-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lập dàn ý Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9. | Văn mẫu lớp 9
Tóm tắt nội dung phân đoạn truyện trước đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, để giải thích cho các diễn biến có trong đoạn trích này: Sau khi Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị lừa bán vào lầu xanh thì đã liều mình tự vẫn. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Lập dàn ý Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9
Dàn ý Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về Truyện Kiều của Nguyễn Du và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích 2. Thân bài:
a) Giới thiệu về nội dung và cảm hứng chủ đạo của đoạn trích:
- Tóm tắt nội dung phân đoạn truyện trước đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, để giải thích
cho các diễn biến có trong đoạn trích này: Sau khi Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị
lừa bán vào lầu xanh thì đã liều mình tự vẫn. Mụ chủ nhà chứa đã giả vờ hứa hẹn sẽ gả
chồng cho Kiều để tạm ngăn nàng lại, sai đó đưa nàng đến giam riêng ở lầu Ngưng Bích.
Trong thời gian đó, mụ ta chuẩn bị âm mưu thâm độc để ép Kiều tiếp khách làng chơi. Đoạn
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích chính là những ngày tháng Kiều bị giảm lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: Nỗi nhớ thương người
thương, gia đình của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích cùng những dự cảm của nàng
về tương lai sóng gió ở phía trước.
b) Phân tích 6 câu thơ đầu trong đoạn trích: Phân tích khung cảnh gợi lên nỗi nhớ của Thúy Kiều:
- Không gian: đặc tả không gian mà Thúy Kiều nhìn thấy từ trong lầu Ngưng Bích:
• nhìn ra xa cũng chỉ thấy một dãy núi mờ nhạt trong mây mù
• xa hơn nữa là những cát vàng cồn nọ nối tiếp với bụi hồng dặm kia kéo dài xa mãi (sử
dụng hình ảnh đối lập tương phản "non xa"/"trăng gần")
→ Không gian rộng lớn, mênh mông nhưng hoang vắng, lạnh lẽo - được miêu tả theo hai
chiều kích, mở rộng lên cao và ra xa đến tận cùng để thấy sự cô đơn, quạnh quẽ của Kiều
- Thời gian: chiều tối (tấm trăng gần) → thời gian sum họp của gia đình → Khiến Kiều càng
thêm buồn bã, cô đơn, nhớ nhung gia đình
→ Nghệ thuật kết hợp giữa miêu tả không gian và thời gian giúp khắc họa tình cảnh cô đơn
của Kiều, khiến nàng trơ trọi một mình, nhìn lại tình cảnh bẽ bàng của bản thân và tự bộc
bạch nỗi lòng chua xót của mình
c) Phân tích 8 câu thơ tiếp theo: Phân tích nỗi nhớ thương của Thúy Kiều thể hiện qua phần
diễn biến nội tâm của nhân vật:
- Nỗi nhớ người yêu Kim Trọng:
• Sử dụng từ “tưởng” thay vì chữ “nhớ” bởi Kiều không chỉ nhớ về người yêu, mà còn
hình dung, tưởng tượng ra cảnh người yêu thương nhớ mình
• Sử dụng từ “tấm son” để nhắc nhở về tấm chân tình của nàng dành cho Kim Trọng
không bao giờ thay đổi, nhưng giờ đây đã bị số phận nghiệt ngã vùi dập, hoen ố biết
bao giờ gột rửa được
→ Lột tả sự đau xót khi nhớ về người thương nơi xa không còn cơ hội đoàn tụ như trước đây,
bởi nàng nhận thức sâu sắc thân phận bẽ bàng của bản thân ở hiện tại - Nỗi nhớ cha mẹ:
• Sử dụng từ “xót” để diễn tả tấm lòng xót xa khi nghĩ về cha mẹ sáng chiều mong chờ
tin con, lo lắng khi không được chăm sóc cha mẹ khi hai người đã già yếu
• Sử dụng hàng loạt các thành ngữ "rày trông mai chờ", "quạt nồng ấp lạnh", "cách
mấy nắng mưa" và các điển tích, điển cố "sân Lai, gốc Tử" để thể hiện tấm lòng hiếu
thảo, thương nhớ, lo lắng cho cha mẹ của Kiều
→ Tuy đã bán mình chuộc cha, hoàn thành đạo làm con, nhưng Kiều vẫn luôn canh cánh, lo
lắng cho cha mẹ, dẫu hoàn cảnh bản thân đang vô cùng đau khổ
d) Phân tích 8 câu thơ cuối:
- Điệp ngữ “buồn trông” lặp lại 4 lần ở đầu các câu sáu:
• tạo âm hưởng trầm buồn cho đoạn thơ
• xây dựng nỗi buồn trong lòng nhân vật xếp thành từng lớp, xếp chồng lên nhau ngày càng cao hơn
- Cảnh vật thiên nhiên mà Kiều nhìn thấy:
• cánh buồm: thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện → Gợi lên một hành trình bấp bênh, mờ mịt
về tương lai phía trước, không biết đâu là bờ, bao giờ mới trở về nhà được
• cánh hoa: trôi man mác, vô định, phó mặc hoàn toàn cho dòng nước → Gợi lên số
phận nhỏ bé, mong manh phải phiêu bạt khắp nơi, mặc cho sóng gió vùi dập
nội cỏ: rầu rầu → Gợi tả sự úa tàn, kiệt quệ, bi thương và vô vọng
→ Các hình ảnh thiên nhiên dưới con mắt của Kiều đều buồn bã, ảm đạm, mong manh, héo
úa giống như chính tình cảnh hiện tại, cùng những cảm xúc buồn bã, đau khổ, u uất, bất lực của nàng.
- Cảnh thiên nhiên được đặc tả: • gió cuốn mặt duềnh
• ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
→ Hình ảnh thiên nhiên dữ dội, mạnh bạo, vồ vập ngày càng áp sát Thúy Kiều, bộc lộ nội tâm
đầy bất an, lo sợ của Kiều về tương lai giông bão sắp ập đến
3. Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích