gặp nhiều khó khăn trong việc giữ nghề,
nhiều chủ vườn không còn trồng hoa tết để bán nữa mà chuyển sang những loại cây trồng
khác, diện tích trồng hoa cũng đã thu hẹp phần nào. Thế nhưng, không khí Tết ở các làng
hoa vẫn luôn rộn ràng, nông dân hăng say lao động mong chờ mùa vụ năng suất.
Phập phồng vụ hoa tết
Do tình hình kinh tế khó khăn, đa số các chủ vườn giữ nguyên số lượng hoặc chủ động
giảm số lượng cây trồng so với năm ngoái vì lo tình trạng tồn hàng, hoa không được tiêu
thụ hết. Chưa kể, những năm trước do ảnh hưởng từ dịch bệnh, hoa kiểng Tết từ các tỉnh
thành khác vận chuyển về TP.HCM giảm xuống nhiều. Sức cạnh tranh giảm, làng hoa tại
TP.HCM bán được nhiều hơn. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, hoa từ các địa bàn khác
được vận chuyển về nhiều hơn, tình hình mua bán hoa tết năm nay khó nói trước được.
Chủ vườn nào cũng vừa trồng vừa lo.
Cô Trịnh Thị Kim Lan cho biết: “Năm nay, vườn của cô có 8.000 chậu, ít hơn so với năm
ngoái. Giờ kinh tế khó khăn, công nhân cũng thất nghiệp nhiều, nên mình cũng phải giảm
số chậu lại chứ không thì lại bán không được”.
Khi được hỏi về sức mua hoa những năm gần đây, cô Nguyễn Thị Phượng (60 tuổi), chủ
một vựa hoa khác ở Thới An, bộc bạch: “Do tình hình kinh tế suy giảm nên sức tiêu thụ
hoa cũng giảm nhiều, người ta hạn chế mua hoa về trang trí Tết để tiết kiệm tiền. Chủ yếu
giờ cô bán cho các công ty, các xưởng công nghiệp lớn mua về làm quà biếu thôi”. Cô
Phượng cho biết do có khách quen ủng hộ nên vườn hoa của cô giữ nguyên số lượng cây
trồng so với năm ngoái. Cô đang cho chuẩn bị khoảng 10.000 chậu hoa cho dịp Tết
Dương lịch, Tết Nguyên đán sắp tới. lOMoAR cPSD| 39651089
Cô Phượng chăm chút cho các cây hoa ở vườn mình. Trong ảnh, cô đang bấm ngọn để
cúc sao băng tăng trưởng nhanh hơn - Ảnh: HOÀNG YẾN
Chú Trịnh Thế Giao (60 tuổi, chủ vựa hoa ở quận 12), chia sẻ: “Hoa từ các địa bàn khác
như Khánh Hòa, Đà Lạt, Bến Tre nhập về TP.HCM để bán nhiều lắm, nguồn cung ứng
hoa thì nhiều nhưng người mua ngày càng ít nên dẫn đến việc hoa không bán được. Nhìn
chung tình hình kinh tế mọi người đều khó khăn, cộng thêm khủng hoảng thừa nên khó
tăng giá lắm. Dù giá vật tư, phân bón, nhân công tăng nhưng các chủ vườn đều cố gắng
giữ giá ổn định, ngang với thị trường chung”.
Hoa tết bị ép giá
Chị Lâm Thị Tuyết (39 tuổi, ngụ trên đường Lê Thị Riêng, quận 12) cho biết gia đình chị
cũng từng trồng hoa ở phường Thới An nên càng thấu hiểu cho nỗi khổ của người nông
dân khi hoa bị ép giá. Chị cho biết: “Trồng hoa cực lắm, bao nhiêu công đoạn từ việc
xuống giống, bón phân, định hình cây, rồi bấm ngọn, tỉa cành. Nông dân phải chăm chút
kỹ thì hoa nở mới đúng ngày, đẹp, thu hút người mua. Bỏ ra công sức, vốn liếng đầu tư
nhiều mà chưa chắc bán được hết, lợi nhuận không bao nhiêu”.
Việc hoa tết bị ép giá không còn là câu chuyện xa lạ. Nhiều người đợi đến ngày 30 Tết
mới bắt đầu mua hoa vì mang tâm lý sẽ giá sẽ rẻ hơn, nếu không bán được thì người ta lOMoAR cPSD| 39651089
cũng phải đổ bỏ. Hình ảnh các chậu hoa tết bị đập vỡ trong đêm 30 khiến nhiều người
bán hoa tết tại TP.HCM xót xa. Chú Trịnh Thế Giao tâm sự: “Nếu chấp nhận bán rẻ năm
nay thì năm sau đúng cái giá đó họ mới chịu mua. Như vậy là mình cứ bị ép giá hoài, nên
giờ người bán hoa buộc lòng phải đập hết hoa, không chấp nhận bán rẻ lại”. Chú cho biết
bản thân rất buồn khi một số người mặc cả giá hoa đến mức rẻ bèo mà đâu có biết công
sức, vốn liếng đầu tư của những người trồng hoa.
Theo ghi nhận của PV, các con đường bán hoa nổi tiếng ở TP.HCM như: “Phố cây cảnh” Thành
Thái (quận 10), Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) hay Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức) đã bắt đầu nhập hoa kiểng tết về bán.
Anh Lê Văn Thành (30 tuổi, Bến Tre) cho biết cứ đến dịp Tết, anh sẽ nhập hoa từ Bến Tre lên
rồi thuê mặt bằng ở đây để bán. Anh tâm sự: “Năm nào cũng có vụ này (ép giá hoa tết), mình thà
đập bỏ chứ còn hơn bán phá giá như vậy”. Nhận định về thị trường hoa tết năm nay, anh Thành
cho biết: “Thị trường hoa tết khó nói trước lắm. Giờ người ta hạn chế mua lại rồi nhưng cũng
không đến nỗi. Năm rồi tôi bán cũng ổn nên năm nay dự định nhập về lượng vừa đủ, tương
đương với năm trước thôi chứ tình hình này cũng không dám nhập nhiều”. Hoàng Yến
Festival hoa tạo cơ hội tiêu thụ mới cho hoa kiểng tết
Những năm gần đây, Festival hoa được tổ chức ở nhiều tỉnh thành khác nhau góp phần
tạo nên kênh tiêu thụ mới cho hoa tết. Không chỉ trồng hoa phục vụ thị trường Tết,
nông dân ở các làng hoa còn có thêm đầu ra mới cho sản phẩm là cung cấp cho các
festival hoa. Các Festival hoa giúp kết nối nông dân với các doanh nghiệp, kích cầu
tiêu thụ, giảm chênh lệch cung - cầu trên thị trường hoa.
Tiêu biểu, Festival Hoa Lan TP.HCM năm 2023 có khu giới thiệu tiểu cảnh riêng của
các địa phương trồng hoa trên địa bàn TP.HCM như TP. Thủ Đức, quận 12, các huyện
Hóc Môn, Bình Chánh nhằm quảng bá nét đặc sắc của từng địa phương.
Năm nay lần đầu tiên ở Sa Đéc diễn ra Festival hoa giúp thị trường hoa tết ở Sa Đéc trở
nên sôi động hơn bao giờ hết. Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần đầu tiên dự kiến diễn ra
từ ngày 30/12/2023 - 5/1/2024.